Tự động thay nước, cấp thoát nước qua bể lọc dưới (sump tank)

Thảo luận trong 'Cá Rồng - Phụ kiện' bắt đầu bởi kid.1412, 16/4/14.

  1. kid.1412

    kid.1412 Moderator

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    280
    Được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Bổ sung Mô hình 2, tôi đang dùng mô hình 1 nhưng không có ý cổ súy cho mô hình 1, tùy theo hoàn cảnh mà các bạn chọn mô hình cho phù hợp.

    Mô hình 1:
    [​IMG]
    Hình trên là sơ đồ nguyên lý cấp và thoát nước cho bể lọc dưới:

    Cấu tạo:

    (a): Đường nước vào tự động bổ sung nước khi nước bị hao hụt trong khoang bơm được gắn với phao nổi khống chế mực nước thấp hơn mực nước xả (đáy của ống xả (b))
    (b): Ống xả nước (đường kính 34mm) mép dưới trong lòng ống cao bằng mép tràn vách ngăn bên trái của khoang bơm.
    (c): Đường thay nước nhỏ giọt liên tục lên bể chính. Nước mới vào sẽ đầy nước cũ thoát dần qua đường (b)

    Hoạt động:

    1. Thay nước tự động: Đường nước cấp nhỏ giọt (c) có thể chảy liên lục vào bể chính (ví dụ 100 lít nước/ngày), nước trong bể lọc dâng cao dần lên và tràn ra ngoài qua đường xả nước (b)
    2. Bổ sung nước tự động: Khi mất nước do bay hơi, nước trong ngăn bơm cạn xuống, phao nổi hạ xuống và nước tự chảy vào (nguyên lý giống như xả nước bồn cầu [​IMG])
    3. Bổ sung nước cấp tập: Khi mất điện, nước trên bể chính và các khoang lọc bên cạnh tràn xuống và sang khoang bơm, nước sẽ dềnh lên và tràn ra ngoài qua đường (b) chứ không tràn ra nhà [​IMG]. Khi có điện lại, nước bơm lên bể chính làm cạn khoang bơm, làm phao nổi hạ xuống, nước tự động bổ sung.

    Ưu nhược điểm của Mô hình 1 như sau:
    Ưu điểm:
    - Nói chung không bị tắc, thỉnh thoảng cần điều chỉnh lại van điều tiết.
    - Xử lý được váng mặt của khoang bơm
    - Công cần khoảng không nhiều để chứa nước, tăng được phần lọc và dễ thao tác do không cần làm thành bể lọc cao.

    Nhược điểm:
    - Khi mất điện và có lại, bể chính sẽ bị/được thay khoảng 5%, nếu đường cấp cho phao nổi (bể trên nóc) hết nước >> cháy bơm.


    Kết luận:

    Đây chính là mô hình tôi làm cho bể cá ở nhà và cho một vài Bros khác, đơn giản, không tốn tiền mua các loại dụng cụ canh đo mực nước, vận hành ổn định không tốn điện và đáng tin cậy. Cá khỏe,xung ít bệnh vì được thay nước 24/7/365. Các bros thử xem nhá! Nếu có bro nào định khoan bể lọc tràn hiện tại thì phải rất cẩn thận. Vỡ bể tôi không chịu trách nhiệm đâu nhá!!! [​IMG][​IMG][​IMG]


    Mô hình 2
    [​IMG]
    Mô hình 2 được trích nước từ đường hút mặt (để tránh bị cặn bẩn tắc và sẽ khó bị tắc hơn so với trích từ đường hút đáy). Cũng giống như Mô hình 1, phao nổi ở khoang bơm là điều tối cần thiết. Nước sẽ được điều chỉnh để nhỏ giọt và thoát ra ngoài, nước bù sẽ qua phao nổi bổ sung vào khoang bơm... tự động. Lưu ý, van điều chỉnh nhỏ giọt nên để ở ngoài gần đầu xả để có thể chỉnh được chính xác lưu lượng.

    Ưu nhược điểm của Mô hình 2 như sau:
    Ưu điểm:
    - Mất điện bơm ngừng nước không bị thất thoát ra ngoài, khi có điện lại không cần bổ sung nhiều nước.

    Nhược điểm:
    - Có thể bị tắc do đường nước xuống là đường nước chưa qua lọc, tuy nhiên xử lý dễ chỉ cần xả van.
    - Trong quá trình vận hành, nếu đường cấp nước cho phao nổi (bể chính cạn nước) sẽ cạn nước bể lọc >> cháy bơm
    - Khó khống chế qua điều chỉnh phao nổi để nước tràn ngang vách như mặt sông cho khoang bơm
    - Không xử lý được váng mặt của khoang bơm
    - Khoảng không chứa nước của khoang bơm cần nhiều hơn
    - Hở phao nổi nước sẽ... tràn bể lọc

    Lợi ích chung của hệ thống nhỏ giọt cho cả 2 mô hình:

    1. Không sợ cạn nước do không bổ sung nước bay hơi
    2. Không sợ nước tràn ra nhà khi mất điện và tự bổ sung nước đã bị xả ra ngoài khi có điện
    3. Tự động thay nước, ví dụ mỗi giờ 5 lít nước bằng cách cho nước vào nhỏ giọt trên bể chính, nước tự động chảy ra. Không mất công thay nước, không sợ cá shock nước mới, không sợ nhiệt độ thay đổi đột ngột.
    4. Tự động bổ sung nước khi bạn không có hệ thống hút đắy mà dùng ống siphon để hút cặn bẩn ra, nước bẩn hút ra bao nhiêu thì nước mới được bổ sung qua đường phao nổi bấy nhiêu. Ống xả 34mm có thể chế thêm để cho ống siphon xả vào để thoát ra ngoài, không cần luồn qua cửa sổ hay kéo ống siphon vào nhà vệ sinh [​IMG]
    5. Không sợ cháy sưởi trong khoang bơm khi cạn nước do mực nước luôn được khống chế.
    6. Nước thay ra ngoài hứng vào chậu để giặt giẻ lọc, tưới cây... và vật liệu lọc, vừa tiết kiệm nước vừa không sợ chết vi sinh giẻ lọc [​IMG][​IMG]
    7. Cá vấn được thay nước khi ông chủ đi vắng nhiều ngày mà không cần làm phiền người khác [​IMG]

    Trân trọng cảm ơn anh haips về thông tin bổ ích này!
    Theo: Thiên Đường Cá Cảnh
     

  2. Hưng GC

    Hưng GC Manager

    Tham gia ngày:
    28/11/12
    Bài viết:
    531
    Được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Đảo Đào Hoa
    Ðề: Tự động thay nước, cấp thoát nước qua bể lọc dưới (sump tank)

    Nói chung bây giờ đa phần ace chơi cá rồng đều dùng lọc tràn dưới, hút mặt + hút đáy và lỗ khí để chống tràn nước khi mất điện. Việc thay nước tự động cũng tiện lợi nhưng cũng có điểm cá nhân mình cho là nên nghiên cứu lại xem có nên áp dụng ko, VD việc kiểm soát nhiệt độ nước trong mùa đông
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé