Trong tướng pháp học có nói về cách chọn gà tốt. Cũng giống như xem tướng người, khi xem tướng gà cũng phải xem đến giống gà:
“Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà gống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài.
Chọn gà tài phải xem đủ 13 yếu tố:“Vảy, Lưng, Cần Cổ, Mắt, Đầu Gà, Mặt Gà, Cựa Gà, Ngón chân, Tướng đi đứng, Ngực, Lưỡi, Tướng Gáy, Thế Đá”
Phần giới thiệu cách xem tướng gà dựa vào 13 yếu tố trên sẽ được nói chi tiết ở dưới
Ngoài ra cũng giới thiệu với bạn đọc những loại gà được cho là “Thần Kê”, “Linh Kê” nếu mang một số đặc điểm đặc biệt sau:
1. Thư hùng kê: 1 chân trắng, 1 chân đen hay 1 chân vàng, 1 chân xanh … Tóm lại là mỗi chân 1 màu khác nhau.
2. Lão thần đồng : Gà có cái đầu rất già nhưng thân hình thì lại rất tơ.
3. Lục đinh: Gà 6 cựa.
4. Gà độc long: chỉ có 1 mắt từ khi sinh ra.
5. Gà song sinh : Một trứng nở 2 con.
6. Gà hắc thiệt : Gà lưỡi đen hoặc có bớt đen hay xanh.
7. Gà lưỡng thiệt : Lưỡi chẻ đôi.
8. Gà ma : Là gà ít chịu đá con nào nhưng nếu chịu đá là thắng.
9. Gà trữ thực tả : Gà có bầu diều nằm bên trái.
10 Gà túc : Đụng đến gà này là nó túc liên tục, còn gọi là gà kêu con. Chân có 2 màu khác nhau.
11. Gà ngọc: ban đêm gáy trong miệng phát ra ánh sáng.
12. Gà tử mị: Ban đêm ngủ duỗi cánh, duỗi đầu như chết
13. Gà tử mị trường : Gà này ra trường thụt đâu, thụt cổ đứng củ rủ, mặt tái nhợt.
14. Mị khuất : Ban đêm gà ngủ tướng rất thảm thiết, đáng thương, cứ bỏ đầu vào cánh lại rớt ra, mỏ chống xuống đất.
15. Đoản thiệt: lưỡi thụt sâu vào trong hoặc không có lưỡi (gà lưỡi rùa). Miệng gà này có mùi hôi thối.
16 Lưỡng hậu : Gà có 2 phao câu hoặc 2 bình dầu.
17. Gà lông thép : Lông quăn và cứng (giống như cọng thép nhỏ)
18. Gà lông tượng : Lông đuôi và cánh có cái gần giống lông nhím.
19. Giáp cần: Gà có vảy lớn ở cần cổ.
20. Địa giáp (vảy dép) : Gà có 1 vảy lớn dưới chậu.
21. 1 cựa trắng, 1 cửa đen hoặc gà ô chân trắng cựa đen hoặc ô chân vàng, cựa đen, mỏ đen.
22. Cuồng kê: gà có đôi mắt lửa, tròng đen là xanh, đôi mắt đổi màu tuỳ lúc.
23. Móng rồng: Đôi ngón nội cong vào giữa, còn gọi là “bán nguyệt nội”, nếu được vảy xếp nhô lên, cạnh sắc bén từ ngón đến quản thì càng tốt, gọi là “vảy rồng”
24. Lắc mặt : Lúc nào đầu gà cũng lắc cũng rảy
25. Né lồng : Gà hay né tất cả những gì khi nó đi ngang qua, nếu úp trong bội thì né bội.
26. Gà nhím: Khi ngủ lông dựng lên như lông nhím.
27 Gà cò : Gà ngủ đứng bằng 1 chân
28. Quái kê : Gà ngủ, 1 mắt nhắm, 1 mắt mở
29. Gà nước ròng: Gà chỉ trổ tài vào lúc thủy triều lên.
29. Gà sinh thế: Gà này khi đá, tự nó sinh ra những thế độc địa, tuỳ theo lối đá của đối thủ mà có biến đổi thế đá của mình.
30. Gà lưỡng nhãn : 1 Mắt trắng 1 mắt đen (giống y như bị đui)
31. Giáp thiệt: Gà có móng trong lưỡi
32. Gà có móng trên mòng.
33. Nửa mình có màu này, Nửa mình màu khác (phân chia ràng)
34. Có 1 số gà bị dị tật nhưng lại đá rất hay.
Ngoài ra còn những con gà rất lạ, rất hiếm (nghe dân đá gà kể lại):
Gà tử mị dơi: Khi ngủ trên cây thì treo mình như con dơi.
Gà có mụt ruồi, trên mụt ruồi có lông như tóc quăn.
DƯỚI ĐÂY LÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH XEM 13 YẾU TỐ để chọn gà tốt
Vảy gà ở “hàng thành” và “hàng quách” phải rõ ràng, phân minh, vảy lớn, vuông vắn, đừng quá thiếu, quá thừa mới tốt.
I.VẢY ĐỘ
Vảy độ đôi khi có một hàng, đôi khi hai hàng, nếu chân này một hàng, chân kia hai hàng thì dở, “hàng độ” và “hàng hậu” lấn hết chỗ, để không có “hàng kẽm” thì xấu, rất khó ăn độ, “đường hậu” và “đường độ” đụng nhau thì nan giải lắm. “Hàng độ” luôn luôn nghiêng về mặt tiền thì tốt.
- Vảy kẽm sát cựa nhỏ, to dần đi lên gối, nếu hai hàng kẽm của hai chân thật giống nhau như đúc là quá tốt. “Kẽm” và “độ” cùng song song đi lên đừng thiếu nhau là tốt. Hàng độ có phân chia vảy độ ra thì phải thua.
- Chân hai hàng trơn tru, rõ ràng sạch sẽ, nếu tướng cũng tốt thì gà hay, đá có nhiều thế khác nhau.
- “Hàng độ” đóng nhiều hàng, vảy nhỏ lăn tăn thì không tốt(độ tấm). “Hàng độ” đóng càng cao càng nhỏ dần và ngả về “hàng quách”, là đúng cách nhất. “Hàng độ”, hai phân cao thấp không đều, coi chừng có thua….
- “Hàng kẽm” phải song song với “hàng độ”, và dài hơn “hàng độ” lên tận gối mới tốt, khỏe gà.
Hàng kẽm và độ đều nhau, song song, nhưng nếu kẽm thiếu một vảy với hàng độ, vảy thứ mấy, độ thứ ấy phải thua.
Song khai: một “hàng kẽm” và một “hàng độ” gọi là độ “song khai”.
Độ tam tằng: gà có một “hàng độ” và hai “hàng kẽm’, gọi là “tam tằng”, khá lắm. “Hàng kẽm” có một cái chấm, và một vảy yếm ở cuối hàng kẽm và độ nhập lại, vuốt đuôi có một vảy chính giữa gọi là chấn, con gà có hai thứ ấy nên dùng, chỉ có một cũng dùng, nếu thiếu cả hai thì không nên xài.
Độ liên ba: gà có một “hàng độ” và ba “hàng kẽm”.
Độ tam trái: gà có một “hàng độ” và một “hàng kẽm”, thêm có ba vảy chụm lại hình chữ “phẩm” nằm ngang, không lớn không nhỏ, chẳng thấp, gà này không phải trả độ (không thua).
Gà một chân có độ “tam tằng”, chân kia “song khai” như vậy không đúng cách, hay thua bậy.
Biên hoặc chu vi:
Biên một hàng không đứt quãng rất tốt, thượng sách, vảy chữ nhật hoặc vuông, gà vảy mặt tiền loạn, thì hàng liên hai và ba hàng cũng dùng tốt.
- Gà nào “hàng quách” loạn thứ loạn lớp, mà “hàng độ”, “hàng kẽm” minh bạch, biên liền lạc, ngay thẳng một hàng, gà này vào hạng ưu tú, ăn liền mấy độ, khó thua.
- Gà hàng thành, quách như một lùm, một chân có hai hàng, còn một chân có điểm đốm chính giữa từ trên xuống khỏi cựa, ấy là văn võ toàn tài, khó ăn được gà này.
- Nếu có vảy “huỳnh kiền” đóng từ vảy thứ 2 đến 5 đều tốt. Vảy thứ 2 ăn vảy thứ 5, thứ 3 ăn thứ 4 v.v…
“Huỳnh kiền” có ăn độ rồi đá với gà “huỳnh kiền” chưa ăn độ, thì như chưa ăn độ.
Vấn cán hoàng khai: đóng trên thì đá ngang, đóng tại cựa thì đá cần cổ, nếu vảy “vấn cán hoành khai” có thêm “xuyên giáp”, thường hay ở hàng quách, dưới cựa, có vậy gà thường đi trên, ưa lòn xuống dưới, giỏi đá nhiều thế.
Vấn cán hoành khai, ở trên có ba hoặc bốn cái, ở dưới có vảy “nguyệt tà”, gà ấy cứng đòn, ưa đá hầu, dọc, ngang.
Vấn cán hoành khai dưới cựa có vảy “hàm cốt”, xuyên giáp hay “lạc mai” gà hay đá mé.
Nếu gà có “án thiên” II hoặc III đã thắng độ, không nên đá với gà có “phủ địa” chưa thắng độ.
- Gà hai chân đều có “phủ địa” hoặc I, II, III không đồng bậc, gà này phải thua gà có “tứ trực”. Nếu “phủ địa” liền bốn cái, thì không phải cách.
+ Tất cả những vảy, những chấm, những điểm đốm, đều theo: đỏ ăn đen, đen ăn xanh, xanh ăn lợt, lợt ăn bán sắc.
+ Những ngón chân thì vảy phải xếp quay đầu ra phía trước, gốc về sau mới đúng cách.
+ Hậu phải từ 14 vảy đổ lên mới tốt.
+ Có những vảy tài vảy tốt thường đóng ở chân trái mới đúng cách, vì vảy tài chân trái ăn vảy tài chân phải.
+ Chẳng thà không có vảy tốt, còn nếu có “án thiên”, “phủ địa”, “bản phủ kích giáp”, “ám long”, mà không đúng cách và nhất là hàng độ và kẽm chẳng may thì không nên xài.
Lục đinh lục giáp: là gà “lục đinh” mỗi chân có quấn thêm ba cái quấn ngang cựa, cũng gọi là “tam cường”, ấy cũng là gà độc.
+ Gà có những điểm đốm nhỏ, ẩn trong vảy lớn, màu đỏ hoặc xanh, đá dữ, ăn đòn trả đòn ngay, điểm đỏ ăn điểm xanh.
+ “Hàng hậu” phải cùng xếp lên mới đúng cách, tránh vảy lên vảy xuống, tránh chia đôi chia ba, gà có “hàng hậu” thật đúng cách như thế đã tám phần mười hay rồi, “hàng hậu” cho đến cựa vẫn to và rõ.
Một nửa hậu úp xuống, một nửa úp lên, trái lại nó thêm hay đôi chân đều khá lắm, gọi là “bán phản hậu”.
Vảy thới hoa đăng:
“Thới hoa đăng’ rất cần thiết cho vảy gà, “thới hoa đăng” tốt là : từ thới lên đều đến cựa và được một vảy của “hàng quách” chặn lại tại đó, cả đôi chân cũng thế, khá lắm, ngoài ra nếu lên thẳng đến gối thì càng quý, nhưng tránh lên quá cựa “giữa cán” rồi bị đứt quãng từ đó. Đôi thới đúng cách nhất ta đếm được 1-2 vảy mỗi bên, bằng không đều thì chân trái hơn chân phải mới nên dùng.
Bể biên khai hậu là cậu gà nòi:
“Đường quách” có một vảy nứt ra chia làm hai, đồng thời “đường hậu’ lại có một vảy khai ra rõ rệt, gà ấy là gà hay, gọi là “”bể biên khai hậu.
2. LƯNG GÀ
Lưng gà hay phải theo xuôi với cần cổ bằng ngang, thẳng băng, xéo tiếp với đuôi.
+ Gà lưng dài thì tốt, lưng ngắn thì dở, to hông thì có dư sức khỏe.
+ Tránh chơi gà lưng gù, vòm cong như lưng tôm, loại gà bất tài.
+ Lưng gà và lưng cánh, tạo thành một mặt phẳng trên lưng, gọn gang nhỏ dần về đuôi, hơi xéo xuống đuôi, gà ấy giỏi lắm.
+ Lưng xéo xuống đất về phía cổ, gà dở.
+ Lưng xéo xuống đất về phía đuôi, gà tốt.
+ Lưng bằng ngang, có con hay con dở, đa số là dở.
+ Bề ngang của lưng tại hai bên nách, nhỏ, lép, gà thiếu tính bền.
+ Trên lưng có bộ lông mã thả thong hai bên hông, phía sát đuôi, gà nhiều lông mã, xem rậm rạp, tốt lắm.
Nếu những lông này dài, nhọn như kim được thả xuống, mũi chỉ về phía trước, chứng tỏ gà bền sức, cựa đâm nhiều, rất quý, mã ấy gọi là “mã kim”.
+ Nếu lông mã, cái to cái nhỏ, nửa mái lại nửa gà thường, gà ấy tốt, thường là gà hay. Lông mã mọc nhiều hai bên đùi, quý lắm.
+ Gà xám tro, ô ướt, tuyền một sắc, tốt.
+ Ngũ sắc thì may độ lắm, không kỵ sắc nào.
+ Lông mã nhiều sắc không tốt, nhưng có ít chấm như sao, lại quý.
+ Lông mã có màu như lông công là gà hay, có tài.
+ Đôi vai gồ lên, không bằng phẳng, vai hẹp, tốt. Gà ấy đứng nước khuya giỏi ( chẳng nên lầm với hai trái chanh, càng lớn càng tốt).
3. CẦN CỔ GÀ
Cổ gà nòi thường dài, nhưng nếu dài quá thì lại yếu, cần cổ sẽ không lấn được lúc giao chiến. Cần cổ được kể từ dưới lỗ tai trở xuống đến gáy, chạm lưng, nếu gà cần cổ quá nhỏ, thật bất tiện, gà ấy yếu, khó trả đòn mãnh liệt. “Gà cựa” cũng như “gà đòn”, cổ to là tốt, nhưng thường “gà cựa” cổ bé nhỏ hơn “gà đòn”.
Cổ có nhiều hình thù khác nhau: cổ tròn, cổ dẹp, cổ liền, cổ rời, cổ cò và cổ kên kên.
Cổ tròn thì tốt, cổ dẹp thì xấu
Cổ liền thì tốt, cổ rời xấu
Cổ kên – kên thì tốt, cổ cò xấu
Cổ đôi thì rất tốt
Cần cổ tròn và liền: hay tạt hay quăng, đá trên
Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới, đá lòn.
Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời: là cổ xấu.
CỔ TRÒN: Đứng nhìn gà, ta thấy cần cổ tròn như một ống tre.
CỔ DẸP: Cần gà sẽ chia làm đôi một cách rõ rệt, một nửa dành cho xương cần, một nửa dành cho cuống họng, cổ không được no tròn.
CỔ LIỀN: Cổ liền thường tròn, đưa tay bóp xương cần, không thấy nhưng mắt cần ráp lại, tựa như mắt tre vậy.
CỔ ĐÔI: Cần cổ gà cứng, tròn to từ trên xuống quá khỏi gáy, không phải cổ đôi, thường ở gáy có miếng da mỏng kéo từ cổ xuống lưng.
CỔ RỜI: Trái ngược với cổ liền, ta sẽ thấy từng mắt nổi lên rõ ràng khi đưa tay nắn cần cổ.
CỔ CÒ: Gà cố dài nhòng thẳng tắp hoặc quá cong sau ót và trước ngực.
CỔ KÊN KÊN: Là cổ ngắn, tròn, cong trên ót, trước ngực, cổ không lồi ra, cổ to và liền.
Lấy tay đẩy cổ gà qua lại, lên xuống, trong khi tay kia giữ thân gà, cốt xem cần có cứng không, yếu là dở.
- Cổ ngắn là đúng cách nên dung.
- Cổ tròn và dài là gà đi trên, đánh từ cần cổ địch thủ trở lên.
- Cổ dẹp và ngắn là gà chạy dưới, đá chuyên hầu, vai, đùi, ngực.
Cổ gà vừa đòn vừa cựa thường to mà đẹp, như vậy vẫn có khi dung được.
Cổ gà nếu thấy một vảy đóng sau tai, tựa như vảy dưới chân, có khi lông cổ che mất, xem rõ mới biết, rất tốt, gà này được mệnh danh là “linh kê”, quý lắm.
- Cần cổ tròn và liền: hay tạt xuống hay quăng, đá trên
- Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới đá lòn
- Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời, cổ xấu.
4. MẮT GÀ
Mắt gà: giác quan bất lộ.
Con mắt là nơi biểu lộ tính khí của con gà nhiều nhất. Nó gan lì, hung hăng và tài ba là dường nào, cũng đều nhận thấy từ nơi con mắt.
Tiền khởi nhìn con mắt phải sâu, đừng sâu hoắm khiến con gà chậm chạp. Mắt bằng ngang, không sâu chẳng lồi, gà ấy có bản tánh hiền lành, nhát đòn. Nếu mắt lồi, không tốt, dễ đuối, nhát. Mắt gà tốt thường có viền đen chung quanh mí, tròn và con ngươi phải tròn như hạt trai, con ngươi đen, thật tròn, nhỏ mới linh động, thế mới đúng câu “giác tâm nhị tiểu” của Lê Văn Duyệt. Trong mắt có nhiều màu sắc khác nhau.
1/ NHỮNG MÀU MẮT NÊN CHƠI.
- Trắng dã: tính khí lỳ lợm, gan dạ, đòn độc.
- Trắng ngà: cũng tốt nhưng kém hơn màu trắng dã.
- Bạc: lanh lẹ, linh động.
- Vàng thau: hung hăng, dữ tợn, lỳ lợm.
- Vàng đất đốm đen: gọi là mắt rắn hổ, nếu mí mắt bằng ngang, gọi chung là “mắt ếch” (mí mắt không cong theo vòng tròn của mắt).
- Mắt ếch: màu nâu có đốm đen hoặc nâu huyền, gà lỳ lợm.
- Mắt sao: tựa như mắt bạc và xám.
- Mắt hạt cau: mắt trắng, hoặc đỏ hay xám hoặc vàng, có tủa ra chỉ hồng, dữ dằn.
- Mắt lửa: mắt màu đỏ tía như lửa, gan dạ, hung hăng.
- Mắt xanh: có màu xanh nhạt, nhìn xa tựa như mắt trắng, gà có tài.
2/ NHỮNG MÀU MẮT CHẲNG NÊN CHƠI
- Mắt đen thui: còn gọi là “mắt cá lóc”, nhát, dễ chạy bậy.
- Mắt đỏ nhạt: nếu hơi lồi thì gọi là “mắt ốc cao”.
- Mắt vàng: yếu.
- Mắt xám: thường.
+ Nếu là loại nhạn, chuối, ô bông, bông nhạn, bướm, xám gạch, ngũ sắc, xám tro, mà có những màu mắt kể trên thì khôn, xứng tướng.
+ Nếu mà có đôi chân trắng (những màu mắt kể trên) sẽ không tốt. Ngoại trừ mắt hạt cau dung được.
Nếu là loại: điều, ó, ô, xám, khét, ngũ sắc, ô điều, và có những màu sắc trên chơi mới quý.
- Cặp mắt trắng, đôi chân trắng, cái mỏ trắng, nếu là: ô, ô điều, điều xám, đều là gà tốt.
- Gà có chân xanh mắt bạc, vàng thau, tốt.
- Gà ô chân xanh hoặc đen, nên có những mắt trắng hoặc những màu nên chơi.
( chung quy chỉ nên dung những màu mắt kể trên).
Nếu gà có mỗi mắt một màu khác nhau, gà này tuy khá nhưng không nên chơi, vì nó kém bền, không đúng cách, thuận một bên, dễ mù.
Còn gà có hai màu, nhợt nhạt ở một bên mắt, gà ấy yếu, bở sức, đòn thường.
Loại gà “đổi màu” theo cảnh vật xung quanh, gà này có tài, nhưng nhát gan (lúc màu này lúc màu nọ).
- Độc long là gà từ trứng sinh ra chỉ có một mắt (quí tướng) thuộc loại gà hay.
- Bổ túc cho mắt, mí mắt phải mỏng, để mở ra khép lại dễ dàng, dễ cảm kích hơn.
5. ĐẦU GÀ
1) GÒ MÁ: Gò má của gà cần phải cao mới quý, và cũng để bảo vệ đôi mắt khỏi nguy hiểm, nếu cao mà rộng càng quý hơn.
2) LỖ TAI: Phải được nhiều lông nhỏ, cứng che kín, để bảo vệ khi giao chiến, có thể đất cát lọt vào, gây trở ngại cho óc, làm gà mất nhanh nhẹn.
3) LỖ MŨI: Lỗ mũi nên mở rộng, để gà không nghẹt thở lắm.
4) GÒ TRÊN MẮT: Phía trên mắt gà nòi thường thường nhô lên một cái gò, khiến ta thấy con mắt sâu xuống gò này có nhiều hình, có con gò cao, con lại gò thấp, thường gò cao tốt hơn, nhưng đừng quá cao để che mất mắt khi đứng trên nhìn xuống, chỉ them chậm chạp.
Những gò này được tính từ lỗ tai chạy dài ra gần phía mũi.
Gò nổi: nổi lên sát phía mỏ, con mắt hơi lui về phía sau tai, thì bộ mặt gà dữ hiện ra ngay.
Gò lép: gà thường đánh trên, nhưng kém gan dạ.
Gò lồi: gà đánh trên, đánh dưới tùy con, nhưng gan lỳ.
Đầu gà phải nhỏ hơn cổ, ít ra cũng bằng cổ, đừng lớn hơn sinh ra chậm chạp, nặng nề, trên đỉnh đầu chia ra làm hai, ấy là sọ đôi thường yếu.
Đầu gà bằng láng, tròn, thon xuôi như quả xoài là tốt.
Đầu tròn xuôi xuống cổ, nhưng cách cổ bằng một khấc, lõm xuống rồi mới đến cổ, tiếp tục cong vòng xuống thân, loại đầu này thường trên đỉnh bằng trơn, tốt lắm, đích thị gà thế, lúc giao chiến gà này luôn luôn thủ giấu cái đầu của nó dưới bụng, dưới cánh địch thủ.
*Chú ý: gà nào thì sọ với cổ cũng cách nhau 1 rãnh ngang, nhưng tùy con, nhiều và ít mà thôi.
- Gà mặt có nhiều vết nhăn nheo, gọi là mặt “gốc tre”, tốt lắm, gà này rất bền sức và gan dạ.
- Mặt gà có những bớt đen, gọi là “mặt lọ”, gà này dữ.
- Con mắt nghiêng, ngửa lên trời, mắt hơi cao lên đỉnh đầu, gọi là “gà mặt cóc”, gan dạ, bền sức.
- Đứng trước mặt gà, nhìn xuống đầu, sẽ thấy đầu hình tam giác, tính từ trái qua phải, nếu đầu gà dẹp, gà ấy lẹ lắm, tránh né rất nhanh, trái lại, đầy, to là gà chậm.
- Trên đỉnh đầu, sọ được chia làm hai, gọi là “sọ đôi” như đã nói trên, gà tuy yếu nhưng “quăng” giỏi, có biệt tài đá “song phi”, không cần cắn cổ, gà này đá mở rộng.
- Đầu gà bề ngang rộng, gà ấy gan dạ, chậm chạp hay hứng đòn.
- Đầu gà hẹp (nhìn từ trên xuống), nhút nhát, chuyên môn so vảy trước khi đá, nếu thấy địch tài ba, là cuốn gói (độn khứ lai kê).
- Đầu vừa, không quá rộng và quá hẹp, mắt sâu, gà lỳ lợm, chịu đựng giỏi, ra đòn khéo, nhưng coi chừng mắt quá sâu thì chậm.
- Con mắt to, lớn cả ngoài khuôn loại ấy có biệt danh là “chí tứ bất thoái”, gà ấy sống chết coi thường, rất gan lỳ nên chơi.
6. MẶT GÀ
Mặt gà cũng có lắm hình dáng khác nhau tùy theo từng dòng, “dòng cựa” khác “dòng đòn” khác, “dòng chung đúc” và nhiều loại ” dòng bản xứ” khác nhau.
Thí dụ:
Mặt điền: vuông
Mặt tam giác: tam giác
Mặt nhật: chữ nhật
Mặt góc tre: nhăn nheo như gốc tre
Mặt cú: giống mặt con cú
Mặt lục: lục giác
Mặt khuyết: tam giác lõm
Mặt ó: giống mặt con ó.
Mặt tròn: tròn
Mặt nhọn: nhọn
Mặc cóc: giống mặt con cóc
Mặt lọ: có bớt đen như lọ
Mặt bán nguyệt: hình bán nguyệt
Mặt quạ: giống mặt con quạ
Khuôn mặt là khoảng chung quanh con mắt.
+ Gà có “mặt điền”: thường là gà đòn, gan góc, đòn đá hóc hiểm, nếu con mắt thụt sâu, gan lỳ.
+ Gà có “mặt tam giác”: thường là gà cựa, cựa đâm liên tục, nhanh nhẹn lẹ làng, gà mặt tam giác thuộc dòng gà cựa danh tiếng.
+ Gà “mặt nhọn”: lẹ làng, nhưng nhát, bở. Gà mặt nhọn có thể được chung đúc từ gà “mặt tròn’ và “tam giác” mà ra.
+ Gà “mặt tròn”: gà lỳ và lanh lẹ, nhưng kém bền sức, bằng gà “mặt điền”.
+ Gà “mặt nhật”: có tướng đẹp trai, điêu luyện, nếu hay thì tuyệt hay, bằng không bình thường, nhưng không dở.
+ Gà “mặt cóc”: biệt danh là “chí tử bất khoái”, gan lắm, chết không chạy.
+ Gà mặt “gốc tre’: cũng gan dạ không kém, xem bộ mặt không thấy thư sinh, chỉ thấy lầm lỳ, sống chết bất cần.
+ Gà “mặt cú”: mang trong mình tính tình dữ tợn, thêm điêu ngoa.
+ Gà “mặt lọ”: cũng nên chơi, chẳng kém gì các gà khác.
+ Gà “mặt lục”: hay dở tùy con.
+ Gà mặt “bán nguyệt”: dữ tợn hơn mặt tròn.
Còn nhiều loại mặt khác, chung quy cũng là do những loại mặt nói trên chung đúc ra, vẫn nên chơi tùy con, tùy tài.
Gà đòn nên chơi mặt vuông, gà cựa mặt tam giác, gà pha đòn pha cựa mặt nhật là đúng.
+ Gà “mặt khuyết”: đòn hoặc cựa đều hay.
Các loại mặt tốt thì gò má và gò mắt phải cao mới hay.
+ Gà “mặt quạ”: trông dữ dằn, ham chiến đấu.
+ Gà “mặt ó”: lanh lợi dữ tợn và to gan, đa số gà mặt ó thuộc dòng giống tốt.
- Khoảng cách ở mặt từ mí mắt đến lỗ mũi, rộng sâu là gà nhạy đòn, địch thủ dễ mất bình tĩnh với nó.
- Khuôn mặt gà tròn, rộng chung quanh khuôn viên ra tới mũi bằng phẳng, gà ấy bình tĩnh điềm đạm, đánh một đòn đáng một đòn.
- Gà “mắt lửa”: đỏ như lửa, có thể đổi màu tùy lúc, hoặc thêm đốm đen, xanh xanh, con ngươi cũng đen hoặc xanh, đúng gà ấy được mệnh danh là “cuồng kê”, gà quý lắm.
- Gà tròng vàng sậm có điểm đen hoặc xanh, loại mắt thau cũng quý.
Như đã nói qua, mắt trắng dã, đá nhanh đòn, né tránh gọn gang, ra đòn nguy hiểm, mắt long lanh sáng ngời, chớp có sao, là loại khôn ngoan ít có.
7. CỰA GÀ
Cựa gà được gắn liền gần thới tại đôi chân. Cựa giống một long xương, ruột có máu bọng, đầu nhọn. Cựa có khi to gần bằng ngón tay út, có khi nhỏ như đầu đũa, thường chỉ về phía sau, hơi cong hoặc thẳng tùy con. Cựa có nhiều loại:
1) Cựa sáp: bên ngoài được bao bọc bởi một lớp men, dẻo như sáp, nếu lấy dao mà cạo, ta sẽ thấy ra những lớp như cạo đèn cầy, sau đó là đến lớp xương rồi mới đến máu.
2) Cựa thép: thường màu đen, nếu cạo sẽ thấy cứng hơn nữa, dẻo.
3) Cựa xương: màu trắng đục, nếu cạo sẽ thấy giòn cứng.
4) Cựa vôi: lớp ngoài rất bở, tựa như vôi đóng, không gọt chuốt được.
5) Cựa da: đụng mạnh vào cựa thấy lung lay, rung rinh (cựa giấp).
* Hình dáng của cựa:
- Đôi cựa dài, hơi cong mũi được gọi là “song đao”.
- Nếu mũi cựa hơi nghiêng về phía sau một chút, đứng cất chéo lên nhau, được gọi là “song đao nghiêng” (cựa độc).
- Nếu cong ít hơn song đao gọi là “siêu đạo” (cựa độc).
- Hai cựa ngay thẳng chỉ vào nhau gọi là “giao chỉ” (cựa khá).
- Nếu thẳng, quay mũi ra phía khác, gọi là cựa “hứng gió” (dở).
- Nếu ngay thẳng, và chỉ xuống đất được gọi là “chỉ địa” (thường).
- Nếu cựa “chỉ địa” được vảy huyền tram đóng ngay cựa (đâm nhiều), còn gọi vảy ấy là “trung huyền” (huyền tram công tự)
- Cựa cong ra phía sau nhiều như cặp sừng trâu gọi là “hom lọp” (xấu).
- Trên cựa có một vảy to, dưới cựa có một vảy to, có đòn tài.
- Trên và dưới cựa chính, có nổi lên hai cựa phụ thấp hơn, nếu hai cựa này rung rinh, thì tốt, gà quý, gọi là “cựa lục đinh”.
- Gà cựa, cựa có chấm hình lưỡi liềm, hay lưỡi đao, nó ửng nổi trong cựa, cựa trắng thì ửng đen, cựa đen ửng trắng, nhìn qua ánh sáng mới thấy được, cựa này không kỵ gà nào, nếu có gà tài đâm là đâm chết, gọi là “uyên võ đệm giáp”.
- Cựa có ba chấm mọc ra, nhọn như móng cọp, đâm rất độc, gà địch bị đâm chịu không nổi mà chạy, gọi là “cựa độc đinh”.
- Cách từ cựa xuống thới, có bốn năm chấm tròn, trên to dưới nhỏ, chân cựa vuông, đáu tròn nhỏ, là cựa độc, gọi là “thượng áp hạ”.
- Cựa nhỏ như đầu đũa, dài, gọi là “cựa kim”.
- Cựa ngắn ngay sát với thới, xuôi một chiều như nhau, ngược với cựa”hứng gió” gọi là “cựa êm”, còn tùy xuôi nhiều hay ít, nếu xuôi ít và cất chéo lên nhau thì tốt, đồng thời phải cong vừa.
- Nếu đóng sát thới cựa đâm nhiều.
- Hai cựa một màu đen một màu trắng, hoặc phân nửa trắng phân nửa đen cho một cựa, có tên là “nhật nguyệt” (cựa dữ, tốt).
- Tam cường: mỗi chân có ba cựa, một cựa dài và hai cựa ngắn hai bên, hai chân như nhau, gọi là “tam cường” gà này đá hiểm (hai cựa phụ gần như lộ nổi).
- Cựa lục đinh: trên dưới cựa chính có kèm hai cựa phụ nhưng thấp hơn, nếu hai cựa phụ này rung rinh thì rất quý, gà quý mới có.
- Đại đoản cao: cựa to bản và ngắn, tầy đầu, thường thấy ở cựa “lục đinh” (gà đòn), gà này ưa đá cần, đòn khá.
- Cựa thắt lại ở gốc và nở ra ở phía ngoài, nó khấu vào chung quanh cựa, gà có cựa như thế nhất định đâm mắt địch thủ.
- Cựa nhiều thép, chột nhỏ, tròn, cựa đóng sát thới, cần nhất là “vọng cựa” chiều cựa theo thới, khi xếp xuống phía dưới gọn hơi cong lên, nghiêng từ gốc đến ngọn cựa lối 10 hay 12 độ và dài tới 3 hoặc 4 phân là cựa đáng sợ nhất.
- Cựa dóng cao, to chột gọi là cựa “củ cải”, xấu.
- Cựa xốc lên gối gọi là “chỉ thiên” xấu.
- Cựa “hứng gió” cựa gài của nó xoay ngang, quẹt ra phía sau và chúi đầu xuống là cựa xấu.
8. NGÓN CHÂN
1) Ngón giữa: dài, gọi là “ngón chỉ mạng gà” (bổn mạng), “ngón ngọ”.
2) Ngón ngoài: cùng gọi là “ngón ngoại”.
3) Ngón trong: gọi là “ngón nội”.
4) Ngón nhỏ: (ngắn) gọi là “ngón thới”.
Lúc gà đứng ta nâng “ngón ngọ” (phía móng) bật lên bật xuống nếu vững chắc thì tốt, ta sẽ nghe tiếng đập xuống rất mạnh, cần nhất móng cho dài, ta lại đếm xem “ngón ngọ” từ móng vào suốt ngón được bao nhiêu vảy, càng nhiều thì càng tốt.
18 đến 19 vảy: gà thường tài.
20 đến 21 vảy: gà tạm (tùy theo tài riêng).
22 vảy trở lên: gà rất tốt.
Nơi những ngón này, chỉ có vảy, gân, xương, không nên có thịt bủng beo mới tốt, có thể nhìn rõ từng long một, nhìn ngón cho thanh tao, ốm.
Nếu những vảy ở ngón chân, gồ cao lên như sống dao, sắc, ngón chân dài, mấy đầu ngón chân hơi cong vào long, gọi là “gà móng rồng”, rất quý
9. TƯỚNG ĐI ĐỨNG
” Nhất thời chấm muối quăng ra
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”.
Đó là câu châm ngôn của các “sư kê”, được truyền tụng nhau từ đời này qua đời nọ, mục đích là chỉ bảo cách tìm gà hay giống tốt.
Gà không giống nhau ở tướng đi, mỗi con mỗi khác, con thì đi hai chân khít nhau, con thì rộng ra, hoặc đưa chân thấp, nâng chân cao, có khi lúc bước cả ba ngón đều xòe ra, trái lại con thì cụp vào, con thì vừa đi vừa lắc người lắc cổ, con thì cứng đơ như pho tượng v.v….
- “Chấm muối quăng ra” có nghĩa là:
Khi con gà đi, chân bước vào, đồng thời, mấy ngón chân túm lại khi sắp sửa chấm đất mới dương ra, kiểu đi này là “quý tướng”, rất tốt, ngón càng túm nhiều càng hay.
Lại có con đi thì đầu cổ lúc lắc, và mặt rảy lia lịa, tựa hồ như có vật gì dính, cần rảy bỏ, luôn luôn như vậy, ấy mới quý, đúng là “gà lắc mặt”.
Khi bắt một con gà vào một cái lồng, cái bội, con gà đứng thụt đầu thụt cổ, nép mình, nếu đi đi lại lại thì nghiêng bên này bên kia trông lạ mắt, nó sợ cái lồng, có bội đụng vào mình nó, mặc dầu có thể dư sức cho nó quạt cánh thong thả, đó là gà “né lồng” có kiểu đi “bán nguyệt”, hai chân bước chéo qua chéo lại.
- “Đứng giọt mưa” là
Vai nó rất cao, ngực ưỡn ra, đuôi xuôi xuống, cổ thẳng băng và dựng cao, đứng như thế, có thế giọt mưa trơn tuột, trông rất đẹp mắt, “gà giọt mưa” mặt sáng sủa, thường có tài đi đường trên, đánh đầu cổ địch thủ.
- “Đứng đòn cân” là:
Mình gà ngang như cán cân lúc thăng bằng, lúc đi, nó không cất cao cổ như “gà giọt mưa”, trái lại, cái đầu thả thấp, tựa như muốn chui ẩn. Gà này chuyên chạy dưới, đánh trong. Gà đánh trong nếu bình thường thì dở, trái lại gặp con có tài thì thật là “xuất chúng”.
Những con có tướng chẳng ra trên mà cũng chẳng ra cân, anh này lanh lẹ lắm, nhưng thế đánh gần như loạn xạ, lung tung.
Con gà khi đi có vẻ lấc xấc, xông xáo, gà này tùy tài tùy sức, nhưng thuộc dòng võ tướng, thích đấm đá nhiều, ham mái túc con lia lịa, tính tình không đằm thắm.
Gà đi đứng điềm đạm, mắt nhìn từ tốn nhưng sắc bén, không ham mái, chẳng đánh con, thoạt nhìn, người không rành tưởng gà thiếu sung sức, kém nuôi, nhưng kỳ thật, nó có một bản tính cố định như vậy, nó thuộc dòng dõi “văn tướng”, trên “võ tướng” một bậc (không “hữu dõng vô mưu”). Bước đi đâu là từng bước nhẹ nhàng, thân mình khó rung chuyển bình tĩnh, nhìn vật gì rất sắc bén, con mắt soi thẳng vào vật nhìn, bản mặt không vô tư chút nào, thường những gà tiếng tăm là nó, quý lắm.
Lúc đi, gà thường nhón gót, chịu đựng bằng ngón, không để chân đụng đất, tướng đi có vẻ khó khăn, bạn nên để ý, bắt xem có thể có “địa giáp”, nếu đúng thì hẳn gà ấy xứng danh là “linh kê”, (địa giáp là một vảy được gán giữa lòng bàn chân, giữa chậu). Không xem không biết được, vì vảy này nằm dưới gót chân, sát đất. Lại có con có nhiều vảy nhỏ, rõ ràng dưới chân, cùng là gà tốt.
10. NGỰC GÀ
“Ức ngưỡng nghinh thiên”
Ngực gà có hai hình dáng khác nhau, một là bằng lỳ, dựng đứng, hai là hơi cong xuôi vào bụng. Ngực dựng đứng, bằng tốt hơn cả.
+ Màu lông tại ngực nếu có màu ó, gọi là “ức ó”, tốt, gà dữ.
+ Tại ngực, có một lỗ hõm gọi là “hang cua”, nếu hang cua nhỏ, tốt.
+ Ngực mang theo bầu diều, ở bên phải, nhưng nếu bầu diều đó được gà mang bên trái, có “quý tướng”, gọi là “trữ thực tả’.
+ Lúc gà đi, ngực gà không nảy không rung thì tốt, gà ấy dòng giống quý phái thuộc loại gà “văn tướng”, có mưu lược chiến thuật.
11. LƯỠI GÀ
Nếu gặp gà không có lưỡi, ấy là quý, ví như “thần thánh”, được xếp hạng “thần kê”. Bởi không lưỡi nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng.
Nói là không lưỡi, kỳ thật lưỡi có, nhưng thụt quá sâu xuống dóc họng không thấy.
+ Lưỡi thụt sâu xuống bốc họng, nếu có thể thấy được, cũng rất quý, gà này gáy thường khác lạ với gà khác, là đúng nó.
+ Gà có lưỡi đen hoặc bớt đen đều quý, gọi là “linh kê”.
+ Đầu lưỡi được chẻ làm đôi, cũng là loại gà hay lắm.
+ Ngoài đầu lưỡi tựa như bị cắt bằng ngang, lưỡi cụt ngủn, gà này hiếm và quý.
Có những đặc điểm trong lưỡi như thế được gọi là gà “ẩn tướng” hoặc “ủ tướng” cũng vậy đều tốt cả.
- Lưỡi rùa, đoản thiệt: gà có lưỡi thụt sâu hoặc bị cắt ngang, loại “thần kê”.
- Bạch thiệt: gà lưỡi trắng, thường tùy con.
- Hắc thiệt: gà lưỡi đen, “linh kê”.
- Lưỡng thiệt: lưỡi gà chẻ làm đôi, “gà chiến”.
- Lưỡi gà to bản: biểu lộ sự chậm chạp.
- Lưỡi gà nhỏ như mã kim: lanh lẹ có thừa.
12. TIẾNG GÁY
1) Số tiếng:
Được xếp hạng “thần kê” bởi không có lưỡi, nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng sau cùng:
Ò – ó – o – o (ta thấy bốn chữ o tức gà gáy bốn tiếng). Đó là tiếng gáy thường nhất của giống gà.
Trái lại, “thần kê” gáy từ bảy tám tiếng trở đi:
Ò – ó – o – o – o – o – o (7 tiếng, những tiếng o nhỏ là tiếng giật).
+ Gà gáy 5 tiếng là gà có tài (Ò – ó – o – o – o ).
+ Gà gáy ba tiếng, tiếng gáy như vậy không tốt, biểu lộ sự kém cỏi ( Ò – ó – o ).
2) Số âm thanh:
Âm thanh gà gáy trầm bổng khác nhau, nhiều giọng khác nhau.
Tiếng cuối cùng là âm thanh hạ thấp nhất, không tốt, đa số dở. Thí dụ : ò – ó – o – ò 4 tiếng (thấp, cao, vừa, thấp).
Tiếng cuối cùng là âm thanh vừa, gà ấy hay dở tùy con. Thí dụ : ò – ó – o – o 4 tiếng (thấp, cao, vừa, vừa).
Tiếng cuối cùng được kéo dài, trong đó có 2 âm thanh thứ nhất là “vừa” và thứ hai là “thấp”, dứt khoát gà ấy không nên dùng, tuy bền. Thí dụ: ò – ó – o o oò 4 tiếng (thấp, cao, vừa, vừa kéo dài xuống thấp).
+ Nếu muốn biết âm thanh cuối cho rõ, ta lấy âm thanh cuối so với âm “vừa” thứ ba, nếu cuối cao hơn “vừa” là cao, thấp hơn “vừa” là thấp, bằng “vừa” là trung bình.
+ Gà gáy, tất cả tiếng đều to cùng nhau là tốt.
Âm minh trường: là con gà gáy tiếng cuối cùng, kéo dài đến hết hơi, gà ấy gan, nhưng kém tài.
Âm minh đoản: là con gà gáy tiếng cuối cùng ngắt, ngắn ngủn, gà ấy có vẻ gắt gao, gan dạ, tài ba.
Âm minh trung: gáy tiếng cuối không dài cũng không ngắn, gà ấy “văn võ song toàn”, được mọi mặt.
Âm minh thủ đoản: gáy tiếng cuối ngắn, toàn tiếng gáy có vẻ rít nghe tựa tiếng gà tre, báo hiệu gà có biệt tài (gà độc) nhưng phải đều tiếng.
Âm minh hùng đoản: gáy tiếng cuối ngắn, toàn tiếng gáy to, ồ, gà ấy bền bỉ, gan dạ, có tài đá đòn.
Âm minh thư trường: tiếng cuối kéo dài, toàn tiếng như gà tre, ấy là gà kém.
Âm minh hùng trường: tiếng cuối kéo dài, toàn tiếng gáy to, ồ, không nét . Gà này có thể đòn tốt, bền nhưng không độc, đá kém hay.
+ Khi gà gáy miệng phải mở rộng mới có triển vọng, trái lại, lúc gáy mỏ khép kín, gà không khá.
+ Khi gáy mỏ dưới rung ít thì tốt, rung nhiều thì xấu, không rung càng quý.
+ Tiếng gáy không đều, chỗ to chỗ nhỏ, gà này chóng mệt, bở sức, kém bền.
+ Gà gáy 4 hay 5 tiếng, nhưng ngắt từng âm thanh rõ ràng, đó là gà hay, trái lại tiếng gáy không phân rõ âm thanh, là tiếng gà thường tài.
+ Ban đêm gà gáy đúng giờ, gà ấy có đòn tài, đòn độc, “quý tướng”, thường trổ những đòn ấy vào những nước nhất định.
- TIẾNG RÍT: hay rít là gà dữ, “âm minh phụ”. Gà rít to, mở rộng miệng thì tốt, nếu rít nhỏ trong miệng, thì phải kéo dài mới tốt.
- Song phụ âm minh và tam phụ âm minh: rít hai hay ba tiếng một lúc là gà độc, có tài lắm, miệng mở rộng rít tiếng lớn, gắt gao như heo rít.
Nếu “song phụ” và “tam phụ” được kèm theo những tiếng rít ngắn sau, đó là “linh kê” gà quý, đích thị chẳng sai.
+ Gà nào khi gáy, cổ gân lên, vẹo lệch không thẳng, đòn đá cũng kém ngay. Gáy mà cần cong, vẹo qua lại như rắn, con ấy kém bền.
- Gà ngọc: khi gà gáy ban đêm, ta nhìn trong miệng, thấy hơi sáng, nên có tục gọi là “gà ngậm ngọc”, dĩ nhiên là phải quý rồi, nó là “linh kê”.
- Gà túc: khi ta bắt, hoặc đụng đến mình nó, thì gà này kêu túc túc giòn tai, lại khi đang ra trưởng đá, bất kỳ ở hiệp nào, lúc vô nước, gà vẫn kêu túc túc tựa như gà kêu con, con này chiến lắm, thuộc loại “chiến kê”.
- Gà trữ thực tả: thường thì bầu diều gà nằm bên phải, trái lại gà này ngược đời, có bầu diều nằm bên trái, ấy là “chiến kê”.
Tóm lại, khi gáy cần cổ nên ngay thẳng, phát ra âm thanh rõ rệt, to lớn, gọn gàng, ngắt quãng, hơi rè khan, được thổi mạnh từ trong miệng phát ra ngoài, và khi dứt cũng ngắt gọn, ấy là tiếng gáy hoàn hảo, báo hiệu đó là một “chiến kê”.
13. THẾ ĐÁ
Điều cần biết là con gà chẳng bao giờ đá một chân, nó luôn luôn nhảy lên đá bằng hai chân, “ngón nghề” trong võ thuật gọi là “song phi”.
Lúc nhảy đá gà dùng sức mạnh, phụ giúp bằng đôi cánh và bộ lông đuôi.
Nạp, xạ: lúc mới xáp trận, còn dư sức, gà không cần nắm mỏ đầu để làm điềum tựa mà đá, chỉ từ xa nhảy lên, vừa đá vừa đâm, gọi là “nạp”, hoặc “xạ” hay “đòn buông”..
Đá lông: nó dùng mỏ nắm chặt bất cứ một chỗ nào làm điểm tựa rồi lấy sức nhảy đá, cánh quạt, cựa đâm, nắm lông mà đá.
Hồi mã thương: hai gà đang đánh nhau, bỗng có con “giả thua” bỏ chạy một vòng, địch thủ liền đuổi theo uy hiếp, không ngờ nó đứng lại, nghiêng qua, lấy thế thật nhanh thật mạnh, đá vào đầu vào cổ địch thủ, có khi nó trổ ngón nghề ấy hai, ba lần, và mỗi khi đá, đôi khi ta thấy nhồi liên tiếp ba bốn đòn, gọi là “hồi mã tam thương”.
Sỏ, mé: cắn mép môi, hay mồm rồi đá trúng mặt, trúng cổ, địch thủ đau vô cùng.
Đá vai: lấy mỏ cắn vai rồi đá thốc lên.
Đá lông yếm: chui đầu xuống gần bụng, nắm lông ngực đá thốc lên, còn gọi là “đá bưng tô”, nếu đòn này trúng, địch thủ sẽ lộn nhào có khi.
Lấn: dùng cần cổ lấn gà địch không cho đứng thăng bằng, thì làm sao địch trổ ngón được.
Vỉa tối: chui cổ vào cánh gà địch, ở luôn trong đó, cắn mổ da non như da nách, đùi non, kẹt cánh, nắm cho chắc mà đá lên, vừa đá vừa đâm, có khi trúng phổi, trúng hông, lợi hại vô cùng.
Vỉa sáng: chuyên luồn cổ vào cánh gà địch, thò đầu lên, bạ đân nắm đó, đá mạnh lên, đòn này sẽ gây cánh địch thủ, ưa bị xệ cánh và mất sức.
Khai vựa lúa: nắm mổ gà địch, dùng sức đá trúng cằm nó, chỗ ấy gọi là “chữ tử”, và gọi là “đá hầu”.
Đâm hang cua: dùng cựa đâm trúng “hang cua”, ở trên ngựa cạnh dưới cổ, nếu đâm sâu, gã giãy chết trào máu miệng tại chỗ.
Nước nạp: lúc đầu mới vào đá, hai gà nhảy lên, bốn chân đọ mạnh vào nhau, nếu đôi cựa chạm nhau gọi là “khắc cựa”.
Nước đứng: nước chịu đứng bền bỉ của gà, càng lâu càng đứng vững để chống trả.
Đi trên: khi đá gà chỉ nhắm vào phần trên địch thủ mà đá vào mỏ, đầu, cổ, ngực, lưng.
Chạy dưới: chỉ thích chui lòn dưới bụng, đội ngược lên, thừa cơ cắn đùi, ngực, bụng, để đấm đá.
Đòn đấm: cắn mổ đầu và nắm mồng lại giáng mạnh hai chân vào mặt, hầu, cổ, ngực v.v..của địch thủ.
Đá ngang: mổ đầu địch thủ, và đứng ngang một bên, đá vào cần cổ, vào mặt.
Quăng: đang đá, gà nhảy cao “quăng” đôi chân vào mặt địch thủ, có khi mạnh quá mình cùng xoay theo.
Liên cước: mổ một lần, đá hai, ba cái liên tiếp.
Độc cước: mổ một lần, đá một cái đích đáng.
Đá mã kỵ: đá trúng mu lưng địch thủ.
Thọc huyết: nhảy thật cao, khi mình gà rơi gần địch thủ, nó mới tung chân đá thọc vào ngực.
Đâm mắt cần: cần cổ gà có từng đốt ráp lại như mắt tre, nếu bị đâm trúng những “mắt” ấy, gà quẹo xương cổ, đứng quay mòng mòng.
- See more at: http://www.gachoi.org/huong-dan-cha...a-toan-tap.html#sthash.wPNyqSkA.PwyP4KeA.dpuf
“Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà gống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài.
Chọn gà tài phải xem đủ 13 yếu tố:“Vảy, Lưng, Cần Cổ, Mắt, Đầu Gà, Mặt Gà, Cựa Gà, Ngón chân, Tướng đi đứng, Ngực, Lưỡi, Tướng Gáy, Thế Đá”
Phần giới thiệu cách xem tướng gà dựa vào 13 yếu tố trên sẽ được nói chi tiết ở dưới
Ngoài ra cũng giới thiệu với bạn đọc những loại gà được cho là “Thần Kê”, “Linh Kê” nếu mang một số đặc điểm đặc biệt sau:
1. Thư hùng kê: 1 chân trắng, 1 chân đen hay 1 chân vàng, 1 chân xanh … Tóm lại là mỗi chân 1 màu khác nhau.
2. Lão thần đồng : Gà có cái đầu rất già nhưng thân hình thì lại rất tơ.
3. Lục đinh: Gà 6 cựa.
4. Gà độc long: chỉ có 1 mắt từ khi sinh ra.
5. Gà song sinh : Một trứng nở 2 con.
6. Gà hắc thiệt : Gà lưỡi đen hoặc có bớt đen hay xanh.
7. Gà lưỡng thiệt : Lưỡi chẻ đôi.
8. Gà ma : Là gà ít chịu đá con nào nhưng nếu chịu đá là thắng.
9. Gà trữ thực tả : Gà có bầu diều nằm bên trái.
10 Gà túc : Đụng đến gà này là nó túc liên tục, còn gọi là gà kêu con. Chân có 2 màu khác nhau.
11. Gà ngọc: ban đêm gáy trong miệng phát ra ánh sáng.
12. Gà tử mị: Ban đêm ngủ duỗi cánh, duỗi đầu như chết
13. Gà tử mị trường : Gà này ra trường thụt đâu, thụt cổ đứng củ rủ, mặt tái nhợt.
14. Mị khuất : Ban đêm gà ngủ tướng rất thảm thiết, đáng thương, cứ bỏ đầu vào cánh lại rớt ra, mỏ chống xuống đất.
15. Đoản thiệt: lưỡi thụt sâu vào trong hoặc không có lưỡi (gà lưỡi rùa). Miệng gà này có mùi hôi thối.
16 Lưỡng hậu : Gà có 2 phao câu hoặc 2 bình dầu.
17. Gà lông thép : Lông quăn và cứng (giống như cọng thép nhỏ)
18. Gà lông tượng : Lông đuôi và cánh có cái gần giống lông nhím.
19. Giáp cần: Gà có vảy lớn ở cần cổ.
20. Địa giáp (vảy dép) : Gà có 1 vảy lớn dưới chậu.
21. 1 cựa trắng, 1 cửa đen hoặc gà ô chân trắng cựa đen hoặc ô chân vàng, cựa đen, mỏ đen.
22. Cuồng kê: gà có đôi mắt lửa, tròng đen là xanh, đôi mắt đổi màu tuỳ lúc.
23. Móng rồng: Đôi ngón nội cong vào giữa, còn gọi là “bán nguyệt nội”, nếu được vảy xếp nhô lên, cạnh sắc bén từ ngón đến quản thì càng tốt, gọi là “vảy rồng”
24. Lắc mặt : Lúc nào đầu gà cũng lắc cũng rảy
25. Né lồng : Gà hay né tất cả những gì khi nó đi ngang qua, nếu úp trong bội thì né bội.
26. Gà nhím: Khi ngủ lông dựng lên như lông nhím.
27 Gà cò : Gà ngủ đứng bằng 1 chân
28. Quái kê : Gà ngủ, 1 mắt nhắm, 1 mắt mở
29. Gà nước ròng: Gà chỉ trổ tài vào lúc thủy triều lên.
29. Gà sinh thế: Gà này khi đá, tự nó sinh ra những thế độc địa, tuỳ theo lối đá của đối thủ mà có biến đổi thế đá của mình.
30. Gà lưỡng nhãn : 1 Mắt trắng 1 mắt đen (giống y như bị đui)
31. Giáp thiệt: Gà có móng trong lưỡi
32. Gà có móng trên mòng.
33. Nửa mình có màu này, Nửa mình màu khác (phân chia ràng)
34. Có 1 số gà bị dị tật nhưng lại đá rất hay.
Ngoài ra còn những con gà rất lạ, rất hiếm (nghe dân đá gà kể lại):
Gà tử mị dơi: Khi ngủ trên cây thì treo mình như con dơi.
Gà có mụt ruồi, trên mụt ruồi có lông như tóc quăn.
DƯỚI ĐÂY LÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH XEM 13 YẾU TỐ để chọn gà tốt
Vảy gà ở “hàng thành” và “hàng quách” phải rõ ràng, phân minh, vảy lớn, vuông vắn, đừng quá thiếu, quá thừa mới tốt.
I.VẢY ĐỘ
Vảy độ đôi khi có một hàng, đôi khi hai hàng, nếu chân này một hàng, chân kia hai hàng thì dở, “hàng độ” và “hàng hậu” lấn hết chỗ, để không có “hàng kẽm” thì xấu, rất khó ăn độ, “đường hậu” và “đường độ” đụng nhau thì nan giải lắm. “Hàng độ” luôn luôn nghiêng về mặt tiền thì tốt.
- Vảy kẽm sát cựa nhỏ, to dần đi lên gối, nếu hai hàng kẽm của hai chân thật giống nhau như đúc là quá tốt. “Kẽm” và “độ” cùng song song đi lên đừng thiếu nhau là tốt. Hàng độ có phân chia vảy độ ra thì phải thua.
- Chân hai hàng trơn tru, rõ ràng sạch sẽ, nếu tướng cũng tốt thì gà hay, đá có nhiều thế khác nhau.
- “Hàng độ” đóng nhiều hàng, vảy nhỏ lăn tăn thì không tốt(độ tấm). “Hàng độ” đóng càng cao càng nhỏ dần và ngả về “hàng quách”, là đúng cách nhất. “Hàng độ”, hai phân cao thấp không đều, coi chừng có thua….
- “Hàng kẽm” phải song song với “hàng độ”, và dài hơn “hàng độ” lên tận gối mới tốt, khỏe gà.
Hàng kẽm và độ đều nhau, song song, nhưng nếu kẽm thiếu một vảy với hàng độ, vảy thứ mấy, độ thứ ấy phải thua.
Song khai: một “hàng kẽm” và một “hàng độ” gọi là độ “song khai”.
Độ tam tằng: gà có một “hàng độ” và hai “hàng kẽm’, gọi là “tam tằng”, khá lắm. “Hàng kẽm” có một cái chấm, và một vảy yếm ở cuối hàng kẽm và độ nhập lại, vuốt đuôi có một vảy chính giữa gọi là chấn, con gà có hai thứ ấy nên dùng, chỉ có một cũng dùng, nếu thiếu cả hai thì không nên xài.
Độ liên ba: gà có một “hàng độ” và ba “hàng kẽm”.
Độ tam trái: gà có một “hàng độ” và một “hàng kẽm”, thêm có ba vảy chụm lại hình chữ “phẩm” nằm ngang, không lớn không nhỏ, chẳng thấp, gà này không phải trả độ (không thua).
Gà một chân có độ “tam tằng”, chân kia “song khai” như vậy không đúng cách, hay thua bậy.
Biên hoặc chu vi:
Biên một hàng không đứt quãng rất tốt, thượng sách, vảy chữ nhật hoặc vuông, gà vảy mặt tiền loạn, thì hàng liên hai và ba hàng cũng dùng tốt.
- Gà nào “hàng quách” loạn thứ loạn lớp, mà “hàng độ”, “hàng kẽm” minh bạch, biên liền lạc, ngay thẳng một hàng, gà này vào hạng ưu tú, ăn liền mấy độ, khó thua.
- Gà hàng thành, quách như một lùm, một chân có hai hàng, còn một chân có điểm đốm chính giữa từ trên xuống khỏi cựa, ấy là văn võ toàn tài, khó ăn được gà này.
- Nếu có vảy “huỳnh kiền” đóng từ vảy thứ 2 đến 5 đều tốt. Vảy thứ 2 ăn vảy thứ 5, thứ 3 ăn thứ 4 v.v…
“Huỳnh kiền” có ăn độ rồi đá với gà “huỳnh kiền” chưa ăn độ, thì như chưa ăn độ.
Vấn cán hoàng khai: đóng trên thì đá ngang, đóng tại cựa thì đá cần cổ, nếu vảy “vấn cán hoành khai” có thêm “xuyên giáp”, thường hay ở hàng quách, dưới cựa, có vậy gà thường đi trên, ưa lòn xuống dưới, giỏi đá nhiều thế.
Vấn cán hoành khai, ở trên có ba hoặc bốn cái, ở dưới có vảy “nguyệt tà”, gà ấy cứng đòn, ưa đá hầu, dọc, ngang.
Vấn cán hoành khai dưới cựa có vảy “hàm cốt”, xuyên giáp hay “lạc mai” gà hay đá mé.
Nếu gà có “án thiên” II hoặc III đã thắng độ, không nên đá với gà có “phủ địa” chưa thắng độ.
- Gà hai chân đều có “phủ địa” hoặc I, II, III không đồng bậc, gà này phải thua gà có “tứ trực”. Nếu “phủ địa” liền bốn cái, thì không phải cách.
+ Tất cả những vảy, những chấm, những điểm đốm, đều theo: đỏ ăn đen, đen ăn xanh, xanh ăn lợt, lợt ăn bán sắc.
+ Những ngón chân thì vảy phải xếp quay đầu ra phía trước, gốc về sau mới đúng cách.
+ Hậu phải từ 14 vảy đổ lên mới tốt.
+ Có những vảy tài vảy tốt thường đóng ở chân trái mới đúng cách, vì vảy tài chân trái ăn vảy tài chân phải.
+ Chẳng thà không có vảy tốt, còn nếu có “án thiên”, “phủ địa”, “bản phủ kích giáp”, “ám long”, mà không đúng cách và nhất là hàng độ và kẽm chẳng may thì không nên xài.
Lục đinh lục giáp: là gà “lục đinh” mỗi chân có quấn thêm ba cái quấn ngang cựa, cũng gọi là “tam cường”, ấy cũng là gà độc.
+ Gà có những điểm đốm nhỏ, ẩn trong vảy lớn, màu đỏ hoặc xanh, đá dữ, ăn đòn trả đòn ngay, điểm đỏ ăn điểm xanh.
+ “Hàng hậu” phải cùng xếp lên mới đúng cách, tránh vảy lên vảy xuống, tránh chia đôi chia ba, gà có “hàng hậu” thật đúng cách như thế đã tám phần mười hay rồi, “hàng hậu” cho đến cựa vẫn to và rõ.
Một nửa hậu úp xuống, một nửa úp lên, trái lại nó thêm hay đôi chân đều khá lắm, gọi là “bán phản hậu”.
Vảy thới hoa đăng:
“Thới hoa đăng’ rất cần thiết cho vảy gà, “thới hoa đăng” tốt là : từ thới lên đều đến cựa và được một vảy của “hàng quách” chặn lại tại đó, cả đôi chân cũng thế, khá lắm, ngoài ra nếu lên thẳng đến gối thì càng quý, nhưng tránh lên quá cựa “giữa cán” rồi bị đứt quãng từ đó. Đôi thới đúng cách nhất ta đếm được 1-2 vảy mỗi bên, bằng không đều thì chân trái hơn chân phải mới nên dùng.
Bể biên khai hậu là cậu gà nòi:
“Đường quách” có một vảy nứt ra chia làm hai, đồng thời “đường hậu’ lại có một vảy khai ra rõ rệt, gà ấy là gà hay, gọi là “”bể biên khai hậu.
2. LƯNG GÀ
Lưng gà hay phải theo xuôi với cần cổ bằng ngang, thẳng băng, xéo tiếp với đuôi.
+ Gà lưng dài thì tốt, lưng ngắn thì dở, to hông thì có dư sức khỏe.
+ Tránh chơi gà lưng gù, vòm cong như lưng tôm, loại gà bất tài.
+ Lưng gà và lưng cánh, tạo thành một mặt phẳng trên lưng, gọn gang nhỏ dần về đuôi, hơi xéo xuống đuôi, gà ấy giỏi lắm.
+ Lưng xéo xuống đất về phía cổ, gà dở.
+ Lưng xéo xuống đất về phía đuôi, gà tốt.
+ Lưng bằng ngang, có con hay con dở, đa số là dở.
+ Bề ngang của lưng tại hai bên nách, nhỏ, lép, gà thiếu tính bền.
+ Trên lưng có bộ lông mã thả thong hai bên hông, phía sát đuôi, gà nhiều lông mã, xem rậm rạp, tốt lắm.
Nếu những lông này dài, nhọn như kim được thả xuống, mũi chỉ về phía trước, chứng tỏ gà bền sức, cựa đâm nhiều, rất quý, mã ấy gọi là “mã kim”.
+ Nếu lông mã, cái to cái nhỏ, nửa mái lại nửa gà thường, gà ấy tốt, thường là gà hay. Lông mã mọc nhiều hai bên đùi, quý lắm.
+ Gà xám tro, ô ướt, tuyền một sắc, tốt.
+ Ngũ sắc thì may độ lắm, không kỵ sắc nào.
+ Lông mã nhiều sắc không tốt, nhưng có ít chấm như sao, lại quý.
+ Lông mã có màu như lông công là gà hay, có tài.
+ Đôi vai gồ lên, không bằng phẳng, vai hẹp, tốt. Gà ấy đứng nước khuya giỏi ( chẳng nên lầm với hai trái chanh, càng lớn càng tốt).
3. CẦN CỔ GÀ
Cổ gà nòi thường dài, nhưng nếu dài quá thì lại yếu, cần cổ sẽ không lấn được lúc giao chiến. Cần cổ được kể từ dưới lỗ tai trở xuống đến gáy, chạm lưng, nếu gà cần cổ quá nhỏ, thật bất tiện, gà ấy yếu, khó trả đòn mãnh liệt. “Gà cựa” cũng như “gà đòn”, cổ to là tốt, nhưng thường “gà cựa” cổ bé nhỏ hơn “gà đòn”.
Cổ có nhiều hình thù khác nhau: cổ tròn, cổ dẹp, cổ liền, cổ rời, cổ cò và cổ kên kên.
Cổ tròn thì tốt, cổ dẹp thì xấu
Cổ liền thì tốt, cổ rời xấu
Cổ kên – kên thì tốt, cổ cò xấu
Cổ đôi thì rất tốt
Cần cổ tròn và liền: hay tạt hay quăng, đá trên
Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới, đá lòn.
Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời: là cổ xấu.
CỔ TRÒN: Đứng nhìn gà, ta thấy cần cổ tròn như một ống tre.
CỔ DẸP: Cần gà sẽ chia làm đôi một cách rõ rệt, một nửa dành cho xương cần, một nửa dành cho cuống họng, cổ không được no tròn.
CỔ LIỀN: Cổ liền thường tròn, đưa tay bóp xương cần, không thấy nhưng mắt cần ráp lại, tựa như mắt tre vậy.
CỔ ĐÔI: Cần cổ gà cứng, tròn to từ trên xuống quá khỏi gáy, không phải cổ đôi, thường ở gáy có miếng da mỏng kéo từ cổ xuống lưng.
CỔ RỜI: Trái ngược với cổ liền, ta sẽ thấy từng mắt nổi lên rõ ràng khi đưa tay nắn cần cổ.
CỔ CÒ: Gà cố dài nhòng thẳng tắp hoặc quá cong sau ót và trước ngực.
CỔ KÊN KÊN: Là cổ ngắn, tròn, cong trên ót, trước ngực, cổ không lồi ra, cổ to và liền.
Lấy tay đẩy cổ gà qua lại, lên xuống, trong khi tay kia giữ thân gà, cốt xem cần có cứng không, yếu là dở.
- Cổ ngắn là đúng cách nên dung.
- Cổ tròn và dài là gà đi trên, đánh từ cần cổ địch thủ trở lên.
- Cổ dẹp và ngắn là gà chạy dưới, đá chuyên hầu, vai, đùi, ngực.
Cổ gà vừa đòn vừa cựa thường to mà đẹp, như vậy vẫn có khi dung được.
Cổ gà nếu thấy một vảy đóng sau tai, tựa như vảy dưới chân, có khi lông cổ che mất, xem rõ mới biết, rất tốt, gà này được mệnh danh là “linh kê”, quý lắm.
- Cần cổ tròn và liền: hay tạt xuống hay quăng, đá trên
- Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới đá lòn
- Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời, cổ xấu.
4. MẮT GÀ
Mắt gà: giác quan bất lộ.
Con mắt là nơi biểu lộ tính khí của con gà nhiều nhất. Nó gan lì, hung hăng và tài ba là dường nào, cũng đều nhận thấy từ nơi con mắt.
Tiền khởi nhìn con mắt phải sâu, đừng sâu hoắm khiến con gà chậm chạp. Mắt bằng ngang, không sâu chẳng lồi, gà ấy có bản tánh hiền lành, nhát đòn. Nếu mắt lồi, không tốt, dễ đuối, nhát. Mắt gà tốt thường có viền đen chung quanh mí, tròn và con ngươi phải tròn như hạt trai, con ngươi đen, thật tròn, nhỏ mới linh động, thế mới đúng câu “giác tâm nhị tiểu” của Lê Văn Duyệt. Trong mắt có nhiều màu sắc khác nhau.
1/ NHỮNG MÀU MẮT NÊN CHƠI.
- Trắng dã: tính khí lỳ lợm, gan dạ, đòn độc.
- Trắng ngà: cũng tốt nhưng kém hơn màu trắng dã.
- Bạc: lanh lẹ, linh động.
- Vàng thau: hung hăng, dữ tợn, lỳ lợm.
- Vàng đất đốm đen: gọi là mắt rắn hổ, nếu mí mắt bằng ngang, gọi chung là “mắt ếch” (mí mắt không cong theo vòng tròn của mắt).
- Mắt ếch: màu nâu có đốm đen hoặc nâu huyền, gà lỳ lợm.
- Mắt sao: tựa như mắt bạc và xám.
- Mắt hạt cau: mắt trắng, hoặc đỏ hay xám hoặc vàng, có tủa ra chỉ hồng, dữ dằn.
- Mắt lửa: mắt màu đỏ tía như lửa, gan dạ, hung hăng.
- Mắt xanh: có màu xanh nhạt, nhìn xa tựa như mắt trắng, gà có tài.
2/ NHỮNG MÀU MẮT CHẲNG NÊN CHƠI
- Mắt đen thui: còn gọi là “mắt cá lóc”, nhát, dễ chạy bậy.
- Mắt đỏ nhạt: nếu hơi lồi thì gọi là “mắt ốc cao”.
- Mắt vàng: yếu.
- Mắt xám: thường.
+ Nếu là loại nhạn, chuối, ô bông, bông nhạn, bướm, xám gạch, ngũ sắc, xám tro, mà có những màu mắt kể trên thì khôn, xứng tướng.
+ Nếu mà có đôi chân trắng (những màu mắt kể trên) sẽ không tốt. Ngoại trừ mắt hạt cau dung được.
Nếu là loại: điều, ó, ô, xám, khét, ngũ sắc, ô điều, và có những màu sắc trên chơi mới quý.
- Cặp mắt trắng, đôi chân trắng, cái mỏ trắng, nếu là: ô, ô điều, điều xám, đều là gà tốt.
- Gà có chân xanh mắt bạc, vàng thau, tốt.
- Gà ô chân xanh hoặc đen, nên có những mắt trắng hoặc những màu nên chơi.
( chung quy chỉ nên dung những màu mắt kể trên).
Nếu gà có mỗi mắt một màu khác nhau, gà này tuy khá nhưng không nên chơi, vì nó kém bền, không đúng cách, thuận một bên, dễ mù.
Còn gà có hai màu, nhợt nhạt ở một bên mắt, gà ấy yếu, bở sức, đòn thường.
Loại gà “đổi màu” theo cảnh vật xung quanh, gà này có tài, nhưng nhát gan (lúc màu này lúc màu nọ).
- Độc long là gà từ trứng sinh ra chỉ có một mắt (quí tướng) thuộc loại gà hay.
- Bổ túc cho mắt, mí mắt phải mỏng, để mở ra khép lại dễ dàng, dễ cảm kích hơn.
5. ĐẦU GÀ
1) GÒ MÁ: Gò má của gà cần phải cao mới quý, và cũng để bảo vệ đôi mắt khỏi nguy hiểm, nếu cao mà rộng càng quý hơn.
2) LỖ TAI: Phải được nhiều lông nhỏ, cứng che kín, để bảo vệ khi giao chiến, có thể đất cát lọt vào, gây trở ngại cho óc, làm gà mất nhanh nhẹn.
3) LỖ MŨI: Lỗ mũi nên mở rộng, để gà không nghẹt thở lắm.
4) GÒ TRÊN MẮT: Phía trên mắt gà nòi thường thường nhô lên một cái gò, khiến ta thấy con mắt sâu xuống gò này có nhiều hình, có con gò cao, con lại gò thấp, thường gò cao tốt hơn, nhưng đừng quá cao để che mất mắt khi đứng trên nhìn xuống, chỉ them chậm chạp.
Những gò này được tính từ lỗ tai chạy dài ra gần phía mũi.
Gò nổi: nổi lên sát phía mỏ, con mắt hơi lui về phía sau tai, thì bộ mặt gà dữ hiện ra ngay.
Gò lép: gà thường đánh trên, nhưng kém gan dạ.
Gò lồi: gà đánh trên, đánh dưới tùy con, nhưng gan lỳ.
Đầu gà phải nhỏ hơn cổ, ít ra cũng bằng cổ, đừng lớn hơn sinh ra chậm chạp, nặng nề, trên đỉnh đầu chia ra làm hai, ấy là sọ đôi thường yếu.
Đầu gà bằng láng, tròn, thon xuôi như quả xoài là tốt.
Đầu tròn xuôi xuống cổ, nhưng cách cổ bằng một khấc, lõm xuống rồi mới đến cổ, tiếp tục cong vòng xuống thân, loại đầu này thường trên đỉnh bằng trơn, tốt lắm, đích thị gà thế, lúc giao chiến gà này luôn luôn thủ giấu cái đầu của nó dưới bụng, dưới cánh địch thủ.
*Chú ý: gà nào thì sọ với cổ cũng cách nhau 1 rãnh ngang, nhưng tùy con, nhiều và ít mà thôi.
- Gà mặt có nhiều vết nhăn nheo, gọi là mặt “gốc tre”, tốt lắm, gà này rất bền sức và gan dạ.
- Mặt gà có những bớt đen, gọi là “mặt lọ”, gà này dữ.
- Con mắt nghiêng, ngửa lên trời, mắt hơi cao lên đỉnh đầu, gọi là “gà mặt cóc”, gan dạ, bền sức.
- Đứng trước mặt gà, nhìn xuống đầu, sẽ thấy đầu hình tam giác, tính từ trái qua phải, nếu đầu gà dẹp, gà ấy lẹ lắm, tránh né rất nhanh, trái lại, đầy, to là gà chậm.
- Trên đỉnh đầu, sọ được chia làm hai, gọi là “sọ đôi” như đã nói trên, gà tuy yếu nhưng “quăng” giỏi, có biệt tài đá “song phi”, không cần cắn cổ, gà này đá mở rộng.
- Đầu gà bề ngang rộng, gà ấy gan dạ, chậm chạp hay hứng đòn.
- Đầu gà hẹp (nhìn từ trên xuống), nhút nhát, chuyên môn so vảy trước khi đá, nếu thấy địch tài ba, là cuốn gói (độn khứ lai kê).
- Đầu vừa, không quá rộng và quá hẹp, mắt sâu, gà lỳ lợm, chịu đựng giỏi, ra đòn khéo, nhưng coi chừng mắt quá sâu thì chậm.
- Con mắt to, lớn cả ngoài khuôn loại ấy có biệt danh là “chí tứ bất thoái”, gà ấy sống chết coi thường, rất gan lỳ nên chơi.
6. MẶT GÀ
Mặt gà cũng có lắm hình dáng khác nhau tùy theo từng dòng, “dòng cựa” khác “dòng đòn” khác, “dòng chung đúc” và nhiều loại ” dòng bản xứ” khác nhau.
Thí dụ:
Mặt điền: vuông
Mặt tam giác: tam giác
Mặt nhật: chữ nhật
Mặt góc tre: nhăn nheo như gốc tre
Mặt cú: giống mặt con cú
Mặt lục: lục giác
Mặt khuyết: tam giác lõm
Mặt ó: giống mặt con ó.
Mặt tròn: tròn
Mặt nhọn: nhọn
Mặc cóc: giống mặt con cóc
Mặt lọ: có bớt đen như lọ
Mặt bán nguyệt: hình bán nguyệt
Mặt quạ: giống mặt con quạ
Khuôn mặt là khoảng chung quanh con mắt.
+ Gà có “mặt điền”: thường là gà đòn, gan góc, đòn đá hóc hiểm, nếu con mắt thụt sâu, gan lỳ.
+ Gà có “mặt tam giác”: thường là gà cựa, cựa đâm liên tục, nhanh nhẹn lẹ làng, gà mặt tam giác thuộc dòng gà cựa danh tiếng.
+ Gà “mặt nhọn”: lẹ làng, nhưng nhát, bở. Gà mặt nhọn có thể được chung đúc từ gà “mặt tròn’ và “tam giác” mà ra.
+ Gà “mặt tròn”: gà lỳ và lanh lẹ, nhưng kém bền sức, bằng gà “mặt điền”.
+ Gà “mặt nhật”: có tướng đẹp trai, điêu luyện, nếu hay thì tuyệt hay, bằng không bình thường, nhưng không dở.
+ Gà “mặt cóc”: biệt danh là “chí tử bất khoái”, gan lắm, chết không chạy.
+ Gà mặt “gốc tre’: cũng gan dạ không kém, xem bộ mặt không thấy thư sinh, chỉ thấy lầm lỳ, sống chết bất cần.
+ Gà “mặt cú”: mang trong mình tính tình dữ tợn, thêm điêu ngoa.
+ Gà “mặt lọ”: cũng nên chơi, chẳng kém gì các gà khác.
+ Gà “mặt lục”: hay dở tùy con.
+ Gà mặt “bán nguyệt”: dữ tợn hơn mặt tròn.
Còn nhiều loại mặt khác, chung quy cũng là do những loại mặt nói trên chung đúc ra, vẫn nên chơi tùy con, tùy tài.
Gà đòn nên chơi mặt vuông, gà cựa mặt tam giác, gà pha đòn pha cựa mặt nhật là đúng.
+ Gà “mặt khuyết”: đòn hoặc cựa đều hay.
Các loại mặt tốt thì gò má và gò mắt phải cao mới hay.
+ Gà “mặt quạ”: trông dữ dằn, ham chiến đấu.
+ Gà “mặt ó”: lanh lợi dữ tợn và to gan, đa số gà mặt ó thuộc dòng giống tốt.
- Khoảng cách ở mặt từ mí mắt đến lỗ mũi, rộng sâu là gà nhạy đòn, địch thủ dễ mất bình tĩnh với nó.
- Khuôn mặt gà tròn, rộng chung quanh khuôn viên ra tới mũi bằng phẳng, gà ấy bình tĩnh điềm đạm, đánh một đòn đáng một đòn.
- Gà “mắt lửa”: đỏ như lửa, có thể đổi màu tùy lúc, hoặc thêm đốm đen, xanh xanh, con ngươi cũng đen hoặc xanh, đúng gà ấy được mệnh danh là “cuồng kê”, gà quý lắm.
- Gà tròng vàng sậm có điểm đen hoặc xanh, loại mắt thau cũng quý.
Như đã nói qua, mắt trắng dã, đá nhanh đòn, né tránh gọn gang, ra đòn nguy hiểm, mắt long lanh sáng ngời, chớp có sao, là loại khôn ngoan ít có.
7. CỰA GÀ
Cựa gà được gắn liền gần thới tại đôi chân. Cựa giống một long xương, ruột có máu bọng, đầu nhọn. Cựa có khi to gần bằng ngón tay út, có khi nhỏ như đầu đũa, thường chỉ về phía sau, hơi cong hoặc thẳng tùy con. Cựa có nhiều loại:
1) Cựa sáp: bên ngoài được bao bọc bởi một lớp men, dẻo như sáp, nếu lấy dao mà cạo, ta sẽ thấy ra những lớp như cạo đèn cầy, sau đó là đến lớp xương rồi mới đến máu.
2) Cựa thép: thường màu đen, nếu cạo sẽ thấy cứng hơn nữa, dẻo.
3) Cựa xương: màu trắng đục, nếu cạo sẽ thấy giòn cứng.
4) Cựa vôi: lớp ngoài rất bở, tựa như vôi đóng, không gọt chuốt được.
5) Cựa da: đụng mạnh vào cựa thấy lung lay, rung rinh (cựa giấp).
* Hình dáng của cựa:
- Đôi cựa dài, hơi cong mũi được gọi là “song đao”.
- Nếu mũi cựa hơi nghiêng về phía sau một chút, đứng cất chéo lên nhau, được gọi là “song đao nghiêng” (cựa độc).
- Nếu cong ít hơn song đao gọi là “siêu đạo” (cựa độc).
- Hai cựa ngay thẳng chỉ vào nhau gọi là “giao chỉ” (cựa khá).
- Nếu thẳng, quay mũi ra phía khác, gọi là cựa “hứng gió” (dở).
- Nếu ngay thẳng, và chỉ xuống đất được gọi là “chỉ địa” (thường).
- Nếu cựa “chỉ địa” được vảy huyền tram đóng ngay cựa (đâm nhiều), còn gọi vảy ấy là “trung huyền” (huyền tram công tự)
- Cựa cong ra phía sau nhiều như cặp sừng trâu gọi là “hom lọp” (xấu).
- Trên cựa có một vảy to, dưới cựa có một vảy to, có đòn tài.
- Trên và dưới cựa chính, có nổi lên hai cựa phụ thấp hơn, nếu hai cựa này rung rinh, thì tốt, gà quý, gọi là “cựa lục đinh”.
- Gà cựa, cựa có chấm hình lưỡi liềm, hay lưỡi đao, nó ửng nổi trong cựa, cựa trắng thì ửng đen, cựa đen ửng trắng, nhìn qua ánh sáng mới thấy được, cựa này không kỵ gà nào, nếu có gà tài đâm là đâm chết, gọi là “uyên võ đệm giáp”.
- Cựa có ba chấm mọc ra, nhọn như móng cọp, đâm rất độc, gà địch bị đâm chịu không nổi mà chạy, gọi là “cựa độc đinh”.
- Cách từ cựa xuống thới, có bốn năm chấm tròn, trên to dưới nhỏ, chân cựa vuông, đáu tròn nhỏ, là cựa độc, gọi là “thượng áp hạ”.
- Cựa nhỏ như đầu đũa, dài, gọi là “cựa kim”.
- Cựa ngắn ngay sát với thới, xuôi một chiều như nhau, ngược với cựa”hứng gió” gọi là “cựa êm”, còn tùy xuôi nhiều hay ít, nếu xuôi ít và cất chéo lên nhau thì tốt, đồng thời phải cong vừa.
- Nếu đóng sát thới cựa đâm nhiều.
- Hai cựa một màu đen một màu trắng, hoặc phân nửa trắng phân nửa đen cho một cựa, có tên là “nhật nguyệt” (cựa dữ, tốt).
- Tam cường: mỗi chân có ba cựa, một cựa dài và hai cựa ngắn hai bên, hai chân như nhau, gọi là “tam cường” gà này đá hiểm (hai cựa phụ gần như lộ nổi).
- Cựa lục đinh: trên dưới cựa chính có kèm hai cựa phụ nhưng thấp hơn, nếu hai cựa phụ này rung rinh thì rất quý, gà quý mới có.
- Đại đoản cao: cựa to bản và ngắn, tầy đầu, thường thấy ở cựa “lục đinh” (gà đòn), gà này ưa đá cần, đòn khá.
- Cựa thắt lại ở gốc và nở ra ở phía ngoài, nó khấu vào chung quanh cựa, gà có cựa như thế nhất định đâm mắt địch thủ.
- Cựa nhiều thép, chột nhỏ, tròn, cựa đóng sát thới, cần nhất là “vọng cựa” chiều cựa theo thới, khi xếp xuống phía dưới gọn hơi cong lên, nghiêng từ gốc đến ngọn cựa lối 10 hay 12 độ và dài tới 3 hoặc 4 phân là cựa đáng sợ nhất.
- Cựa dóng cao, to chột gọi là cựa “củ cải”, xấu.
- Cựa xốc lên gối gọi là “chỉ thiên” xấu.
- Cựa “hứng gió” cựa gài của nó xoay ngang, quẹt ra phía sau và chúi đầu xuống là cựa xấu.
8. NGÓN CHÂN
1) Ngón giữa: dài, gọi là “ngón chỉ mạng gà” (bổn mạng), “ngón ngọ”.
2) Ngón ngoài: cùng gọi là “ngón ngoại”.
3) Ngón trong: gọi là “ngón nội”.
4) Ngón nhỏ: (ngắn) gọi là “ngón thới”.
Lúc gà đứng ta nâng “ngón ngọ” (phía móng) bật lên bật xuống nếu vững chắc thì tốt, ta sẽ nghe tiếng đập xuống rất mạnh, cần nhất móng cho dài, ta lại đếm xem “ngón ngọ” từ móng vào suốt ngón được bao nhiêu vảy, càng nhiều thì càng tốt.
18 đến 19 vảy: gà thường tài.
20 đến 21 vảy: gà tạm (tùy theo tài riêng).
22 vảy trở lên: gà rất tốt.
Nơi những ngón này, chỉ có vảy, gân, xương, không nên có thịt bủng beo mới tốt, có thể nhìn rõ từng long một, nhìn ngón cho thanh tao, ốm.
Nếu những vảy ở ngón chân, gồ cao lên như sống dao, sắc, ngón chân dài, mấy đầu ngón chân hơi cong vào long, gọi là “gà móng rồng”, rất quý
9. TƯỚNG ĐI ĐỨNG
” Nhất thời chấm muối quăng ra
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”.
Đó là câu châm ngôn của các “sư kê”, được truyền tụng nhau từ đời này qua đời nọ, mục đích là chỉ bảo cách tìm gà hay giống tốt.
Gà không giống nhau ở tướng đi, mỗi con mỗi khác, con thì đi hai chân khít nhau, con thì rộng ra, hoặc đưa chân thấp, nâng chân cao, có khi lúc bước cả ba ngón đều xòe ra, trái lại con thì cụp vào, con thì vừa đi vừa lắc người lắc cổ, con thì cứng đơ như pho tượng v.v….
- “Chấm muối quăng ra” có nghĩa là:
Khi con gà đi, chân bước vào, đồng thời, mấy ngón chân túm lại khi sắp sửa chấm đất mới dương ra, kiểu đi này là “quý tướng”, rất tốt, ngón càng túm nhiều càng hay.
Lại có con đi thì đầu cổ lúc lắc, và mặt rảy lia lịa, tựa hồ như có vật gì dính, cần rảy bỏ, luôn luôn như vậy, ấy mới quý, đúng là “gà lắc mặt”.
Khi bắt một con gà vào một cái lồng, cái bội, con gà đứng thụt đầu thụt cổ, nép mình, nếu đi đi lại lại thì nghiêng bên này bên kia trông lạ mắt, nó sợ cái lồng, có bội đụng vào mình nó, mặc dầu có thể dư sức cho nó quạt cánh thong thả, đó là gà “né lồng” có kiểu đi “bán nguyệt”, hai chân bước chéo qua chéo lại.
- “Đứng giọt mưa” là
Vai nó rất cao, ngực ưỡn ra, đuôi xuôi xuống, cổ thẳng băng và dựng cao, đứng như thế, có thế giọt mưa trơn tuột, trông rất đẹp mắt, “gà giọt mưa” mặt sáng sủa, thường có tài đi đường trên, đánh đầu cổ địch thủ.
- “Đứng đòn cân” là:
Mình gà ngang như cán cân lúc thăng bằng, lúc đi, nó không cất cao cổ như “gà giọt mưa”, trái lại, cái đầu thả thấp, tựa như muốn chui ẩn. Gà này chuyên chạy dưới, đánh trong. Gà đánh trong nếu bình thường thì dở, trái lại gặp con có tài thì thật là “xuất chúng”.
Những con có tướng chẳng ra trên mà cũng chẳng ra cân, anh này lanh lẹ lắm, nhưng thế đánh gần như loạn xạ, lung tung.
Con gà khi đi có vẻ lấc xấc, xông xáo, gà này tùy tài tùy sức, nhưng thuộc dòng võ tướng, thích đấm đá nhiều, ham mái túc con lia lịa, tính tình không đằm thắm.
Gà đi đứng điềm đạm, mắt nhìn từ tốn nhưng sắc bén, không ham mái, chẳng đánh con, thoạt nhìn, người không rành tưởng gà thiếu sung sức, kém nuôi, nhưng kỳ thật, nó có một bản tính cố định như vậy, nó thuộc dòng dõi “văn tướng”, trên “võ tướng” một bậc (không “hữu dõng vô mưu”). Bước đi đâu là từng bước nhẹ nhàng, thân mình khó rung chuyển bình tĩnh, nhìn vật gì rất sắc bén, con mắt soi thẳng vào vật nhìn, bản mặt không vô tư chút nào, thường những gà tiếng tăm là nó, quý lắm.
Lúc đi, gà thường nhón gót, chịu đựng bằng ngón, không để chân đụng đất, tướng đi có vẻ khó khăn, bạn nên để ý, bắt xem có thể có “địa giáp”, nếu đúng thì hẳn gà ấy xứng danh là “linh kê”, (địa giáp là một vảy được gán giữa lòng bàn chân, giữa chậu). Không xem không biết được, vì vảy này nằm dưới gót chân, sát đất. Lại có con có nhiều vảy nhỏ, rõ ràng dưới chân, cùng là gà tốt.
10. NGỰC GÀ
“Ức ngưỡng nghinh thiên”
Ngực gà có hai hình dáng khác nhau, một là bằng lỳ, dựng đứng, hai là hơi cong xuôi vào bụng. Ngực dựng đứng, bằng tốt hơn cả.
+ Màu lông tại ngực nếu có màu ó, gọi là “ức ó”, tốt, gà dữ.
+ Tại ngực, có một lỗ hõm gọi là “hang cua”, nếu hang cua nhỏ, tốt.
+ Ngực mang theo bầu diều, ở bên phải, nhưng nếu bầu diều đó được gà mang bên trái, có “quý tướng”, gọi là “trữ thực tả’.
+ Lúc gà đi, ngực gà không nảy không rung thì tốt, gà ấy dòng giống quý phái thuộc loại gà “văn tướng”, có mưu lược chiến thuật.
11. LƯỠI GÀ
Nếu gặp gà không có lưỡi, ấy là quý, ví như “thần thánh”, được xếp hạng “thần kê”. Bởi không lưỡi nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng.
Nói là không lưỡi, kỳ thật lưỡi có, nhưng thụt quá sâu xuống dóc họng không thấy.
+ Lưỡi thụt sâu xuống bốc họng, nếu có thể thấy được, cũng rất quý, gà này gáy thường khác lạ với gà khác, là đúng nó.
+ Gà có lưỡi đen hoặc bớt đen đều quý, gọi là “linh kê”.
+ Đầu lưỡi được chẻ làm đôi, cũng là loại gà hay lắm.
+ Ngoài đầu lưỡi tựa như bị cắt bằng ngang, lưỡi cụt ngủn, gà này hiếm và quý.
Có những đặc điểm trong lưỡi như thế được gọi là gà “ẩn tướng” hoặc “ủ tướng” cũng vậy đều tốt cả.
- Lưỡi rùa, đoản thiệt: gà có lưỡi thụt sâu hoặc bị cắt ngang, loại “thần kê”.
- Bạch thiệt: gà lưỡi trắng, thường tùy con.
- Hắc thiệt: gà lưỡi đen, “linh kê”.
- Lưỡng thiệt: lưỡi gà chẻ làm đôi, “gà chiến”.
- Lưỡi gà to bản: biểu lộ sự chậm chạp.
- Lưỡi gà nhỏ như mã kim: lanh lẹ có thừa.
12. TIẾNG GÁY
1) Số tiếng:
Được xếp hạng “thần kê” bởi không có lưỡi, nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng sau cùng:
Ò – ó – o – o (ta thấy bốn chữ o tức gà gáy bốn tiếng). Đó là tiếng gáy thường nhất của giống gà.
Trái lại, “thần kê” gáy từ bảy tám tiếng trở đi:
Ò – ó – o – o – o – o – o (7 tiếng, những tiếng o nhỏ là tiếng giật).
+ Gà gáy 5 tiếng là gà có tài (Ò – ó – o – o – o ).
+ Gà gáy ba tiếng, tiếng gáy như vậy không tốt, biểu lộ sự kém cỏi ( Ò – ó – o ).
2) Số âm thanh:
Âm thanh gà gáy trầm bổng khác nhau, nhiều giọng khác nhau.
Tiếng cuối cùng là âm thanh hạ thấp nhất, không tốt, đa số dở. Thí dụ : ò – ó – o – ò 4 tiếng (thấp, cao, vừa, thấp).
Tiếng cuối cùng là âm thanh vừa, gà ấy hay dở tùy con. Thí dụ : ò – ó – o – o 4 tiếng (thấp, cao, vừa, vừa).
Tiếng cuối cùng được kéo dài, trong đó có 2 âm thanh thứ nhất là “vừa” và thứ hai là “thấp”, dứt khoát gà ấy không nên dùng, tuy bền. Thí dụ: ò – ó – o o oò 4 tiếng (thấp, cao, vừa, vừa kéo dài xuống thấp).
+ Nếu muốn biết âm thanh cuối cho rõ, ta lấy âm thanh cuối so với âm “vừa” thứ ba, nếu cuối cao hơn “vừa” là cao, thấp hơn “vừa” là thấp, bằng “vừa” là trung bình.
+ Gà gáy, tất cả tiếng đều to cùng nhau là tốt.
Âm minh trường: là con gà gáy tiếng cuối cùng, kéo dài đến hết hơi, gà ấy gan, nhưng kém tài.
Âm minh đoản: là con gà gáy tiếng cuối cùng ngắt, ngắn ngủn, gà ấy có vẻ gắt gao, gan dạ, tài ba.
Âm minh trung: gáy tiếng cuối không dài cũng không ngắn, gà ấy “văn võ song toàn”, được mọi mặt.
Âm minh thủ đoản: gáy tiếng cuối ngắn, toàn tiếng gáy có vẻ rít nghe tựa tiếng gà tre, báo hiệu gà có biệt tài (gà độc) nhưng phải đều tiếng.
Âm minh hùng đoản: gáy tiếng cuối ngắn, toàn tiếng gáy to, ồ, gà ấy bền bỉ, gan dạ, có tài đá đòn.
Âm minh thư trường: tiếng cuối kéo dài, toàn tiếng như gà tre, ấy là gà kém.
Âm minh hùng trường: tiếng cuối kéo dài, toàn tiếng gáy to, ồ, không nét . Gà này có thể đòn tốt, bền nhưng không độc, đá kém hay.
+ Khi gà gáy miệng phải mở rộng mới có triển vọng, trái lại, lúc gáy mỏ khép kín, gà không khá.
+ Khi gáy mỏ dưới rung ít thì tốt, rung nhiều thì xấu, không rung càng quý.
+ Tiếng gáy không đều, chỗ to chỗ nhỏ, gà này chóng mệt, bở sức, kém bền.
+ Gà gáy 4 hay 5 tiếng, nhưng ngắt từng âm thanh rõ ràng, đó là gà hay, trái lại tiếng gáy không phân rõ âm thanh, là tiếng gà thường tài.
+ Ban đêm gà gáy đúng giờ, gà ấy có đòn tài, đòn độc, “quý tướng”, thường trổ những đòn ấy vào những nước nhất định.
- TIẾNG RÍT: hay rít là gà dữ, “âm minh phụ”. Gà rít to, mở rộng miệng thì tốt, nếu rít nhỏ trong miệng, thì phải kéo dài mới tốt.
- Song phụ âm minh và tam phụ âm minh: rít hai hay ba tiếng một lúc là gà độc, có tài lắm, miệng mở rộng rít tiếng lớn, gắt gao như heo rít.
Nếu “song phụ” và “tam phụ” được kèm theo những tiếng rít ngắn sau, đó là “linh kê” gà quý, đích thị chẳng sai.
+ Gà nào khi gáy, cổ gân lên, vẹo lệch không thẳng, đòn đá cũng kém ngay. Gáy mà cần cong, vẹo qua lại như rắn, con ấy kém bền.
- Gà ngọc: khi gà gáy ban đêm, ta nhìn trong miệng, thấy hơi sáng, nên có tục gọi là “gà ngậm ngọc”, dĩ nhiên là phải quý rồi, nó là “linh kê”.
- Gà túc: khi ta bắt, hoặc đụng đến mình nó, thì gà này kêu túc túc giòn tai, lại khi đang ra trưởng đá, bất kỳ ở hiệp nào, lúc vô nước, gà vẫn kêu túc túc tựa như gà kêu con, con này chiến lắm, thuộc loại “chiến kê”.
- Gà trữ thực tả: thường thì bầu diều gà nằm bên phải, trái lại gà này ngược đời, có bầu diều nằm bên trái, ấy là “chiến kê”.
Tóm lại, khi gáy cần cổ nên ngay thẳng, phát ra âm thanh rõ rệt, to lớn, gọn gàng, ngắt quãng, hơi rè khan, được thổi mạnh từ trong miệng phát ra ngoài, và khi dứt cũng ngắt gọn, ấy là tiếng gáy hoàn hảo, báo hiệu đó là một “chiến kê”.
13. THẾ ĐÁ
Điều cần biết là con gà chẳng bao giờ đá một chân, nó luôn luôn nhảy lên đá bằng hai chân, “ngón nghề” trong võ thuật gọi là “song phi”.
Lúc nhảy đá gà dùng sức mạnh, phụ giúp bằng đôi cánh và bộ lông đuôi.
Nạp, xạ: lúc mới xáp trận, còn dư sức, gà không cần nắm mỏ đầu để làm điềum tựa mà đá, chỉ từ xa nhảy lên, vừa đá vừa đâm, gọi là “nạp”, hoặc “xạ” hay “đòn buông”..
Đá lông: nó dùng mỏ nắm chặt bất cứ một chỗ nào làm điểm tựa rồi lấy sức nhảy đá, cánh quạt, cựa đâm, nắm lông mà đá.
Hồi mã thương: hai gà đang đánh nhau, bỗng có con “giả thua” bỏ chạy một vòng, địch thủ liền đuổi theo uy hiếp, không ngờ nó đứng lại, nghiêng qua, lấy thế thật nhanh thật mạnh, đá vào đầu vào cổ địch thủ, có khi nó trổ ngón nghề ấy hai, ba lần, và mỗi khi đá, đôi khi ta thấy nhồi liên tiếp ba bốn đòn, gọi là “hồi mã tam thương”.
Sỏ, mé: cắn mép môi, hay mồm rồi đá trúng mặt, trúng cổ, địch thủ đau vô cùng.
Đá vai: lấy mỏ cắn vai rồi đá thốc lên.
Đá lông yếm: chui đầu xuống gần bụng, nắm lông ngực đá thốc lên, còn gọi là “đá bưng tô”, nếu đòn này trúng, địch thủ sẽ lộn nhào có khi.
Lấn: dùng cần cổ lấn gà địch không cho đứng thăng bằng, thì làm sao địch trổ ngón được.
Vỉa tối: chui cổ vào cánh gà địch, ở luôn trong đó, cắn mổ da non như da nách, đùi non, kẹt cánh, nắm cho chắc mà đá lên, vừa đá vừa đâm, có khi trúng phổi, trúng hông, lợi hại vô cùng.
Vỉa sáng: chuyên luồn cổ vào cánh gà địch, thò đầu lên, bạ đân nắm đó, đá mạnh lên, đòn này sẽ gây cánh địch thủ, ưa bị xệ cánh và mất sức.
Khai vựa lúa: nắm mổ gà địch, dùng sức đá trúng cằm nó, chỗ ấy gọi là “chữ tử”, và gọi là “đá hầu”.
Đâm hang cua: dùng cựa đâm trúng “hang cua”, ở trên ngựa cạnh dưới cổ, nếu đâm sâu, gã giãy chết trào máu miệng tại chỗ.
Nước nạp: lúc đầu mới vào đá, hai gà nhảy lên, bốn chân đọ mạnh vào nhau, nếu đôi cựa chạm nhau gọi là “khắc cựa”.
Nước đứng: nước chịu đứng bền bỉ của gà, càng lâu càng đứng vững để chống trả.
Đi trên: khi đá gà chỉ nhắm vào phần trên địch thủ mà đá vào mỏ, đầu, cổ, ngực, lưng.
Chạy dưới: chỉ thích chui lòn dưới bụng, đội ngược lên, thừa cơ cắn đùi, ngực, bụng, để đấm đá.
Đòn đấm: cắn mổ đầu và nắm mồng lại giáng mạnh hai chân vào mặt, hầu, cổ, ngực v.v..của địch thủ.
Đá ngang: mổ đầu địch thủ, và đứng ngang một bên, đá vào cần cổ, vào mặt.
Quăng: đang đá, gà nhảy cao “quăng” đôi chân vào mặt địch thủ, có khi mạnh quá mình cùng xoay theo.
Liên cước: mổ một lần, đá hai, ba cái liên tiếp.
Độc cước: mổ một lần, đá một cái đích đáng.
Đá mã kỵ: đá trúng mu lưng địch thủ.
Thọc huyết: nhảy thật cao, khi mình gà rơi gần địch thủ, nó mới tung chân đá thọc vào ngực.
Đâm mắt cần: cần cổ gà có từng đốt ráp lại như mắt tre, nếu bị đâm trúng những “mắt” ấy, gà quẹo xương cổ, đứng quay mòng mòng.
- See more at: http://www.gachoi.org/huong-dan-cha...a-toan-tap.html#sthash.wPNyqSkA.PwyP4KeA.dpuf
Relate Threads
Sách gà tự soạn
bởi admin,