Cá Sặc Gấm

Thảo luận trong 'Các Loại Cá Cảnh Khác' bắt đầu bởi Hưng Gà Chọi, 23/7/13.

  1. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Quê hương của loài cá sặc gấm (Colisa lalia Hamilton) thuộc vùng Đông Bắc Ấn độ và Bangladesh.
    [​IMG][​IMG]
    Sặc gấm đỏ Sặc gấm neon
    [​IMG][​IMG]
    Sặc gấm xanh Sặc gấm hoàng hôn​

    Sặc gấm là loài có cơ quan hô hấp phụ có thể lấy oxy để hô hấp từ lớp không khí trên bề mặt nước. Con đực thành thục có màu sắc sặc sỡ với những sọc đỏ và xanh, con cái ít sặc sỡ hơn nhưng cũng rất hấp dẫn bởi màu sáng bạc lấp lánh trên cơ thể. Tại Ấn Độ, cá thành thục khi được 8 – 12 tháng tuổi. Trong tự nhiên, cá thành thục và đẻ vài lần từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, tức vào những tháng mùa hè, khi nhiệt độ đạt cao nhất trong năm. Cá ăn tảo, các thực vật thủy sinh mềm và các động phiêu sinh. Loài này cũng được dùng để diệt muỗi (ăn cung quăng)
    Cá được nuôi trong hệ thống ao hay bể, thành ao/bể xây gạch, tráng xi măng, đáy bùn, kích thước bể thường có chiều dài từ 12 – 40 m, chiều rộng từ 6 – 15 m và chiều sâu 0,5 – 1,4 m. Nguồn nước có pH 6,9 – 10,3, nhiệt độ 27 – 31oC.
    Cho cá sinh sản: bố trí mỗi cặp bố mẹ thành thục trong một lu, hủ hay bể, để nơi râm mát, ít ánh sáng, có thả những lá cây nổi. Cá bố được chọn phải có chiều dài thân 40 mm, có màu sắc sặc sỡ với những sọc xanh, đỏ. Cá mẹ có chiều dài thân ít nhất 35 mm, bụng to. Sau khi bố trí cá bố mẹ vào bể đẻ, thường sau một ngày, cá bố sẽ tạo một tổ bọt bên dưới lá cây, quá trình đẻ trứng sẽ được thực hiện 2 – 5 ngày sau đó. Sau khi trứng đã được thụ tinh hoàn toàn, cần bắt cá mẹ ra khỏi bể đẻ, đề phòng cá mẹ ăn cá con. Cá bố được giữ lại để chăm sóc và bảo vệ cá con. Một cặp bố mẹ có thể sinh được 400 – 1.000 cá con cho mỗi lần sinh sản. Sau 1 tuần, cá bột đã tiêu hết noãn hoàng và đã sẳn sàng để thả vào ao ương.
    [​IMG][​IMG]
    Cá bố đang xây tổ bọt và Hoạt động đẻ trứng của 1 cặp bố mẹ​

    Ương cá con: cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng được thả vào bể ương. Bể ương thường có kích thước 6 x 12 m. Bể phải được tẩy dọn kỹ, bón phân gây màu, kích thích sự phát triển của tảo và phiêu sinh vật làm thức ăn cho cá con. Bể ương được phủ lưới mịn để bảo vệ cá con không bị ăn thịt bởi các loài bên ngoài. Mỗi bể có thể thả 20.000 cá bột. Mỗi ngày, mỗi bể ương được cho ăn 4 – 5 lòng đỏ trứng luộc, chia làm 2 lần. Sau 1 tuần, hàng ngày, ngoài lòng đỏ trứng luộc, mỗi bể được cho ăn thêm 32 g Moina (bo bo, con đỏ). Sau đó, tăng dần lượng moina, giảm dần lòng đỏ trứng luộc cho đến giai đoạn cá hương, tức sau 3 tuần ương.
    Nuôi thương phẩm: sau khoảng 3 tuần trong bể ương, cá hương được đưa đến bể lớn hơn để nuôi thương phẩm. Ao hay bể nuôi thương phẩm có kích thước 36 x 7,2 m. Ao được chuẩn bị, gây màu bằng phân chuồng trước đó. Cá được tiếp tục cho ăn bo bo thêm 20 ngày. Sau đó cá được cho ăn thức ăn tự trộn gồm các thành phần và tỉ lệ trộn: 5 kg bột cá + 60 kg bột mì + 35 g vitamine cho mỗi mẽ trộn. Cho cá ăn 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát. Dùng tay rải đều khắp ao cho cá ăn. Sau 40 ngày nuôi, cá đạt cỡ 20 mm chiều dài, tiếp tục nuôi đến khi cá đạt cỡ 30 mm. Sau đó, sang cá ra ao lớn hơn, mật độ thả lúc này khoảng 50 con/m2, tiếp tục cho ăn cám với bột mì, bột cá và vitamine. Sau 2 – 3 tháng nuôi tiếp, cá đạt cỡ thương phẩm 40 mm chiều dài là có thể thu hoạch.
    Cá sặc gấm có màu sắc sặc sỡ, cá khỏe mạnh, có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt như oxy hòa tan thấp, pH cao, NH3 cao. Do đó chúng có thể được vận chuyển dể dàng trong túi nhựa trong thời gian dài. Cũng nhờ đặc điểm này, cá được ưa chuộng và được xuất khẩu khắp thị trường Châu Âu, Nam Mỹ và Úc.

    (sưu tầm)
     

  2. Uri

    Uri Gà Con

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    3,355
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP-HCM
    Ðề: Cá Sặc Gấm

    Sặc gấm là loại e thích nhất khi nuôi cá hồ thuỷ sinh nhưng màu sắc không đẹp bằng cá sặc đực ở ao nhưng buồn cái nuôi loại sặc ao nước trong lại không lên màu hix hix phải đợi nước đục nó hết nhát mới lên màu hix hix =)) =)) !!
     
  3. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Cá Sặc Gấm

    Bây giờ có loại cá cờ/xin xít/xăn xắt đời mới giống hệt con này, nhưng bọn đó nuôi đàn là ăn vây nhau; sặc gấm (có nơi gọi là hồng gấm) thì ko ăn đuôi nhau.
     
  4. Uri

    Uri Gà Con

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    3,355
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP-HCM
    Ðề: Cá Sặc Gấm

    Mấy con này hả, ở quê đi lội đầm đạp năng chỉ - cỏ lát bắt lia thia đồng dính hoài to cở cá Sim , nhắp cá ro tích cũng dính nó, đá được mà nhìn chán lắm nuôi nước phèn nó mới có màu kakaka giờ thành cá cảnh lạy thật, nó với bẩy chầu nuôi mà đẹp được cũng kì công :


    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 23/7/13
  5. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Cá Sặc Gấm

    ko phải con này, nó to bản hơn nhiều, mầu giống như thế; có nơi gọi là xin xít nhật. ao nhà anh đầy, tôi soi đèn pin lấy rổ chao một phát được 5-6 con ngay.
     
  6. Uri

    Uri Gà Con

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    3,355
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP-HCM
    Ðề: Cá Sặc Gấm


    Cho xem hình, sợ cá ngoài Bắc e hẽm biết chứ cá đồng e tát đìa lội sình hồi bé biết nhiều loại lắm hì hì ... Bác bịp thích cá Bạc Đầu hem , đuôi đẹp hơn bẩy màu - to con hơn khổ nổi sống trong mấy cái mương ở Chung Cư ngược thì tụi nó mới đẹp =)) =)) !!
     
  7. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Cá Sặc Gấm

    Con đó ko thuộc loại cá quê đâu, nó lẫn trong cá giống mua về thả ao mà bọn nó siêu sinh sản luôn. Con to bản nó rộng hơn 2 ngón tay.
    Năm trước mưa tràn ao anh hớt được cỡ 2kg, về cho vào rổ + muối đánh cho một hồi bay hết vẩy, rán ròn uống rượu ngon phết :))
     
  8. Uri

    Uri Gà Con

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    3,355
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP-HCM
    Ðề: Cá Sặc Gấm

    Bác thật là ác =)) =)) , Cá nhỏ nhỏ e thích nhún dầu sôi cuốn bánh tráng !!!
     
  9. Gà Rừng

    Gà Rừng Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    21/4/11
    Bài viết:
    1,607
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    38
    Ðề: Cá Sặc Gấm

    Nghe mùi cá zán ở đâu thơm thơm zậy ta :)) làm tý mắm tỏi ớt với chai nc lọc có cồn nghe cũng ổn áp đấy các cụ ợ ;))
     
  10. finchhanoi

    finchhanoi ChimHutMat.com

    Tham gia ngày:
    18/2/13
    Bài viết:
    306
    Được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cá Sặc Gấm

    Con mà bác Bìm Bịp nói hình như gọi là Vạn Long màu, nó có 2 cái chấm đen ở 2 bên mình thì phải :D
    Giờ ở quê cũng chả có cá cờ, xin xít nữa. Cái bọn đánh cá điện tận diệt hết thiên nhiên rồi.(Liên tưởng đến chim là đánh lưới :( Thật buồn)
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé