Từ thời La Mã người ta hiểu biết về gà. Hơn nữa, rất nhiều kiến thức mà chúng ta biết ngày nay đều bắt nguồn từ thời này. Các tác giả La Mã từng mô tả về phương pháp nuôi gà. Trò đá gà cũng rất phổ biến vào thời ấy.
Tôi sẽ trích dẫn một số tác giả La Mã về các phương pháp nuôi gà thời xưa. Một số ý tưởng vẫn còn được sử dụng ngày nay nên bạn sẽ không thấy có gì mới mẻ. Dẫu vậy, tôi vẫn cố gắng xem sao.
Các tác giả La Mã
Về vấn đề nuôi gà, có bốn tác giả La tinh đáng chú ý là Cato, Varro, Columella và Palladius. Tác giả cổ nhất là Cato, người sống vào khoảng năm 200 trước công nguyên, Varo sống vào khoảng từ năm 116 đến 27 trước công nguyên, Columella sống trong thời cai trị của các hoàng đế Tiberius và Claudius (khoảng công nguyên), Palladius sống vào khoảng năm 400 sau công nguyên.
Họ thảo luận đề tài nuôi gà ở khía cạnh kinh tế thuần túy, không đề cập đến gà cảnh hay gà đá. Trò đá gà đã xuất hiện vào thời đó. Ở thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, trò đá gà du nhập vào đế quốc La Mã.
Vào thời của Columella, có những tay đá gà chuyên nghiệp mất toàn bộ gia sản trong một trận đấu khi gà của đối phương chiến thắng. Một nhà cứu tế ở Smyrna, trưng bày một con gà thắng trận oai vệ ngả về bên trái và nắm một cành cọ lớn.
Một trận đá gà với bốn con tham gia cùng lúc – một bị chết – được thể hiện trong một bức họa ở thành Pompeii.
Gia cầm được nuôi rất phổ biến. Gà giống nhập khẩu từ Tanagra, Chalcis (cả hai đều ở Hy Lạp) và Medina ở Ba Tư, và được lưu ý đến vẻ đẹp cũng như khả năng chiến đấu.
Hình vẽ một trận đá gà từ tranh khảm tường ở House of the Labyrinth (mê cung), Pompeii.
(Trái) Tượng gà trống vào thời tiền Corinthian, khoảng năm 600 trước công nguyên. (Phải) Tượng gà trống bằng đất nung, có lẽ vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.
Mê tín
Gà được sử dụng để dự đoán kết quả của các sự kiện. Chúng dự đoán kết quả các trận chiến và xung đột dựa vào cách thức mà chúng mổ thức ăn (hay không).
Có một câu chuyện về quan tổng tài Publius Claudius Pulcher vào thời mà ông đang nắm hạm đội tàu chiến La Mã trong cuộc chiến Carthage lần thứ nhất. Ông thua trận trước người Carthaginian, có lẽ vì ông đã bỏ qua điềm xấu khi những con gà cúng tế bỏ ăn. Theo Valerius Maximus, Claudius tức giận và quẳng những con gà xuống biển, ut biberent, quando esse nollent (“để mà chúng có thể uống bởi vì chúng không chịu ăn”).
(Trái) Tranh khảm gà trống, Bảo tàng Quốc gia La Mã (Museo Nationale di Roma) ở Rome, Ý. (Phải) Gà Dorking trống.
Kiến thức của người La Mã
Bên cạnh những vấn đề bạo lực, được biết người La Mã cũng đem lại tiến bộ. Giống gà Dorking được cho là bắt nguồn từ nước Ý vào thời đế quốc La Mã. Một trong những ghi nhận sớm nhất về giống gà này là từ tác giả Columella. Trong cuốn Rei rusticae libri, ông mô tả về giống gà như sau “dáng vuông vức, ngực to và rộng, với đầu to và mào nhỏ dựng đứng… những con thuần chủng nhất có đến 5 móng”. Từ đấy, chúng được người La Mã đem vào nước Anh và được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Chúng xuất hiện trong Triển lãm Gia Cầm Anh lần thứ nhất vào năm 1845.
Columella cho rằng gà mái 5 ngón là chất lượng nhất. Các tác giả Anh đều trích dẫn Columella khi nói rằng Dorking giống gà cổ xưa mà gốc gác bắt nguồn từ thời La Mã. Không chỉ có những con gà chân ngắn mà những con gà có hai lá mồng hay còn gọi là mồng vua (buttercup) và gà đầu xù (crested) cũng tồn tại. Dấu vết của các con gà đầu xù thời La Mã được phát hiện trong các di chỉ ở Anh.
Varro và Columella cung cấp các hướng dẫn về vấn đề nuôi, cho ăn và vỗ béo gia cầm ở Ý; về cách làm nhà nuôi gà mái “gallinaria” và về công việc của người chăn nuôi gà.
(Trái) Gà trống được hiến tế cho thần Mercurius (tức thần Hermes của Hy Lạp), tương tự như cừu và heo. Mercury là vị thần bảo trợ việc mua bán – trong hình này mang một bao tiền ở tay trái và caduceo (cây gậy với hai con rắn) ở tay phải. (Phải) Tiền cổ, tất cả đều được trang trí với hình gà trống.
Công việc của người nuôi gà
Varro là người quan tâm nhất đến chủ đề lai tạo gà, một số thông tin vẫn còn hữu dụng cho đến tận ngày nay, những thông tin khác có nhiều sai sót.
“…Khi gà mái bắt đầu nằm ổ, tổ cần được lót rơm và khi gà đang ấp, cần thay rơm mới vì rận và các loài ký sinh khác khu trú bên dưới và làm gà khó chịu, từ đó làm trứng nở không đều hoặc bị hư. Không gà mái nào nên đẻ quá 25 trứng, cho dù nó có thể đẻ hơn thế. Thời kỳ ấp trứng tốt nhất là vào giữa mùa đông với mùa thu. Do vậy, trứng đẻ trước hay sau thời kỳ này hoặc trứng của gà mái tơ không nên đặt vào tổ, và gà mái ấp không nên quá già, hoặc móng và mỏ quá sắc; gà mái tơ nên được dùng để phối và đẻ trứng hơn là dùng để ấp.
Gà mái một hay hai năm tuổi thích hợp nhất cho việc lai tạo. Nếu bạn muốn dùng gà để ấp trứng công, trứng phải được đặt vào tổ trước trứng gà 10 ngày để tất cả đều nở cùng lúc, bởi thời gian ấp của trứng gà là 20 ngày trong khi trứng công cần đến 30 ngày. Với yêu cầu được ủ cả ngày lẫn đêm, gà mái cần được nhốt kín và chỉ thả ra vào buổi sáng và buổi tối để chúng ăn uống. Người nuôi gà cần đảo trứng sau vài ngày để nhiệt phân bố đều.
Làm thế nào để biết trứng gà có trống hay không? Một số người nói rằng có thể xác định bằng cách thả trứng vào nước, trứng không có trống sẽ nổi trong khi trứng có trống sẽ chìm xuống đáy. Những người cố tìm câu trả lời bằng cách lắc trứng là sai bởi làm vậy sẽ ảnh hưởng đến bào thai bên trong. Tương tự, có người xác định trứng không có trống nếu nó trong suốt khi được soi trước nguồn sáng.
Nếu bạn muốn giữ trứng tươi lâu, bạn nên thả trong muối ăn hoặc nước muối mặn trong ba, bốn giờ. Rồi chúng được vớt ra và giữ trong rơm hay cám.
Cần đặt số lẻ trứng để gà ấp. Người nuôi có thể biết trứng có trống hay không sau khi ấp khoảng 4 ngày bằng cách soi chúng trước nguồn sáng và nếu trứng trong suốt thì nên bỏ và thay bằng trứng khác. Khi gà con ra đời, chúng nên được bắt khỏi tổ và thả chung với gà mái; và nếu vẫn còn sót vài trứng chưa nở thì nên lấy ra và đặt vào ổ trứng đang ấp khác; và không gà mái nào nên chăm hơn 30 gà con bởi vì bầy gà không nên quá đông”.
Palladius không đề cập nhiều đến việc nuôi gà:
“…Bố trí số lẻ trứng để gà mái ấp khi trăng tròn vào các ngày từ 10 đến 15… Rận có thể được loại bỏ bằng cách trộn stavesacre (một loại cây bụi có hoa) với rượu và bitter lupin juice (chiết xuất của một loại đậu phổ biến ở Địa Trung Hải) rồi bôi vào chân lông…”
Bình rượu trang trí hình gà trống của người Corinthian vào thế kỷ thứ 6.
Gallinaria – nhà nuôi gà thời La Mã
Tôi xin trích dẫn Columnella:
“…Sân gà nên được bố trí trong khuôn viên vườn nơi tiếp nhận nắng sớm vào mùa đông; nó phải được liên kết với lò bánh hoặc nhà bếp để lấy hơi nóng sưởi cho gà. Cấu trúc, được gọi là nhà nuôi gà, phải bao gồm 3 ngăn và mặt tiền, như đã nói, phải hướng đông. Hướng này có duy nhất một cửa hẹp ở ngăn giữa; đây là ngăn nhỏ nhất với kích thước khoảng 2 m mỗi cạnh.
…Không được để gà ngủ trên sàn, chúng sẽ bị dính phân khiến gà bị bệnh gút vì phân dính vào các kẽ chân. Để tránh bệnh này, cần bố trí chạc tròn, nhẵn để không làm gà bị thương khi đậu lên. Chạc phải gác qua hai vách đối diện và cách mặt đất khoảng 30 cm, mỗi chạc cách nhau khoảng 60 cm…”
Varro phát biểu như sau:
“…Nếu bạn muốn nuôi bầy 200 con gà, bạn phải chuẩn bị nhiều chuồng nuôi rộng, mặt hướng đông, mỗi cái có kích thước khoảng 3 m (dài) x 1.5 m (rộng) x 3 m (cao). Mỗi chuồng nên có một cửa sổ kích thước mỗi cạnh 90 cm và nên được rào bằng cành liễu để ánh sáng đi qua nhưng ngăn cản loài săn mồi đột nhập làm hại gà…”
Anh lùn và chú gà trống, tranh khảm tại Bảo tàng khảo cổ học ở Naples, Ý.
Kết luận
Không có nhiều đổi thay kể từ thời đế quốc La Mã. Khi tôi còn nhỏ, tức là rất xa so với thời đó, tôi cũng được dạy luôn đặt số lẻ trứng để gà mái ấp. Cứ như là tôi đang sống vào thời La Mã không bằng! Điều tương tự cũng được áp dụng với trứng mới được đẻ sau vài ngày. Để kiểm tra xem trứng có trống hay không, tôi thả chúng vào nước hay tốt hơn là đem soi trước nguồn sáng (ngày nay chúng ta đã có đèn).
Điều may mắn là chúng ta có nhiều công cụ chất lượng và điều kiện tốt hơn so với những gì mà người La Mã có. Nhưng kiến thức của họ vẫn rất đáng khâm phục!
Tranh khảm La Mã vào thế kỷ thứ 1 trước công nguyên thuộc Burrel Collection, Công viên Quốc gia Pollok, Glasgow. Hình ảnh điển hình cho gà trống vùng Địa Trung Hải. Columella sống vào thế kỷ thứ 1 sau công nguyên. Nhưng chúng ta có thể nói rằng tranh được thực hiện theo phong cách mà ông khẳng định sau này trong De re rustica (VIII,2,9) về nguồn gốc giả định của giống gà lơ-go: “gà thả vườn có những lông phớt đỏ và phớt đen trong bộ lông màu đen, mồng linh động và dựng, tích đỏ phớt trắng, treo lủng lẳng như chòm râu ông già”.
Nhà thờ Basilica ở Aquileia, tranh khảm vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên – gà trống và rùa. Một số người cho rằng cảnh này đại diện cho cuộc chiến giữa cái thiện, đại diện bởi gà trống, và cái ác, đại diện bởi con rùa nhưng cũng có nhiều ý kiến khác. Chúng ta chọn tranh này bởi vì có sự xuất hiện của con gà trống, và rõ ràng có dáng của gà rừng.
Tôi sẽ trích dẫn một số tác giả La Mã về các phương pháp nuôi gà thời xưa. Một số ý tưởng vẫn còn được sử dụng ngày nay nên bạn sẽ không thấy có gì mới mẻ. Dẫu vậy, tôi vẫn cố gắng xem sao.
Các tác giả La Mã
Về vấn đề nuôi gà, có bốn tác giả La tinh đáng chú ý là Cato, Varro, Columella và Palladius. Tác giả cổ nhất là Cato, người sống vào khoảng năm 200 trước công nguyên, Varo sống vào khoảng từ năm 116 đến 27 trước công nguyên, Columella sống trong thời cai trị của các hoàng đế Tiberius và Claudius (khoảng công nguyên), Palladius sống vào khoảng năm 400 sau công nguyên.
Họ thảo luận đề tài nuôi gà ở khía cạnh kinh tế thuần túy, không đề cập đến gà cảnh hay gà đá. Trò đá gà đã xuất hiện vào thời đó. Ở thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, trò đá gà du nhập vào đế quốc La Mã.
Vào thời của Columella, có những tay đá gà chuyên nghiệp mất toàn bộ gia sản trong một trận đấu khi gà của đối phương chiến thắng. Một nhà cứu tế ở Smyrna, trưng bày một con gà thắng trận oai vệ ngả về bên trái và nắm một cành cọ lớn.
Một trận đá gà với bốn con tham gia cùng lúc – một bị chết – được thể hiện trong một bức họa ở thành Pompeii.
Gia cầm được nuôi rất phổ biến. Gà giống nhập khẩu từ Tanagra, Chalcis (cả hai đều ở Hy Lạp) và Medina ở Ba Tư, và được lưu ý đến vẻ đẹp cũng như khả năng chiến đấu.
Hình vẽ một trận đá gà từ tranh khảm tường ở House of the Labyrinth (mê cung), Pompeii.
(Trái) Tượng gà trống vào thời tiền Corinthian, khoảng năm 600 trước công nguyên. (Phải) Tượng gà trống bằng đất nung, có lẽ vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.
Mê tín
Gà được sử dụng để dự đoán kết quả của các sự kiện. Chúng dự đoán kết quả các trận chiến và xung đột dựa vào cách thức mà chúng mổ thức ăn (hay không).
Có một câu chuyện về quan tổng tài Publius Claudius Pulcher vào thời mà ông đang nắm hạm đội tàu chiến La Mã trong cuộc chiến Carthage lần thứ nhất. Ông thua trận trước người Carthaginian, có lẽ vì ông đã bỏ qua điềm xấu khi những con gà cúng tế bỏ ăn. Theo Valerius Maximus, Claudius tức giận và quẳng những con gà xuống biển, ut biberent, quando esse nollent (“để mà chúng có thể uống bởi vì chúng không chịu ăn”).
(Trái) Tranh khảm gà trống, Bảo tàng Quốc gia La Mã (Museo Nationale di Roma) ở Rome, Ý. (Phải) Gà Dorking trống.
Kiến thức của người La Mã
Bên cạnh những vấn đề bạo lực, được biết người La Mã cũng đem lại tiến bộ. Giống gà Dorking được cho là bắt nguồn từ nước Ý vào thời đế quốc La Mã. Một trong những ghi nhận sớm nhất về giống gà này là từ tác giả Columella. Trong cuốn Rei rusticae libri, ông mô tả về giống gà như sau “dáng vuông vức, ngực to và rộng, với đầu to và mào nhỏ dựng đứng… những con thuần chủng nhất có đến 5 móng”. Từ đấy, chúng được người La Mã đem vào nước Anh và được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Chúng xuất hiện trong Triển lãm Gia Cầm Anh lần thứ nhất vào năm 1845.
