Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

tuanhuyen278

Thành viên Mới
Tham gia
13 Tháng năm 2013
Bài viết
0
Điểm tương tác
0
Điểm
0
bài viết này nhằm tổng hợp tất cả các kinh nghiệm quý báu của các bậc tiền bối để lại để anh em tiện xem và tra cứu, cho bản thân tôi và mọi người mới chơi mong các bạn vào đóng góp ý kiến hoặc có tài liệu thì gửi cho tôi để tôi thấy có gì hay thì tôi copy vào cho anh em tìm hiểu. MOng rằng mọi người giúp tôi Phần 1 là tổng hợp kinh nghiệm cơ bản, về HMcủa các bậc tiền bối
Kinh nghiệm quý báu của bác lâm kiệt
Bài
1- HỌA MI TRỐNG MÁI VÀ CÁCH MUA CHIM.
)J- Mi trống mái: Có mộtsố người nói họa mi trống râu mọc xuôi theo mỏ, họa mi mái râu mọc ngang nhưngmình nghiệm thấy độ chính xác của thông tin này rất thấp. Mỗi bên mép của mộtcon họa mi trống có khoảng 9 đến 15 sợi râu (đấy là nói bộ râu nguyên vẹn củanó, còn khi chiến đấu xong bị rụng bớt thì ít hơn), trong đó có sợi ngắn, sợidài, sợi mọc ngang, sợi mọc xiên góc từ 30 đến 45 hoặc 60 độ, thậm chí có sợimọc ngược hẳn về phía sau. Người ta cũng vậy thôi, có người râu rậm, có ngườirâu thưa, có người râu quăn, râu xồm, râu quai nón, râu ba chòm, râu dê, râuchuột, râu vểnh, râu quặp... Họa mi mái râu mọc cũng tơi bời lắm vì thế dựa vàorâu để đoán trống mái là rất dễ nhầm. Vả lại khi chúng ta là người mới chơi,tiếp xúc với họa mi còn ít, việc quan sát đầu, mình, mắt, mỏ, chân…còn rất khónói chi quan sát râu. Ông bán chim cũng không dễ sẵn lòng bắt con chim cầm trêntay để ta ngắm râu cuả nó. Có người lại nói rằng dựa vào vệt đen ở cạnh mỏ chimđể đoán trống mái nhưng vết đen này với vệt vàng rất hay lẫn nhau khó mà phânbiệt chính xác được ngay cả với người sành sỏi chứ chưa nói người mới chơi.
Vì thế cóthể nói không thể nhìn hình dáng mà đoán biết được giới tính của chim họa mi.Người Trung Quốc có câu: “ Họa mi bất khiếu thần tiên bất chi đạo “, nghĩa làChim họa mi không hót thì thần tiên cũng không thể phân biệt được trống haymái. Cách tốt nhất là chúng ta khi đi mua chim hãy bảo người bán chim thổi còixùy, hoặc mở điện thoại xùy. Con nào hót là con trống rồi. Đó là mi trưởngthành. Đối với mi non càng khó phân biệt, thôi thì hên xui, cứ con nào nhanhnhẹn thì bắt và chờ 6 tháng sau nếu nó hót ắt đúng là chim trống.
- Cách muachim: Các bậc tiền nhân dạy:”Đi một lần chớ vội mua chim”, nghĩa là mua chimkhông được vội vàng, có thể phải đến ngắm con chim hai ba lần rồi mới mua đểtránh việc mua phải chim có tật có lỗi như soi gương, ngoái cổ, lộn cầu…
Tất nhiênnhiều người ở xa nơi bán chim nên không thể có thời gian đi lại nhiều như vậy,hãy bảo người bán chim để riêng con chim mình ưng ý ra một chỗ rồi quan sáttrong khoảng 1 giờ, lâu hơn càng tốt xem chim có bị tật, lỗi hay không. Nếuphát hiện chim bị soi gương, ngoái, lộn chớ nên mua vì bệnh này hiện nay chưacó cách chữa hữu hiệu.
Chúc acetìm được con chim ưng ý của mình.
Hôm saumình sẽ nói về cách làm thức ăn cho mi chiến, mi hót và mi non.

Bài2 –
THỨC ĂNDÀNH CHO HỌA MI
Thưa ACE!
Thức ăndành cho chim họa mi là một vấn đề còn nhiều điều chưa được thống nhất, quanđiểm từng vùng miền và từng người còn có nhiều điểm khác nhau về loại thức ănvà cách chế biến nhưng tựu chung vẫngồm hai phần chính đó là cám bột và mồitươi, tùy theo dành cho đối tượng chim chiến, chim hót hay chim non mà có cáchchế biến khác nhau, ngoài ra còn bổ sung nguyên tố vi lượng bằng cách cho ănkhoáng chất. Dưới đây mình xin giới thiệu một vài công thức cám nhằm cung cấpcho các bạn mới chơi chim có đượcnhững kiến thức đầu tiên về việc chế biến thứcăn cho họa mi. Sau này các bạnsẽ tự rút ra kinh nghiệm và có thể sáng tạo ranhững công thức tốt hơn.
I, Cám dành cho chim chiến
Côngthức 1
Gạo trắng(bỏ tấm) 300g
Lòng đỏtrứng gà 5 cái
Lòng đỏtrứng vịt 1 cái
Bột khoángchất 3 g
Trộn bộtkhoáng, lòngđỏ trứng gà và trứng vịt đều vào gạo, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ ởnhiệt độ dưới 60 độ C cho đến lúc thấy lòng đỏ trứng trở thành lớp keo khô bọcchặt lấy hạt gạo là được. Đựng gạo đó vào túi nilon kín, chống ẩm cẩn thận, lấycho chim ăn dần. Công thức này rất được các bạn ở các tỉnh phía nam ưa dùng.
Côngthức 2
Cám gạo 200g (Cám xay giã thủ công)
Ngô mảnh200 g (Chọn loại ngô vàng xay mảnh nhỏ)
Thịt bò 100g (Băm thật nhỏ)
Cá khô nhạt50 g (giã vụn)
Tôm nõnnhạt 30g (giã vụn)
Trứng gà 3quả ( lấy cả lòng đỏ lẫn lòng trắng)
Trứng vịt 2quả ( chỉ lấy lòng đỏ)
Bột khoángchất 5 g
Tất cả trộnđều, sấy nhẹ dưới 60 độ C đến lúc cám khô rời thì được. Bảo quản chống ẩm.Bảnthân tôi hay dùng công thức này.
Côngthức 3
Cám trứngBa Vì 500 g (một túi)
Ngô mảnh100 g
Thịt bò 200g (băm nhỏ)
Tôm nõnnhạt 50 g (giã vụn)
Nhộng tằm100 g (nghiền vụn)
Trứng gà 5quả
Khoáng chất10 g
Tất cả trộnđều, sấynhẹ dưới 60 độ c, bảo quản khô mát cho chim ăn dần.
Ngoài racòn nhiều công thức khác nữa. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì liên lạc qua Emailvới mình nhé.
Về mồi tươicó thể cho ăn thêm mỗi ngày 10con châu chấu hoặc 7 con Dế hoặc 5 con nhộngtằm…Có bạn cầu kỳ mua cả dái chó,dái gà cắt ra cho ăn nhưng không phải con họami nào cũng ăn những thứ đó đâu bạn ạ. Các bạn ở phía nam còn có một đặc chiêulà cho ăn con liêu điêu để chim được hăng. Riêng về sâu quy nhiều người nói làcho ăn chim sẽ bó lông hoặc đaumắt nhưng thực ra sâu quy là thức ăn cực kỳ bổdưỡng, mỗi ngày cho ăn chừng 15đến 20 con bằng cọng rơm thi ko sao cả. Chú ý:Nếu cho chim ăn mồi tươi nhiềuquá có thể bị ỉa chảy hoặc sưng chân.

II, Cám dành cho họa mi hót
Tất nhiênchim hót mà ăn cám chim chiến thì tốt quá rồi nhưng để cho tiện và kinh tếngười ta thường cho chim hót ăn cám trứng Ba Vì trộn 1% bột khoáng + Mồi tươi.Ở nơi ko mua được cám trứng Ba Vì,có thể cho ăn theo công thức sau:
Côngthức 4
Cám gạo hoặccám cò nhạt 300 g
Ngô mảnhnhỏ 200 g
Thịt bòhoặc thịt lợn nạc 100 g ( băm nhỏ )
Thịt cá rôphi tươi 100 g (Cá rô phi lọc riêngthịt băm nhỏ)
Trứng gà 5quả (lấy cả lòng đỏ lẫn lòng trắng)
Trứng vịt 1quả (chỉ lấy lòng đỏ)
Khoáng chất10 g
Tất cả trộnđều xấy nhẹ dưới 60 độ C đến khi cám khô rời là được. Cho ănthêm mồi tươi chút ít.

III, Cám dành cho họa mi non
Đặc điểmcủa tất cả các loại chim non là háu ăn và dễ tính, đút cho cái gì là chén cáiđó nên thông thường người ta hayđút cho mi non cám cò nhạt trộn nước và một ítmồi tươi là xong. Riêng mồi tươinếu dùng thịt bò, thịt lợn thái nhỏ thì càngtốt, sau này chim lớn có thể ănnhững thứ đó, phòng khi ko kiếm được dế, châuchấu hay sâu quy. Điều này rấtlợi cho các bạn ở nơi ko có hàng bán mồi tươi chochim. Khi đút thức ăn chochim non, bạn nên để nó trên tay, sau này lớn lên conchim cứ níu lấy tay bạnrất thú vị.
Trên đây lànhững cách cho ăn rất rất cơ bản ban đầu, chắc chắn nhiều bạn có những côngthức tốt hơn, ta nên trao đổivới nhau để rút kinh nghiệm cùng chơi vui vẻ.
Mình nhớnăm 1967 nuôi con họa mi non đầu tiên do một anh bạn người Tày cùng đơn vị mangtừ Lạng Sơn xuống cho, lúc ấy làbộ đội lại chiến tranh thiếu thốn, lấy đâu ranhững thứ kể trên cho chim ăn,hơn nữa kiến thức về chim đã biết gì đâu. Mìnhđút cho nó ăn cơm, bánh bột mìluộc và hạt bo bo (hạt mì), thi thoảng vài conchâu chấu. Vậy mà chú chim vẫnsống bình thường. Khoảng bảy tám tháng sau tựđứng mổ bột mì luộc chén rồi hótlứu lo đều. Đến mãi khi vào chiến trường năm1972, tình hình ác liệt quá, mìnhmới phóng thích nó ở bến phà Long Đại. Conchim bay theo mãi trên đường hành quân. Về sau dobom đạn quá nhiều, nó khôngtheo được nữa.
Chim họa milà giống nhát nhưng khi đã thuần hóa tốt nhiều năm, nó sẽ rất tình cảm và khôngmuốn xa rời người chủ.
Chúc ACE cóđược chú họa mi như ý!


Bài3
KHOÁNG CHẤT
Thưa các bạn!
Hiện naynhiều ace chơichim chúng ta còn chưa biết dùng khoáng chất cho chim và cũngkhông coi trọngviệc đó. Đó là một cách nghĩ rất sai lầm. Bời vì sự suy giảm thểlực của mỗicon chim theo thời gian là rất chậm nên đại đa số người nuôi chim kobiết đó làbệnh. Con chim ở ngoài thiên nhiên ăn thức ăn rất phong phú và tựđiều chỉnhthức ăn cho bản thân, khi sống trong điều kiện nuôi nhốt dù ta cóchăm chút thếnào cũng không thể so với khi nó sống tự do bên ngoài được nênthường thiếu rấtnhiều chất trong khẩu phần thức ăn mà người nuôi chim khôngbiết hoặc khôngquan tâm.
Từ năm 1817nhà điểu học Pháp Louis Vieillotđã nhận thấy có một số chim nuôi trong nhà nhưhọa mi, yến hót (yến kanari),sơn ca… sau mấy năm tự nhiên có con rơi xuốngchết. Sau đó ông nghiên cứu vàbiết rằng những con chim nuôi nhốt trong nhàthường bị thiếu một số nguyên tốvi lượng nên sức khỏe dần dần bị suy giảm, đếnmột lúc nào đó nó bị đột quỵ dosuy tim, suy hô hấp, rối loạn thần kinh do thiếucalcium. Sau này tiến sĩ PaulWalton trong hiệp hội bảo vệ chim hoàng gia Scotland đãkhẳng định quan điểmcủa Louis Vieillot là hoàn toàn đúng. Từ đấy người ta mớiđặt vấn đề bổ sungnguyên tố vi lượng cho chim cảnh trong điều kiện nuối nhốt.Mãi đến thập kỷ 70của thế kỷ XX Việt Nam tamới bắt đầu có người chú ý đến vấnđề này, tuy nhiên đại bộ phận người chơichim ở Việt Namvẫn chưa biết gì về nócả. Trong vòng vài chục năm gần đây mới có nhiều ngườibiết đến việc này. Đầutiên là những người nuôi yến hót sinh sản (đúc yến). Khiđược bổ sung khoángchất, yến đẻ đều, yến con ít chết, yến đực chóng căng. Tiếptheo đó là nhữngngười chơi họa mi chiến ở Hà Nội. Con họa mi chiến được nuôiđủ khoáng chât cóthể lực dẻo dai và gan lỳ hơn rất nhiều vì bộ khung xương củanó cứng vững nênkhông ngại va chạm. Chim hót có khoáng chất sẽ xung mãn thểlực nên luôn hót gọibạn. Có một điều đáng tiếc là các bạn biết dùng khoáng chấtlại coi đó là mộtđộc chiêu bí truyền nên thường giữ kín không phổ biến rộngrãi cho mọi người.
Vậy khoángchất cho chim là gì?
Khoáng chấtcho chim là một loại bột được chếbiến từ một số hợp chất có chứa những nguyêntố hóa học cần thiết cho đời sốngsinh lý và cơ thể của loài chim.
Mỗi mộtloài chim cần có một loại khoángchất phù hợp với yêu cầu của nó. Có loại rấtđơn giản như đối với chim cu gáychỉ cần cát vàng + đất đỏ với một ít Vitamin B1là đủ. Có lại rất phức tạp nhưđối với yến hót Kanari hay Họa mi, chích chòechẳng hạn. Do ở đây đang nói vềHọa mi nên mình đưa ra công thức chế biến khoángcho chim họa mi.
1- Đất đỏba zan 30% (Mình thường dùng loại đất đỏ Tây Nguyên lấytừ Buôn Mê Thuột, rấtgiầu Oxit sắt cần cho sự tạo hồng cầu. Ngoài bắc có đấtđỏ Lục Ngạn cũng tốt tuyko bằng đất Tây Nguyên nhưng dùng được, trong nam cóđất đỏ Biên Hòa gần đượcnhư đất đỏ Tây Nguyên).
2- Bột thancủi 25% (Tốt nhất là bột than gỗ ổi, nêntránh than xoan và than lim vì có độctố. Trong bột than có một lượng muối Kalyrất lớn. Nguyên tố này cùng với Natritrong muối ăn gắn kết Calci tạo ra kếtcấu mô xương làm cho xương cứng vững)
3- Bột đáhoặc bột mai mực càng tốt 20% (Đâylà chất giàu Calci, thành phần chính cấu tạomô xương)
4- Cát đãisạch 9% (Dùng cát đen đãi sạch nước bẩn, khi nàothấy nước thật trong thì được,đem phơi khô. Trong cát có hợp chất của nguyêntố Silic và nguyên tố Alominhiumcung với nhiều nguyên tố khác)
5- ĐườngGlucoza 8% (Mua ở hiệu thuốc tây. Tăng năng lượng chochim)
6- Calciumloại viên 400đv (Tỷ lệ loại này3200đv/kg khoáng chiếm khỏang 2%. Mua ở cửa hàngthuốc tân dược)
7- VitaminB1 5% (mua ở cửa hàng thuốc tây về giã nhỏra. B1 có tác dụng ổn định thần kinh,giảm đau và làm tăng cường sự trao đổichất, tăng cường đào thải các Acid có hạitrong cơ thể động vật)
8-NatriClorua 1% (Cái này là muối ăn nhà ai cũng có)

Tất cả tánnhỏ trộn đều với nhau, phơi thậtkhô, bảo quản chống ẩm tốt có thể để dùng trongnhiều năm không hỏng. Tỷ lệtrộn khoáng vào cám là 1% nghĩa là cứ 1kg cám trộnvào 10g khoáng. Đối với chimchích chòe, sáo, yểng và chào mào… dùng khoáng nàycũng rất tốt. Riêng đối vớichim yến Kanari đẻ công thức hơi khác một chút. Bạncũng có thể dùng công thứcnày cho chim yến Kanari đẻ nhưng tăng thêm 10% maimực.


Bài4
THUẦN HÓACHIM HỌA MI MỘC
Thuần hóachim nói riêng và động vật nói chung là một công việc không thể nóng vội, nócần nhiều thời gian và đúng cách thức sẽ đem lại kết quả tốt. Vì thế các bạnmới chơi chim cần phải kiên nhẫn. Bạn nào nóng tính thì phải tập nhẫn nại kiêntrì, thế mới có câu: “Trước khi tập cho chim phải tập cho người”.
1-Giai đoạn vào cám.
Giai đoạnnày ko mất nhiều thời gian, chỉ cần ba ngày đến một tuần là đủ. Hơn nữa các bạnở đồng bằng và thành phố thường mua chim ở hiệu về chơi nên chim đã được vàocám rồi. Điều đó rất thuận lợi, ko cần phải quan tâm đến giai đoạn này.
Trường hợpchim mới bẫy về hoặc mua của người mới bẫy về, nó chưa biết ăn cám, bạn có thểlàm như sau:
Chuẩn bịsẵn một lồng có đặt đủ nước,cóng cám, cóng mồi tươi có sẵn chừng 15 con sâu quyhoặc 5 con dế hoặc 5 con châu chấu (đừng cho nhiều nhé), phủ kín áo lồng rồiđặt ở nơi thật vắng người. Khoảng bốn năm tiếng đồng hồ sau nhẹ nhàng hé áolồng xem chim ăn thế nào. Nếu mồi tươi đã hết mà cám lại vãi rải rác xung quanhlồng là quá tuyệt vời. Như vậy chứng tỏ chim ăn mổi tươi ko đủ no, đã chấp nhậnăn cám. Trường hợp mồi tươi hết mà cóng cám nguyên vẹn thì tạm thời ko cho thêmmồi, cứ đậy kín lại đến cuối ngày mới kiểm tra lần nữa, nếu cóng cám vơi đi làtốt rồi, còn cóng cám vẫn nguyên thì cho thêm mồi tươi chừng dăm con châu chấulà được để chim ko bị chết đói qua đêm. Hôm sau nên cho chim ăn muộn một chútchừng 9h sáng là vừa, vì sáng ra chim đói sẽ phải ăn cám, lúc 9h cho mồi tươivào để bổ sung dinh dưỡng cho chim và làm lại như ngày hôm trước. Cứ như thếchừng 3 đến 5 ngày là chim chịu ăn cám, lâu lắm đến một tuần là cùng. Như vậylà ta đã chuyển được thói quen ăn thức ăn hoang dã của một con chim sang chế độăn thức ăn nhân tạo. Việc này coi như xong.
2-Giai đoạn thuần chim.
Giai đoạnnày cần thời gian từ 8 tháng đến một năm tùy theo từng con chim và có 2 trườnglà thuần chim có mái và thuần chim không mái.
A- Thuần chim có mái
Con mái yêucầu phải thật thuần, có tuổi lồng trên hai năm, biết ghẹ trống càng tốt. Chọnmột góc tường ở sân không đông người quá, cũng đừng vắng quá để đặt lồng chimtrống bổi. Lồng chim trống đặt cao chừng nửa mét đến một mét, phủ áo kín chỉ đểhở phần cửa lồng quay sang phía chim mái.
Lồng chimmái đặt cách lồng chim trống khoảng 1m đến 1,5m, thấp hơn lồng chim trống 0,3mlà tốt nhất và để hở hoàn toàn (không phủ áo lồng).
Hàng ngàyvào lúc 13h00 đến 13h30 tắm cho chim mái trước. Lồng tắm đặt sao cho chim trốngnhìn thấy chim mái tắm để nó bắt chước.
Khoảng 1tuần đến 10 ngày sau mang chim mái ra xa khuất hẳn chừng vài giờ. Chim mái nhớtrống sẽ xùy và chim trống sẽ hót trả lời hoặc ngược lại chim trống hót gọitrước và chim mái xùy để trả lời.Sau đó lại cho hai chim về vị trí cũ để chúngghẹ nhau. Cứ như thế 3 đến 5 ngày một lần tách chim cho chúng gọi nhau. Sauchừng 45 ngày cho lồng mái cách xa ra khoảng 4 đến 6 mét nhưng vẫn để trốngnhìn thấy và làm như trên. Áo lồng chim trống vén rộng dần ra. Chừng 180 ngàycó thể bỏ hẳn mái đi chỗ khác, chim trống bắt đầu dạn người. Đến 240 ngày chimtrống đứng lồng tạm được rồi. 300 ngày Chim trống đứng lồng không nhảy nữa, cóthể mỗi ngày tắm xong thì bỏ hẳn áo lồng đến tối mới khoác vào. 360 ngày làviệc thuần một con chim đã hoàn toàn thành công.
Nhớ tắm đềucho chim, ngày nào cũng vậy.Rét 10 độ chim vẫn tắm nhưng cho nó tí nước âm ấm.Năng cho tắm chim mau thuần hơn.
B- Thuần chim không mái
Thôngthường người nuôi chim chiến mới cần đến mái còn những người nuôi chim hót ítkhi nuôi mái. Có mái chim mộc đỡ nhảy hơn và mau thuần hơn. Không có mái việcthuần chim sẽ lâu hơn một chút.
Chọn mộtgóc tường ở sân nơi thỉnh thoảng có người qua lại nhưng đừng gần quá, đặt hoặctreo lồng chim cao chừng 1m, áo lồng phủ chỉ để hở một ít quay ra phía có ngườiqua lại. Nên tránh việc có người cầm gậy gộc, cây lau nhà, chổi cán dài khuakhoắng gần nơi đặt chim làm chim sợ nhảy tứ tung, lông lá tan nát, mặt mũi vỡbe bét máu me.
Hàng ngàytắm cho chim vào lúc 10h30.Trong khi chim tắm thì đem lồng ra chỗ khác làm vệsinh, tiếp thêm nước và cám.
Chừng vàiba giờ một lần cho nó vài con mồi tươi là đủ vì cám làm theo công thức trên đãnhiều đạm lắm rồi, nếu nhiều mồi tươi quá chim có thể bị ỉa chảy. Khi cho môitươi hay mọi động tác phục vụ khác đều phải rất nhẹ nhàng, không làm chim sợhãi đột ngột. Dùng cái panh kẹp gắp mồi tươi nhẹ nhàng đưa vào cóng mồi. Khiphát hiện chim thay lông, nên cho ăn tăng khoáng chất lên gấp rưỡi để quá trìnhthay lông được nhanh.
Một thángsau vén rộng dần cửa áo lồng. Khoảng 3 đến 5 ngày dùng còi xùy, điện thoại haymáy tính xùy cho chim hót một lần vào buổi sáng lúc 9h00 đến 9h30 hoặc lúc16h00 đến 16h30. Những con tự hót được thì không cần xùy kích. Tuyệt đối tránhkích xùy nhiều. Xùy vô tội vạ sẽ rất hại chim.
8 tháng cóthể bỏ áo lồng sau khi tắm, đến tối khoác lại. Một năm chim đứng lồng. Một nămrưỡi thì chim thuần lắm rồi, có thể xách đi chơi được.
Mình nhắclại bí quyết muôn thủa của việc này là kiênnhẫn.
Chúc cácbạn vui vẻ và thuần được những con chim tuyệt vời.


Bài5
MỘT SỐ BỆNHHỌA MITHƯỜNG MẮC
Thực ramình thấy chim họa mi là giống rấtít mắc bệnh, tuy nhiên nếu chế độ chăm nuôikhông đúng cách chim có thể mắc mộtvài bệnh như sau
1-Bệnhỉa chảy
Nguyênnhân, triệu chứng: Có nhiều nguyên nhân để chim mắc chứng ỉa chảy. Muốn điềutrị tốt cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
+ Thôngthường nhất của chim họa mi là do chủ nhân ko nắm vững chế độ dinh dưỡng củachim, cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc trong cám có nhiều chất đạm quá không tiêuhóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột, thải ra độc tố là chim ỉa lỏng,phân trắng như bột gạo kèm theo chất nhày của niêm mạc ruột.
+ Chim ănphải thức ăn quá cũ, ẩm mốc dẫn đến ngộ độc Aflatoxin hoặc Micotoxin dẫn đến điỉa nước, cai lẫn lộn kèm tho chất nhày của ruột
+ Nhiễmkhuẩn đường tiêu hóa…
Điều trị:Việc đầu tiên là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho ăn mồi tươi, chỉ cho ăn cám cònhạt nếu chim bị nhẹ sẽ tự khỏi.
Trường hợpnặng hơn: Hiện nay hàng chim nào cũng bán viên thuốc điều trị ỉa chảy của TrungQuốc. Thuốc này hòa với nước cho chim uống bệnh thường khỏi nhanh nhưng sau đócon chim thường mất sức trong một thời gian dài, hãy đến cửa hàng thuốc thú ymua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm của Việt Nam về hòa với nước cho uốngtrong 3 đến 4 ngày chim sẽ khỏi. Trường hợp chim ngộ độc nặng quá có thể tiêmAtropin (thuốc của người)với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim.Ngày tiêm 2 lần dưới da.
Bản thânmình hay dùng viên Écefuril(thuốc của người) do Pháp sản xuất màu vàng, đóng 14viên /vỉ. Loại này hơi đắt tí nhưng rất tốt, Vị hơi ngọt, không mùi, màu vàngchuyên để giải độc tiêu hóa và ỉa chảy. Thuốc mua về lấy ra hai viên, rút vỏdốc bột màu vàng vào cóng cám cho chim tự ăn, vài ba ngày là khỏi.
Đồng thờilàm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng mỗi ngày một lầnsau khi làm vệ sinh.
2-Bệnhkhàn tiếng.
Nguyênnhân:Chim bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanhquản
Điềutrị:Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào nửa bắt nước lã sau mộtđêm,gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối, đổvàocóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiêng shots sẽ phục hồi dần.
3-Bệnhđau mắt
Thỉnhthoảng có conchim bị đau mắt do nhiễm khuẩn. Có người cho là do ăn nhiều sâuquy nên đaumắt. Mình không nghĩ như vậy vì mình cho chim ăn sâu quy thườngxuyên nhưngchưa có con nào bó lông hay đau mắt nhưng mấy ông bạn thì có chimđau mắt rồivà nhờ mình chữa. Rất đơn giản là mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mốingày bốn nămlần. Chỉ vài ngày con nào cũng khỏi cả. Bệnh này xuất hiện ở chimcu gáy nhiềuhơn họa mi.
4-Chếtđột ngột, mất màulông, bó lông…
Một số chimtự nhiênrơi xuống ngắc ngoải nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Năm1995 mìnhbị một trường hợp như vậy. Khi thấy con chim đang đậu trên cầu, tựnhiên rơixuống sàn lồng, cánh vỗ vật vờ, mỏ ngáp chầm chậm. mình vội bắt ra ủấm và dùngviên Apicilin trộn bột đút cho ăn vì mình nghĩ có thể có vi trùng nêndùngkháng sinh (Sau này mới biết là sai lầm). Đồng thời ngay lúc ấy mình hòađườngGlucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường,đặtvào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Sau này do đọc nhiều tài liệu mới biết lànóthiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Chính mấy giọt đường Glucoza đã cứu nóthoátchết. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cung là thiếunguyêntố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.
Còn bù đầunhư bạn HuyensonKT nói thì không phải làbệnh mà là một tính cách không chữabằng thuốc được. Chỉ có thể nuôi cho nóthật khỏe, thật căng lên, luyện tập vachạm thật dạn dày không biết sợ hãi nữalà “tóc” không dựng lên thôi.
Đó là mộtít kinh nghiệm mình đã từng trải,chẳng biết có giá trị gì hay không nhưng cũngxin cống hiến ace.
Bạn nào cókinh nghiệm hay hơn, ta cùng traođổi nhé.
Chúc ACEchơi vui vẻ.
Chào thânái!



Bài 6
DỤNG CỤNUÔI CHIM
1- Lồngchim
Trước giờchúng ta thường nuôi mi trong lồngchân gạch do thợ làng Vác sản xuất. Với đườngkính lồng trống D=38 Cm có sànchiến, lồng mái D= 36 Cm không có sàn chiến. Từmặt đất đến mép cửa lồng phíadưới là 17Cm, dung sai + 3 mm. Kích thước này rất quan trọng vàđộ đồngđều cao để khi đặt hai cửa lồng chim chiến vào với nhau không bị quáchênh lệchgây thiệt thòi cho một phía. Ngoài ra cửa lồng tắm cũng làm với kíchthước nhưvậy nên tính đồng bộ cao trong sử dụng. Mấy năm gần đây có loại lồngthổ nhỏvới đường kính D= 34 Cm. Loại lồng này gọn và chắc chắn rất phù hợp chơihọa mihót.
Khi mualồng mới về không nên dùng ngay, mànên quét đẫm một lớp dầu luyn (Luyn thải từxe máy ra cũng được), sau đó đặtlồng vào một túi nilon lớn, buộc tún chặt phíatrên lại treo lên chừng 3 thángđể các phân tử dầu ngấm vào thớ trúc. Lúc ấy lấyxuống rửa sạch bằng xà phòngrồi phơi khô kiệt. Dùng sơn Pu trong suốt phun đềulên một lớp. Một giờ sau sơnkhô cứng, khi đó mới lắp đồ và thả chim vào. Nếu làmđược công đoạn ủ dầu nàytốt thì chiếc lồng có thể dùng mấy chục năm ko bị mọthỏng. Mình có một cặp lồngchiến làm như vậy, dùng từ năm 1994 đến nay vẫn chưahề suy suyển gì.
Chú ý khilồng không nuôi chim nên rửa thậtsạch, treo lên và cửa lồng luôn mở để chuộtkhông cắn nan lồng.
2-Cầuđứng
Đây là mộtchi tiết đơn giản, chỉ là mộtthanh gỗ bắc ngang qua theo chiều đường kính củalồng để chim đứng. Nhiều ngườihay dùng cầu tiện rất cầu kỳ nhưng thực ra khôngtốt vì nó xa cách với cành câytự nhiên quá.
Tốt nhất làdùng cầu Xien. Cầu này thườngnhập của Trung Quốc. Chữ Xien theo cách phát âmcủa người Trung Quốc có nghĩalà Tiền, chắc là để đối với cây Gạo của tiếngViệt. Cây Xien nhiều người nhầmvới cây gạo vì nó có ngoại hình rất giống nhau,gai góc cũng như nhau nhưng câyxien thẳng hơn nhiều. Bên Trung Quốc người tagieo hạt xien trên từng bãi đấtrộng khá dày nên khi mọc lên chúng rất thẳng.Đến khi cây có đường kính từ 3đến 3,5 Cm thì chặt hàng loạt đem bán để làm cầucho chim đứng. Người TrungQuốc cho rằng gỗ xien sinh nhiệt nên chim đứng ấmchân. Khi làm cầu cho chimcần róc bỏ phần đầu nhọn của gai. Ở Hà Nội có nhiềucửa hàng chim nhập về bán,mình dùng thấy đúng là rất tốt. Nếu không có gỗ xiennên dùng một đoạn gỗthường như cành liễu, cành la hán, cành ổi, cành gạo tươngđối thẳng… làm cầucho chim đứng cũng tốt (Không nên dùng gỗ xoan). Cầu đặttrong lồng phải chắcchắn, không xộc xệch long lay.
3- Nónmài mỏ
Mỏ trên củachim họa mi có một cái chấu nhỏở phần đầu nhọn. Chấu này nhỏ thì tốt nhưng cócon chấu khá dài và to. Mìnhthấy có bạn đã bắt chim ra lấy kéo cắt sửa khá làthô bạo làm chim sợ. Nên dùngcát vàng sạch trộn với xi măng nặn thành chiếc nónnhỏ có góc ở đỉnh là 55 độ, sao cho nón ấy đặt lọt vào cóngcám. Khi xi măng khôđặt nón ấy vào cóng rồi rắc cám đều xung quanh. Con chimmổ cám ăn bất cứ phíanào cũng tự động mài chấu mỏ. Chỉ một tuần là mỏ nhọnhoắt. Khi đó cất nón ximăng đi, khi nào chấu phát triển lại thì cho vào làmnhư trước.
4- Lồngcát
Lồng cát làđể cho chim nhảy mài móng. Nhữngcon chim có móng dài chừng 1 cm trở lại là quátốt rồi ko phải mài nhưng có conmóng rất dài, nếu để nguyên có thể vướng vàokhe nan lồng làm gẫy móng, bậtmóng. Mình cũng đã thấy có bạn bắt chim ra cắtngoéo đi, có bạn quấn giấy rápvào cầu cho chim mài móng. Nên có một cái lồngchuyên dùng đường kính chừng 40cm, đáy kín có vành lên như một cái khay. Vànhphải cao 7 đến 10cm. Trong lồngđặt đủ nước và thức ăn như bình thường nhưngkhông đặt cầu mà đổ cát vào khaydày chừng 5 cm. Chim không có cầu đứng nên nónhảy trên cát chỉ 30 đến 35 ngàylà móng cùn ngắn lại chỉ còn trên dưới 1cm.

kinh nghiệm của bác tansuphi về thuần hóa họa mi



Thuần phục chim HM mộc cũng không khác gì dạy chó làm toán cả,chỉ có điều mục đích ,dụng cụ,động tác khác nhau mà thôi.
Trước tiên bạn nên có 2 cái ***g:1 ***g chiến(56 nan) 1 ***g "lưu điểu"(48 nan)còn gọi là ***g mái,cả hai đều có áo ***g.Tốt hơn nếu bạn có thêm một chim mái.(chim mái chọn đầu nhỏ ,mỏ nhỏ, râu thưa ,đuôi thắt,chim càng nhỏ càng tốt)
THỨC ĂN:Chim mộc mới mua thường được chăn bằng cám tổng hợp,muốn thuần phục nó ,bạn phải làm thức ăn khác,cũng như dạy chó,thông qua việc cho ăn ta làm cho chim HM hình thành những phản xạ cần thiết(tôi nói cần thiết vì ta chỉ cần làm mất đi phản xạ sợ người,sợ môi trường thành phố...còn thì phải giữ được những phản xạ hoang dã quan trọng của HM như px tranh mồi,bảo vệ lãnh địa,giữ mái...).Gạo tẻ ,xay nhỏ vỡ 4 vỡ 5 trộn với lòng đỏ trứng gà, tỷ lệ :5 lòng đỏ(gà ta) 2 bơ gạo.phơi thật khô hoặc xấy cũng được(tại sao chộn nhạt thế tôi sẽ giải thích sau,hồi còn nhỏ tôi thấy ông người Hoa làm thế,tôi cũng bắt chước nhưng để hiểu được ý nghĩa của nó phải 30 hơn năm sau tôi mới vỡ ra đấy-IQ của mình hơi "lùn"mà ) .
Sau khi đổ gạo nước và cho chim vào ***g chiến bạn kéo kín áo ***g,***g chim phải đặt ở dưới đất ,tốt nhất là để ở góc nhà(góc nào mà khi đi lại mọi người trong nhà không đi sát gần ***g quá)lý tưởng nhất là góc nhà sau hay góc cầu thang.sau khi ổn định chỗ đặt ,bạn quay cửa ***g ra ngoài,từ từ kéo áo ***g hở vừa hết cửa ***g là vừa.Thỉnh thoảng bạn tới gần quan sát(nên đi thẳng hướng cửa ***g để cho chim có thể nhìn thấy bạn từ xa)xem chim có chịu ăn gạo không,nếu chắc chắn chim ăn rôi thì bạn cứ tối đến kéo kín áo ***g rồi treo lên cao để chống chuột,nếu nhà không có chuột thì cứ để yên vị càng tốt,hàng ngày bạn kiểm tra nếu hết thì bổ xung,khi đổ thêm gạo,nước bạn để nguyên vị trí đừng nhấc ***g ra ngoài ,kéo kín áo ***g lphía trước rồi kéo áo ***g phía sau lên vừa đủ để đổ gạo nước,thao tác này bạn phải làm nhẹ nhàng ,nhanh.Cứ chăn như vậy khoảng 7 ngày trong thời gian này TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHĂN MỒI(cào cào, sâu qui ...)Nếu chim vẫn khỏe,nhahn nhẹn như thường thì để thêm như vậy 3-4 ngày nữa Nếu thấy chim có biểu hiện thiếu dinh dưỡng như lông hơi xù,giọng hót thiếu lửa,các động tác có vẻ thiếu linh hoạt thì bạn bắt đầu chuyển qua giai đoạn cho ăn bổ xung để tạo ra những phản xạ có điều kiện mà bạn mong muốn ,thôi xin tạm dừng đã

Phần lớn ăn như vậy chim đi phân có màu trắng,khô nhưng cũng có con đi phân ướt,2-3 ngày bạn dọn phân 1 lần,khi dọn chú ý là chỉ tháo đáy đựng phân,trước đó phải che kín áo ***g,không nên vạch áo ***g dọn sạch hoặc rửa,tắm làm chim sợ.
Sau khi bị ăn nhạt như vậy chim bắt đầu thiếu đạm nghiêm trọng,đây là lúc ta" rút viên thức ăn trong túi ra ",có điều thay vì viên thức ăn là con cào cào,dế hay sâu qui.Thay vì dạy sủa là dạy cho HM biết rằng hể ông chủ đến gần là được ăn ngon đây.
Bạn đến gần lồng chim khoảng 1 với tay,đặt lồng chim mái chếch bên cửa,bạn cho vào ***g mái 1,2 con mồi,rồi cho vào lồng chim đưc 1,2 con (nếu là cào cào thì vặt hết chân để khỏi bò mất) sau đó bạn lui ra xa độ 2m, ngồi im quan sát,phần lớn chim sẽ nhảy đến ăn mồi ngay,nếu nó vẫn sợ thì bạn lui ra xa nữa.Chú ý:CHỈ ĐƯỢC ĐẶT MỒI QUA KHE CỬA,chỗ bàn chiến ,không được thả từ trên xuống,cũng không nên đút mồi qua khe nan bên cạnh (vì sao sẽ giải thích sau)Mỗi ngày cho chim ăn 3-4 lần mồi,mõi lần chỉ 1-3 con thôi để chim luôn có phản xạ thèm mồi,cứ chăn như vậy cho tới khi hết 2 bơ gạo kia,mỗi ngày bạn lại ngồi gần thêm một tý và bớt dần việc đặt lồng mái đi,chỉ sau 25-30 ngày bạn sễ thấy rõ HM của bạn cần bạn đến nhường nào.Sau khi đã chăn hết cơ số gạo trên bạn chộn tiếp với tỷ lệ 4 trứng 1 bơ gạo và cách chăn mồi vẫn thế,ăn với chế độ này chim sẽ đi cứt ướt,bạn đừng lo gì cả,không phải chim bị đi ỉa đâu,trong tự nhiên chim chỉ ăn côn trùng phân của nó còn ướt nhoét cơ.Thôi lại xin phép đây

Như vậy chim HM của bạn đã chải qua 2 bước,bước một (7-10 ngày ăn nhạt không có mồi),bước 2(25-30 ngày ăn nhạt có bổ xung mồi theo định mức)hết tời gian này cũng đồng thời hết cơ số gạo đầu,trước khi sang phần tiếp theo ,tôi xin giải thích một số hướng dẫn kỳ quặc ở trên:vì sao cho chim ăn nhạt thì không cần giải thích chắc bạn cũng biết rồi,vì sao đặt ***g ở dưới đât và ở góc nhà?Khi sợ(lúc ta đến gần) chim thường bay vút lên và nhằm vao chỗ trống mà lao ra,trong khi đó đằng sau là góc tường và áo ***gche kín chim chỉ còn cách lao về phía chếch trên cửa lồng(vì chổ này hở) nhưng hướng đó chính là hương ta đang đến (vì đặt ở góc nên khi ta đến dù từ hướng nào chim cũng thấy ta ở phía trước và ở trên) nênchim ít lao hơn (dại gì lao vè phía người) Vì sao chỉ được đặt mồi qua khe cửa chỗ bàn chiến?Trong tự nhiên chim HM đánh nhau vì 3 lý do chính sau:1 là bảo vệ lãnh địa (người Tàu nói HM là "Độc cứ tranh hùng điểu" ,2 là bảo vệ nguồn thức ăn, 3 là bảo vệ mái. Khi bị nhốt trong lồng lâu ngày chim coi cái lồng là lãnh địa của mình, ta cho chim ăn mồi ở cửa lồng sẽ tạo cho chim phản xạ rằng "chỗ đó là kho thức ăn ngon của ta đó" (phản xạ có điều kiện) vì vậy nếu có chim lạ xuất hiện ở cửa là chim lao xuống đánh,để giữ mồi. Như vậy bằng cách chăn mồi rỏ giọt và đúng vị trí như trên bạn vừa làm cho chim mất đi phản xạ sợ người vừa giữ lại đươc bản năng hiếu chiến vì bảo vệ thức ăn của chim.
Khi thấy chim đã bớt sợ người bạn nới dần áo lồng cho tới khoảng 1/2 lồng (khoang 40-50 ngày) Khi cho chim ăn mồi nếu chim dám mổ mồi ngay sau khi bạn thả tay ra thì bắt đầu chuyển sang bước 3 (lưu điểu) tức là cho chim đi chơi,bạn lấy lồng lưu điểu ra,để phía ngoài cửa nhà mình,cửa lồng quay vào trong nhà,sau đó vào kéo kín áo lồng chim mộc,nhẹ nhàng xách ra áp sát cửa lồng vào với nhau,trước tiên bạn kéo hết áo lồng mái lên, mở then cả hai lồng,sau đó bạn khẽ kéo áo lồng phía sau chim mộc lên,chim sẽ lao sang lồng mái ngay,bạn đóng then và nhanh chóng kéo áo lòng mái xuống kín,đợi chim ổn định bạn xách lồng ra ngoài nhà ,để ở chỗ nào đó thoáng đãng rồi kéo một phần áo lồng ra, sau vài lần như vậy chim sẽ quen và sẽ hót khá hay,những lúc này bạn nên rửa lồng chiến,1,2 ngày bạn lại cho chim sang lồng như thế,và càng ngày càng cho chim đi chơi xa hơn,mở dần áo lồng,chim sẽ thích nghi với môi trường thành phố dần dần (Khi đi chơi về lại đuổi chim sang lồng chiến và lại để ở chỗ cũ) và nên cho cặp chim mái một luc (khoảng 1 tiếng ) rồi lại tách ra không cho nhìn thấy nhau,.....

Với cách nuôi dạy như trên chỉ sau 80-90 ngày bạn đã có thể có trong tay một chú chim tuy chưa gọi là thuộc nhưng chắc chắn là không sợ người,hót chuyện nhiều, hễ nghe tiếng mái hoặc tiếng hót của my đực xa xa là hót sổng ngay,khi cần thưởng thức tiếng hót của nó (ban ngày) vào bất kỳ lúc nào bạn chỉ việc đem lồng ra ngoài chỗ thoáng đãng,vạch áo lồng ra chắc chắn chỉ sau ít phút nó sẽ tặng bạn một ca khúc mà chỉ có HM mới phô diễn được.Nhưng chỉ nên cho hót khoảng 20-30 phút thôi,bạn kéo áo lồng che bớt để chim ngừng hót,có thể để chim ở ngoài trời 1-2 tiếng rồi lại đem vào để trong nhà (có thể để ở góc nhà hoặc treo trên tường, luôn quây áo lồng kín 3/4 lồng.)Tuyệt đối không được treo chim ở ngoài hiên,ngoài vườn suốt cả ngày,không được cho chim ăn quá nhiều mồi, không được áp mái liên tục cả ngày. Nếu bạn không làm tốt những việc này chim hót sẽ hót ít dần ,chim chọi sẽ giảm hẳn tính háu chiến đấy.Lúc này nếu thấy chim có lửa bạn có thể chọi thử 1-2 phút (nếu nó dám chọi) rồi tách ra,không nên vội vàng chọi thật dễ làm hỏng chim,uổng công chăm sóc bấy lâu. Chim chọi tốt nhất là phải trải qua ít nhất 1 mùa thay lông trong lồng (khoảng 12 tháng) Thời gian đỉnh nhất đối với chim chọi là 2 năm (từ năm thứ 2 đến năm 4 lồng).
Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi về nuôi dạy chim mộc mà tôi có được nhờ học hỏi của các anh em, xin được cùng chia sẻ cùng các bạn mới chơi hoặc sắp chơi (không dám qua mặt các đại ca đâu).Có gì còn thiếu xin các bạn bổ xung,cái gì sai xin sửa hộ nhé.

kinh nghiệm chăm sóc họa mi khi thay lông bác kid.1412
Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.

Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi).
* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.

* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.

Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.

Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé.
Chăm sóc Họa Mi chọi


Hoạ Mi là một loài chim hót hay nhưng cũng rất hiếu chiến để nuôi làm chim chọi

Nghệ nhân nuôi chim đá, tất nhiên phải cố công chọn lựa những con chim có đủ tài năng ra nuôi riêng, có khi mươi lăm con mới may ra chọn được một !

Tiêu chuẩn chọn một con chim đá, thường phải xét qua những phần sau đây :

-Phần đầu : Đầu chim đá trước hết phải to, nhưng to chưa phải là tốt, vì có thứ “to đầu mà dại” (!), phải chọn con đầu xà (đầu rắn), loại đầu hơi bằng, gần ngang với chiều của mỏ chim. Chim có loại đầu này vừa lanh lẹ, vừa lì lợm, tránh đòn hay mà trả đòn cũng lẹ.

-Phần mắt : Mắt phải tinh anh, ngời sáng. Chim mắt méo mau sung hơn chim mắt tròn.

-Phần mỏ : Mỏ dài vừa phải, chót mỏ hơi khum như mỏ sẻ. Mỏ này mổ đau, cắn mạnh.

-Phần chân : Chân chim đá phải to, khỏe, không thương tật, bàn chân lớn, ngón và móng toàn vẹn. Móng không cần dài, nếu dài phải cắt bớt.

-Phần thân mình : Lớn con, dài đòn, lườn không vạy, tướng oai phong.

-Phần đuôi : Lông đuôi đầy đủ, dài và dày, tạo thế đứng vững cho chim khi đá, và khi bay lên đáp xuống lách lái được dễ dàng.

-Phần lông : Mỏng lông, chim đủ lửa sung sức.

Đó là cách chọn ngoại hình của con chim đá. Ngoại hình mà vừa ý ta mới chọn đến tài nghệ của chim. Chim đá cũng như gà đá, mỗi con có những thế đá khác nhau. Có con đá độc hiểm, nhưng cũng có con lớn đòn mà địch thủ không đau. Có con ra đòn nhanh, có con lại rề rà chậm chạp. Có con lì đòn dù thương tật nhiều cũng lăn xả vào đá tiếp, nhưng có con lại nhát đòn chưa đá đã muốn thua…

Người nuôi chim đá tất nhiên phải có cặp mắt tinh đời, phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn của mình để chọn lựa ra những con chim hay, và loại bỏ những con chim dở. Việc này, mình phải tự khắt khe với chính mình. Vì nếu chọn lựa không kỹ ta sẽ bị hao công tốn của do nuôi phải những con chim dở.

Con chim đá khi đấu đá nhờ cậy nhiều nhất ở bộ chân và phần đầu. Chân khóa, mỏ mổ… Tuy nhiên những bộ phận khác tuy là phụ nhưng cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên những thế đá hữu hiệu được. Chính vì vậy, việc chọn lựa phải kỹ lưỡng, tính toán chi li từng chút một.

Thế đá của chim thường có những kiểu cách sau đây :

-Lấy móng, lấy gối địch thủ, bằng cách khóa chặt chân địc thủ bằng đôi chân rắn chắc như thép của mình, rồi dùng mỏ mổ lia lịa lên những chỗ nhược như đầu gối, ngón chân… Chim nào mà bị tấn công nhừ tử như thế này thì chỉ có nước què, làm sao tiếp tục đấu đá được !

-Khóa cổ, bóp đầu địch thủ, bàn chân khia khóa chân, khiến địch thủ như bị trói rọ không sao cựa quậy chống đỡ nổi. Đấu đá mà tài tình như vậy thì phần thắng chắc sẽ ngã về con chim khôn.

-Có con kết hợp nhiều thế trong một lúc hoặc buông thế này bắt thế kia, làm cho đối thủ múa may không kịp…

Khi đã lựa được cho mình những con có vóc dáng mạnh khỏe, có thế đá tuyệt hay thì chủ nuôi chỉ còn việc nuôi dưỡng chim, chăm sóc chim chu đáo để chim mập mạnh, sung sức (đủ lửa), và tập dượt chim đúng phương pháp để chim đủ lực mà ra đấu với chim người.
Thức ăn của chim đá : Chim đá do phải tập dượt nhiều lại cần phải tẩm bổ cho khỏe mạnh thêm nên người nuôi phải cho chim hưởng một chế độ ăn uống tốt.

Tùy theo giống chim mà thức ăn được pha chế riêng. Nhưng dù sao thì khẩu phần của chim đá cũng bổ dưỡng hơn khẩu phần của chim hót. Tùy theo kinh nghiệm và ý thích (!) của mỗi người mà công thức pha chế thức ăn có khác nhau, gần như không ai giống ai, và cũng ít ai chịu nhận người khác hơn mình !

Chăm sóc chim đá : Chăm sóc chim đá cũng như các chăm sóc chim hót, có khác chăng là cần mẫn và kỹ hơn một chút.

Trước hết là cho ăn uống no đủ, tắm táp đúng định kỳ, sau đó vệ sinh lồng, cùng những dụng cụ trong lồng như bố lồng, cóng thức ăn, cóng nước uống…

Tập dượt : Nuôi chim đá phải chú trọng đến phần tập dượt cho chim càng chu đáo càng tốt. Chim chỉ nuôi tại nhà (trừ trường hợp nhà có nuôi chim nhiều) không sao tiến bộ về mặt hót và đá được. Hằng ngày, hoặc vài ba ngày, quá lắm là một tuần một lần, ta phải đem chim đến những tụ điểm đấu chim, hoặc đến các câu lạc bộ nuôi chim để chúng có dịp nghe, thấy và học hỏi tài nghệ của các chim lạ. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần đi dượt về như vậy, chim sẽ sung hơn, hót nhiều giọng lạ hơn, và hay hót hơn trước. Việc mang chim đi tập dượt tất nhiên là tốn nhiều thì giờ, và cũng lắm phiền phức, nhưng nếu ta tự hỏi mình nuôi chim với mục đích gì, sẽ thấy thì giờ bị mất đi và công lao phải bỏ ra cũng chẳng thấm vào đâu !

-Dượt chim : Dượt chim là mang chim đến các tụ điểm chơi chim của một số đông nghệ nhân tụ họp, treo chim mình gần với nhiều chim lạ để chúng học hỏi những điều hay lạ của đồng loại chung quanh mà tạo “vốn liếng” riêng cho mình. Với chim hót thì nhờ vào sự tập dượt đó mà về hót hay hơn, luyến láy nhiều giọng hơn. Với chim đá thì nhờ sống cận kề với chim lạ nên hăng hái hơn, sung độ hơn.

Nuôi chim đá ngày nào cũng cho chim đi tập dượt như vậy mới tốt.

-Xổ chim : Xổ chim là cho chim đấu đá thực sự với chim lạ, mỗi tuần một lần để cho chim quen dần với trận mạc, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu đá, do học hỏi những thế đá hóc hiểm lạ lẫm của các chim lạ. Tuần này cáp với chim này, thì tuần sau nên cáp với chim khác. Có điều là thời gian xổ chim nên thu ngắn lại so với thời gian thi đấu thực sự tại trường thi. Làm như vậy là để dưỡng sức cho chim, đồng thời tránh cho chim bị thương tích trầm trọng, hư con chim uổng phí.

Việc xổ chim thường xuyên cũng có điều lợi là nhờ vào đó mà ta biết rõ được tài năng con chim mình hay dở ra sau để lo liệu bổ khuyết…
Trong việc tranh tài cao thấp, không gì tốt hơn là “biết mình biết người”… Phía người mình đã mù tịt, mà phía mình thực sự ra sao cũng chưa nắm vững thì còn mong cầm chắc cái thắng nỗi gì ?

Trước một tuần thi đấu thực sự, ta không nên tắm chim, và cũng không nên xổ chim.
Chim đá nên nhốt trong loại lồng tổng lực (loại lồng thật lớn) để chim tự bay nhảy. Chim Họa Mi đá muốn ngừng hót thì nên thường xuyên phủ áo lồng, nhất là trước ngày thi đá chừng mươi ngày. Chim nuôi đá mà siêng hót thì kém sung.

Tóm lại, nuôi chim đá công phu hơn nuôi chim hót. Sự thắng bại của chim năm phần là do ở người nuôi, vì vậy nếu không đam mê, không chịu khó thì sự thất bại của chim cũng chính là sự thất bại của chính người nuôi.


Sưu tầm của bác Bút chì (đã quy ẩn giang hồ)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Tem ủng hộ bạn tuanhuyen278, mong bạn tiếp tục sưu tầm tập trung vào topic này để anh em tham khảo.
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

bạn cho mình hỏi 2 vấn đề1, mình không có time làm cám thì nên chọn mua loại cám nào tốt nhất cho hoạ mi để sử dụng ?
2,nếu lồng làng vác mới tinh mình không bôi dầu luyn thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của chim (như mùi lồng mới hay có vđề j khác nữa k) ?
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

bạn cho mình hỏi 2 vấn đề1, mình không có time làm cám thì nên chọn mua loại cám nào tốt nhất cho hoạ mi để sử dụng ?
2,nếu lồng làng vác mới tinh mình không bôi dầu luyn thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của chim (như mùi lồng mới hay có vđề j khác nữa k) ?

Mình xin trả lời
- nếu bạn không có thời gian thì bạn có thể mua cám trên thị trường như cám lã hòa, minh đức, cường cự, cám của bác minhdinhcong làm theo công thức cám của bác lâm kiệt có cả khoảng trong cám nữa (mình đang sử dụng cám minhdinhcong, thấy chim hót rất bền và thay lông rất nhanh, mượt). nếu bạn cho chim ăn mồi tươi nhiều thì nên cho vào cám ít mem tiêu hóa của trẻ em mi sẽ không bị đi ỉa giúp tiêu hóa tốt
- còn lồng mới mua về bạn nên bôi dầu lap của xe ga là tốt nhất 1 hộp đó là khoảng 40 k bạn về bôi rồi để khô để chống mối mọt
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Có bác nào làm khoáng chất thì cho em xin 1 ít với ạ. Vì Nhiều nguyên liệu ở HN không tìm được.!
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Cho mình xin hình ảnh cám minhdinhcong nhé. ko biết lang son có ko
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Cho mình xin hình ảnh cám minhdinhcong nhé. ko biết lang son có ko

bạn nên liên hệ trực tiếp với bác ấy 0927110568. bác ấy sẽ chuyển hàng cho bạn. mình không phải quảng cáo làm j bạn cứ dùng thử là biết ngay. làm việc với bác ấy rất nghiêm túc và bảo đảm. mình đã dùng qua mấy cám của các bác trên này rồi thấy cám của bác mình mùa thay lông mà vẫn chơi bền được lại ăn rất ít mồi tươi. nhà mình hiện tại có 4 em mi (đều đang thay lông mà vẫn phang ầm) đều theo cám của bác minh bạn chỉ cần cho ăn nửa tháng không môi tươi bạn sẽ thấy ngay.

