kid.1412
Moderator
- Tham gia
- 13 Tháng chín 2010
- Bài viết
- 280
- Điểm tương tác
- 20
- Điểm
- 18
Nói về tạo hình non bộ thì ý niệm đầu tiên chúng ta tạo hình cho cả bốn mặt của non bộ, vì một non bộ chỉ được coi là hoàn chỉnh khi thưởng lãm được cả 4 mặt. Tất nhiên trong 4 mặt, sẽ có một mặt đẹp nhất nên được chọn là mặt chính diện, yêu cầu này áp dụng bao gồm với cả non bộ, cây cảnh và tiểu cảnh rừng.
Đối với một tiểu cảnh non bộ, người ta có thể đi xung quanh mà thưởng lãm từ mặt trước, mặt sau, mặt trái, mặt phải theo nguyên lý: mỗi phía đều nói lên một cảnh quan khác nhau, có thể là cảnh thôn xóm náo nhiệt, hoặc cảnh rừng núi hoang vu chưa vết chân người, có thể là bản làng của một bộ tộc ít người với nhà sàn thấp thoáng nhưng thiếu vắng bóng người, hoặc có thể là một tháp chùa cao chót vót, hoặc một nghênh phong các cheo leo với hai ông tiên ngồi đánh cờ hay một vị hiền triết đang ngước nhìn trời cao để nghiên cứu thiên văn địa lí,…
Tuy nhiên cả 4 mặt đó phải được nối kết với nhau bằng những đường nét hợp lí, hài hòa và thanh nha: cả cây cảnh và tiểu cảnh rừng cũng không thể đi ra ngoài nguyên lí bốn mặt này.
Về địa để cũng cần phải tuân thủ nước nguyên lí cơ bản – có thể tạm chia non bộ ra các phần chủ yếu sau:
- Chân non bộ: cần độ vững chãi, hài hòa với mặt phẳng không gian với nhiều hang động, lũng sâu có vẻ âm u, huyền bí…
- Thân non bộ: vững vàng nhưng uyển chuyển với những đường cong tạo dáng hình gợi hồn, tối sáng kết hợp hài hòa, biến hóa thực hư, tôn trọng tự nhiên, tránh khiên cưỡng.
- Đỉnh non bộ: cấu tạo thế nào để magn lại cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng. Thường người ta thích bình đầu tạo sự giao cảm là cầu nối âm dương trời đất.
- Bệ non bộ: hay sân bãi, ang chậu đặt non bộ. Tùy ý tưởng riêng từng người mà non bộ được bố trí trên mặt nước tạo sơn thủy hữu tình hay trên vùng có địa hình mô phỏng tự nhiên: trung du hay đồng bằng, sông lạch cỏ cây tùy thích. Nhưng nhìn chung phải thoáng đạt, quanh non bộ có thể có những lạc sơn, chòm xóm,…
Cái đẹp của non bộ không phải ở bộ phận mà ở cái nhìn tổng thể như khi ta nhìn vào một bức tranh, tất cả hiện ra trong một hệ thống hài hòa, bổ sung cho nhau nhưng đều góp phần làm nổi bật vật chủ yếu, có thể có quần thể được gọi là nhị sơn, tam sơn, ngũ sơn… dù bao nhiêu vẫn phải qui tụ về điểm chính thống được gọi là non chủ (núi chủ). Cũng cần lưu ý thêm ở đây thú chơi “thủy thạch” là chính, “thụ mộc” là phụ, không cây lá rườm ra, lấn át thạch và đảm bảo tương đối tỉ lệ “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”. Có thể nói, có bao nhiêu ý tưởng của con người thì có bấy nhiêu hình hài, dáng vẻ trong đá tự nhiên hoặc đã được chế tác. Những cảnh vật phụ trợ cũng hết sức phong phú đa dạng theo ý thích riêng của từng người. Người thích “ngư tiều canh mục”, người lại thích đền chùa, miếu mạo ẩn hiện trong khói trong mây, người lại say sưa trước cảnh sơn thủy hữu tình, thơ mộng… tất cả như hòa quyện với cảnh vật, thu hút cả khí lực thiên nhiên vô tận để làm giàu thêm tâm lực.
Mỗi người đều nhìn thấy ở non bộ nỗi niềm tri âm để biểu hiện chí khí và những ước vọng của mình. Nếu ai đó cho non bộ phải là mẫu hình sao chụp của thực tại thì đã đánh mất cái hồn, cái giá trị đích thực của non bộ. non bộ phải là cái gì đó vừa có thực (được thu nhỏ) vừa siêu thực, tuy quen mà lạ mới hấp dẫn sự tìm tòi, khám phá. Chính vì vậy khi chế tác non bộ phải lựa đá chứ không thể bắt đá theo ý mình. Cảnh quan non bộ phải thể hiện rõ nét, non bộ phải khẳng định là một triết lí đạo nghĩa vi diệu, cái đẹp của non bộ không chỉ phụ thuộc vào nghệ nhân chế tác mà còn phụ thuộc sự hiểu biết, khả năng rung cảm thẩm mĩ của mỗi người, cả người chế tác và người thưởng lãm. Càng hiểu sâu sắc về non bộ, lại càng thấy non bộ đáng quí. Rất nhiều người có thể bán nhà, bán đất vì sa cơ lỡ vận, chứ không bán gòn non bộ của tổ tiên để lại, vì nó là gia bảo, là kỉ niệm sống của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Có thể nói, non bộ là di sản văn hóa thiêng liêng truyền lại, không phải bằng ngôn ngữ thông thường mà bằng thứ ngôn ngữ riêng, chỉ có thể đọc được bằng sự kết hợp các giác quan, cùng kinh nghiệm, hiểu biết và lối sống cảu ông cha, mà cốt lõi vẫn là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cảnh vật của chủ nhân được hóa thân trong đó.
Đứng trước một cảnh trí non bộ, ta như được chứng kiến cái dài dằng dặc của thời gian và cái bao la của không gian đất trời được gom lại hòa đồng rồi thăng hoa, hút hồn, khiến ta quên đi mệt mỏi, ưu phiền cùng những bức xúc trong cuộc sống.
Những năm đầu của thiên niên kỉ thứ 3, sự phát triển nhanh của đô thị hóa, công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Môi sinh, môi trường ngày một bị xâm hại, nảy sinh nhiều nhu cầu được gần gũi với thiên nhiên cùng với nhu cầu thẩm mĩ, dân trí ngày càng cao, ngày càng nhiều người thích chơi non bộ, không chỉ người già mà cả thanh niên, phụ nữ, trẻ em,… Có nhiều căn hộ chật chội nhưng vẫn cố dành ra khoảng không thích hợp, tận dụng mái hiên, ô văng, lan can, thậm chí cả chiếu nghỉ cầu thang để dựng non bộ.
Vậy là thú chơi non bộ đã được mở rộng không gian và nghệ thuật chơi cũng ngày càng sành điệu. Mong sao sự hiểu biết về non bộ ngày càng sâu rộng trong dân chúng, để non bộ thực sự là món ăn tinh thần, là thứ thuốc quí bồi bổ sức lực và tinh thần cho con người thời hiện đại.
Đối với một tiểu cảnh non bộ, người ta có thể đi xung quanh mà thưởng lãm từ mặt trước, mặt sau, mặt trái, mặt phải theo nguyên lý: mỗi phía đều nói lên một cảnh quan khác nhau, có thể là cảnh thôn xóm náo nhiệt, hoặc cảnh rừng núi hoang vu chưa vết chân người, có thể là bản làng của một bộ tộc ít người với nhà sàn thấp thoáng nhưng thiếu vắng bóng người, hoặc có thể là một tháp chùa cao chót vót, hoặc một nghênh phong các cheo leo với hai ông tiên ngồi đánh cờ hay một vị hiền triết đang ngước nhìn trời cao để nghiên cứu thiên văn địa lí,…
Tuy nhiên cả 4 mặt đó phải được nối kết với nhau bằng những đường nét hợp lí, hài hòa và thanh nha: cả cây cảnh và tiểu cảnh rừng cũng không thể đi ra ngoài nguyên lí bốn mặt này.
Về địa để cũng cần phải tuân thủ nước nguyên lí cơ bản – có thể tạm chia non bộ ra các phần chủ yếu sau:
- Chân non bộ: cần độ vững chãi, hài hòa với mặt phẳng không gian với nhiều hang động, lũng sâu có vẻ âm u, huyền bí…
- Thân non bộ: vững vàng nhưng uyển chuyển với những đường cong tạo dáng hình gợi hồn, tối sáng kết hợp hài hòa, biến hóa thực hư, tôn trọng tự nhiên, tránh khiên cưỡng.
- Đỉnh non bộ: cấu tạo thế nào để magn lại cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng. Thường người ta thích bình đầu tạo sự giao cảm là cầu nối âm dương trời đất.
- Bệ non bộ: hay sân bãi, ang chậu đặt non bộ. Tùy ý tưởng riêng từng người mà non bộ được bố trí trên mặt nước tạo sơn thủy hữu tình hay trên vùng có địa hình mô phỏng tự nhiên: trung du hay đồng bằng, sông lạch cỏ cây tùy thích. Nhưng nhìn chung phải thoáng đạt, quanh non bộ có thể có những lạc sơn, chòm xóm,…
Cái đẹp của non bộ không phải ở bộ phận mà ở cái nhìn tổng thể như khi ta nhìn vào một bức tranh, tất cả hiện ra trong một hệ thống hài hòa, bổ sung cho nhau nhưng đều góp phần làm nổi bật vật chủ yếu, có thể có quần thể được gọi là nhị sơn, tam sơn, ngũ sơn… dù bao nhiêu vẫn phải qui tụ về điểm chính thống được gọi là non chủ (núi chủ). Cũng cần lưu ý thêm ở đây thú chơi “thủy thạch” là chính, “thụ mộc” là phụ, không cây lá rườm ra, lấn át thạch và đảm bảo tương đối tỉ lệ “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”. Có thể nói, có bao nhiêu ý tưởng của con người thì có bấy nhiêu hình hài, dáng vẻ trong đá tự nhiên hoặc đã được chế tác. Những cảnh vật phụ trợ cũng hết sức phong phú đa dạng theo ý thích riêng của từng người. Người thích “ngư tiều canh mục”, người lại thích đền chùa, miếu mạo ẩn hiện trong khói trong mây, người lại say sưa trước cảnh sơn thủy hữu tình, thơ mộng… tất cả như hòa quyện với cảnh vật, thu hút cả khí lực thiên nhiên vô tận để làm giàu thêm tâm lực.
Mỗi người đều nhìn thấy ở non bộ nỗi niềm tri âm để biểu hiện chí khí và những ước vọng của mình. Nếu ai đó cho non bộ phải là mẫu hình sao chụp của thực tại thì đã đánh mất cái hồn, cái giá trị đích thực của non bộ. non bộ phải là cái gì đó vừa có thực (được thu nhỏ) vừa siêu thực, tuy quen mà lạ mới hấp dẫn sự tìm tòi, khám phá. Chính vì vậy khi chế tác non bộ phải lựa đá chứ không thể bắt đá theo ý mình. Cảnh quan non bộ phải thể hiện rõ nét, non bộ phải khẳng định là một triết lí đạo nghĩa vi diệu, cái đẹp của non bộ không chỉ phụ thuộc vào nghệ nhân chế tác mà còn phụ thuộc sự hiểu biết, khả năng rung cảm thẩm mĩ của mỗi người, cả người chế tác và người thưởng lãm. Càng hiểu sâu sắc về non bộ, lại càng thấy non bộ đáng quí. Rất nhiều người có thể bán nhà, bán đất vì sa cơ lỡ vận, chứ không bán gòn non bộ của tổ tiên để lại, vì nó là gia bảo, là kỉ niệm sống của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Có thể nói, non bộ là di sản văn hóa thiêng liêng truyền lại, không phải bằng ngôn ngữ thông thường mà bằng thứ ngôn ngữ riêng, chỉ có thể đọc được bằng sự kết hợp các giác quan, cùng kinh nghiệm, hiểu biết và lối sống cảu ông cha, mà cốt lõi vẫn là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cảnh vật của chủ nhân được hóa thân trong đó.
Đứng trước một cảnh trí non bộ, ta như được chứng kiến cái dài dằng dặc của thời gian và cái bao la của không gian đất trời được gom lại hòa đồng rồi thăng hoa, hút hồn, khiến ta quên đi mệt mỏi, ưu phiền cùng những bức xúc trong cuộc sống.
Những năm đầu của thiên niên kỉ thứ 3, sự phát triển nhanh của đô thị hóa, công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Môi sinh, môi trường ngày một bị xâm hại, nảy sinh nhiều nhu cầu được gần gũi với thiên nhiên cùng với nhu cầu thẩm mĩ, dân trí ngày càng cao, ngày càng nhiều người thích chơi non bộ, không chỉ người già mà cả thanh niên, phụ nữ, trẻ em,… Có nhiều căn hộ chật chội nhưng vẫn cố dành ra khoảng không thích hợp, tận dụng mái hiên, ô văng, lan can, thậm chí cả chiếu nghỉ cầu thang để dựng non bộ.
Vậy là thú chơi non bộ đã được mở rộng không gian và nghệ thuật chơi cũng ngày càng sành điệu. Mong sao sự hiểu biết về non bộ ngày càng sâu rộng trong dân chúng, để non bộ thực sự là món ăn tinh thần, là thứ thuốc quí bồi bổ sức lực và tinh thần cho con người thời hiện đại.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
Khu vườn tí hon
bởi ngoctuan,
Latest Threads