Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Lâm Kiệt

Thành Viên
Tham gia
4 Tháng một 2013
Bài viết
480
Điểm tương tác
6
Điểm
18
1049318894_1114454310_574_574.jpg

Chào ace!Chúng ta đã qua 2 topic với số lượng 200 trang, rất cảm ơn anh chị em đã nhiệt tình thảo luận. Mình lập ra topic số 3 này để ace tiếp tục thảo luận. Để ace tiện theo dõi và đỡ mất công tìm kiếm, mình xin chuyển những bài cơ bản ở phần đầu topic số 1 sang đây, cùng với một số thảo luận của ace mà mình cho là có nhiều giá trị thực tiễn nhằm giúp ace mới vào diễn đàn hoặc mới chơi chim tham khảo được thuận tiện.
Chúc ace vui vẻ và thành công!

<------ Bổ sung bài viết ------->
Bài 1
1- HỌA MI TRỐNG MÁI VÀ CÁCH MUA CHIM.
- Mi trống mái: Có một số người nói họa mi trống râu mọc xuôi theo mỏ, họa mi mái râu mọc ngang nhưng mình nghiệm thấy độ chính xác của thông tin này rất thấp. Mỗi bên mép của một con họa mi trống có khoảng 9 đến 15 sợi râu (đấy là nói bộ râu nguyên vẹn của nó, còn khi chiến đấu xong bị rụng bớt thì ít hơn), trong đó có sợi ngắn, sợi dài, sợi mọc ngang,sợi mọc xiên góc từ 30 đến 45 hoặc 60 độ, thậm chí có sợi mọc ngược hẳn về phía sau. Người ta cũng vậy thôi, có người râu rậm, có người râu thưa, có người râu quăn, râu xồm, râu quai nón, râu ba chòm, râu dê, râu chuột, râu vểnh, râu quặp... Họa mi mái râu mọc cũng tơi bời lắm vì thế dựa vào râu để đoán trống mái là rất dễ nhầm. Vả lại khi chúng ta là người mới chơi, tiếp xúc với họa mi còn ít, việc quan sát đầu, mình, mắt, mỏ, chân…còn rất khó nói chi quan sát râu. Ông bán chim cũng không dễ sẵn lòng bắt con chim cầm trên tay để ta ngắm râu cuả nó. Có người lại nói rằng dựa vào vệt đen ở cạnh mỏ chim để đoán trống mái nhưng vết đen này với vệt vàng rất hay lẫn nhau khó mà phân biệt chính xác được ngay cả với người sành sỏi chứ chưa nói người mới chơi.
J)
Vì thế có thể nói không thểnhìn hình dáng mà đoán biết được giới tính của chim họa mi. Người Trung Quốc cócâu: “ Họa mi bất khiếu thần tiên bất chiđạo “, nghĩa là Chim họa mi không hót thì thần tiên cũng không thể phânbiệt được trống hay mái. Cách tốt nhất là chúng ta khi đi mua chim hãy bảongười bán chim thổi còi xùy, hoặc mở điện thoại xùy. Con nào hót là con trốngrồi. Đó là mi trưởng thành. Đối với mi non càng khó phân biệt, thôi thì hênxui, cứ con nào nhanh nhẹn thì bắt và chờ 6 tháng sau nếu nó hót ắt đúng làchim trống.
- Cáchmua chim: Các bậc tiền nhân dạy:”Đi một lần chớ vội mua chim”, nghĩa là muachim không được vội vàng, có thể phải đến ngắm con chim hai ba lần rồi mới muađể tránh việc mua phải chim có tật có lỗi như soi gương, ngoái cổ, lộn cầu…
Tấtnhiên nhiều người ở xa nơi bán chim nên không thể có thời gian đi lại nhiều nhưvậy, hãy bảo người bán chim để riêng con chim mình ưng ý ra một chỗ rồi quansát trong khoảng 1 giờ, lâu hơn càng tốt xem chim có bị tật, lỗi hay không. Nếuphát hiện chim bị soi gương, ngoái, lộn chớ nên mua vì bệnh này hiện nay chưacó cách chữa hữu hiệu.
Chúc ace tìm được con chim ưng ý của mình.
Hôm sau mình sẽ nói về cách làm thức ăn cho michiến, mi hót và mi non.

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Chúc mừng cụ sang nhà mới. Chúc cụ nhiều sức khỏe để viết bài chia sẻ với anh em.
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Bài 2 – THỨC ĂN DÀNH CHO HỌA MI
Thưa ACE!
Thức ăn dành cho chim họa mi là một vấn đề còn nhiều điều chưa được thống nhất, quan điểm từng vùng miền và từng người còn có nhiều điểm khác nhau về loại thức ăn và cách chế biến nhưng tựu chung vẫn gồm hai phần chính đó là cám bột và mồi tươi, tùy theo dành cho đối tượng chim chiến, chim hót hay chim non mà có cách chế biến khác nhau, ngoài ra còn bổ sung nguyên tố vi lượng bằng cách cho ăn khoáng chất. Dưới đây mình xin giới thiệu một vài công thức cám nhằm cung cấp cho các bạn mới chơi chim có được những kiến thức đầu tiên về việc chế biến thức ăn cho họa mi. Sau này các bạn sẽ tự rút ra kinh nghiệm và có thể sáng tạo ra những công thức tốt hơn.

I, Cám dành cho chim chiến
Công thức 1
Gạo trắng (bỏ tấm) 300g
Lòng đỏ trứng gà 5 cái
Lòng đỏ trứng vịt 1 cái
Bột khoáng chất 3 g
Trộn bột khoáng, lòng đỏ trứng gà và trứng vịt đều vào gạo, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ dưới 60 độ C cho đến lúc thấy lòng đỏ trứng trở thành lớp keo khô bọc chặt lấy hạt gạo là được. Đựng gạo đó vào túi nilon kín, chống ẩm cẩn thận, lấy cho chim ăn dần. Công thức này rất được các bạn ở các tỉnh phía nam ưa dùng.
Công thức 2
Cám gạo 200 g (Cám xay giã thủ công)
Ngô mảnh 200 g (Chọn loại ngô vàng xay mảnh nhỏ)
Thịt bò 100 g (Băm thật nhỏ)
Cá khô nhạt 50 g (giã vụn)
Tôm nõn nhạt 30g (giã vụn)
Trứng gà 3 quả ( lấy cả lòng đỏ lẫnlòng trắng)
Trứng vịt 2 quả ( chỉ lấy lòng đỏ)
Bột khoáng chất 5 g
Tất cả trộn đều, sấy nhẹ dưới 60 độ C đến lúc cám khô rời thì được. Bảo quản chống ẩm. Bản thân tôi hay dùng công thức này.
Công thức 3
Cám trứng Ba Vì 500 g (một túi loại cám Nguyễn Công Trứ)
Ngô mảnh 100 g
Thịt bò 200 g (băm nhỏ)
Tôm nõn nhạt 50 g (giã vụn)
Nhộng tằm 100 g (nghiền vụn)
Trứng gà 5 quả
Khoáng chất 10 g
Tất cả trộn đều, sấy nhẹ dưới 60 độ C, bảo quản khô mát cho chim ăn dần.
Ngoài ra còn nhiều công thức khác nữa. Về mồi tươi có thể cho ăn thêm mỗi ngày 10con châu chấu hoặc 7 con Dế hoặc 5 con nhộng tằm…Có bạn cầu kỳ mua cả dái chó,dái gà cắt ra cho ăn nhưng không phải con họa mi nào cũng ăn những thứ đó đâu bạn ạ. Các bạn ở phía nam còn có một đặc chiêu là cho ăn con liêu điêu để chim được hăng. Riêng về sâu quy nhiều người nói là cho ăn chim sẽ bó lông hoặc đau mắt nhưng thực ra sâu quy là thức ăn cực kỳ bổ dưỡng, mỗi ngày cho ăn chừng 20 đến 40 con bằng cọng rơm thi ko sao cả. Chú ý: Nếu cho chim ăn mồi tươi nhiều quá có thể bị ỉa chảy hoặc sưng chân.

II, Cám dành cho họa mi hót
Tất nhiên chim hót mà ăn cám chim chiến thì tốt quá rồi nhưng để cho tiện và kinh tế người ta thường cho chim hót ăn cám trứng Ba Vì thứ thiệt trộn 1% bột khoáng + Mồi tươi. Ở nơi ko mua được cám trứng Ba Vì, có thể cho ăn theo công thức sau:
Công thức 4
Cám gạo hoặc cám cò nhạt 300 g
Ngô mảnh nhỏ 200 g
Thịt bò hoặc thịt lợn nạc 100 g ( băm nhỏ )
Thịt cá rô phi tươi 100 g (Cá rô phi lọc riêngthịt băm nhỏ)
Trứng gà 5 quả (lấy cả lòng đỏ lẫn lòng trắng)
Trứng vịt 1 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
Khoáng chất 10 g
Tất cả trộn đều xấy nhẹ dưới 60 độ C đến khi cám khô rời là được. Cho ăn thêm mồi tươi chút ít.
Công thức 5
Cám trứng Ba Vì 500g = 9 000đ
Ngô mảnh 100g = 1200đ
Đậu xanh 100g = 4 000
Trứng gà 2 quả = 7 000
Trứng vịt 1 quả = 3500
Cám gạo 200g = 14 000
Gan lợn 200g = 12 000
cá con 100g = 5000


III, Cám dành cho họa mi non
Đặc điểm của tất cả các loại chim non là háu ăn và dễ tính, đút cho cái gì là chén cái đó nên thông thường người ta hay đút cho mi non cám cò nhạt trộn nước và một ít mồi tươi là xong. Riêng mồi tươi nếu dùng thịt bò, thịt lợn thái nhỏ thì càng tốt, sau này chim lớn có thể ăn những thứ đó, phòng khi ko kiếm được dế, châu chấu hay sâu quy. Điều này rất lợi cho các bạn ở nơi ko có hàng bán mồi tươi cho chim. Khi đút thức ăn cho chim non, bạn nên để nó trên tay, sau này lớn lên con chim cứ níu lấy tay bạn rất thú vị.
Trên đây là những cách cho ăn rất rất cơ bản ban đầu, chắc chắn nhiều bạn có những công thức tốt hơn, ta nên trao đổi với nhau để rút kinh nghiệm cùng chơi vui vẻ.
Mình nhớ năm 1967 nuôi con họa mi non đầu tiên do một anh bạn người Tày cùng đơn vị mang từ Lạng Sơn xuống cho, lúc ấy là bộ đội lại chiến tranh thiếu thốn, lấy đâu ra những thứ kể trên cho chim ăn,hơn nữa kiến thức về chim đã biết gì đâu. Mình đút cho nó ăn cơm, bánh bột mì luộc và hạt bo bo (hạt mì), thi thoảng vài con châu chấu. Vậy mà chú chim vẫn sống bình thường. Khoảng bảy tám tháng sau tự đứng mổ bột mì luộc chén rồi hót lứu lo đều. Đến mãi khi vào chiến trường năm 1972, tình hình ác liệt quá, mình mới phóng thích nó ở bến phà Long Đại. Con chim bay theo mãi trên đường hành quân. Về sau do bom đạn quá nhiều, nó không theo được nữa.
Chim họa mi là giống nhát nhưng khi đã thuần hóa tốt nhiều năm, nó sẽ rất tình cảm và không muốn xa rời người chủ.
Chúc ACE có được chú họa mi như ý!

Chào thân ái!

<------ Bổ sung bài viết ------->


Bài 3
KHOÁNG CHẤT
Thưa các bạn!
Hiện nay nhiều ace chơi chim chúng ta còn chưa biết dùng khoáng chất cho chim và cũng không coi trọng việc đó. Đó là một cách nghĩ rất sai lầm. Bời vì sự suy giảm thể lực của mỗi con chim theo thời gian là rất chậm nên đại đa số người nuôi chim ko biết đó là bệnh. Con chim ở ngoài thiên nhiên ăn thức ăn rất phong phú và tự điều chỉnh thức ăn cho bản thân, khi sống trong điều kiện nuôi nhốt dù ta có chăm chút thế nào cũng không thể so với khi nó sống tự do bên ngoài được nên thường thiếu rất nhiều chất trong khẩu phần thức ăn mà người nuôi chim không biết hoặc không quan tâm.
Từ năm 1817 nhà điểu học Pháp Louis Vieillot đã nhận thấy có một số chim nuôi trong nhà như họa mi, yến hót (yến kanari),sơn ca… sau mấy năm tự nhiên có con rơi xuống chết. Sau đó ông nghiên cứu và biết rằng những con chim nuôi nhốt trong nhà thường bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên sức khỏe dần dần bị suy giảm, đến một lúc nào đó nó bị đột quỵ do suy tim, suy hô hấp, rối loạn thần kinh do thiếu calcium. Sau này tiến sĩ PaulWalton trong hiệp hội bảo vệ chim hoàng gia Scotland đã khẳng định quan điểm của Louis Vieillot là hoàn toàn đúng. Từ đấy người ta mới đặt vấn đề bổ sung nguyên tố vi lượng cho chim cảnh trong điều kiện nuối nhốt. Mãi đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX Việt Nam ta mới bắt đầu có người chú ý đến vấn đề này, tuy nhiên đại bộ phận người chơi chim ở Việt Nam vẫn chưa biết gì về nó cả. Trong vòng vài ba chục năm gần đây mới có nhiều người biết đến việc này. Đầu tiên là những người nuôi yến hót sinh sản (đúc yến). Khi được bổ sung khoáng chất, yến đẻ đều, yến con ít chết, yến đực chóng căng. Tiếp theo đó là những người chơi họa mi chiến ở Hà Nội. Con họa mi chiến được nuôi đủ khoáng chât có thể lực dẻo dai và gan lỳ hơn rất nhiều vì bộ khung xương của nó cứng vững nên không ngại va chạm. Chim hót có khoáng chất sẽ xung mãn thể lực nên luôn hót gọi bạn. Có một điều đáng tiếc là các bạn biết dùng khoáng chất lại coi đó là một độc chiêu bí truyền nên thường giữ kín không phổ biến rộng rãi cho mọi người.
Vậy khoáng chất cho chim là gì?
Khoáng chất cho chim là một loại bột được chế biến từ một số hợp chất có chứa những nguyên tố hóa học cần thiết cho đời sống sinh lý và cơ thể của loài chim.
Mỗi một loài chim cần có một loại khoáng chất phù hợp với yêu cầu của nó. Có loại rất đơn giản như đối với chim cu gáy chỉ cần cát vàng + đất đỏ với một ít Vitamin B1 là đủ. Có loại rất phức tạp như đối với yến hót Kanari hay Họa mi, chích chòe chẳng hạn. Do ở đây đang nói về Họa mi nên mình đưa ra công thức chế biến khoáng cho chim họa mi.
1- Đất đỏ ba zan 30% (Mình thường dùng loại đất đỏ Tây Nguyên lấy từ Buôn Mê Thuột, rất giầu Oxit sắt, Mg, Phospho, kẽm, Senennium, Brom …rất cần cho cơ thể sống của động vật. Ngoài bắc có đất đỏ Lục Ngạn cũng tốt tuy ko bằng đất Tây Nguyên nhưng dùng được, trong nam có đất đỏ Biên Hòa gần được như đấtđỏ Tây Nguyên).
2- Bột than củi 25% (Tốt nhất là bột than gỗ ổi, nên tránh than xoan và than lim vì có độc tố. Trong bột than có một lượng muối Kaly rất lớn. Nguyên tố này cùng với Natri trong muối ăn điều chỉnh ổn định thần kinh, gắn kết Calci tạo ra kết cấu mô xương làm cho xương cứng vững)
3- Bột đá hoặc bột mai mực càng tốt 20%(Đây là chất giàu Calci, thành phần chính cấu tạo mô xương)
4- Cát đãi sạch 9% (Dùng cát đen đãi sạch nước bẩn, khi nào thấy nước thật trong thì được, đem phơi khô. Trong cát có hợp chất của nguyên tố Silic và nguyên tố Alominhium cung với nhiều nguyên tố khác)
5- Đường Glucoza 8% (Mua ở hiệu thuốc tây. Tăng năng lượng cho chim)
6- Calcium loại viên 400đv (Tỷ lệ loại này3200đv/kg khoáng chiếm khỏang 2%. Mua ở cửa hàng thuốc tân dược)
7- Vitamin B1 5% (mua ở cửa hàng thuốc tây về giã nhỏ ra. B1 có tác dụng ổn định thần kinh, giảm đau và làm tăng cường sự trao đổi chất, tăng cường đào thải các Acid có hại trong cơ thể động vật)
8-NatriClorua 1% (Cái này là muối ăn nhà ai cũng có)

Tất cả tán nhỏ trộn đều với nhau, phơi thật khô, bảo quản chống ẩm tốt có thể để dùng trong nhiều năm không hỏng. Tỷ lệ trộn khoáng vào cám là 1% nghĩa là cứ 1kg cám trộn vào 10g khoáng. Đối với chim chích chòe, sáo, yểng, khuyên và chào mào… dùng khoáng này cũng rất tốt. Riêng đối với chim yến Kanari đẻ công thức hơi khác một chút. Bạn cũng có thể dùng công thức này cho chim yến Kanari đẻ nhưng tăng thêm 10% mai mực.

Dưới đây mình xin giới thiệu nguyên văn một bài khoáng chất khác của ông Việt Chương viết trong cuốn NGHỆ THUẬT NUÔI CHIM HÓT CHIM KIỂNGtrang 207, NXB Đồng Nai năm 1999.

“Tất cả chim nuôi nhốt trong lồng, trongchuồng trại đều phải có khoáng chất, thiếu khoáng, chim sẽgầy còm, sinh sản kémrồi sẽ tàn lụi dần.

Công thức:

Cát…………………………….25phần trăm
Đất đỏ BiênHòa………..25 phần trăm
Thanchết…………………..35 phần trăm
Muốibọt…………………….01 phần trăm
Muốihột…………………….01 phần trăm
Đườngcát………………….01 phần trăm
Vỏhàu……………………….10 phần trăm
Bột cỏcú………………….. 01 phần trăm
Bột camthảo……………. 01 phần trăm

Cát sàng sạch rác rến
Đất đỏ đập nhỏ phơi khô rây bột
Than chết tức than đã chụm rồi giã nát râylấy bột.
(Ba thứ trên bỏ vào chảo rang lên để khửtrùng)
Muối hột đâm nhỏ
Vò hàu nướng lên rồi đâm nhỏ, rây kỹ
Tất cả 09 vị, đem cân theo đúng tỷ lệ củacông thức rồi trộn đều nhau, đem cất ăn dần.
Một lần trộn có thể ăn cả năm
Tránh nơi ẩm ướt.”


CÔNG THỨC KHOÁNG CHO HỌA MI VÀ CÁC LOẠI CHIM RỪNG
(Hiệnđang xử dụng)

1- Đất đỏ Tây Nguyên 30 %
2- Bột than ổi 20 %
3- Bột đá 30 %
4- Cát sạch 9 %
5- Glucoza 5 %
6- Vitamin B1 3 %
7- Calcium 2 %
8- NaCl

Phần bổ sung: Nhân có câu hỏi của bạn Thong.Phạm. Tôi xin trả lời luôn trên đây để ace nào có điều có thể nên áp dụng.
Họa Mi Mộc hỏi
Cháu chào chú Lâm Kiệt!
Sau hơn một năm cháu làm khoáng cho chim ăn theo chế độ như chú hướng dẫn, đúng là chim có đẹp lên rất nhiều, chăm hót hơn và thể lực cũng sung mãn hơn nhưng có điều khoáng cháu làm ra đúng theo công thức của chú nhưng không thấy tốt bằng khoáng mua của chú. Hôm đến nhà chú, cháu thấy chú trộn khoáng với 11 thành phần chứ không phải 8 thành phần như trong công thức, vậy chú cho cháu hỏi là còn những thành phần gì chú giữ bí kíp kg ạ? 3 thành phần còn lại là những thứ gì, chú có thể chia sẻ với chúng cháu được kg ạ?
Cảm ơn chú rất nhiều.

Lâm Kiệt trả lời:
Câu hỏi này hay đấy! Thực ra chú ko giữ bí kíp gì cả, thiếu 3 thành phần đó đúng là chất lượng khoáng giảm đi gần một nửa nhưng nếu công bố đủ 11 thành phần chắc rất ít người muốn làm khoáng vì 3 thành phần còn lại rất khó kiếm, sợ ace nản, mà mục đích của chú là muốn phổ biến để ace ở xa cũng có thể làm khoáng cho chim ăn, dù không tốt lắm nhưng cũng hơn không có. Ba thành phần đó là:
- Long duyên hương 0,3% (là nhớt cá voi tiết ra khi chúng giao phối ngoài biển. Người ta vớt lấy, chế biến làm thuốc yếu sinh lý cho người. Cái này đắt và hiếm hơn cả yến sào, chú phải gửi mua ở Singapo mới có. Có tài liệu viết là Long diên hương và cho rằng đó là chất hình thành trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng…Các tài liệu còn chưa thống nhất về một số điểm nhưng trong y học đông phương đã sử dụng rất lâu rồi. Hiện nay Long duyên hương được dùng trong công nghiệp mỹ phẩm để chế ra những loại nước hoa rất đắt tiền)
- Mật đà tăng 5%, đây là cặn lò nung bạc thủa xưa, là một vị thuốc cổ. Hiện nay việc chế tác bạc đã được hiện đại hóa nên cặn lò bạc rất hiếm, muốn có phải biết chế từ bạc nguyên chất khá phức tạp. Một vài hiệu thuốc bắc có bán mật đà tăng nhưng ko phải là cặn lò bạc mà họ khai thác từ cặn lò rèn sắt nên khá độc, ko dùng được. Chất này chú phải tự chế.
- Lộc giác phấn 15%, đây là bột sừng hươu lấy từ bã cao ban long, phải liên hệ với những cơ sở nấu cao ban long mới mua được. Đây là vị thuốc trợ thận và bồi bổ thể lực, cung cấp calxi rất tốt.
Vì nó phức tạp như thế nên chú ko đưa vào công thức, ace nào có điều kiện nên thêm vào nhưng cần lưu ý khi có thêm ba chất này, các chất khác phải điều chỉnh cho có tỷ lệ phù hợp.
Chúc cháu và mọi người thành công!

Hôm sau mình sẽ giới thiệu bài 3bis để ace hiểu sâu về tác dụng của các nguyên tố hóa học đối với cơthể sống của động vật nói chung và của chim nói riêng.
Chúc các bạn có được những chú chim như ý
Chào thân ái!
<------ Bổ sung bài viết ------->


Bài 3 bis
(Bàiđọc tham khảo)

SỰ CẦN THIẾT CỦA KHOÁNG CHẤT VỚI CƠ THỂ ĐỘNG VẬT

I- Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng
Trong cơ thể mọi đông vật đều chứa hai phần là nguyên tố đa lượng và nguyên tốvi lượng.
-
Nguyên tố đa lượng: Cacbon, Oxy, Hydro,Nitơ, chúng là thành phần cơ bản tạo nên nước, protein, xương, cơ (hay còn ở dạng chất đạm, chất đường và chất béo -chúng có thể coi là các hợp chất hóa học hữu cơ) trong cơ thể động vật, các nguyên tố đa lượng này chiếm 96% trọng lượng cơ thể.
-
Nguyên tố vi lượng: Có khoảng 4%trọng lượng cơ thể động vật là các chất hóa học vô cơ (khi cơ thể động vật bị đốt cháy hoàn toàn chỉ còn lại các chất này, sẽ đọng lại thành tro). Hay còn được gọi là các khoáng chất. Trong số đó có một số nguyên tố là thiết yếu và cần thiết cho cơ thể sống nhưng chúng lại chỉ chiếm lượng nhỏ, chúng thường hay được gọi là các nguyên tố vi lượng (hay còn gọi là vi khoáng).
Vi lượng tố, còn gọi là nguyên tố vi lượng, là những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ,cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho sự sống. Chúng phải được đưa vào cơ thể đều đặn. Lượng cần dùng hằng ngày của mộtcơ thể sống khỏe mạnh ở vào khoảng từ một vài trăm micrôgam (cho selen và asen- thạch tín) cho đến một vài miligam (sắt và iốt).
Những nguyên tố:canxi,magiê,natri,clo,lưu huỳnh và phốt pho.Chúng phải được đưa vào cơ thể với số lượng lớn hơn (cho đến vài trăm miligamhằng ngày).
Các chất nói chung được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu (cần thiết cho cuộc sống) là:asen,crôm,sắt,flo,iốt,côbal,đồng,mangan,molypđen,selen,vanađi,kẽm và thiếc.Các nguyên tố sau đây nói chung không được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu hoặc là chức năng của chúng chỉ mới được phỏng đoán:bari,bismut,bo,liti,kền(niken),thủy ngân,rubiđi,silic(silicon),stronti,telua,titan vonfram(tungsten).
Thiếu vi lượng tố có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra nhiều bệnh: thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu (thiếu hồng huyết cầu trong máu), thiếu kẽm ảnh hưởng đến các hoóc môn tăng trưởng, thiếu iốt gây ra bệnh bướu cổ, thiếu kẽm có thể gây ra vô sinh…

II- Tác dụng cụ thể của 16 nguyên tố hóa học quan trọng nhất trong cơ thể sống
1. Sắt: rất cần thiết để hình thành hemoglobin trong hồng cầu. Nó là thành phần của nhiều enzyme.
Thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, da nhợt nhạt,mệt mỏi, khó thở, giảm sức đề kháng. Sắt là yếu tố vi lượng cổ xưa nhất được nghiên cứu. Mặc dù hiện diện trong cơ thể sống với một lượng rất nhỏ nhưng nó rất cần thiết cho sự sống:
- Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi về tất cả các cơ quan.
- Nó tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin,sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ oxy của cơ.
- Sắt bị oxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp, sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng oxy hóa. Do đó,thiếu sắt sẽ đưa đến giảm năng lượng.

- Hậu quả của thiếu Sắt là thiếu máu, nhưng triệu chứng thiếu Sắt thường xuất hiện trước vì thiếu máu đôi khi được chịu đựng tốt nên nó diễn ra từ từ.
- Suy nhược, mệt mỏi.

- Khó thở khi gắng sức, hồi hộp.

- Chậm phát triển thể chất.

- Sức đề kháng với nhiễm trùng rất kém.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của da, lông và móng như: da sần sùi, lông vàmóng dễ gãy rụng, móng mất độ bóng.
Trong các điều tra về nhu cầu dinh dưỡng của các tổ chức thế giới, người ta xác định rằng: thiếu Sắt là trường hợp thường hay xảy ra. Có 4 trường hợp thiếu máu hay gặp:
+ Thiếu từ nguồn đưa vào
+ Thiếu do mất sau khi bị chảy máu. Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp chảy máu cấp, chảy máu ít nhưng âm ỉ kéo dài hoặc bệnh ký sinh trùng cũng làm mất một lượng Sắt trong cơ thể.Tất cả các trường hợp đó đều phải tăng nhu cầu cho phù hợp.
+ Thiếu do kém hấp thu: Nếu thường xuyên ăn các thức ăn chứa nhiều chất ngăn cản sự hấp thu Sắt như: sữa, phomat, lòng đỏ trứng…
+ Thiếu sử dụng: xảy ra do rối loạn tổng hợp hemoglobin, do thiếu pholat.

2. Zn (Kẽm): Có khoảng 100 loại enzyme cần có Kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Tỷ lệ kẽm trong cơ thể sống chiếm khoảng 4 đến 5/100000, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, tinh hoàn, da,lông và móng.
Mất đi 1 lượng nhỏ Kẽm có thể đực sút cân,giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Cơ thể cái thiếu kẽm sẽ dẫn đến úng trứng, lưu thai… Cơ thể non thiếu Kẽm đưa đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da,giảm khả năng đề kháng, …
Kẽm còn cần thiết cho thị lực (chim có thị lực phát triển cao nên rất cần có kẽm). Kẽm còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật, kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để tổng hợp tế báo mới,tăng liền sẹo.
Bạch cầu cần có Kẽm để chống lại nhiễm trùng và ung thư.

3. Magne
+ Duy trì Canxi, giúp cơ thể sử dụng tốt Canxi.
+ Góp phần chống bệnh động mạch vành và chứng loạn nhịp tim, do nó có vai trò như một chất mang chủ động các ion điện tích qua màng tế bào một cách dễ dàng.
+ Tham gia khoảng 300 phản ứng enzyme trong cơ thể sống.
+ Cùng Phốt pho và Canxi tham gia quá trình tạo xương, là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương.
+ Tham gia vào các thành phần của cơ bắp, dịch cơ thể và các mô mềm như tim,thận.
+ Giúp chuyển hóa hydrat car bon, protein vàchất béo thành năng lượng
+ Tham gia vào các hoạt động giãn và co cơ cũng như sự dẫn truyền thần kinh
+ Tham gia điều hòa thân nhiệt, quá trình thông khí ở phổi (rất quan trọng đối với chim)
Thức ăn tự nhiên chứa nhiều Magné (các loại quả hạch như: lạc, điều, đậu nành…;rau, hạt nguyên cám, hải sản, rau xanh sẫm…).Thiếu hụt Magné sẽ ảnh hưởng tới tất cả các mô trong cơ thể, đặc biệt là tim,thần kinh và thận ( Chim thiếu Magne rất dễ bị ngoái cổ).
Tuy nhiên ko thể sử dụng nhiều nguyên tố này vì dễ gây ngộ độc.

4. Mangan: góp phần quan trọng vào sự vững chắc của xương. Mangan còn cóvai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng insulin trong cơ thể.

Nghiên cứu trên súc vật cho thấy, nếu khi mang thai mà thiếu Mangan thì đẻ con ra sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển không đều của bộ xương , thần kinh bị mắc chứng bệnh không phối hợp cử động điều hòa được,một bên màng nhĩ trong tai bị hóa xương, biến đổi di truyền màu, da lợt màu, lá lách teo nhỏ.

5. Đồng: là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động thực vật bậc cao, nó được tìm thấy trong 1 số loại enzyme. Khoảng 90% Đồng trong máu kết hợp với chất đạm Ceruloplasmin và được vận chuyển vào trong tế bào dưới hình thức thẩm thấu và một phần nhỏ dưới hình thức vận chuyển mang theo chất đạm.Phần lớn Đồng được bài tiết theo mật qua đường phân cùng với lượng Đồng không thẩm thấu được vào máu.

Đồng cần thiết cho chuyển hóa Sắt và Lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo trì màng tế bào hồng cầu,góp phần tạo xương và biến năng Cholesterol thành vô hại.Các nhà khoa học cho rằng Kẽm cùng với Molypden là cạnh tranh về phương diện hấp thu với Đồng trong bộ máy tiêu hóa, vì thế việc ăn uống dư thừa 1 chất này sẽ làm thiếu hụt chất kia. Từ đó chúng ta thấy rằng việc chế biến thức ăn cho người, gia súc,gia cầm cần phải cân nhặc tính toán một cách rất khoa học, ko thể tùy thích theo cảm tính được.

6. Coban: Cơ thể thiếu Coban có những biểu hiện đầu tiên là cảm giác mệt mỏi, thần kinh làm việc thiếu tập trung và thiếu máu. Coban kết hợp với Mangancó tác dụng rất tốt đối với các triệu chứng đau nửa đầu ở người.
Cho vào trong đất một lượng nhỏ từ 0.13mg –0.30mg Coban trên 1kg đất sẽ làm tăng sức khỏe của những động vật ăn cỏ ở vùng đất đó.
Coban là một thành phần trung tâm của vitamincobalamin hoặc vitamin B12, có trong sô cô la, tôm, cua, 1 số quả khô, hạt códầu. Trong trái cây và rau đậu không có Coban, những người ăn chay trường sẽ bị thiếu Coban, sau 3-6 năm sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh.

7. Molypden: Có vai trò cần thiết trong quá trình cố định đạm của cơ thể sống.

8. Vanadium:được phân bố nhiều hơn ở thận và xương, cần thiết cho 1 sốenzyme. Có vai trò trong việc tạo sắc tố của máu cùng với sắt. Điều hòa việc bơm Na+ và K+ trong tế bào, giúp cân bằng điện giải trong và ngoài tế bào .Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện khả năng kiểm soát Glucose, chất có vai trò quan trọng trong việc khử các gốc tự do thừa, đồng thời Vanadium cũng đóng vaitrò thiết yếu trong cơ chế khử độc bằng cation.

Vanadium ngăn không cho sản xuất quá nhiều Cholesterol, giảm sự lắng đọng Cholesterol trong động mạch.

9. Niken: Có tác dụng kích thích hệ gan-tụy. Giúp làm tăng hấp thu Sắt.Nikencó thể thay thế cho các yếu tố vi lượng trong việc đảm bảo hoạt tính củanhiều enzyme.

10. Bo: Tồn tại trong nước, phần nhiều ở dạng axit boric. Nguyên tố này giúp điều hòa các kích thích tố gây nên bệnh loãng xương, giúp làm giảm loãng xương và phòng ngừa loãng xương.


11. Asen: Đây là một độc tố rất mạnh (thạch tín) nhưng cơ thể ko thể ko có nó vì nó có vai trò diệt khuẩn và lưu thông máu. Thiếu Asen cơ thể sống sẽ ko thể chống lại những bệnh do nhiễm trùng và dễ bị tắc nghẽ huyết quản. Tuy nhiên nếu quá liều lượng sẽ gây ngộ độc rất nguy hiểm.

12. Brom: Làm trấn tĩnh hệ thần kinh, điều tiết tác dụng và hoạt động của thần kinh trung ương.


13. Selen: Giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tim.Trong võng mạc mắt, người ta nghiên cứu và thấy rằng chim ưng tinh mắt nhờ nồng độ Selen trong võng mạc cao gấp hàng trăm lần người. Selen cũng được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc với vai trò như một chất chống oxy hóa cùng với vài loại vitamin,ngoài ra nó được sử dụng trong một số thuốc bổ mắt, giảm sự thoái hóa của hoàng điểm. Selen kết hợp với Asen là một loại thuốc độc cổ truyền của phương đông,đó là thạch tín.

14. Flour
(F): Rất cần thiết cho xương của động vật đã già, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa thiếu máu.

15. Crom:Thiếu Crom sẽ liên quan đến sự hạ đường huyết, làm chóng mặt,cồn cào, loạn nhịp tim . Lúa, thịt, men bia, phomat có nhiều Crom.

16. Bạc
(Ag): Nguyên tố bạc có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn.

Bài sau mình sẽ nói về thuần hóa mi mộc.
Chúc ace vui vẻ và may mắn!


Bài 4
THUẦN HÓA CHIM HỌA MI MỘC

Thuần hóa chim nói riêng và động vật nói chung là một công việc ko thể nóng vội, nó cần nhiều thời gian và đúng cách thức sẽ đem lại kết quả tốt. Vì thế các bạn mới chơi chim cần phải kiên nhẫn.Bạn nào nóng tính thì phải tập nhẫn nại kiên trì, thế mới có câu: “Trước khi tập cho chim phải tập cho người”.
1-Giai đoạn vào cám.
Giai đoạn này ko mất nhiều thời gian, chỉ cần ba ngày đến một tuần là đủ. Hơn nữa các bạn ở đồng bằng và thành phố thường mua chim ở hiệu về chơi nên chim đã được vào cám rồi. Điều đó rất thuận lợi, ko cần phải quan tâm đến giai đoạn này.
Trường hợp chim mới bẫy về hoặc mua của người mới bẫy về, nó chưa biết ăn cám, bạn có thể làm như sau:
Chuẩn bị sẵn một lồng có đặt đủ nước, cóng cám, cóng mồi tươi có sẵn chừng 15 con sâu quy hoặc 5 con dế hoặc 5 con châu chấu (đừng cho nhiều nhé), phủ kín áo lồng rồi đặt ở nơi thật vắng người.Khoảng bốn năm tiếng đồng hồ sau nhẹ nhàng hé áo lồng xem chim ăn thế nào. Nếu mồi tươi đã hết mà cám lại vãi rải rác xung quanh lồng là quá tuyệt vời. Như vậy chứng tỏ chim ăn mổi tươi ko đủ no, đã chấp nhận ăn cám. Trường hợp mồi tươi hết mà cóng cám nguyên vẹn thì tạm thời ko cho thêm mồi, cứ dậy kín lại đến cuối ngày mới kiểm tra lại, nếu cóng cám vơi đi là tốt rồi, còn cóng cám vẫn nguyên thì cho thêm mồi tươi chừng dăm con châu chấu là được để chim ko bị chết đói qua đêm. Hôm sau nên cho chim ăn muộn một chút chừng 9h sáng là vừa, vì sáng ra chim đói sẽ phải ăn cám, lúc 9h cho mồi tươi vào để bổ sung dinh dưỡng cho chim và làm lại như ngày hôm trước. Cứ như thế chừng 3 đến 5 ngày là chim chịu ăn cám, lâu lắm đến một tuần là cùng. Như vậy là ta đã chuyển được thói quen ăn thức ăn hoang dã của một con chim sang chế độ ăn thức ăn nhân tạo. Việc này coi như xong.
2-Giai đoạn thuần chim.
Giai đoạn này cần thời gian từ 8 tháng đến một năm tùy theo từng con chim và có 2 trường là thuần chimcó mái và thuần chim không mái.
A- Thuần chim có mái
Con mái yêu cầu phải thật thuần, có tuổi lồng trên hai năm, biết ghẹ trống càng tốt. Chọn một góc tường ở sân không đông người quá, cũng đừng vắng quá để đặt lồng chim trống bổi. Lồng chim trống đặt cao chừng nửa mét đến một mét, phủ áo kín chỉ để hở phần cửa lồng quay sang phía chim mái.
Lồng chim mái đặt cách lồng chim trống khoảng 1m đến 1,5m, thấp hơn lồng chim trống 0,3m là tốt nhất và để hở hoàn toàn (không phủ áo lồng).
Hàng ngày vào lúc 13h00 đến 13h30 tắm cho chim mái trước. Lồng tắm đặt sao cho chim trống nhìn thấy chim mái tắm để nó bắt chước.
Khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau mang chim mái ra xa khuất hẳn chừng vài giờ. Chim mái nhớ trống sẽ xùy và chim trống sẽ hót trả lời hoặc ngược lại chim trống hót gọi trước và chim mái xùy để trả lời.Sau đó lại cho hai chim về vị trí cũ để chúng ghẹ nhau. Cứ như thế 3 đến 5 ngày một lần tách chim cho chúng gọi nhau. Sau chừng 45 ngày cho lồng mái cách xa ra khoảng 4 đến 6 mét nhưng vẫn để trống nhìn thấy và làm như trên. Áo lồng chim trống vén rộng dần ra. Chừng 180 ngày có thể bỏ hẳn mái đi chỗ khác, chim trống bắt đầu dạn người. Đến 240 ngày chim trống đứng lồng tạm được rồi. 300 ngày Chim trống đứng lồng không nhảy nữa, có thể mỗi ngày tắm xong thì bỏ hẳn áo lồng đến tối mới khoác vào. 360 ngày là việc thuần một con chim đã hoàn toàn thành công.
Nhớ tắm đều cho chim, ngày nào cũng vậy.Rét 10 độ chim vẫn tắm nhưng cho nó tí nước âm ấm. Năng cho tắm chim mau thuần hơn.
B- Thuần chim không mái
Thông thường người nuôi chim chiến mới cần đến mái còn những người nuôi chim hót ít khi nuôi mái. Có mái chim mộc đỡ nhảy hơn và mau thuần hơn. Không có mái việc thuần chim sẽ lâu hơn một chút.
Chọn một góc tường ở sân nơi thỉnh thoảng có người qua lại nhưng đừng gần quá, đặt hoặc treo lồng chim cao chừng 1m, áo lồng phủ chỉ để hở một ít quay ra phía có người qua lại. Nên tránh việc có người cầm gậy gộc, cây lau nhà, chổi cán dài khua khoắng gần nơi đặt chim làm chim sợ nhảy tứ tung, lông lá tan nát, mặt mũi vỡ be bét máu me.
Hàng ngày tắm cho chim vào lúc 10h30.Trong khi chim tắm thì đem lồng ra chỗ khác làm vệ sinh, tiếp thêm nước và cám.
Chừng vài ba giờ một lần cho nó vài con mồi tươi là đủ vì cám làm theo công thức trên đã nhiều đạm lắm rồi, nếu nhiều mồi tươi quá chim có thể bị ỉa chảy. Khi cho môi tươi hay mọi động tác phục vụ khác đều phải rất nhẹ nhàng, không làm chim sợ hãi đột ngột. Dùng cái panh kẹp gắp mồi tươi nhẹ nhàng đưa vào cóng mồi. Khi phát hiện chim thay lông, nên choăn tăng khoáng chất lên gấp rưỡi để quá trình thay lông được nhanh.
Một tháng sau vén rộng dần cửa áo lồng. Khoảng 3 đến 5 ngày dùng còi xùy, điện thoại hay máy tính xùy cho chim hót một lần vào buổi sáng lúc 9h00 đến 9h30 hoặc lúc 16h00 đến 16h30. Những con tự hót được thì không cần xùy kích. Tuyệt đối tránh kích xùy nhiều. Xùy vô tội vạ sẽ rất hại chim.
8 tháng có thể bỏ áo lồng sau khi tắm, đến tối khoác lại. Một năm chim đứng lồng. Một năm rưỡi thì chim thuần lắm rồi, có thể xách đi chơi được.
Mình nhắc lại bí quyết muôn thủa của việc này là kiên nhẫn.
Chúc các bạn vui vẻ và thuần được những con chim tuyệt vời.
Bài sau mình sẽ nói về một số bệnh mà họa mi thường mắc và cách phòng chữa.
Bạn nào có cách khác tốt hơn thì cứ phát biểu để ace cùng chơi nhé.
Chào thân ái!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Bài 5
MỘT SỐ BỆNH HỌA MITHƯỜNG MẮC
Thực ra mình thấy chim họa mi là giống rất ít mắc bệnh, tuy nhiên nếu chế độ chăm nuôi không đúng cách chim có thể mắc mộtvài bệnh như sau
1-Bệnh ỉa chảy
Nguyên nhân, triệu chứng: Có nhiều nguyên nhân để chim mắc chứng ỉa chảy. Muốn điều trị tốt cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
+ Thông thường nhất của chim họa mi là do chủ nhân ko nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim, cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc trong cám có nhiều chất đạm quá không tiêu hóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột, thải ra độc tố là chim ỉa lỏng, phân trắng như bột gạo kèm theo chất nhày của niêm mạc ruột.
+ Chim ăn phải thức ăn quá cũ, ẩm mốc dẫn đến ngộ độc Aflatoxin hoặc Micotoxin dẫn đến đi ỉa nước, cai lẫn lộn kèm tho chất nhày của ruột
+ Nhiếm khuẩn đường tiêu hóa…
Điều trị: Việc đầu tiên là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho ăn mồi tươi, chỉ cho ăn cám cò nhạt nếu chim bị nhẹ sẽ tự khỏi.
Trường hợp nặng hơn: Hiện nay hàng chim nào cũng bán viên thuốc điều trị ỉa chảy của Trung Quốc. Thuốc này hòa với nước cho chim uống bệnh thường khỏi nhanh nhưng sau đó con chim thường mất sức trong một thời gian dài, hãy đến cửa hàng thuốc thú y mua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm của Việt Nam về hòa với nước cho uống trong 3 đến 4 ngày chim sẽ khỏi. Trường hợp chim ngộ độc nặng quá có thể tiêm Atropin (thuốc của người)với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da.
Bản thân mình hay dùng viên Écefuyril(thuốc của người) do Pháp sản xuất màu vàng, đóng 14 viên /vỉ. Loại này hơi đắt tí nhưng rất tốt, Vị hơi ngọt, không mùi, màu vàng chuyên để giải độc tiêu hóa và ỉa chảy. Thuốc mua về lấy ra hai viên, rút vỏ dốc bột màu vàng vào cóng cám cho chim tự ăn, vài ba ngày là khỏi.
Đồng thời làm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng mỗi ngày một lần sau khi làm vệ sinh.
2-Bệnh khàn tiếng.
Nguyênnhân: Chim bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản
Điều trị: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào nửa bắt nước lã sau một đêm, gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiêng hot sẽ phục hồi dần.
3-Bệnh đau mắt
Thỉnh thoảng có con chim bị đau mắt do nhiễm khuẩn. Có người cho là do ăn nhiều sâu quy nên đau mắt. Mình không nghĩ như vậy vì mình cho chim ăn sâu quy thường xuyên nhưng chưa có con nào bó lông hay đau mắt nhưng mấy ông bạn thì có chim đau mắt rồi và nhờ mình chữa. Rất đơn giản là mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mối ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con nào cũng khỏi cả. Bệnh này xuất hiện ở chim cu gáy nhiều hơn họa mi.
4-Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông…
Một số chim tự nhiên rơi xuống ngắc ngoải nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Năm 1995 mình bị một trường hợp như vậy. Khi thấy con chim đang đậu trên cầu, tự nhiên rơi xuống sàn lồng, cánh vỗ vật vờ, mỏ ngáp chầm chậm. mình vội bắt ra ủ ấm và dùng viên Ampicilin trộn bột đút cho ăn vì mình nghĩ có thể có vi trùng nên dùng kháng sinh (Sau này mới biết là sai lầm). Đồng thời ngay lúc ấy mình hòa đường Glucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường, đặt vào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Sau này do đọc nhiều tài liệu mới biết là nó thiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Chính mấy giọt đường Glucoza đã cứu nó thoát chết. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cũng là thiếu nguyên tố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.
Còn bù đầu như bạn HuyensonKT nói thì không phải là bệnh mà là một tính cách không chữa bằng thuốc được. Chỉ có thể nuôi cho nó thật khỏe, thật căng lên, luyện tập va chạm thật dạn dày không biết sợ hãi nữa là “tóc” không dựng lên thôi.
Đó là một ít kinh nghiệm mình đã từng trải,chẳng biết có giá trị gì hay không nhưng cũng xin cống hiến ace.
Bạn nào có kinh nghiệm hay hơn, ta cùng trao đổi nhé.
Chúc ACE chơi vui vẻ.
Chào thân ái!


Bài 6
DỤNG CỤ NUÔI CHIM
1-Lồng chim
Trước giờ chúng ta thường nuôi mi trong lồng chân gạch do thợ làng Vác sản xuất. Với đường kính lồng trống D=38 Cm có sàn chiến, lồng mái D= 36 Cm không có sàn chiến. Từ mặt đất đến mép cửa lồng phía dưới là 16,5Cm, dung sai + 3 mm. Kích thước này rất quan trọng và đồng đều độ cao để khi đặt hai cửa lồng chim chiến vào với nhau không bị quá chênh lệch gây thiệt thòi cho một phía. Ngoài ra cửa lồng tắm cũng làm với kích thước như vậy nên tính đồng bộ cao trong sử dụng. Mấy năm gần đây có loại lồng thổ nhỏ với đường kính D= 32 Cm. Loại lồng này gọn và chắc chắn rất phù hợp chơi họa mi hót.
Khi mua lồng mới về không nên dùng ngay, mà nên quét đẫm một lớp dầu luyn (Luyn thải từ xe máy ra cũng được), sau đó đặt lồng vào một túi nilon lớn, buộc túm chặt phía trên lại treo lên chừng 3 tháng để các phân tử dầu ngấm vào thớ trúc. Lúc ấy lấy xuống rửa sạch bằng xà phòng rồi phơi khô kiệt. Dùng sơn Pu trong suốt phun đều lên một lớp. Một giờ sau sơn khô cứng, khi đó mới lắp đồ và thả chim vào. Nếu làm được công đoạn ủ dầu này tốt thì chiếc lồng có thể dùng mấy chục năm ko bị mọt hỏng. Mình có một cặp lồng chiến làm như vậy, dùng từ năm 1996 đến nay vẫn chưa hề suy suyển gì.
Chú ý khi lồng không nuôi chim nên rửa thật sạch, treo lên và cửa lồng luôn mở để chuột không cắn nan lồng.
2- Cầu đứng
Đây là một chi tiết đơn giản, chỉ là một thanh gỗ bắc ngang qua theo chiều đường kính của lồng để chim đứng. Nhiều người hay dùng cầu tiện rất cầu kỳ nhưng thực ra không tốt vì nó xa cách với cành cây tự nhiên quá.
Tốt nhất là dùng cầu Xien. Cầu này thường nhập của Trung Quốc. Chữ Xien theo cách phát âm của người Trung Quốc có nghĩal à Tiền, chắc là để đối với cây Gạo của tiếng Việt. Cây Xien nhiều người nhầm với cây gạo vì nó có ngoại hình rất giống nhau, gai góc cũng như nhau nhưng cây xien thẳng hơn nhiều. Bên Trung Quốc người ta gieo hạt xien trên từng bãi đất rộng khá dày nên khi mọc lên chúng rất thẳng. Đến khi cây có đường kính từ 2,5đến 3,5 Cm thì chặt hàng loạt đem bán để làm cầu cho chim đứng. Người Trung Quốc cho rằng gỗ xien sinh nhiệt nên chim đứng ấm chân. Khi làm cầu cho chim cần róc bỏ phần đầu nhọn của gai. Ở Hà Nội có nhiều cửa hàng chim nhập về bán,mình dùng thấy đúng là rất tốt. Nếu không có gỗ xien nên dùng một đoạn gỗ thường như cành liễu, cành la hán, cành ổi, cành gạo tương đối thẳng… làm cầu cho chim đứng cũng tốt (Không nên dùng gỗ xoan). Cầu đặt trong lồng phải chắc chắn, không xộc xệch long lay.
3-Nón mài mỏ
Mỏ trên của chim họa mi có một cái chấu nhỏở phần đầu nhọn. Chấu này nhỏ thì tốt nhưng có con chấu khá dài và to. Mình thấy có bạn đã bắt chim ra lấy kéo cắt sửa khá là thô bạo làm chim sợ. Nên dùng cát vàng sạch trộn với xi măng nặn thành chiếc nón nhỏ có góc ở đỉnh là 55 độ, sao cho nón ấy đặt lọt vào cóng cám. Khi xi măng khô đặt nón ấy vào cóng rồi rắc cám đều xung quanh. Con chim mổ cám ăn bất cứ phía nào cũng tự động mài chấu mỏ. Chỉ một tuần là mỏ nhọn hoắt. Khi đó cất nón xi măng đi, khi nào chấu phát triển lại thì cho vào làm như trước. Đơn giản hơn thì làm nón lõm nghĩa là khoét một lỗ hình nó ngửa trên khối xi măng cắt vàng, để thật khô, cho cám vào, chim ăn chỉ mấy ngày là mỏ đẹp ngay. Mời các bạn xem hình và lược đồ nhé.
4-Lồng cát
Lồng cát là để cho chim nhảy mài móng. Những con chim có móng dài chừng 1 cm trở lại là quá tốt rồi ko phải mài nhưng có con móng rất dài, nếu để nguyên có thể vướng vào khe nan lồng làm gẫy móng, bật móng. Mình cũng đã thấy có bạn bắt chim ra cắt ngoéo đi, có bạn quấn giấy ráp vào cầu cho chim mài móng. Nên có một cái lồng chuyên dùng đường kính chừng 60cm, đáy kín có vành lên như một cái khay. Vành phải cao 7 đến 10cm. Trong lồng đặt đủ nước và thức ăn như bình thường nhưng không đặt cầu mà đổ cát vào khay dày chừng 5 cm. Chim không có cầu đứng nên nó nhảy trên cát chỉ 30 đến 35 ngày là móng cùn ngắn lại chỉ còn trên dưới 1cm.

Các bạn thân mến!
Mình đã trình bày với các bạn 6 bài cơ bản cần có cho người mới chơi họa mi. Đó là những kiến thức không dám nói là tối ưu nhưng chắc chắn là sự cần thiết tối thiểu để giúp các bạn đỡ bỡ ngỡ khi bước vào sân chơi này. Vì kiến thức có hạn nên khó tránh khỏi sai sót mong các bạn lượng thứ và góp ý để cùng nhau chơi vui.
Từ hôm sau chúng ta có thể cùng nhau nói chuyện vui vẻ sang cả đề tài khác cũng được. Bạn nào có ý kiến hoặc thắc mắc,có thể trao đổi ngay trên Topic này hoặc vào số điện thoai hay Email của mình nhé.
Thân ái chào các bạn!

<------ Bổ sung bài viết ------->


Bài 7 MỘT SỐTHUẬT NGỮ VỀ CHIM HỌA MI

Phân loại chim.
Chim mộc (chim bổi):Chim mới bị bẫy được trong rừng, rất nhát.
Mộc dở:Chim đã được nuôi khoảng 10 tháng trở lại.
Chim thuần: Chim được thuần hóa từ một năm trở lên, đã đứng cầu ổn định.
Chim thuộc: Chim được nuôi trên 2 năm trở lên, đã rất thuần, ko sợ người.
Chim non (oa sồ): Chim chưa biết bay,chưa biết tự ăn, bắt từ trong ổ và cho ăn bằng cách đút mồi.
Chim tơ:Chim chưa đẻ, chưa đạp mái.
Chim già:Chim đã sinh đẻ dù chỉ một lần.
Chim bị đè: Chim sợ tiếng hót cảu chim khác không dám hót nữa.
Ngũ trường:mỏ, thân, cánh, chân, đuôi dài.
Ngũ đoản:mỏ, thân, cánh, chân, đuôi ngắn.
Tam thiết:mỏ, mắt , chân có màu đen.

Phần đầu chim
Trấumỏ:phần mỏ trên dài hơn mỏ dưới như hạt trấu dính ở điểm chót cùng của mỏ trên,chùm lên mỏ dưới.
Đoảnđại mỏ: Mỏ ngắn nhưng to rất thích hợp cho chim chiến.
Hoa đầu (miến đầu ): Các vệt dăm đen trên đầu. Nhiều người cho rằng hoa đầu dày là chim nhát. Mình thấy ý kiến này chưa hẳn đã chính xác vì có con hoa đầu rất nhiều nhưng đánh hay và gan lì ghê gớm.
Đầu xà:Đỉnh đầu bằng hơi lõm xuống và hơi bạnh ra hai bên.
Phương đầu (đầu vuông): Đầu to, hai bên thành song song nhau,đỉnh đầu phẳng song song với hàm. Nếu cắt một thiết diện thẳng vuông góc với trục đối xứng của đầu đi qua hai mắt ta được một thiết diện vuông
Đầu tiêm: Đầu nhỏ hình quả táo, sống mặt thẳng với sống mỏ. Đầu này kết hợp với mắt to là biểu hiện chim nhát chỉ chơi hót chứ ít khi chơi chiến.
Mắt treo: Mắt méo mà dài kéo xếch lên về phía sau.
Điểm đóng mắt:Vị trí tương đối cảu mắt trên thành đầu. Nếu vị trí đong mắt lệch lên trên về phía đỉnh đầu gọi là mắt đóng cao, ngược lại là mắt đóng thấp.
Sa nhãn (cát mắt): Là những chấm nhỏ xíu quanh đồng tử, chỉ khi nào chim thật căng,mắt hơi lồi ra mới có thể quan sát thấy nhưng cung phải rất tinh và có kình nghiệm mới quan sát được.
Quầng mắt:Phần da bao quanh mắt thường có màu xanh lam,xanh lam nhạt, xanh lục hay lục nhạt
Chỉ mắt: Là phần lông rất mịn, mau trăng tuyết viên quanh quâng mắt rồi kéo dài ra phía sau.
Chỉ thẳng:Vệt chỉ trắng thẳng ra phía sau.
Chỉ vểnh ( chỉ xếch ): Đuôi chỉ vểnh lên rất đẹp thường được ưa chuộng vì cho rằng có khả năng chiến đấu tốt và tính thẩm mĩ cao.
Chỉ cụp (hạ vĩ chỉ): Đuôi chỉ cụp xuống, những người khó tính thường ko chọn loại chim có chỉ mắt kiểu này.
Thanh chỉ (chỉ mảnh): Vệt trắng rất mảnh.
Phì chỉ (Chỉ đậm): Vệt trắng đậm và rõ ràng.
Liên chỉ: Vệt chỉ liền cho đến hết
Đoạn chỉ (gián chỉ): Vệt chỉ đứt đoạn, ko liền mạch.
Liên hoành chỉ: chỉ kéo rất dài ra phía sau, hai bên đuôi chỉ gặp nhau ở gáy.Loại này chỉ có trong lý thuyết, bản thân mình chưa gặp bao giờ.

Phần cổ
Cổ vại (cổ trâu): Cổ to như hình vại,lại chim này thường được chọn làm chim chiến.
Cổngẳng: Cổ nhỏ mà dài, phù hợp chim hót.

Phần thân
Cánh trai:Cánh hình vỏ trai kéo dài phía sau ngoắt lên gần sát nhau đúng phần phao câu.
Mình củ đậu: Thân tròn và chắc như hình củ đậu.
Trường thân: Mình dài
Phì hoành: To ngang
Viên thanh: Thân tròn thuôn dần vềphía sau.
Dày cùi: Tưởng tượng cắt ngang thân chim bằng một mặt phẳng vuông góc với trục đối xứng, đi qua điểm giữa xương ức, ta được một hình Elip dựng đứng. Những con chim thế này thường có thể lực rất tốt.
Phiến bản: Thân dẹp

Phần đuôi
Đuôi lá vả: Đuôi xòe ra khi hótvà nhảy như hình chiếc lá cây vả (hình quạt tròn).
Đuôi lá bài:12 chiếc lông đuôi, trong đó 6 chiếc dài bằng nhau phủ trên, 6 ngắn bằng nhau phía dưới đỡ nhau rất cứng vững. Loại đuôi này rất phù hợp cho chim có đòn chân vì khi chim thực hiện đòn chân đuôi phải chống xuống cho vững.
Phá vĩ: Đuôi bị phá gãy lông,hoặc lông xơ xác tan nát.

Phần chân
Guốc chân: Đầu cẳng chân gắn với bàn chân và các ngón.
Dày guốc: Guốc phát triển làm cho chân cứng vững rất lợi cho đòn chân. Những con chim non tuổi thường guốc nhỏ và mỏng.
Mã cước:Khi chim đứng, cẳng chân vuông góc với mặt cầu.
Cao cầu:Chân cứng vững thể lực tốt luôn nâng thân chim cao lên.
Móng mèo:Móng ngắn dưới 1,5cm,vòng cong đều xuống, gốc móng to nên rất khỏe có lực bóp mạnh, thực hiên đòn khóa rất chắc chắn, ít bị gẫy.
Móng liềm: Móng dài cong nhưng mảnh, rất hay gãy và yếu.
Móng nứa: Móng thẳng đơ rất xấu nhưng ít gặp.

Một số thuật ngữ khác
Sàng cầu (rê cầu): Chim rê chân trên mặt cầu rất nhanh.
Kích sổi (công chim):Dùng thức ăn nhiều dưỡng chất và chất kích thích để chim nhanh chóng căng lên phục vụ yêu cầu thi đấu. Phương pháp này rất hại cho chim.
Căng sổi:Chim căng, hăng chiến nhưng khi ráp trận rất nhanh mất sức
Chim căng: Chim ở thời điểm có thể lực tốt nhất trong năm.
Căng sâu (căng bền):Thể lực tốt, dẻo dai

01chim chọn cửa:thường không dám chọi với chim già rùng có bản lĩnh.
02Đòn lối:chỉ các thế võ của chim chiến ( chim chọi hay rất biết lừa miếng,tấn công vào điểm yếu của đối phương ).
03Đòn cái:chỉ đòn độc.
04Đảo lối:thay đổi thế võ tấn công đối phương.
05Đá biên:lúc chọi chim hay mổ vào cạnh cửa ( hay là: chim giẻ rách ).
06Đè cửa:chim ốp sát liên tục vào cửa công để lấn át đối phương.
07Đòn sáp hồng:hai con chim lồng mỏ vào nhau lúc chọi.
08Đòn mỏ:mổ.
09Đòn bố dạy:khóa chim đối phương và mổ vào gáy.
10Đòn khóa:dùng chân giữ chặt đối phương.
11Hổ lao:phi từ trên cầu lao thẳng vào đối phương.
12Bù đầu:chim sợ đối phương quá, lông ở trên đỉnh đầu dựng ngược lên.
13Cửa công: Tấm thanh ngăn không cho hai con chim chọi sang lồng nhau nhưng vẫnđánh nhau được.
14Hóc lông:không thay được lông.
15Sâu lông:ra lông bị quăn hoặc bị gãy.
16Lũa chim:chim thích gần người .
17Lũa chọi:để xa chim khác thì gào thét lồng lộn, mở cửa Công thì không dám đánh.
18Lồng chiến:chiều cao của chân từ đất đến sàn lồng là 16,5 cm và sàn có gờ để chim bám lúc chọi ( cỡ lồng 36 hoặc 38 cm đường kính)
19Lồng nuôi:Có thể nuôi trong lồng có đường kinh 30 đến 38 cm
20Lồng phóng:bé nhất có chiều ngang 50 cm và cao 75 cm.
21Móng thái:móng phía sau bàn chân ( móng hậu ).
22móng biên:móng phía trước bên ngoài.
23Chim rạc:chim bị ốm lâu ngày.
24Bã chim:mất quá nhiều sức lực để dọa dẫm nên khả năng chọi bị giảm sút nhiều.
25Chim chiến:chuyên chơi chọi.
26Chim hót:chỉ chơi hót, thường là không chọi được.
27Mái chiến:mái hay, chuyên giục chim đực đánh nhau.
28ghen mái:hai chim đực đánh nhau vì một con chim mái.
29ghép mái: ( hay gọi là ốp mái ) Để mái gần trống cho quen nhau.
30Căng mái:chim không đủ khỏe nhưng gặp chim mái trở nên hung tợn.
31Mái " Cave ":hợp với rất nhiều chim đực.
32Mái chung thủy:rất khó ghép đôi với đưc, khi đã ăn đực này rồi thì hết lòng phò tá và không cặp với đực khác. Nếu muốn ăn với đực khác phải mất rất nhiều công.
33Xùy mặt:mái xùy " kêu " khi đang nhìn thấy mặt chim đực.
34Ti:mái phát ra tiếng "ti.ti..." và đuôi " đập ruồi" là tiếng mời gọi giao phối.
35Phá vĩ:chim tự làm xơ và cụt đuôi.
36Đấu hót:cùng hót với chim khác.
37Lông dầu:bề mặt lông bóng như có lớp dầu.
38Khô lông:mới xong lông.
39Xác lông:lông chim không có tuyết.
40Chất lông dày:sợi lông dày, cứng và to.
41Chất lông thưa ( lôngmềm ):Sợi lông mỏng, mềm và nhỏ.
42Ăn mái:chim trống đã hợp với mái ghép
43Ăn sam:để chỉ mái có thể ghép và hớp với mọi loaị chim trống và đều có tác động tích cực
44Bạch cước:chân mầu trắng như cước, thường là chim già rừng, chim hay.
45Bung:đang đánh, đột ngột bật vung lên vanh, tìm đường chạy
46Ca sỹ:chim chọi nhưng không xuống sàn đánh chỉ đứng trên cầu hót.
47Cửa công:cửa để ghép cửa 2 lồng chiến, khe cửa rộng đúng bằng chiều dày bao thuốc lá vinataba
48Chỉ mì:chim có nốt ruồi đen ở mí mắt
49Chim mồi:chim làm mồi để bẫy chim khác
50Điểm (mỏ):thời gian chim dính vào nhau ( mổ hoặc khóa nhau ), 1 phút =100điểm.
51Điện Quân:con chim cuối cùng không còn chim đánh nữa thì được giải điện quân.
52Đòn quyết:đòn hiểm làm cho chim đối phương bỏ chạy.
53Đồng hồ:dùng để tính điểm
54Ngoái ngửa:hay quay và ngửa đầu ra sau.
55Lồng mái:nuôi chim mái
56Lồng tắm:lồng cho chim vào tắm.
57Lồng bẫy:dùng để bẫy chim
58Cốp ( nà ):lồng vận chuyển.
59Lồng đất:loại lồng cho chim tiếp đất để âm dương điều hòa.
60Hám mái:mê chim mái
61Sàng cầu:lân từ đầu cầu này sang đầu cầu kia
62Thẻ:tấm chắn cửa công ( cửa chọi )
63Tam nguyên:3 lần nhất trong 1 năm
64Giải Tam khôi:3 năm liền đoạt giải Tam nguyên.
65Trung cách:giải sau giải 3.
66Giải siêu mỏ:con chim có số điểm cao nhất trong tất cả các lần chọi trong 1 năm.
67Giải Nhất Điện quân:con chim thắng tất cả các chim khác từ đầu đến cuối trận ( Ngàytrước thỉnh thoảng có, nhưng bây giờ nhiều chim tốt nên rất khó đạt được ).
68Giải Siêu nhất:đoạt 2 giải Nhất điện quân trong 1 năm.
69Thung chim:nơi ở của chim ( thung chim không dùng để miêu tả lồng chim )
70Độc thung:ở một mình một nơi, đánh đuổi tất cả con đực nào bén bảng đến.
71

Nguyên bản
ChimLạng sơn:mỏ vàng, chân vàng và sắc lông vàng.
ChimQuảng ninh:mỏ , chân và lông hơi xám đen.
  • Thung chim:nơi ở của chim ( thung chim không dùng để miêu tả lồng chim )
  • Độc thung:ở một mình một nơi, đánh đuổi tất cả con đực nào bén bảng đến.
  • Chim mộc:chim mới bị bẫy chưa được thuần hóa.
  • Mộc dở:Chim bẫy về được nuôi khoảng hơn 1 năm trở lại.
  • Chim thuộc:được nuôi cỡ gần 2 năm trở lên, khi gần người chim ít sợ và không bị hoảng.
  • Chim non:hay gọi là chim đút , bắt chim non từ trong ổ và đút cho ăn rồi lớn.
  • Chim bánh tẻ:hay gọi là chim tơ, bị bắt lúc đang bay chuyền hoặc chưa cặp đôi.
  • Chim già:đã đẻ con ở ngoài thiên nhiên ít nhất 1 lần.
  • Trấu mỏ: đoạn mỏ trên dài hơn mỏ dưới một ít.
  • Vời mỏ:đoạn mỏ trên dài hơn nhiều so với mỏ dưới.
  • Chim bị đè:đấu hót bị thua không dám hót nữa.
  • Hoa đầu ( miến đầu ):các vệt đen trên đàu.
  • Đầu xà:đầu bằng và nhỏ.
  • Phương đầu:đầu to và vuông.
  • Gáy lợn:gáy dài gãy so với đầu ( không liền với đầu ).
  • Mắt treo:mắt sát đỉnh đầu.
  • *** ngài:viền trắng ở mắt có đuôi vểnh lên.
  • *** phản chủ:viền trắng ở mắt có đuôi quặp xuống. ( chọi hay chạy ngang ).
  • Bạch tu:râu trắng.
  • Hàm én:chiều ngang gốc mỏ rộng.
  • Mỏ tam sơn:phần sống trên của mỏ đầy (cao ) lên tạo thành mỏ tam giác ( khi chim căng ).
  • Cánh trai:cánh ốp sát người treo cao , 2 đuôi cánh gần chạm nhau ( giống vỏ con trai ).
  • Đuôi lá vả: đuôi hơi xòe hiình quạt.
  • Đuôi thẻ ( quân bài ):đuôi thẳng, đầu và gốc bằng nhau.
  • Bốt:chân có lớp vỏ ( vẩy ) bao quanh.
  • Chân bàn khóa:không có củ bàn chân.
  • Cẳng ngựa:đoạn ống chân dài và đứng thẳng gần tạo góc vuông với cầu.
  • Cao cầu:khi chim khỏe thì phần thân không sát cầu ( khác với cẳng ngựa ).
  • Lộ khuỷu:lông ở khớp gối không che được hết gối.
  • Móng mèo:móng ngắn và cong xuống.
  • Móng nứa:móng dài và thẳng.
  • Dày cùi:độ dày tính từ bụng đến lưng. ( chim có tố chất về sức khỏe ).
  • Ngũ trường:mỏ, thân, cánh, chân, đuôi dài.
  • Ngũ đoản:mỏ, thân, cánh, chân, đuôi ngắn.
  • Tam thiết:mỏ, mắt , chân có màu đen.
  • Quần trùng:đám lông dưới bụng thừa ra không bó sát người ( khi chim gày yếu ).
  • Thiên:chim dựng thẳng chân, mỏ hướng thẳng lên trời và "khịt khịt ".
  • Sàng cầu:chim lân từ đầu cầu bên này sang bên kia và ngược lại.
  • Nuôi sổi:cho chim ăn ngon để chơi gấp.
  • Công chim:cho chim ăn chất kích thích ( tắc kè, cá ngựa, dái gà.............).
  • Căng sổi:chọi rất hăng nhưng không được lâu.
  • Căng chim: đạt đến đỉnh cao về sức khỏe.
  • Căng sâu:đạt đến đỉnh cao sức lực và trí lực ( trí lực: tinh thần ổn định, máu chiến ).
  • chim chọn cửa:thường không dám chọi với chim già rùng có bản lĩnh.
  • Đòn lối:chỉ các thế võ của chim chiến ( chim chọi hay rất biết lừa miếng, tấn công vào điểm yếu của đối phương ).
  • Đòn cái:chỉ đòn độc.
  • Đảo lối:thay đổi thế võ tấn công đối phương.
  • Đá biên:lúc chọi chim hay mổ vào cạnh cửa ( hay là: chim giẻ rách ).
  • Đè cửa:chim ốp sát liên tục vào cửa công để lấn át đối phương.
  • Đòn sáp hồng:hai con chim lồng mỏ vào nhau lúc chọi.
  • Đòn mỏ:mổ.
  • Đòn bố dạy:khóa chim đối phương và mổ vào gáy.
  • Đòn khóa:dùng chân giữ chặt đối phương.
  • Hổ lao:phi từ trên cầu lao thẳng vào đối phương.
  • Bù đầu:chim sợ đối phương quá, lông ở trên đỉnh đầu dựng ngược lên.
  • Cửa công:ngăn không cho hai con chim chọi sang lồng nhau nhưng vẫn đánh nhau được.
  • Hóc lông:không thay được lông.
  • Sâu lông:ra lông bị quăn hoặc bị gãy.
  • Lũa chim:chim thích gần người .
  • Lũa chọi:để xa chim khác thì gào thét lồng lộn, mở cửa Công thì không dám đánh.
  • Lồng chiến:chiều cao của chân từ đất đến sàn lồng là 16 cm và sàn có gờ để chim bám lúc chọi ( cỡ lồng 36 hoặc 38 cm đường kính)
  • Lồng nuôi:cỡ bằng lồng khiếu.
  • Lồng phóng:bé nhất có chiều ngang 50 cm và cao 75 cm.
  • Móng thái:móng phía sau bàn chân ( móng hậu ).
  • móng biên:móng phía trước bên ngoài.
  • Chim rạc:chim bị ốm lâu ngày.
  • Bã chim:mất quá nhiều sức lực để dọa dẫm nên khả năng chọi bị giảm sút nhiều.
  • Chim chiến:chuyên chơi chọi.
  • Chim hót:chỉ chơi hót, thường là không chọi được.
  • Mái chiến:mái hay chuyên giục chim đực đánh nhau.
  • ghen mái:hai chim đực đánh nhau vì một con chim mái.
  • ghép mái: ( hay gọi là ốp mái )chọn con mái phù hợp để đực mái " yêu nhau ".
  • Căng mái:chim không đủ khỏe nhưng gặp chim mái trở nên hung tợn.
  • Mái " Cave ":hợp với rất nhiều chim đực.
  • Mái chung thủy:rất khó ghép đôi với đưc, khi đã ăn đực này rồi thì hết lòng phò tá và không cặp với đực khác. Nếu muốn ăn với đực khác phải mất rất nhiều công.
  • Xùy mặt:mái xùy " kêu " khi đang nhìn thấy mặt chim đực.
  • Ti:mái phát ra tiếng "ti.ti..." và đuôi " đập ruồi " là tiếng mời gọi giao phối.
  • Phá vĩ:chim tự làm xơ và cụt đuôi.
  • Đấu hót:cùng hót với chim khác.
  • Lông dầu:bề mặt lông bóng như có lớp dầu.
  • Khô lông:mới xong lông.
  • Xác lông:lông chim không có tuyết.
  • Chất lông dày:sợi lông dày, cứng và to.
  • Chất lông thưa ( lông mềm ):Sợi lông mỏng, mềm và nhỏ.
  • Ăn mái:chim trống đã hợp với mái ghép
  • Ăn sam:để chỉ mái có thể ghép và hớp với mọi loaị chim trống và đều có tác động tích cực
  • Bạch cước:chân mầu trắng như cước, thường là chim già rừng, chim hay.
  • Bung:đang đánh, đột ngột bật vung lên vanh, tìm đường chạy
  • Ca sỹ:chim chọi nhưng không xuống sàn đánh chỉ đứng trên cầu hót.
  • Cửa công:cửa để ghép cửa 2 lồng chiến, khe cửa rộng đúng bằng chiều dày bao thuốc lá vinataba
  • Chỉ mì:chim có nốt ruồi đen ở mí mắt
  • Chim mồi:chim làm mồi để bẫy chim khác
  • Điểm (mỏ):thời gian chim dính vào nhau ( mổ hoặc khóa nhau ), 1 phút = 100điểm.
  • Điện Quân:con chim cuối cùng không còn chim đánh nữa thì được giải điện quân.
  • Đòn quyết:đòn hiểm làm cho chim đối phương bỏ chạy.
  • Đồng hồ:dùng để tính điểm
  • Ngoái ngửa:hay quay và ngửa đầu ra sau.
  • Lồng mái:nuôi chim mái
  • Lồng tắm:lồng cho chim vào tắm.
  • Lồng bẫy:dùng để bẫy chim
  • Cốp ( nà ):lồng vận chuyển.
  • Lồng đất:loại lồng cho chim tiếp đất để âm dương điều hòa.
  • Hám mái:mê chim mái
  • Sàng cầu:lân từ đầu cầu này sang đầu cầu kia
  • Thẻ:tấm chắn cửa công ( cửa chọi )
  • Tam nguyên:3 lần nhất trong 1 năm
  • Giải Tam khôi:3 năm liền đoạt giải Tam nguyên.
  • Trung cách:giải sau giải 3.
  • Giải siêu mỏ:con chim có số điểm cao nhất trong tất cả các lần chọi trong 1 năm.
  • Giải Nhất Điện quân:con chim thắng tất cả các chim khác từ đầu đến cuối trận ( Ngày trước thỉnh thoảng có, nhưng bây giờ nhiều chim tốt nên rất khó đạt được ).
  • Giải Siêu nhất:đoạt 2 giải Nhất điện quân trong 1 năm.
Sđt: 0943199715 Vì mắt tớ kém lắm ko đọc được tin nhắn đâu. Bạn nào cần thì gọi nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Phải nói topic cuả bác kiệt rất đắt hàng.rất nhiều ý kiến hay.mong rằng topix nay tiếp tục nhũng kinh nghiệm quý bấu. Chúc bác sức khoẻ tốt cũng con cháu thảo luận về hm
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Bác Lâm Kiệt xem giúp cháu chú hoạ mi này có thể là chim chọi được ko ạ. Chim thuần được hơn năm lồng. Cháu cảm ơn Bác Kiệt.







Read more: http://chimcanhvn.com/forum/showthread.php?t=109479&page=100#ixzz2hEE9FTOf



Em này trông tướng mạo thì cũng được nhưng còn chiến đấu được không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm cháu ạ. Cứ thử xem...:D
Chúc vui vẻ!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Công thức 3
Cám trứng Ba Vì 500 g (một túi loại cám Nguyễn Công Trứ)
Ngô mảnh 100 g
Thịt bò 200 g (băm nhỏ)
Tôm nõn nhạt 50 g (giã vụn)
Nhộng tằm 100 g (nghiền vụn)
Trứng gà 5 quả
Khoáng chất 10 g
Tất cả trộn đều, sấy nhẹ dưới 60 độ C, bảo quản khô mát cho chim ăn dần.
Ngoài ra còn nhiều công thức khác nữa. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì liên lạc qua Email với mình nhé.
Về mồi tươi có thể cho ăn thêm mỗi ngày 10con châu chấu hoặc 7 con Dế hoặc 5 con nhộng tằm…Có bạn cầu kỳ mua cả dái chó,dái gà cắt ra cho ăn nhưng không phải con họa mi nào cũng ăn những thứ đó đâu bạn ạ. Các bạn ở phía nam còn có một đặc chiêu là cho ăn con liêu điêu để chim được hăng. Riêng về sâu quy nhiều người nói là cho ăn chim sẽ bó lông hoặc đau mắt nhưng thực ra sâu quy là thức ăn cực kỳ bổ dưỡng, mỗi ngày cho ăn chừng 20 đến 40 con bằng cọng rơm thi ko sao cả. Chú ý: Nếu cho chim ăn mồi tươi nhiều quá có thể bị ỉa chảy hoặc sưng chân.

chú coi lại chỗ sấy nhẹ dưới 600 c nhé. cháu ở bình dương không tìm được loại đất đỏ để làm khoáng. cháu cũng đã đi tìm nhưng không thấy ổ đâu quanh bình dương có cả. chú có thể cho cháu xin một ít được không ạ? cháu chỉ nuôi 1 con mi thôi.

Cháu nói đúng! Khi viết 60 độ C bằng ký hiệu khi post lên nó nhảy thành 600 thế mới mệt chứ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

sang topic mới cháu chúc bác mọi điều may mắn, có thật nhiều bài viết hay để lớp trẻ chúng cháu học hỏi kinh nghiệm về thú chơi này.
<------ Bổ sung bài viết ------->
Công thức 3
Cám trứng Ba Vì 500 g (một túi loại cám Nguyễn Công Trứ)
Ngô mảnh 100 g
Thịt bò 200 g (băm nhỏ)
Tôm nõn nhạt 50 g (giã vụn)
Nhộng tằm 100 g (nghiền vụn)
Trứng gà 5 quả
Khoáng chất 10 g
Tất cả trộn đều, sấynhẹ dưới 600c, bảo quản khô mát cho chim ăn dần.
Ngoài ra còn nhiều công thức khác nữa. Bạnnào muốn tìm hiểu thêm thì liên lạc qua Email với mình nhé.
Về mồi tươi có thể cho ăn thêm mỗi ngày 10con châu chấu hoặc 7 con Dế hoặc 5 con nhộng tằm…Có bạn cầu kỳ mua cả dái chó,dái gà cắt ra cho ăn nhưng không phải con họa mi nào cũng ăn những thứ đó đâu bạn ạ. Các bạn ở phía nam còn có một đặc chiêu là cho ăn con liêu điêu để chim được hăng. Riêng về sâu quy nhiều người nói là cho ăn chim sẽ bó lông hoặc đau mắt nhưng thực ra sâu quy là thức ăn cực kỳ bổ dưỡng, mỗi ngày cho ăn chừng 20 đến 40 con bằng cọng rơm thi ko sao cả. Chú ý: Nếu cho chim ăn mồi tươi nhiều quá có thể bị ỉa chảy hoặc sưng chân.

chú coi lại chỗ sấy nhẹ dưới 600 c nhé. cháu ở bình dương không tìm được loại đất đỏ để làm khoáng. cháu cũng đã đi tìm nhưng không thấy ổ đâu quanh bình dương có cả. chú có thể cho cháu xin một ít được không ạ? cháu chỉ nuôi 1 con mi thôi.
giờ anh minhdinhcong có bán khoáng công thức của bác lâm kiệt đó, bác thử liên hệ với anh ý nhờ anh ý ship cho.
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Chúc mừng bác lâm kiệt đã có 1 topic hệ thống hơn. Mong mọi người có câu hỏi hay và sẽ được bác trả lời. tránh tình trạng lập đi lập lại nhiều lần. Chúc bác và gia đình sức khỏe

p/s Những câu hỏi hay và câu trả lời của bác lâm kiệt nên gộp vào 1 trang dài để tiện mọi người xem
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

cháu chúc chú có 1 topic mới thật hay và hữu ích
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

chúc bác sức khỏe ! cám ơn bác rất nhiều ! đã rộng lòng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu ! mà có nhiều người biết mà không chia sẻ !CHÚC BÁC VẠN SỰ NHƯ Ý !

________________
LÃ HÒA :269 KHƯƠNG HẠ _THANH XUÂN _HÀ NỘI
ĐT:0978 159 822
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Chúc Chú phong thái sống thọ, mỗi ngày chọn một niềm vui !
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

đề nghị mod xóa bớt những câu hỏi vô bổ hay những câu hỏi thăm nhau cho chủ đề của bác LK đỡ loãng. chứ đọc 100 trang ma đa phần toàn là hỏi thăm nhau hay những câu hỏi mà bác LK đã tl thì đau mắt lắm. toppic này nền để các câu hỏi và các câu tl hay thôi. đề nghị của e có gì ko phải các bác bỏ qua xóa luôn cũng đc
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

chào bác LK và toàn thể anh em trong dđ. tiện đây cho cháu hỏi là cháu mới mua 1 con mi mộc về thì thấy nó hót xổng toàn " hùy huýt , hùy huýt , hùy huýt "to dần. còn hót chuyện thì luyến láy bình thường . nó đang thay lông vậy có sao không hả bác
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

đề nghị mod xóa bớt những câu hỏi vô bổ hay những câu hỏi thăm nhau cho chủ đề của bác LK đỡ loãng. chứ đọc 100 trang ma đa phần toàn là hỏi thăm nhau hay những câu hỏi mà bác LK đã tl thì đau mắt lắm. toppic này nền để các câu hỏi và các câu tl hay thôi. đề nghị của e có gì ko phải các bác bỏ qua xóa luôn cũng đc
Câu hỏi vô bổ với bạn, nhưng có ích với người khác. Forum là để bàn luận và hỏi thăm nhau. Nếu không bạn vào Web của trung tâm thú y, ở đó chỉ có kiến thức chuyên ngành thôi đó.
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Chào Chú! Chú cho cháu hỏi một vấn đề khá cũ nhưng tìm hoài không thấy! Chim họa mi trống trong tự nhiên chúng sống đơn độc hả chú? Đến khi vào mùa sinh sản chúng mới tìm chim mái hay là chúng sống theo cặp 1 trống 1 mái rồi cặp đó sinh sản luôn! Ý cháu là để biết tập tính của nó mà áp dụng cho chim mình! Cháu có đọc loáng thoán rồi nhưng chưa cô đọng lắm và chưa chắc vấn đề này! Cảm ơn CHú Lk!
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

chào bác LK và toàn thể anh em trong dđ. tiện đây cho cháu hỏi là cháu mới mua 1 con mi mộc về thì thấy nó hót xổng toàn " hùy huýt , hùy huýt , hùy huýt "to dần. còn hót chuyện thì luyến láy bình thường . nó đang thay lông vậy có sao không hả bác

Vậy thì tốt quá rồi cháu ạ.
Chúc vui vẻ!

<------ Bổ sung bài viết ------->


Trích bởi hoanglongtlcb
đề nghị mod xóa bớt những câu hỏi vô bổ hay những câu hỏi thăm nhau cho chủ đề của bác LK đỡ loãng. chứ đọc 100 trang ma đa phần toàn là hỏi thăm nhau hay những câu hỏi mà bác LK đã tl thì đau mắt lắm. toppic này nền để các câu hỏi và các câu tl hay thôi. đề nghị của e có gì ko phải các bác bỏ qua xóa luôn cũng đc

Shopone: Câu hỏi vô bổ với bạn, nhưng có ích với người khác. Forum là để bàn luận và hỏi thăm nhau. Nếu không bạn vào Web của trung tâm thú y, ở đó chỉ có kiến thức chuyên ngành thôi đó.

Lâm Kiệt: Uh! Cứ để cho ace chơi cho nó vui cũng ko hại gì các cháu ạ. Mục đích vui là chính được không?
Chúc vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->


Chào Chú! Chú cho cháu hỏi một vấn đề khá cũ nhưng tìm hoài không thấy! Chim họa mi trống trong tự nhiên chúng sống đơn độc hả chú? Đến khi vào mùa sinh sản chúng mới tìm chim mái hay là chúng sống theo cặp 1 trống 1 mái rồi cặp đó sinh sản luôn! Ý cháu là để biết tập tính của nó mà áp dụng cho chim mình! Cháu có đọc loáng thoán rồi nhưng chưa cô đọng lắm và chưa chắc vấn đề này! Cảm ơn CHú Lk!


Lâm Kiệt: Câu hỏi của cháu cũng hay đấy. Họa mi không phải là loài chim chung tình như bồ câu hay cu gáy, nó kiêu dũng và tài hoa nên khó chung thủy lắm - Người cũng thế thôi, nếu đã tài hoa thì khó mà chung thủy...hix! - Không chung thủy thì hay bị vợ cằn nhằn. Cu cậu ko chịu nổi cô vợ lắm điều nên chọn cách sống độc thân và đến mùa sinh đẻ thì nhăng nhít linh tinh, con rơi con vãi không biết đâu mà kể, do đó gia đình họa mi trong tự nhiên là gia đình mẫu hệ. Đồng ý thế không nhỉ? :D
Chúc vui vẻ!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Công thức 3
Cám trứng Ba Vì 500 g (một túi loại cám Nguyễn Công Trứ)
Ngô mảnh 100 g
Thịt bò 200 g (băm nhỏ)
Tôm nõn nhạt 50 g (giã vụn)
Nhộng tằm 100 g (nghiền vụn)
Trứng gà 5 quả
Khoáng chất 10 g
Tất cả trộn đều, sấy nhẹ dưới 60 độ C, bảo quản khô mát cho chim ăn dần.
Ngoài ra còn nhiều công thức khác nữa. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì liên lạc qua Email với mình nhé.
Về mồi tươi có thể cho ăn thêm mỗi ngày 10con châu chấu hoặc 7 con Dế hoặc 5 con nhộng tằm…Có bạn cầu kỳ mua cả dái chó,dái gà cắt ra cho ăn nhưng không phải con họa mi nào cũng ăn những thứ đó đâu bạn ạ. Các bạn ở phía nam còn có một đặc chiêu là cho ăn con liêu điêu để chim được hăng. Riêng về sâu quy nhiều người nói là cho ăn chim sẽ bó lông hoặc đau mắt nhưng thực ra sâu quy là thức ăn cực kỳ bổ dưỡng, mỗi ngày cho ăn chừng 20 đến 40 con bằng cọng rơm thi ko sao cả. Chú ý: Nếu cho chim ăn mồi tươi nhiều quá có thể bị ỉa chảy hoặc sưng chân.

chú coi lại chỗ sấy nhẹ dưới 600 c nhé. cháu ở bình dương không tìm được loại đất đỏ để làm khoáng. cháu cũng đã đi tìm nhưng không thấy ổ đâu quanh bình dương có cả. chú có thể cho cháu xin một ít được không ạ? cháu chỉ nuôi 1 con mi thôi.

Cháu nói đúng! Khi viết 60 độ C bằng ký hiệu khi post lên nó nhảy thành 600 thế mới mệt chứ :D
Bạn ở chỗ nào Bình Dương vậy ? Mình cũng ở BD này , Mình đang còn dư khoảng 2kg đất đỏ BMT nếu bạn cần thì mình tặng vì trước làm khoáng con dư . Thân !
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

chú coi lại chỗ sấy nhẹ dưới 600 c nhé. cháu ở bình dương không tìm được loại đất đỏ để làm khoáng. cháu cũng đã đi tìm nhưng không thấy ổ đâu quanh bình dương có cả. chú có thể cho cháu xin một ít được không ạ? cháu chỉ nuôi 1 con mi thôi.

Bác ở Bình Dương thì khó gì khoản đất đỏ.
Xe Đak Lăk - SG ngày nào cũng vài chục chuyến qua đó, bác nhờ họ lấy cho.
 
Ðề: Topic Lâm Kiệt số 3 HỌA MI YÊU DẤU

Câu hỏi vô bổ với bạn, nhưng có ích với người khác. Forum là để bàn luận và hỏi thăm nhau. Nếu không bạn vào Web của trung tâm thú y, ở đó chỉ có kiến thức chuyên ngành thôi đó.

bạn đừng hiểu lầm. ý mình là toppic của bác LK đến bây giờ cũng sang topic thứ 3 rồi, với lại bác ấy cũng có tuổi nữa nếu các bạn ko chịu đọc qua mà cứ lặp đi lặp lại các câu đã hỏi ở những topic trước như vậy sẽ loãng chủ đề và mất công bác LK nữa chứ
 
Bên trên