p/s bạn nên cho thêm men tiêu hóa của trẻ em hm sẽ ăn được mồi tươi hơn không sợ bị đi ỉa hiện tại bác ấy ấy có 3 loại cám, cám nhạt, cám cho họa mi hót, cám cho họa mi chọi tất cả các loại trên đều có đủ khoáng chất (chú lâm kiệt), dưỡng chất cẫn thiết cho họa mi.

mình đang nuôi 4 mi và mi 1 em chọi cũng khoảng 5 củ với máy con họa mi hót tính ra cũng ngót hơn 10 củ dùng cám mà không đảm bảo thì sợ lắm
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Baì viết hay. anh em nao moi choi chim nên học. Mong chủ thớt tiếp tục sưu tầm cho anh em tìm hiểu. Tôi ngày nào cũng mang chim mộc đi làm sắng treo ra cây. trưa mang vào đặt gần chân ghế ngồi.
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Baì viết hay. anh em nao moi choi chim nên học. Mong chủ thớt tiếp tục sưu tầm cho anh em tìm hiểu. Tôi ngày nào cũng mang chim mộc đi làm sắng treo ra cây. trưa mang vào đặt gần chân ghế ngồi.

em cũng muốn hoàn thành sớm để sớm có bài viết hay cho các bác tham khảo
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

em co một con mộc dở chơi hót thôi sv nuôi ở phòng trọ k có điều kiện làm cám k biết cám của bác dinhminhcong có bán ở thái nguyên k em mua mỗi lần cũng chỉ 1 2 gói lh với bác ý ngại quá
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

em co một con mộc dở chơi hót thôi sv nuôi ở phòng trọ k có điều kiện làm cám k biết cám của bác dinhminhcong có bán ở thái nguyên k em mua mỗi lần cũng chỉ 1 2 gói lh với bác ý ngại quá

nếu bán ko chơi chuyên có thời gian thì bạn làm cám cho mi và chỉ cần mua khoáng chất chộn vào. minh cho bạn công thức cám gọi là rẻ tiền


1 túi cám ba vì, 2 qua trứng gà, 2 quả trứng vit, 2 lạng lạc, 2 lạng ngan lợn . 4 thìa cà phe khoáng chất.


cách làm
luộc ngan lợn nên, rang lạc bóc vỏ, trứng thì bạn luộc nên cũng được mà không luộc cũng được tất cả cho vào máy xay chôn đều rồi cho ra chảo rang sau đó chộn cám ba vi và khoang chất vào. nên cho them mem tiêu hóa trẻ em vào nữa là okbạn có thể giảm trứng đi chủ yếu là phải làm cám đều tay là được
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

cam on bai viet cua ban minh da tim mai tren google bay gio moi thay
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

em ở trọ mà k có điểu kiện làm đc còn loại cám nào bán sẵn mà tg đối k a
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

em ở trọ mà k có điểu kiện làm đc còn loại cám nào bán sẵn mà tg đối k a
nếu bạn không có thời gian chăm sóc thì bạn nên mua cám của các bác , cám lã hòa, cám minhdinhcong. bạn nên gọi điện và bảo các bác ấy chuyển cho bạn các bác này làm ăn rất uy tín. và bạn nên mua thêm túi khoáng nữa bạn nhé. vi họa mi là 1 chú chím quý bạn nên chăm sóc cẩn thận em nó không nên tiếc tiền về khoản cám chim bạn ah. vì họa mi ăn rất ítcòn nếu bạn muốn tiết kiệm nữa thì chỉ cần mua túi khoáng của bác minhdinhcong rồi chộn với cám ba vì,và cho mồi tươi đều (không cần cho ăn nhiều chỉ cần đều ), (ruốc, bột tôm khô thì bạn đặt hoặc về nhà làm) và men tiêu hóa của trẻ em
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

bạn nên liên hệ trực tiếp với bác ấy 0927110568. bác ấy sẽ chuyển hàng cho bạn. mình không phải quảng cáo làm j bạn cứ dùng thử là biết ngay. làm việc với bác ấy rất nghiêm túc và bảo đảm. mình đã dùng qua mấy cám của các bác trên này rồi thấy cám của bác mình mùa thay lông mà vẫn chơi bền được lại ăn rất ít mồi tươi. nhà mình hiện tại có 4 em mi (đều đang thay lông mà vẫn phang ầm) đều theo cám của bác minh bạn chỉ cần cho ăn nửa tháng không môi tươi bạn sẽ thấy ngay.

p/s bạn nên cho thêm men tiêu hóa của trẻ em hm sẽ ăn được mồi tươi hơn không sợ bị đi ỉa hiện tại bác ấy ấy có 3 loại cám, cám nhạt, cám cho họa mi hót, cám cho họa mi chọi tất cả các loại trên đều có đủ khoáng chất (chú lâm kiệt), dưỡng chất cẫn thiết cho họa mi.

mình đang nuôi 4 mi và mi 1 em chọi cũng khoảng 5 củ với máy con họa mi hót tính ra cũng ngót hơn 10 củ dùng cám mà không đảm bảo thì sợ lắm
Bác. Chủ cho e hỏi giá các loại cám của Bác minhdinhcong như thế nào đc k ạ
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Bác. Chủ cho e hỏi giá các loại cám của Bác minhdinhcong như thế nào đc k ạ

mình đã dùng tất cả các loại cám trên thị trường đều thiếu khoáng chất của bác lâm kiệt (chắc khoáng chất thì bạn biết quan trong như nào rồi đấy ) trong cám của minhdinhcong anh ấy đều cho cả khoáng chất vào rồi nên giá của 1 lạng cám là 15 k/lạng. còn nếu bán không thích dùng cám của anh mình thì bạn chỉ cần làm khoáng hoặc mua khoáng đem về chộn với cám cho em mi ăn. và cho ăn mồi tươi nên cho thêm men tiêu hóa của trẻ em vào để họa mi có đường ruột tốt không bị đi ỉa( cũng vì thế không nên cho em mi hót ăn nhiều mồi tươi quá nếu mà đá thị được .
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

mình đã dùng tất cả các loại cám trên thị trường đều thiếu khoáng chất của bác lâm kiệt (chắc khoáng chất thì bạn biết quan trong như nào rồi đấy ) trong cám của minhdinhcong anh ấy đều cho cả khoáng chất vào rồi nên giá của 1 lạng cám là 15 k/lạng. còn nếu bán không thích dùng cám của anh mình thì bạn chỉ cần làm khoáng hoặc mua khoáng đem về chộn với cám cho em mi ăn. và cho ăn mồi tươi nên cho thêm men tiêu hóa của trẻ em vào để họa mi có đường ruột tốt không bị đi ỉa( cũng vì thế không nên cho em mi hót ăn nhiều mồi tươi quá nếu mà đá thị được .
Mình tưởng cho mi hót ăn nhiều mồi tươi thì nó hót ác hơn
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Up phụ chủ thớt ^^! chúc bác bán chạy nhé :D
 
Ðề: Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc HM của các cao thủ (chia sẻ)

Up phụ chủ thớt ^^! chúc bác bán chạy nhé :D
mình cũng như bạn thôi (chơi chim HM chia sẻ với anh em chứ có bán chạy cái j mình không hiểu) ý bạn là sao mình là dân công nghệ thông tin chứ có dân buôn bán j đâu. bây giờ bạn hỏi về phần máy tính mạng lan thì mình biết nhiều. còn về nuôi họa mi thì mình con gà mờ bị lừa về chim cò rồi nay có tg ngồi siu tầm cho anh em và mình đọc thôi. chẳng có gì khác
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên