Trộm chim cảnh lộng hành

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Gần đây trên địa bàn TP Quy Nhơn, giới chơi chim cảnh nháo nhác bởi đạo tặc hay viếng. Ban đầu là chúng trộm đêm, sau đó chúng táo tợn trộm luôn vào ban ngày. Chúng dùng nhiều chiêu thức bất ngờ và tinh vi khiến các “khổ chủ” trở tay không kịp.

Cách treo lồng chim như thế này rất dễ lọt vào tầm ngắm của bọn trộm chim. Ảnh: Minh Úc
Anh Tuấn, 35 tuổi, ở đường Trần Thị Kỷ, phường Ngô Mây kể, hôm đó khoảng 7 giờ tối, anh mang 2 lồng chim từ ngoài vào treo trong nhà ngay cửa ra vào, rồi ra sau. Lúc này có 2 con trai của anh đang ngồi xem ti vi. Một lúc sau anh nghe đứa con trai 7 tuổi chạy xuống la lên “có người trộm chim”. Vợ chồng anh vội chạy ra nhà trước thì thấy 2 thanh niên đi xe máy, 2 tay cầm 2 lồng chim của anh phóng đi. Người dân gần đó hô hoán lên nhưng không đuổi kịp.
Việc bị mất mấy con chim cảnh vì sơ ý để quên trước sân đã xảy ra nhiều, nhưng nay trộm vào tận trong nhà, lấy cắp trước mặt chủ nhà thì quả là đáng quan ngại. Gần nhà với anh Tuấn, anh Long, một người chơi chim cũng khá lâu, cho biết: “Riêng tôi mất cũng đã chục con. Tháng trước, tôi treo 5 lồng chim trong phòng khách, cả nhà đang loay hoay bên dưới, ở trên này chúng vào lấy mất 2 lồng chim hót hay nhất; tôi nghĩ bọn này đã có thời gian theo dõi cẩn thận trước khi hành sự”.
Không chỉ lẻn vào nhà nhấc đi cả lồng và chim, bọn đạo tặc còn có kiểu trộm rất gọn. Một số gia đình có thói quen treo mấy lồng chim ngay cửa sổ. Lợi dụng xung quanh không có ai, chúng thò tay vào, xoay cửa lồng và bắt mỗi con chim mang đi.
Đến những quán cafe chim cảnh ở Quy Nhơn, có thể nghe kể không ít câu chuyện mất “người bạn biết hót” dở khóc, dở cười của dân chơi chim cảnh. Có những tình huống, phải gọi “cướp chim” mới đúng. Anh Phong, 38 tuổi, ở P. Ngô Mây, một người nuôi và chơi chim cảnh có tiếng ở Quy Nhơn, kể: “Có cụ già sáng xách lồng chim đi dạo, định qua nhà ông bạn già treo để uống trà, thưởng thức tiếng chim; gặp phải bọn liều phóng xe tới, thằng ngồi sau giật lồng chim chạy. Các cụ tuổi cao, chân đau nên chỉ đứng đó la lên chứ có đuổi theo chúng được đâu”.
Hầu hết những trường hợp bị mất là loại chim bổi (loại chim đã trưởng thành từ hoang dã). Theo những người chơi chim cảnh, thì cần phải treo lồng chim bên ngoài nhiều, để nó tiếp xúc với con người, xe cộ mà dạn dĩ hơn; chính vì vậy tỉ lệ mất trộm cao hơn các loại chim đã thuần. “Nếu treo lồng chim ở ngoài, người chơi nên khóa xích lồng lại với cây. Nhưng tốt nhất chim ở đâu người ở đó”, anh Phong chia sẻ kinh nghiệm sau nhiều lần bị mất cắp.
Những chú chim bị mất có giá dao động trong khoảng từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng mỗi con. Ai đam mê với thú chơi này chắc chắn hiểu việc mất chúng không chỉ là tiền mà “tiếc nhất là công sức, tình cảm bỏ ra để chăm chút chúng từ nhỏ đến lớn, từ tắm rửa, phơi nắng đến chế độ dinh dưỡng,…” – anh Tuấn chia sẻ. Mất con chim cảnh, không chỉ mất tài sản mà với nhiều người, còn là mất một người “bạn tri âm”. Hy vọng những người chơi chim cảnh có những giải pháp tốt để chống trộm và cơ quan chức năng sẽ lưu ý hơn đến loại tội phạm này.
Minh Úc
 
Bên trên