Vừa tham khảo được bài hay , chia sẽ ae chơi :)))))))))))))))))

kennado

Thành Viên
Tham gia
25 Tháng mười một 2012
Bài viết
39
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Trước hết ta nói sơ qua về Họ Chào Mào này : có tên khoa học _Pycnonotidae. Họ Chào Mào thuộc bộ sẻ_Passeriformes. Gồm những loài chim có kích thước vừa phải, thường sống thành đàn, khá đông và ầm ĩ. Chim ăn các loại côn trùng và hoa quả.Tổ chim hình cốc, làm trong các bụi rậm và cành cây. Chim trống và chim mái rất giống nhau, khó phân biệt.Ở Châu Á đã thống kê được 41 loài thuộc họ Chào Mào, trong đó Việt Nam đã nhận dạng được 23 loài, các loài đươc đặt tên gồm có Chào Mào, Bông Lau và Cành Cạch.

Chúng ta sẽ nói đến loài Chào Mào được nuôi phổ biến nhất và có Giọng hót quyến rũ nhất của Họ Chào Mào, đó là : Red whiskeed Bulbul-Pycnonotus jcosus pyrrhotis- Chào mào *** đỏ !

Là loài định cư phân bố khắp các vùng miền trong cả nước !

Ngoài tự nhiên






Trong Lồng nuôi






Trước kia ít người chơi loài chim này, đặc biệt tại Miền Bắc. Nhưng trong mấy năm trở lại đây và hiện giờ loài chim này đang rất được ưa chuộng. Có thể đến các tụ điểm bán chim là có thể tìm thấy chúng. Giá cả giờ đây giao động từ vài chục ngàn /1 con cho đến những chú chim đột biến gen quý hiếm mà giới chơi chim luôn tìm kiếm để sở hữu 1 chú
Chào mào hàng độc, hiếm người có hoặc có một không hai thì giá lên đến cả ngàn USD. Những chú chim này là những chú Chào Mào Bông, Mơ, BạchTạng, be hồng, xám tro, bộ lông bao phủ một màu caffe sữa trắng.....

Đây là Chú Chào Mào Bạch Tạng




Đây là Chú Chào Mào Bông




Không hiểu loài chim này có gì hay mà có nhiều Fan mê mệt đến vậy ? Có thể nói loài chim này khiến cho các Fan mê từ hình dáng đến Giọng hót trầm bổng ngân ngân quyến rũ và cái Thế đấu dũng mãnh của Chúng !

+ Dáng Chào Mào đẹp là những chú Trường Chim: tức mình dài và to trông vạm vỡ chắc chắn, cái Mũ Chào mào thiệt cao, Gốc mũ dầy được phân làm 3 loại :

- Mũ Rơm: là Loại mũ vươn thẳng, gốc Mũ dầy và phần chóp đỉnh trên của Mũ cũng dầy như Gốc các sợi lông lua tua bằng bằng đầu chóp như đống rơm.

- Mũ đinh: là loại Mũ vươn thẳng, gốc Mào dầy nhưng phần chóp, đỉnh ũ lại vót nhọn như đầu cái đinh .

- Mũ Lân là loại Mũ Hiếm mà các Fan Chào Mào khoái hơn cả: là cái Mũ Dầy Gốc phía đỉnh vót nhọn nhưng cái mũ lại đổ cong lên phía Mỏ chim như cái Sừng trên Cái đầu lân múa Rằm trung Thu, càng cong càng đẹp.

Ngoài ra có Bộ lông mướt, om chặt lấy mình chim trông thật rắn chắc, 2 vòng viền chỉ má đen nhánh nhỏ, mảnh làm tôn lên 2 cái má trắng Xốp dặm lông trắng tinh, ấy rồi lại tôn lên cái Tách má đỏ mượt dầy mịn như Nhung và cặp mắt long lanh, lanh lợi của chú chim. Đôi bờ vai Chim vạm vỡ chắc khỏe quàng thêm hai dải ướm to đen nhánh chạy vòng sát dưới ngực là đẹp. tôn lên bộ Lông ức Trắng Tinh tơi xốp khi hót Phùng ra quá tuyệt và dũng mãnh ấy là Chú Chim Uớm khít _Họng Bò. Tiếp đến là Giọng Hót ngân ngân bay bổng ! Là một loài chim sống bầy đàn nhưng tinh thần thủ lĩnh tranh chấp lãnh thổ và bạn tình vẫn thưởng trực nên Giọng Chào Mào cũng rất chi là phong phú: những Giọng gọi, giọng đổ, Giong nạt, gọng ché luôn được thể hiện nơi các chú chim hay ! đấu Giọng không được thì có cái thế đấu mà các Fan Chào mào vẫn mong được thưởng thức ! ấy là lúc Chú chim thể hiện bản lĩnh chinh chiến của mình, những Thế đấu được phát huy càng làm đẹp thêm cái Hình dáng Chào Mào: vậy mới có những tên Lưng Tôm, đuôi cúp, cánh xệ

Ngoài ra những thế nhấp cánh, bung cánh dọa nạt đối phương khiến vẻ đẹp hình thể càng long lanh hơn !

Để rồi khi những chiến binh lâm trận các fan lại được chiêm ngưỡng những thế võ uyển chuyển, manh mẽ mà tinh khôn của chúng !

Nguồn Internet.



Tại sao từ nãy toàn nói Chú Chào Mào ... sao không thấy nói cô Chào Mào nhỉ ? Vâng hầu hết các Fan đều biết Chào Mào cũng như các loài chim khác. Chim Trống thường hót hay hơn, thường đẹp hơn! Ấy vậy mà Khi đi bắt chim các Fan thường cố gắng lựa cho được con Trống! Một số loài khác Trống mái có thể phân biệt rõ ràng nhưng với Chào Mào thì Trống mái gần tương tự như nhau, rất khó phân biệt, thâm chí có Mái đẹp hơn cả trống, ấy vậy mà có người chơi lâu năm cũng bắt bị nhầm!

Sau đây tôi xin gửi đến quý anh chị một vài phưong pháp để phân biệt Trống Mái:

Cách tốt nhất là nghe được giọng hót và thế đấu - chim trống thường hót giọng dài ; cỡ 4 âm đổ lên trong một hơi hót ( 1 lần đổ giọng ) Bắt được chú nào đổ 6-7 âm là chắc cú như Quẹt quýt tìu hiu hìu. Quẹt quýt qiu quýt quờ qiu hìu - Chim mái thì không đổ giọng: chỉ hót gọi có khoảng 4 âm đổ xuống mà thôi ( cũng có những trường hợp cá biệt xuất xắc là Mái đổ giọng được 6 âm, nhưng hiếm lắm ) như: quýt hìu quýt qìu qiu.

Về hình dáng: Chim trống thường to hơn, trông chắc chắn hơn, dài hơn. + Mũ (Mào ) chim Trống cao và dầy hơn chim mái trng bình từ gốc sát dầu mào chim trống cao khoảng 2,5_3 cm đổ lên. +Tách Má đỏ đạm, dầy lông và Tách má to + Vạch mỏ chim thấy ở gốc lưỡi chim có mấy chấm đen thì khả năng Trống cao Chim trống thường linh hoạt, nhẩy sục trong lồng mạnh hơn ...

Giờ là vấn đề để có thể lựa một chú Chim có tương lai một chút. thông thường các Fan Chào Mào thừong chơi tụ tập thành từng nhóm và những nhóm này tổ chức đi đánh, lựa được những Chú Chào mào chơi tốt ngoài thiên nhiên về chia sẻ cho anh em chơi lên thì không có gì phải lăn tăn nữa! Những anh chị em mới chơi thường có rất ít cơ hội như vậy và cách tốt nhất vẫn là lúi húi, cặm cụi ra chợ rình Móc một hai chú về chơi để thỏa chí tò mò! Để có thể lựa móc được những chú trong lồng tập trung là cả một kì công, nhờ được người xem chọn hộ, móc hộ có kinh nghiệm thật vui biết mấy! nhưng vẫn không có cơ hội như vậy thì đây là những cách tốt đẻ có thể lựa được cho mình một chú có tương lai ổn ổn để về chăm bẵm! Với những Chú chim Bổi, Mộc này ( chim từ rừng mới bẫy được về gọi là chim Bổi, chim Mộc ) theo kinh nghiệm của mình thì chim tách lồng 1 hoặc 2 chú sẽ khó nhìn hơn với những Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm! Nên chọn chim trong những Lồng tập chung! Chuẩn bị tư thế và Móc thật tốt căng mắt và chú ý những chú có biểu hiện sau đây:

+ NHững CHú trong Lồng mà rướn người xù họng ức, gân cổ, mổ những chú chim khác nên chọn!

+ Những Chú rướn người nhấp cánh ( 2 cánh nhấp lên nhấp xuông ) dáng muốn sửng cồ với chú khác nên chọn +Những chú trông lí lắc nhanh nhẹn hoạt bát trong lồng, nên chọn.

+ Những chú trong Lồng mà Đổ giọng dài từ 5-6 âm nên chọn.

+ Sau đó bắt ra lồng riêng và quan sát thêm:
- Dáng chim to và trường chim, trông rắn chắc sẽ khỏe chim tốt dáng về sau.

- Mào cao và Gốc Mào dầy sẽ tốt nước chơi.

- Tách má đỏ to, dày lông và có màu đỏ thẫm, cạy mỏ xem cuống lưỡi có chấm đen thì xác xuất Trống sẽ cao.

- Chân đen bóng, khô, ngả bạc và đóng vẩy là chim già, bước đầu khó thuần nhưng càng chơi càng chất. Kiểm tra các móng và đầu cánh xem có bị thương tật gì không?! Khi bắt được Chim trên tay mà những chú chim này kêu choang choảng thì sau sẽ rất mau! Sau khi bắt được một vài chú cảm thấy có tương lai để nuôi rồi thì có vấn đề để lăn tăn đây! Nếu chim bổi ngoài hàng đã nuôi được một thời gian và chủ cửa hàng đã vào cám được cho chim rồi thì tốt quá! Nếu không Chim bổi mới về các Bạn phải làm công đoạn và cám cho chim.

Tại sao phải vào cám cho chim? Vì muốn nuôi chim được ổn định và đỡ vất vả hơn nên vào cám để có thể có nguồn thức ăn cố định và dễ bảo quản hơn. Như đã nói ở trên Chào Mào là loài chim ăn côn trùng và Hoa Quả nên cách vào cám cho chim cũng rất dẽ và phong phú. Cách thứ nhất mà giới chơi Chim Chào Mào chuộng nhất là lấy Chuối Tây ( quả chuối màu vàng và ngắn nhỏ cỡ 10cm ) bóc vỏ và cạo bớt phần sáp vỏ để lộ thân thịt của chuối sau đó lăn vào với cám đã nghiền nhỏ ( cám này các bạn có thể mua cám Ba Vì đóng gói cỡ khoảng 7-8 ngàn vnd cho kinh tế ), treo chuối lên một cái móc để trong lồng cho chim mổ ăn. Khi chim ăn hết phần chuối có dính cám thì các bạn lại lấy ra lăn lại với cám mới hoặc thay chuối và cám mới cho tốt. Cứ như vậy khoảng 3 ngày đến 1 tuần chim chịu ăn nhiều sẽ nhanh vào cám. Cũng có thể lấy một mẩu Chuối bóm nhuyễn với cám và bỏ vô Hũ cho chim ăn.

Cũng có thể gặp những chú chim sinh sống tại vùng không có chuối mà không được ăn chuối bao giờ nên sẽ không ăn cách trên! ta có thể trộn cám với nhiều loại hoa quả khác như Cà Chua, đu đủ, dưa hấu đỏ .... Sâu hoặc cào cào, dế tẩm ướt nước trộn cùng cám để chim ăn cũng là một cách vào cám tốt cho chim. không ngoại trừ một số trường hợp cá biệt do chim quá nhát hoặc quá gan lì mà bỏ ăn dẫn đến chết. các bạn chú ý khi vào cám cho chim thấy một hai ngày mà chim không chịu ăn nhiều có hiện tượng xù lông nên thả để tránh cái chết cho chim. Thế nào đã biết chim đã vào cám hay chưa? các bạn quan sát phần phân chim thấy có sệt màu vàng và thành phần bột của cám là Ok! tuy nhiên đừng rút chuối ..... đi ngay mà trộn theo tỉ lệ Cám nhiều dần và rút bớt các loại Hoa quả, sâu đi. Quan sát thấy chim vẫn ăn bình thường, nhẩy khỏe là tốt! sau 5-7 ngày thử rút hẳn cho ăn cám không thấy chim chịu ăn là OK.

Vấn đề tiếp theo là thuần chú chim này để có thể theo bạn theo bè trổ tài múa hót! Những chú chim bổi về thông thường rất nhẩy, nhiều con nhẩy rúc nan lồng đến sứt mặt chẩy máu! tuy nhiên các Bạn cũng không cần lo quá về vấn đề này. Sau khi thay lông hoặc đóng vẩy khô chim sẽ rụng vẩy sẹo và trổ lông lại như thường! Để tránh những chú chim khi thuần trở lên xấu xí do rụng đuôi, cánh, sứt mặt ... Các bạn nên chuẩn bị một lồng thuần nhỏ, kích cỡ 30x30 hình vuông hoặc Lồng tròn đường kính khoảng 30cm cao 50cm là OK. Sau đó mua tấm nhựa trong flastic mỏng luồn vào trong lồng và bắt chặt ngăn cách chim với nan Lồng ( Ta bịt 3 cạnh và đỉnh Lồng, chỉ chừa lại phần cửa lồng đẻ cho thức ăn, nước uống, phần cửa lồng này hướng ra phía đông người nên chim sẽ ít khi nhảy ra phía đó ).

Trong những ngày đầu tập vào cám cho chim các Bạn nên chùm gần kín hết áo lồng để chim bớt hoảng sẽ chịu ăn hơn. Sau khi chim đã chịu ăn một thời gian khoảng 4-5 ngày các Bạn hé từ từ áo Lồng để chim quan sát và làm quen dần với môi trường xung quanh khi bị nuôi nhốt. Mỗi ngày các bạn hé ra một chút khoảng 7-10 ngày sau có thể mở hết áo Lồng. Lúc này có thể phân làm hai hướng:

Hướng 1: các Bạn muốn chú chim nhanh thuần và rút ngắn nhanh thời gian để chú chim đứng Lồng thì sẽ mạo hiểm hơn một chút đối với cách thuần này. Sau khi mở hết áo lồng các bạn đẻ chim dưới đất chỗ đông người qua lại, nếu nhà Bạn nào có cửa hàng mặ Tiền thì rất tốt! cứ để như vậy mặc chim nhẩy trong Lồng, thỉnh thoảng cho chim ăn và tắm rửa, nghịch chơi với chim ... Chỉ khoảng 3-5 tháng chú chim đã khá đứng lồng. - Nhược điẻm của cách thuần này sẽ là khiến cho chú chim bị ép quá nhanh! nhiều chú nhát quá bị ép có thể bể chim ( chim lúc nào cũng sợ sệt, rú một góc không dám hót hét ) nhiều chú ép quá sinh tật trong lúc hoảng sợ tìm đường chạy mà bị Ngoái, lộn mất giá trịn của Chú Chim.

Hướng 2: là với những Bạn có nhièu kiên nhẫn: Chim sẽ có thời gian trùm áo lồng lâu hơn: - 1 tháng sau vào cám chỉ mở 1 góc 1/4 Lồng. - tháng thứ 2 mở 1 nửa lồng theo chiều ngang Lồng - Tháng thứ 3 mở 1 nửa theo chiều dọc ( phần chân lồng mở hết, trùm phần đỉnh Lồng ) * Tất cả các tháng trên đều treo cao hơn hoặc ngang đầu người và treo chỗ nhiều người qua lại - sau khi chú chim quen dần với môi trường, ít nhẩy mạnh hơn sẽ mở hết áo Lồng, lúc này chim đã được 6-7 tháng Lồng. LÚc này mới có thể trùm đỉnh Lồng và để chim dưới đất chỗ nhiều người qua lại để thuần chim cho đứng. Phải xác định một điều những chú chim bổi này ta chỉ có thể nghe hót vu vơ! Để chú chim có thể chơi tốt Đổ giọng, đấu, ché ..v.vv ở mọi nơi, với mọi đấu thủ chũng ta phải có chế độ luyện tập, dợt, dãi cho chim và chú chim đó phải qua ít nhất 1 mùa thay lông Lồng! Vấn đề thay Lông cho chim chúng ta sẽ bàn sau! Trước hết là sau khi cim đã đứng Lồng không còn nhảy nhiều nữa thì chúng ta bắt đầu tập dợt cho chúng! Ban đầu khi thuần dưỡng ở nhà chũng ta đã có thay đổi luác treo lên, lúc hạ thấp, đồng thời nếu nhà rộng rãi, chúng ta sẽ ngày treo chỗ này, ngày treo chỗ khác cho chú chim làm quen dần với sự di chuyển. Sau đó chúng ta có thể đem chim đến trường, đến cội ( là những nơi anh em chơi chim tụ tập ) ban đầu nên trùm kín áo lồng và để xa cho Chim được nghe giọng đấu của chim khác! Với nhiều chim đấu tại trường có thể chú chim của chúng ta sẽ không ra giọng. sau vài ba lần như vậy khi đã nghe giọng đáp trả của chú Chim cũng ta sẽ hé dần áo lồng và vẫn đẻ xa để chim có thể quen dần và không quá sọ trước sự áp đảo dọa nạt của Chim khác. Sau một thời gian khi thấy chim nhà có nhiều biểu hiện tốt như hót đấu trả lại nhiều hơn, nhấp bung cánh ..vv. dáng điệu xung mãn hơn ta có thể treo gần hơn chút để chim nhà được thấy những chim khác ( không nên sáp gần quá nhanh ) vài ba lần nữa như vậy ta có thể treo gần hơn cách những chú chim khác khoảng 1m và xem biểu hiện! chú chim nhà đã đấu tốt hơn, làm thế nhiều hơn là được! Nếu thấy chim nhà có biểu hiện cúp mào, xù lông thì nên đưa chim ra xa để làm quen tiếp! tránh để quá lâu chim sẽ bị bể. Sau một thời gian chim được luyện tập rèn giũa như vậy khi đem treo giàn tại cội sẽ thi thố hót đấu được với chim khác ... Lúc đó chúng ta sẽ được thưởng thức những điệu ca, dáng thế của Chú chim ta dày công chăm bắm.
 
Bên trên