Columella cho rằng gà mái 5 ngón là chất lượng nhất. Các tác giả Anh đều trích dẫn Columella khi nói rằng Dorking giống gà cổ xưa mà gốc gác bắt nguồn từ thời La Mã. Không chỉ có những con gà chân ngắn mà những con gà có hai lá mồng hay còn gọi là mồng vua (buttercup) và gà đầu xù (crested) cũng tồn tại. Dấu vết của các con gà đầu xù thời La Mã được phát hiện trong các di chỉ ở Anh.
Varro và Columella cung cấp các hướng dẫn về vấn đề nuôi, cho ăn và vỗ béo gia cầm ở Ý; về cách làm nhà nuôi gà mái “gallinaria” và về công việc của người chăn nuôi gà.
(Trái) Gà trống được hiến tế cho thần Mercurius (tức thần Hermes của Hy Lạp), tương tự như cừu và heo. Mercury là vị thần bảo trợ việc mua bán – trong hình này mang một bao tiền ở tay trái và caduceo (cây gậy với hai con rắn) ở tay phải. (Phải) Tiền cổ, tất cả đều được trang trí với hình gà trống.
Công việc của người nuôi gà
Varro là người quan tâm nhất đến chủ đề lai tạo gà, một số thông tin vẫn còn hữu dụng cho đến tận ngày nay, những thông tin khác có nhiều sai sót.
“…Khi gà mái bắt đầu nằm ổ, tổ cần được lót rơm và khi gà đang ấp, cần thay rơm mới vì rận và các loài ký sinh khác khu trú bên dưới và làm gà khó chịu, từ đó làm trứng nở không đều hoặc bị hư. Không gà mái nào nên đẻ quá 25 trứng, cho dù nó có thể đẻ hơn thế. Thời kỳ ấp trứng tốt nhất là vào giữa mùa đông với mùa thu. Do vậy, trứng đẻ trước hay sau thời kỳ này hoặc trứng của gà mái tơ không nên đặt vào tổ, và gà mái ấp không nên quá già, hoặc móng và mỏ quá sắc; gà mái tơ nên được dùng để phối và đẻ trứng hơn là dùng để ấp.
Gà mái một hay hai năm tuổi thích hợp nhất cho việc lai tạo. Nếu bạn muốn dùng gà để ấp trứng công, trứng phải được đặt vào tổ trước trứng gà 10 ngày để tất cả đều nở cùng lúc, bởi thời gian ấp của trứng gà là 20 ngày trong khi trứng công cần đến 30 ngày. Với yêu cầu được ủ cả ngày lẫn đêm, gà mái cần được nhốt kín và chỉ thả ra vào buổi sáng và buổi tối để chúng ăn uống. Người nuôi gà cần đảo trứng sau vài ngày để nhiệt phân bố đều.
Làm thế nào để biết trứng gà có trống hay không? Một số người nói rằng có thể xác định bằng cách thả trứng vào nước, trứng không có trống sẽ nổi trong khi trứng có trống sẽ chìm xuống đáy. Những người cố tìm câu trả lời bằng cách lắc trứng là sai bởi làm vậy sẽ ảnh hưởng đến bào thai bên trong. Tương tự, có người xác định trứng không có trống nếu nó trong suốt khi được soi trước nguồn sáng.
Nếu bạn muốn giữ trứng tươi lâu, bạn nên thả trong muối ăn hoặc nước muối mặn trong ba, bốn giờ. Rồi chúng được vớt ra và giữ trong rơm hay cám.
Cần đặt số lẻ trứng để gà ấp. Người nuôi có thể biết trứng có trống hay không sau khi ấp khoảng 4 ngày bằng cách soi chúng trước nguồn sáng và nếu trứng trong suốt thì nên bỏ và thay bằng trứng khác. Khi gà con ra đời, chúng nên được bắt khỏi tổ và thả chung với gà mái; và nếu vẫn còn sót vài trứng chưa nở thì nên lấy ra và đặt vào ổ trứng đang ấp khác; và không gà mái nào nên chăm hơn 30 gà con bởi vì bầy gà không nên quá đông”.
Palladius không đề cập nhiều đến việc nuôi gà:
“…Bố trí số lẻ trứng để gà mái ấp khi trăng tròn vào các ngày từ 10 đến 15… Rận có thể được loại bỏ bằng cách trộn stavesacre (một loại cây bụi có hoa) với rượu và bitter lupin juice (chiết xuất của một loại đậu phổ biến ở Địa Trung Hải) rồi bôi vào chân lông…”
Bình rượu trang trí hình gà trống của người Corinthian vào thế kỷ thứ 6.
Gallinaria – nhà nuôi gà thời La Mã
Tôi xin trích dẫn Columnella:
“…Sân gà nên được bố trí trong khuôn viên vườn nơi tiếp nhận nắng sớm vào mùa đông; nó phải được liên kết với lò bánh hoặc nhà bếp để lấy hơi nóng sưởi cho gà. Cấu trúc, được gọi là nhà nuôi gà, phải bao gồm 3 ngăn và mặt tiền, như đã nói, phải hướng đông. Hướng này có duy nhất một cửa hẹp ở ngăn giữa; đây là ngăn nhỏ nhất với kích thước khoảng 2 m mỗi cạnh.
…Không được để gà ngủ trên sàn, chúng sẽ bị dính phân khiến gà bị bệnh gút vì phân dính vào các kẽ chân. Để tránh bệnh này, cần bố trí chạc tròn, nhẵn để không làm gà bị thương khi đậu lên. Chạc phải gác qua hai vách đối diện và cách mặt đất khoảng 30 cm, mỗi chạc cách nhau khoảng 60 cm…”
Varro phát biểu như sau:
“…Nếu bạn muốn nuôi bầy 200 con gà, bạn phải chuẩn bị nhiều chuồng nuôi rộng, mặt hướng đông, mỗi cái có kích thước khoảng 3 m (dài) x 1.5 m (rộng) x 3 m (cao). Mỗi chuồng nên có một cửa sổ kích thước mỗi cạnh 90 cm và nên được rào bằng cành liễu để ánh sáng đi qua nhưng ngăn cản loài săn mồi đột nhập làm hại gà…”
Anh lùn và chú gà trống, tranh khảm tại Bảo tàng khảo cổ học ở Naples, Ý.
Kết luận
Không có nhiều đổi thay kể từ thời đế quốc La Mã. Khi tôi còn nhỏ, tức là rất xa so với thời đó, tôi cũng được dạy luôn đặt số lẻ trứng để gà mái ấp. Cứ như là tôi đang sống vào thời La Mã không bằng! Điều tương tự cũng được áp dụng với trứng mới được đẻ sau vài ngày. Để kiểm tra xem trứng có trống hay không, tôi thả chúng vào nước hay tốt hơn là đem soi trước nguồn sáng (ngày nay chúng ta đã có đèn).
Điều may mắn là chúng ta có nhiều công cụ chất lượng và điều kiện tốt hơn so với những gì mà người La Mã có. Nhưng kiến thức của họ vẫn rất đáng khâm phục!
Tranh khảm La Mã vào thế kỷ thứ 1 trước công nguyên thuộc Burrel Collection, Công viên Quốc gia Pollok, Glasgow. Hình ảnh điển hình cho gà trống vùng Địa Trung Hải. Columella sống vào thế kỷ thứ 1 sau công nguyên. Nhưng chúng ta có thể nói rằng tranh được thực hiện theo phong cách mà ông khẳng định sau này trong De re rustica (VIII,2,9) về nguồn gốc giả định của giống gà lơ-go: “gà thả vườn có những lông phớt đỏ và phớt đen trong bộ lông màu đen, mồng linh động và dựng, tích đỏ phớt trắng, treo lủng lẳng như chòm râu ông già”.
Nhà thờ Basilica ở Aquileia, tranh khảm vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên – gà trống và rùa. Một số người cho rằng cảnh này đại diện cho cuộc chiến giữa cái thiện, đại diện bởi gà trống, và cái ác, đại diện bởi con rùa nhưng cũng có nhiều ý kiến khác. Chúng ta chọn tranh này bởi vì có sự xuất hiện của con gà trống, và rõ ràng có dáng của gà rừng.
Relate Threads