Cuội
Thành Viên
Chim lợn mà kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Chim kêu 7 tiếng là đàn ông chết, kêu 9 tiếng đàn bà chết...
Những “nỗi oan” trong quá khứ của loài chim lợn đang dần dần được giải tỏa. Hình ảnh chim lợn trong một tác phẩm hội họa.
Những “nỗi oan” trong quá khứ của loài chim lợn đang dần dần được giải tỏa. Hình ảnh chim lợn trong một tác phẩm hội họa.
Người đời đặt tên cho loài chim thuộc họ nhà cú này là chim lợn do tiếng kêu “éc éc” thành tràng dài, thảm thiết và não nề của chúng. Chúng thường kêu như vậy vào giữa buổi đêm tĩnh mịch, khiến những người nghe thấy không khỏi giật mình, lạnh gáy.
Nỗi khiếp sợ loài chim này càng lớn bởi quan niệm có từ xa xưa của người Việt cho rằng chim lợn mà kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Và điều này đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận người dân đến tận ngày nay. Nhiều người nghe đến chim lợn là liên tưởng đến một loài vật xấu xí, hiện thân cho sự đen đủi, chết chóc, dù có thể họ chưa một lần nhìn thấy loài chim này.
Gần đây, loài chim lợn lại càng trở nên “tai tiếng” hơn khi tên của chúng đi vào “từ điển” tiếng lóng để chỉ những kẻ xấu xa chuyên theo dõi, rình mò, bới móc đời tư, khuyết điểm của người khác. Những kẻ làm ăn phi pháp, buôn lậu cũng thường được gọi là “chim lợn”. Đó quả thực là những điều ghán ghép oan uổng cho loài chim này.
Các nhà khoa học đã giải oan cho loài chim này khi giải thích quan niệm chim lợn "báo tử" chỉ là một sự hiểu lầm. Điều hiểu lầm này xuất phát từ việc cơ thể những người ốm nặng hoặc đang hấp hối thường có một mùi đặc trưng, rất nhạy cảm với khứu giác của chim lợn, khiến chúng bay đến theo bản năng. Hiện tượng này đã được nghi nhận và cường điệu đến mức bất cứ một chú chim lợn nào ngẫu nhiên bay đến kêu gần nhà đều bị cho là điềm rủi, báo hiệu sự bất hạnh cho một thành viên nào đó của gia đình.
Giới khoa học cũng khẳng định chim lợn là một loài vật rất có ích cho con người bởi chúng chính là một cỗ máy diệt chuột rất hữu hiệu. Đối với những người yêu thiên nhiên thì chim lợn còn là một loài chim có vẻ đẹp riêng, rất ngộ nghĩnh và độc đáo. Bởi vậy, thay vì bị ghét bỏ, chim lợn cần phải được con người quý trọng và bảo vệ.
Dưới đây là một số hình ảnh về chim lợn - loài chim ‘thần chết’ theo quan niệm xưa của người Việt:
Chim lợn sinh sống tại hầu hết các thành phố của Việt Nam bởi đây là nơi cung cấp thức ăn dồi dào của chúng. Tuy vậy, loài chim này gần như “vô hình” trước con mắt mọi người do chúng hầu như chỉ hoạt động vào buổi đêm.
Ngày nay, không ít người vẫn nghĩ chim lợn là một loài chim xấu xa và ghê rợn do những quan niệm từ thời xưa để lại.
Trên thực tế, đây là một loài chim có vẻ đẹp độc đáo, nhận được nhiều sự quan tâm của những người yêu chim trên toàn thế giới.
Chúng có khuôn mặt hình trái tim rất ngộ ngộ nghĩnh. Bộ lông mượt có nhiều hoa văn khá đẹp mắt. Sải cánh dài trắng như tuyết và đầy khỏe khoắn khi bay.
Dù trông có vẻ khá “ù lì” khi đang đậu, chúng lại là những sát thủ đích thực trên không trung với tốc độ của một cơn gió cùng cặp mỏ và những móng chân sắc như dao.
Giữa bóng đêm, đôi mắt cực kỳ tinh tường của chúng không bỏ sót một chú chuột nhỏ ở cách xa cả trăm mét.
Cuội sưu tầm
Những “nỗi oan” trong quá khứ của loài chim lợn đang dần dần được giải tỏa. Hình ảnh chim lợn trong một tác phẩm hội họa.
Những “nỗi oan” trong quá khứ của loài chim lợn đang dần dần được giải tỏa. Hình ảnh chim lợn trong một tác phẩm hội họa.
Người đời đặt tên cho loài chim thuộc họ nhà cú này là chim lợn do tiếng kêu “éc éc” thành tràng dài, thảm thiết và não nề của chúng. Chúng thường kêu như vậy vào giữa buổi đêm tĩnh mịch, khiến những người nghe thấy không khỏi giật mình, lạnh gáy.
Nỗi khiếp sợ loài chim này càng lớn bởi quan niệm có từ xa xưa của người Việt cho rằng chim lợn mà kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Và điều này đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận người dân đến tận ngày nay. Nhiều người nghe đến chim lợn là liên tưởng đến một loài vật xấu xí, hiện thân cho sự đen đủi, chết chóc, dù có thể họ chưa một lần nhìn thấy loài chim này.
Gần đây, loài chim lợn lại càng trở nên “tai tiếng” hơn khi tên của chúng đi vào “từ điển” tiếng lóng để chỉ những kẻ xấu xa chuyên theo dõi, rình mò, bới móc đời tư, khuyết điểm của người khác. Những kẻ làm ăn phi pháp, buôn lậu cũng thường được gọi là “chim lợn”. Đó quả thực là những điều ghán ghép oan uổng cho loài chim này.
Các nhà khoa học đã giải oan cho loài chim này khi giải thích quan niệm chim lợn "báo tử" chỉ là một sự hiểu lầm. Điều hiểu lầm này xuất phát từ việc cơ thể những người ốm nặng hoặc đang hấp hối thường có một mùi đặc trưng, rất nhạy cảm với khứu giác của chim lợn, khiến chúng bay đến theo bản năng. Hiện tượng này đã được nghi nhận và cường điệu đến mức bất cứ một chú chim lợn nào ngẫu nhiên bay đến kêu gần nhà đều bị cho là điềm rủi, báo hiệu sự bất hạnh cho một thành viên nào đó của gia đình.
Giới khoa học cũng khẳng định chim lợn là một loài vật rất có ích cho con người bởi chúng chính là một cỗ máy diệt chuột rất hữu hiệu. Đối với những người yêu thiên nhiên thì chim lợn còn là một loài chim có vẻ đẹp riêng, rất ngộ nghĩnh và độc đáo. Bởi vậy, thay vì bị ghét bỏ, chim lợn cần phải được con người quý trọng và bảo vệ.
Dưới đây là một số hình ảnh về chim lợn - loài chim ‘thần chết’ theo quan niệm xưa của người Việt:
Chim lợn sinh sống tại hầu hết các thành phố của Việt Nam bởi đây là nơi cung cấp thức ăn dồi dào của chúng. Tuy vậy, loài chim này gần như “vô hình” trước con mắt mọi người do chúng hầu như chỉ hoạt động vào buổi đêm.
Ngày nay, không ít người vẫn nghĩ chim lợn là một loài chim xấu xa và ghê rợn do những quan niệm từ thời xưa để lại.
Trên thực tế, đây là một loài chim có vẻ đẹp độc đáo, nhận được nhiều sự quan tâm của những người yêu chim trên toàn thế giới.
Chúng có khuôn mặt hình trái tim rất ngộ ngộ nghĩnh. Bộ lông mượt có nhiều hoa văn khá đẹp mắt. Sải cánh dài trắng như tuyết và đầy khỏe khoắn khi bay.
Dù trông có vẻ khá “ù lì” khi đang đậu, chúng lại là những sát thủ đích thực trên không trung với tốc độ của một cơn gió cùng cặp mỏ và những móng chân sắc như dao.
Giữa bóng đêm, đôi mắt cực kỳ tinh tường của chúng không bỏ sót một chú chuột nhỏ ở cách xa cả trăm mét.
Cuội sưu tầm
Relate Threads
Latest Threads