Xóm lồng chim

kid.1412

Moderator
Tham gia
13 Tháng chín 2010
Bài viết
280
Điểm tương tác
20
Điểm
18

Lồng chim do xóm này làm còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc... Với người chơi chim cảnh, một chú chim dáng đẹp, hót hay... phải luôn đi kèm chiếc lồng tương xứng.
Ít ai biết phần lớn lồng chim trên toàn quốc đều có nguồn gốc từ một xóm nhỏ ngoại ô TP Biên Hòa (Đồng Nai). Không rõ xóm lồng chim với hơn 100 hộ ở khu phố 10, phường Tân Biên này có từ bao giờ. Người già nhất sau khi lục mớ ký ức cũng chỉ ước đoán rằng “có lẽ khoảng gần 20 năm...”.
Nức danh một làng nghề
Nếu giới chơi chim cảnh phía Bắc có lồng thổ, lồng mộc, người Huế cầu kỳ với lồng chạm trổ công phu thì xóm lồng chim này quy tụ đủ các kiểu lồng. “Tùy theo đơn đặt hàng của khách mà các cơ sở làm lồng chim ở đây đáp ứng. Hàng đại trà theo kiểu lồng chợ giá rẻ cho người mới tập chơi hay lồng cẩn nạm xà cừ, chạm trổ long phụng có giá đến cả ngàn USD ở đây đều có” - chị Thanh Truyền, thợ làm lồng chim, cho biết.
Tương truyền người đem nghề làm lồng chim về xóm này là ông Vũ Công Đảm, năm nay 70 tuổi. Ngày đó, khi đời sống của nhiều người ngày càng khá giả, chơi chim bắt đầu trở thành thú chơi đại chúng. Những cánh rừng bạt ngàn của tỉnh Đồng Nai có rất nhiều loại chim hót hay như chích chòe than, chào mào, thanh tước... Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều người nhảy sang nghề đánh bắt chim rừng. Ông Đảm nhận ra ngay nghề làm lồng chim có thể phát triển kinh tế gia đình, thậm chí làm giàu. Lập tức, ông lặn lội nhiều nơi để học nghề rồi về xóm truyền nghề cho bà con. Một người học rồi nhiều người học, từ đó xóm lồng chim hình thành. Quý tấm lòng vàng, mọi người tôn ông là “người khai sinh” làng nghề.
Trong quá trình làm nghề, từ ý kiến của khách hàng, người dân địa phương đã có nhiều cải tiến làm hài lòng “thượng đế”. Trước đây, mỗi lần muốn vệ sinh lồng chim, người nuôi chim phải thọc tay vào lấy bố lồng (miếng lót lồng) ra giặt. Việc vệ sinh như thế khó làm sạch những kẽ tiếp giáp giữa nan lồng với đáy, lâu ngày làm lồng bị mục và ảnh hưởng đến sức khỏe chim lẫn người nuôi. Từ đó, người thợ lồng chim Tân Biên đã sáng tạo ra kiểu lồng tháo đáy. Kiểu lồng này đang rất phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.
Đưa lồng chim ra thế giới
Sau đợt cúm gia cầm cách đây vài năm, xóm lồng chim tưởng như điêu đứng. Tuy nhiên, khi dịch qua đi, người dân Tân Biên nhanh chóng phục hồi và mở rộng sản xuất theo hướng công nghiệp hóa bằng cách đầu tư thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Quy trình làm lồng chim vì thế cũng có nhiều đổi mới. Những chiếc nan lồng, đáy định hình được đặt hàng cho những cơ sở nơi khác gia công. Kiểu dáng và chất lượng lồng cũng được cải thiện khi tất cả cơ sở đã mạnh dạn đầu tư hệ thống phun PU thay cho loại dầu điều giúp lồng đẹp, bền hơn.
Bề thế nhất ở xóm lồng chim là cơ sở của ông Đỗ Văn Nhật. Ông có 10 nhân công chuyên gia công lồng tre, mây, sắt. Có lúc khách hàng đặt nhiều, nhân công lên đến 20 người. Bà Nguyễn Thị Quý, vợ ông Nhật, bộc bạch: “Muốn làm ăn lớn phải đầu tư nhiều. Cơ sở của tôi đầu tư máy phun sơn, máy bào, máy khoan, máy tiện tốn hàng trăm triệu đồng”. Bà Quý khoe năm trước cơ sở nhận đơn đặt hàng cả ngàn lồng từ một công ty ở Hàn Quốc. Sau đó, thỉnh thoảng công ty này lại gọi đến để đặt hàng, đơn hàng mỗi lần đều hơn 1.000 cái.
Chị Thanh Truyền cũng hãnh diện cho hay lồng chim đang có mặt trên thị trường TP.HCM và các tỉnh miền Tây đều có xuất xứ từ xóm lồng chim Tân Biên. Đặc biệt, lồng chim của xóm còn được xuất đi Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong...
Tạo hàng trăm việc làm
Nghề làm lồng chim ở Tân Biên ngày càng hưng thịnh, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động. Những lúc cao điểm, trẻ con trong xóm cũng tập tành vót nan hay phụ bố mẹ phơi nan. Chị Trương Thị Tiền (37 tuổi, quê huyện Châu Thành A, Kiên Giang), làm tại cơ sở ông Nhật, kể trước đây, cả nhà chị làm công nhân ở TP.HCM. Chi phí sinh hoạt hằng tháng quá cao, khi họ định bỏ về quê thì có người quen giới thiệu về xóm lồng chim. “Vợ chồng tôi và hai đứa con làm ở đây, trừ sinh hoạt phí, mỗi tháng dư được gần hai triệu đồng”. Tiền công mỗi ngày là 40.000 đồng/người, nếu tay nghề cao thì chủ sẽ trả tiền công gấp đôi. Ngoài dân địa phương, xóm lồng chim hiện đang thu hút gần trăm lao động từ nơi khác đến.
 
Ðề: Xóm lồng chim

Không có ảnh cho anh em tham khả tý nhỉ Thấy bảo lồng ở đây cũng đẹp và kỹ lắm ạm
 
Ðề: Xóm lồng chim

Mình nghe nói ở Đà Lạt cũng có một làng chuyên làm lồng chim,Ae có ai biết chỗ nào ko thông tin thêm cho AE biết với
 
Ðề: Xóm lồng chim

em muốn bán 1 lồng bẫy chim cm bác nào mua thì alo .em mới mua và đã buộc thêm ít dây cho đỡ hở.em bán 120k ,em ở phùng khoang.01693745026
 
Ðề: Xóm lồng chim

Xóm lồng chim.


Bỗng một ngày nào đó,bạn ngồi uống trà và nhìn chiếc lồng chim, bạn tự hỏi.
Chiếc lồng chim có từ đâu ?

Cách TP. HCM hơn 25Km và cách trung tâm Biên Hòa chừng 5Km, xóm chế tác lồng chim nằm tại khu phố 10 nhỏ xinh ở Phường Tân Biên, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Được bắt đầu khoảng năm 1994 bởi một thợ làm mộc ham vui và nhanh nhạy: anh Khánh (sau có thêm các bạn của anh là ông Toán, ông Đảm) trong nắm bắt nhu cầu chơi và nuôi chim, dần dần con hẻm chỉ dài khoảng 300m đã trở thành làng nghề làm lồng chim từ lúc nào không hay!

Và càng thú vị hơn khi cái nghề làm ra vật để giam cầm một loài lại cũng là nghề được chọn bởi những ai không thích bị gò bó bởi các con số làm 8 tiếng/ngày, có mặt lúc X giờ, về lúc Y giờ, rồi ôi thôi là họp, bình, bầu, xét duyệt v.v Nó còn là nghề để những người lớn tuổi có chuyện để làm cho khỏi buồn chân buồn tay, nhẹ nhàng mà thêm được đồng ra đồng vào cho bản thân và cả tiền quà bánh cho cháu nội, ngoại. Nó lại cũng là nghề mà bạn sẽ từ ngạc nhiên đến mến phục trước ý thức phụ giúp cha mẹ của một đứa bé chỉ chừng 5 tuổi, với đôi tay nhỏ xinh thoăn thoắt thoăn thoắt xỏ nan vào khung lồng…

Và nay khi những con số cả hiện thực lẫn dự báo xa gần về suy thoái kinh tế toàn cầu đang không ngớt nhảy múa, thì đấy là nghề giúp bạn chiếc phao đủ tự tin vẫy vùng. Nếu bạn… lười một tí (nhưng cũng là vì đơn hàng nhiều làm không xuể), vẫn có thu nhập lãi 2,5 lần sau khi đã trừ chi phí cho các công đoạn mua lại nan (60 ngàn cho một bó khoảng 1000 thanh nan, làm được khoảng 15 lồng loại thường 56 nan); mua lại đáy để về chỉ việc chà lại, rồi khoan lỗ bắt nan; hoặc mua lại chao (để làm móc treo): 2500/cái. Bạn chỉ còn làm các công đoạn uốn vành tròn đầu, uốn nan, vô lồng, tỉa nan, gắn chao, nhúng màu (với loại lồng thường) hoặc sơn với loại lồng tuyển/lồng đặt. Tính chi phí trung bình bỏ ra như vậy chỉ vào khoảng 20 - 25 ngàn cho một lồng (loại lồng thường), nhưng khi bỏ mối là 50 - 60 ngàn. Mà trung bình một ngày làm chơi chơi cũng phải 6 - 7 cái/người. Nếu là loại lồng đặt kiểu cách như lồng tháp, lồng chùa, hay lồng bầu… – các tên lồng này lấy theo hình dáng lồng, thì giá thành… cứ vô tư đi, ít nhất cũng 120 ngàn/lồng trong khi chi phí bỏ ra cũng chỉ nhỉnh hơn con số 25 ngàn một chút, miễn là thành phẩm đúng mẫu mã và giao đúng hạn theo hợp đồng. Trường hợp bạn tham công tiếc việc hoặc nhà đông thành viên thì có thể chia ra mỗi người một khâu, sẽ không tốn tiền cho các khâu mua lại nói trên.

Hàng trong nước thì bỏ mối chính ở Lê Hồng Phong, khu Thuận Kiều, khu nhà thương chợ Rẫy với số lượng cũng cả hàng trăm lồng. Ấy là chưa kể hàng xuất đi Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc với số lượng trung bình lên đến 2000 lồng/ đợt mà 1 năm xuất làm 4 đợt, theo lời anh Khánh “chủ xị”.

Hiện hầu như tất cả người dân trong hèm đều tham gia làm lồng chim, với các hộ gốc Long Thành – những người tiên phong, trong đó có anh Khánh (số nhà 424/4 khu phố 10, Tân Biên) tập trung nhiều ở ngoài đầu hẻm, từ giữa hẻm trở đi là những người dân miền Tây nghe tiếng lành đồn xa đã… bán ruộng bán đất lên học nghề và lạc nghiệp.

Anh Khánh cho biết:
Ừ thì ngày nào ta còn cho rằng những việc mua chim phóng sinh là có thể gột rửa mọi tội lỗi (để cứ dăm tuần lại mua và thả một lần), hay ngày nào ta vẫn còn cho rằng bọn chim kia ngu làm sao, ta phải nhân danh loài thượng đẳng mà đem chúng về nuôi trong các lồng sơn son thếp vàng, cho chúng ăn những con châu chấu hay những con sâu gạo béo mập, uống nước… khoáng Aqua hay Lavie thì ngày đó làng nghề vẫn tiếp tục sống được và cả phát triển.

Các công đoạn làm lồng cơ bản gồm những bước sau: (theo mô tả của bạn ngothanhson)
Quote:
• Luộc mây hoặc tre để uốn thành các vòng tròn.
Hồi xưa toàn làm bằng cây " mây". Khi mang các cây mây về là những bó rất dài và luộm thuộm ... Phải đun lên cho thật nóng ( nước mây có dầu nên khi đốt có mùi rất " đặc trưng' ^^) khi nóng thì mây mới uốn được thành các vòng tròn . Công đoạn này thì đối với lồng làm bằng tre cũng vậy , đun rồi đeo bao tay vải uốn thành các vòng tròn . Các vòng tròn này là các vòng của thân (body) lồng. Gồm có : Vành vai ( 2 cái vòng trên đầu của cái lồng ) và 3 (hoặc 4 -5 .... tùy từng loại lồng khác nhau ) của thân lồng .... Rất nhiều kiểu lồng khác nhau mà làm vành to kích cỡ khác nhau. Ban đầu là chỉ uốn thành các vòng rồi lấy kẽm chốt lại...Đem tất cả ra phơi nắng hết ( Phơi1 thời gian cho nó giữ nguyên hình dạng đó ).
• Vớt ra và bắt đầu uốn thành vòng tròn. Tùy vào đơn đặt hàng và yêu cầu mà sẽ uốn thành các kích cỡ to nhỏ khác nhau. Sau đó dùng kẽm để giữ hai đầu uốn lại và đem phơi nắng một thời gian để định hình.
• Khi những vòng ấy đã định hình chắc chắn, sẽ được mang vào nhà để gọt dũa cho đúng kích cỡ vành lồng như yêu cầu, rồi dán bằng keo sắt nối 2 đầu vành với nhau. Tiếp theo dùng ghim nhọn đánh dấu những lỗ sau này sẽ khoan lỗ.
• Xong công đoạn khoan lỗ thì tới công đoạn chà. Dùng máy chà cho sạch và mịn lớp tre của vành.
• Kế đó là công đoạn xỏ lồng. Nhà nào ít người có thể thuê con nít trong xóm làm phụ công đoạn này. Xỏ lồng xong, thợ còn phải nhỏ keo để vào gia cố thêm cho chắc chắn khung lồng. Và tỉa các nan lồng.
• Cuối cùng chỉ là gắn chao, tạo cửa lồng để thành hình.
Sau đó . Những vòng vành được phơi xong sẽ được mang vào nhà để gọt dũa đo đạc đúng kích cỡ vành , rồi dán bằng keo sắt nối 2 đầu vành với nhau thành 1 vòng tròn. Rồi bắt đầu lấy ghim nhọn đánh dấu những lỗ chấm nằm trên thân vành ( để biết đường mà khoan lỗ nữa ). Rồi mang ra máy " xẻ vành" chính xác nó là máy cưa ấy ... Nếu vòng tre dày thì chẻ và cưa thành nhiều vành nhỏ khác ( tủy vào kích cỡ mong muốn ).. Mang đi khoan lỗ ( việc này cũng hơi khó ) nhưng hình như đa số con nít ở đó lớp 3 - 4 là biết khoan hết rồi, không cẩn thận là gẫy vành ( ai có tính giật mình là bị bắn tung tóe vào người , vào mặt rất đau , CÚm đã từng bị nhiều lần ròi ...ặc ). Sau khi khoan lỗ xong phải mang ra máy chà (được lát bằng giấy nhám rất dày ) chà cho sạch và mịn lớp tre của vành... Rồi sau đó bắt tay vào " xỏ " lồng thôi ( việc này đơn gian nhất nhưng không kém phầ nquan trọng ) , các chủ nhà có thể thuê con nít trong xóm ( nếu nhà không có con nít ) xỏ phụ. Khoảng 1000 1 cái nhỏ và 2000 1 cái cở to to...he he he ( CÚm hồi đó mê nhất vụ này , 1 ngày mà chăm chú xỏ là được cả 20 cái luôn) , tha hồ ăn quà vặt và mua truyện tranh !!!

Mấy cây nan để xỏ lồng bây giờ thì chủ nhà chỉ việc mua thôi là có sẵn rùi ( chỉ việc uốn đầu cho cong là xong ) . Hồi xưa phải tự gọt từng cây rồi đưa vào cái lỗ bằng sắt rút từng cây 1 ( nghe tiếng đó rợn gáy lắm lắm , lại cực nữa ). Bây giờ tiện thật , có từng bó từng bó nan to chỉ việc cưa rùi uốn lại là xong , tha hồ xỏ và lồng .

Còn cái cù ở trên giữa đỉnh đầu lồng nữa ... từng đỉnh cây nan xỏ vào từng lỗ của con cù , thế là kết thành 1 cái lồng cơ bản hoàn chỉnh.Nói chung đã hoàn thành cơ bản 1 cái lồng rồi ! Chủ nhà phải tự làm " cửa " cho chim ra , vô rồi BO lại cho đẹp hơn...Sau đó đưa cho các chủ mối là OKI. Nếu nhà nào làm lớn thì làm toàn bộ luôn.
Một số hình ảnh: Nguồn: vnphoto.net
DSC_0090.jpg
IMG_0817.jpg
IMG_0826.jpg
IMG_0885-1.jpg
ll.jpg
DSC_0008.jpg
DSC_0070.jpg
3__sa_7891_3814.jpg
3__sa_7935_2540.jpg
3__sa_7948_3234.jpg
3__sa_7965_5179.jpg
Long1.jpg
3__sa_8076_2975.jpg
4.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên