yểng non

songvedem

Thành viên Mới
Tham gia
13 Tháng hai 2012
Bài viết
16
Điểm tương tác
0
Điểm
1
có ae nào biết yểng non dực hay cái chỉ mình biết với
 
Relate Threads
Latest Threads
Ðề: yểng non

mùa chim non này mình muốn mua 1 chú yểng non nhưng ko biết dực cái ra làm sao ae nao biết cho mình ít kinh nghiệm với
 
Ðề: yểng non

Nếu nhìn bên ngoài thì bạn chọn em nào to nhất đàn,nhìn khôn,dữ và hoạt bát,nhưng tất nhiên độ chính xác không cao lắm.Được cái loài chim biết nói này không quan trọng trống mái lắm :D.Vì mình nuôi 2 em yểng mái và 1 em yểng trống.Nhiều lúc mái nó nói nhiều hơn cả trống :(
 
Ðề: yểng non

Nếu nhìn bên ngoài thì bạn chọn em nào to nhất đàn,nhìn khôn,dữ và hoạt bát,nhưng tất nhiên độ chính xác không cao lắm.Được cái loài chim biết nói này không quan trọng trống mái lắm :D.Vì mình nuôi 2 em yểng mái và 1 em yểng trống.Nhiều lúc mái nó nói nhiều hơn cả trống :(

Cho ép đẻ thử xem bác saobien69

Em chỉ khoái cho ép đẻ thôi ^^
 
Ðề: yểng non

Cho ép đẻ thử xem bác saobien69

Em chỉ khoái cho ép đẻ thôi ^^
Có 1 số bài ép cho chim đẻ đấy bạn :D
Ví dụ nè:

tiểu đệ thấy việc này cũng có lợi cho những ai có nhu cầu nuôi chim đẻ tại nhà.
đây là một số kiến thức mà tiểu đệ học hỏi được ở các bậc tiền bối đã qua thực nghiệm.
cần thấy rằng việc nuôi chim đẻ cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.trong giai đoạn mà lượng chim con một số loại như:chích choè than,lửa,mi,khướu.....đổ về các chợ ngày càng có xu hướng giảm nên từ đó để sở hữu một chú chim con loại có giá trị thì nên đặt "vấn đề đầu tiên" đã.có thể là do dân bẫy chim "hạ thủ không nương tình" bắt chi mà bắt cả cha mẹ con cái chúng.
nên nếu ta nuôi được cặp chim đẻ thì sẽ có rất nhiều mặt lợi.tiểu đệ từng chứng kiến.tay này nuôi than đẻ năm nào cũng có 2 - 3 lứa chim con nuôi tính ra mỗi thu gặt cũng được chục chú than con.nuôi không hết ta có thể chia sẻ cho bạn bè trong giới. tính ra còn có đồng ra đồng vào mà chăm sóc cho bầy chim còn lại hay chính bố mẹ chúng.
có vài vấn đề cần lưu ý khi nuôi chim đẻ:
- lồng chim : tùy thuộc vào loại chim mà ta chuẩn bị lồng nuôi.ví dụ như với Than thì yêu cầu lồng là.ngang khoảng 1,5 mét.dài khoảng mét.cao khoảng 1,5 mét.
+ lồng chim cần để nơi thoáng mát có nắng sáng,tránh tiếp xúc nhiều với người.lồng chim cần che 3/4 từ trên xuống dưới.vật liệu thì tùy có gì dùng nấy có thể là tấm bạt chẳng hạn.lưu ý thêm lồng chim nên làm bằng lưới mắt cáo .và lồng chim nên làm không có đáy nghĩa là đáy tiếp đất.
+ đặt trong đó trái dừa khô và vật liệu cho chim làm tổ thì dùng rơm rạ hay loại cỏ nào thích hợp.nên cột lại và treo vào một góc trong lồng chim.khi nào chúng làm tổ thì dùng đến.
- thức ăn và chế độ nuôi dưỡng: thì ta vẫn cung cấp như nuôi chim thường.nên bổ sung thêm các chất như bôt sò hay bột xương...
+ thỉng thoảng khoảng 2-3 ngày cần bổ sung thức ăn tươi để chúng có đủ sức khoẻ để thực hiện "nhiệm vụ"
+ ta nên coi không gian trong lồng như là một môi trường thiên thiên thu nhỏ nên tránh tiếp xúc với chim nhất là khoảng thời gian chúng đang làm "nhà" hay ấp.
- về chim nuôi trong lồng:ta nên nhớ một điều là.chim mái nhất định phải là chim con nuôi lên.con chim trống thì có thể là chim con.nhưng thiết nghĩ nên dùng chim bổi nuôi một vài mùa,vì sao?.vì chim bổi bao giờ cũng đã trải qua một vài mùa giao phối,nên việc đó chúng có"kinh nghiệm " hơn bọn "choai choai" mới lớn.cần có thời gian cho chim làm quen nhau khoảng một vài tháng.
- khi chim con nở ta nên cho chim bố mẹ ăn sâu tươi vì chúng còn đút mồi cho chim con nữa.khoảng 2 tuần tuổi nếu có thời gian rảnh rỗi chăm sóc thì nên bắt chim con nuôi riêng,do chính ta nuôi mai này chúng sẽ dạn dĩ.còn để cho chim bố mẹ nuôi thì chúng cũng có phần nào nhát người.sẽ không được như ý ta.
thế thôi là ta có thể thành công khi nuôi chim đẻ tại nhà.vả lại do ta tạo ra chúng khi nuôi ta vẫn thấy bõ công sức bao ngày chăm lo từ khi trứng mới đẻ cho đến khi nở và trưởng thành.
hi vọng ai có ý định sẽ nuôi thành công cũng nên xác định trước là có thể sẽ có thất bại nhưng nếu kiên trì thì hi vọng sẽ thành công.
 
Ðề: yểng non

Chim Chích choẻ than và lửa thì thấy đẻ nhiều rồi, Nhồng thì cũng thấy bà dưới Vũng Tàu nhưng

chủ yếu qua sách vở, mà cũng đã lâu rồi còn lại là mi và khướu, thì cũng chỉ được nghe nói 1 vài lần,

Nghe các bậc tiền bối nói, mi & khướu & nhồng là những giống rất khó thành công trong việc ép

đẻ, muốn thành công phải hội đủ nhiều yếu tố, mà kinh nghiệm là quan trọng nhất, vì giống này nó

không giống như, CCL, Than, Cu, Chào mào....

Thấy bên Thái cho đẻ hay thật, các loại thú Thái Lan là sư phụ luôn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên