Hôm nay nói chuyện với một người anh phương xa. Câu chuyện có thật 100%:
Ông anh lặn lội 50km đi thi chim từ sáng sớm, con ngồi đằng trước, lồng chim đèo phía sau.
Kinh tế khó khăn, nhà không có nổi cái tivi đàng hoàng nhưng vì lòng đam mê, vì thú vui, anh chơi chim cho có tiếng hót vui tai. 5 năm trời chơi chim chẳng một lần đi thi, chẳng giải thưởng, vợ có ca thán tốn tiền, phí thời gian thì anh vẫn cứ chơi, vẫn cứ đam mê. Ấy vậy mà chỉ sau một lần đi thi mọi sự đã thay đổi.
Chú chim Chào Mào của anh được vài người em phương xa tặng cho anh, anh chăm sóc và rất yêu quý nó. Anh xem nó như một người bạn vậy. Nghe đâu tỉnh nhà sắp tổ chức cuộc thi Chào Mào, anh háo hức hỏi anh em cách chăm sóc chim đi thi.
Đến cuộc thi, chim chơi quá hay nhưng bị hạ.
Nhưng anh có biết đâu : Anh thua chính bởi vì chim của anh quá hay!
Vòng 5 của cuộc thi, chấm theo quy chế của một cái hiệp hội nào đó, chim anh ché, cánh, sàng cầu điên cuồng.
Sau đó bị hạ, anh và anh em ngỡ ngàng.
Kết thúc cuộc thi, có 1 anh thanh niên trong hội thi khi nãy đến hỏi mua chú chim của anh giá 6 triệu đồng. Chàng thanh niên là người trong tổ treo hạ lồng.
Khi đi thi đã hứa mang tivi về cho vợ, cả nhà bao năm có biết cái ti vi là gì đâu. Con lại nhắc : Bố ơi bố nhớ bố hứa gì không?
Anh ngậm ngùi : Bố nhớ mà!
Anh đã bán đi chú chim mà trong lòng anh rất day dứt. Vì bán đi chú chim anh em tặng, nó chả đáng là bao với những thằng kẻ cắp kia, nhưng với anh nó là 1 gia tài, là một cái tivi cho vợ con xem hàng ngày.Riêng cá nhân tôi nghĩ rằng anh đã làm được một việc rất đúng đắn. Vì chằng có đam mê nào bằng gia đình cả anh ạ!
Sau đó chàng Thanh niên kia điện thoại lại cho anh :
-Anh có biết vì sao em mua chú chim của anh không?
Vì em nghe trọng tài và giám sát nói với nhau : Mày tìm cách hạ con chim kia xuống cho anh, dứt khoát nó sẽ vào Nhất Nhì . Mày hạ để tí anh hỏi mua nó.
Cổ họng anh như nghẹn đắng, Chúng nó không những đã cướp đi giải thưởng của anh, danh dự, vinh quang của anh. Mà nó còn cướp đi hi vọng trong anh mắt con cái anh, đã cướp mất đam mê của anh, hủy hoại lòng tin của anh vào một cuộc thi, một thú vui. Anh kể câu chuyện qua FB cho tôi, anh nói :
Anh không để ý làm gì em ạ, rồi sẽ có người dạy nó thôi! Luật nhân quả mà, ác giả ác báo!
Anh không thèm làm gì nó cả em ạ. Anh sẽ không chơi chim nữa, chơi để nuôi chúng nó, chơi để nộp tiền cho chúng nó sao em?
5 năm đam mê, bao công sức giờ được gì? Ngoài cái tức. Mất nhiều hơn được nên bỏ thôi em ạ!
Anh còn SĐT thằng mua chim anh ở đây, em không tin thì đt mà hỏi nó!
Nhưng anh ơi, em thừa hiểu tính anh thật thà thế nào mà! Em điện thoại làm gì vì em cũng thừa hiểu câu chuyện là thật.
Ôi anh ơi, thật tội nghiệp cho anh! Người nuôi chim bị chuột cắn mất chim đau lòng thế nào. Thì những người chơi chân chính cũng đau lòng như thế, như anh bây giờ. Khi hằng ngày phải nhìn lũ chuột bọ nhan nhản khắp nơi trong các cuộc thi. Đến nỗi bây giờ nó đã trở thành quá bình thường rồi, và người ta đang học cách sống chung với chúng!
Chúng nhan nhản khắp nới, từ thành phố tới nông thôn, từ tỉnh này tới tỉnh kia. Chúng đi khắp nơi, cướp giải của những nghệ nhân chân chính như anh. Cướp giải của ban tổ chức, của Ủy ban nhân dân này, của cá nhân nọ, tổ chức kia tài trợ cho cuộc thi. Vậy mà người ta vẫn phải mời chúng nó về cướp đấy anh ạ, vì chúng nó là ông này ông kia cơ mà!
Chúng cướp trắng trợn, cướp thường xuyên.
Anh nói đúng, con cái chúng nó, bản thân chúng nó sẽ phải trả giá thôi. Chúng nó dám đạp lên danh dự, đạp lên đam mê của hàng trăm hàng ngàn người. Thì một ngày sẽ có người đạp lên chúng nó như cỏ rác.
P/S: Em chỉ mong anh đừng vì thế mà từ bỏ đam mê của mình anh trai ạ. Hãy cứ tiếp tục đam mê. Vì đó là một thú vui, một nét văn hóa đời xưa để lại.
Có chăng nó đang bị bóp méo, bôi bẩn vì những thằng thất học, đói khát, phải đi kiếm đồng tiền, kiếm cái nọ cái kia trên thú vui đó, chúng kiếm bằng bất kì cách nào,giá nào, hay những thằng có tiền mà đua đòi, a dua!
Mình tạm gọi chúng là NHỮNG THẰNG KHỐN NẠN CHƠI CHIM anh nhé.
Em tin rồi anh sẽ thành công! Đừng từ bỏ đam mê của mình!
Hãy cảm nhận theo cách của bạn!
Ông anh lặn lội 50km đi thi chim từ sáng sớm, con ngồi đằng trước, lồng chim đèo phía sau.
Kinh tế khó khăn, nhà không có nổi cái tivi đàng hoàng nhưng vì lòng đam mê, vì thú vui, anh chơi chim cho có tiếng hót vui tai. 5 năm trời chơi chim chẳng một lần đi thi, chẳng giải thưởng, vợ có ca thán tốn tiền, phí thời gian thì anh vẫn cứ chơi, vẫn cứ đam mê. Ấy vậy mà chỉ sau một lần đi thi mọi sự đã thay đổi.
Chú chim Chào Mào của anh được vài người em phương xa tặng cho anh, anh chăm sóc và rất yêu quý nó. Anh xem nó như một người bạn vậy. Nghe đâu tỉnh nhà sắp tổ chức cuộc thi Chào Mào, anh háo hức hỏi anh em cách chăm sóc chim đi thi.
Đến cuộc thi, chim chơi quá hay nhưng bị hạ.
Nhưng anh có biết đâu : Anh thua chính bởi vì chim của anh quá hay!
Vòng 5 của cuộc thi, chấm theo quy chế của một cái hiệp hội nào đó, chim anh ché, cánh, sàng cầu điên cuồng.
Sau đó bị hạ, anh và anh em ngỡ ngàng.
Kết thúc cuộc thi, có 1 anh thanh niên trong hội thi khi nãy đến hỏi mua chú chim của anh giá 6 triệu đồng. Chàng thanh niên là người trong tổ treo hạ lồng.
Khi đi thi đã hứa mang tivi về cho vợ, cả nhà bao năm có biết cái ti vi là gì đâu. Con lại nhắc : Bố ơi bố nhớ bố hứa gì không?
Anh ngậm ngùi : Bố nhớ mà!
Anh đã bán đi chú chim mà trong lòng anh rất day dứt. Vì bán đi chú chim anh em tặng, nó chả đáng là bao với những thằng kẻ cắp kia, nhưng với anh nó là 1 gia tài, là một cái tivi cho vợ con xem hàng ngày.Riêng cá nhân tôi nghĩ rằng anh đã làm được một việc rất đúng đắn. Vì chằng có đam mê nào bằng gia đình cả anh ạ!
Sau đó chàng Thanh niên kia điện thoại lại cho anh :
-Anh có biết vì sao em mua chú chim của anh không?
Vì em nghe trọng tài và giám sát nói với nhau : Mày tìm cách hạ con chim kia xuống cho anh, dứt khoát nó sẽ vào Nhất Nhì . Mày hạ để tí anh hỏi mua nó.
Cổ họng anh như nghẹn đắng, Chúng nó không những đã cướp đi giải thưởng của anh, danh dự, vinh quang của anh. Mà nó còn cướp đi hi vọng trong anh mắt con cái anh, đã cướp mất đam mê của anh, hủy hoại lòng tin của anh vào một cuộc thi, một thú vui. Anh kể câu chuyện qua FB cho tôi, anh nói :
Anh không để ý làm gì em ạ, rồi sẽ có người dạy nó thôi! Luật nhân quả mà, ác giả ác báo!
Anh không thèm làm gì nó cả em ạ. Anh sẽ không chơi chim nữa, chơi để nuôi chúng nó, chơi để nộp tiền cho chúng nó sao em?
5 năm đam mê, bao công sức giờ được gì? Ngoài cái tức. Mất nhiều hơn được nên bỏ thôi em ạ!
Anh còn SĐT thằng mua chim anh ở đây, em không tin thì đt mà hỏi nó!
Nhưng anh ơi, em thừa hiểu tính anh thật thà thế nào mà! Em điện thoại làm gì vì em cũng thừa hiểu câu chuyện là thật.
Ôi anh ơi, thật tội nghiệp cho anh! Người nuôi chim bị chuột cắn mất chim đau lòng thế nào. Thì những người chơi chân chính cũng đau lòng như thế, như anh bây giờ. Khi hằng ngày phải nhìn lũ chuột bọ nhan nhản khắp nơi trong các cuộc thi. Đến nỗi bây giờ nó đã trở thành quá bình thường rồi, và người ta đang học cách sống chung với chúng!
Chúng nhan nhản khắp nới, từ thành phố tới nông thôn, từ tỉnh này tới tỉnh kia. Chúng đi khắp nơi, cướp giải của những nghệ nhân chân chính như anh. Cướp giải của ban tổ chức, của Ủy ban nhân dân này, của cá nhân nọ, tổ chức kia tài trợ cho cuộc thi. Vậy mà người ta vẫn phải mời chúng nó về cướp đấy anh ạ, vì chúng nó là ông này ông kia cơ mà!
Chúng cướp trắng trợn, cướp thường xuyên.
Anh nói đúng, con cái chúng nó, bản thân chúng nó sẽ phải trả giá thôi. Chúng nó dám đạp lên danh dự, đạp lên đam mê của hàng trăm hàng ngàn người. Thì một ngày sẽ có người đạp lên chúng nó như cỏ rác.
P/S: Em chỉ mong anh đừng vì thế mà từ bỏ đam mê của mình anh trai ạ. Hãy cứ tiếp tục đam mê. Vì đó là một thú vui, một nét văn hóa đời xưa để lại.
Có chăng nó đang bị bóp méo, bôi bẩn vì những thằng thất học, đói khát, phải đi kiếm đồng tiền, kiếm cái nọ cái kia trên thú vui đó, chúng kiếm bằng bất kì cách nào,giá nào, hay những thằng có tiền mà đua đòi, a dua!
Mình tạm gọi chúng là NHỮNG THẰNG KHỐN NẠN CHƠI CHIM anh nhé.
Em tin rồi anh sẽ thành công! Đừng từ bỏ đam mê của mình!
Hãy cảm nhận theo cách của bạn!
Bài viết tâm sự của một bạn trên facebook
Chỉnh sửa lần cuối:
Relate Threads