B
butchi
Guest
1. TỔNG QUAN VỀ SƠN CA
* Gồm các loài chim bé cỡ bằng chim sẻ. Giò của sơn ca phủ vảy cả hai mặt trước, sau (dưới kính lúp). Cạnh sau của giò tròn mà không sắc như những họ khác thuộc bộ Sẻ. Các loài chim của họ này thường sống dưới mặt đất do đó giò và ngón chân cũng có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất. Giò khá dài, khoẻ, móng chân ở móng cái thường dài và thẳng. Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút
mỏ trên có vết lõm. Cánh dài, nhọn có 9 hay 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi có 12 lông. Bộ lông thường xỉn, màu nâu hung hay nâu, rất khó phân biệt với đất và cỏ khô. Chim đực, cái có bộ lông giống nhau hay hơi khác nhau. Các lông gáy thường dựng lên thành mào lông ngắn. Họ này thường sống ở đồng ruộng, bãi cỏ ở đồng bằng và miền núi. Thức ăn chính là côn trùng và hạt cỏ dại. Làm tổ trên mặt đất trong các bụi cỏ. Mỗi lứa đẻ 3-5 trứng. Thời
gian ấp trứng từ 12-16 ngày. Họ này phân bố rộng trên thế giới gồm 47 loài. Ở Việt Nam có 4 loài thuộc 2 giống.
Tại Việt Nam, Sơn Ca được ưa chuộng nhất là loài sống ở Đà Nẵng đến Quảng Ninh do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác.(ở SGN thường gọi chung là sơn ca Huế)
Phần lớn các nghệ nhận đánh giá Sơn Ca có đẳng cấp không loài nào có thể qua mặt, tuy vẻ bề ngoài xấu xí nhưng Sơn Ca có giọng hót dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo , thác đổ...
Chim sơn ca là loài chim có tập quán sinh hoạt dưới mặt đất là chính (không thể đậu và chuyền trên cành cây) vùng đồi thấp hoặc đấy bãi bằng cây cối lúp xúp (không ở trong rừng)
Vùng có sơn ca: Sơn ca thi có thể nói là cả 3 miền của Việt Nam đều có như hay nhất thì có sơn ca tại Bãi Cháy (Quảng Ninh): vừa lớn con, đẹp, giọng hót thì tuyệt; sơn ca Huế: lớn con, lông màu vàng nghệ, trán nổi vân; sơn ca Đà Nẵng: vân khía hót cũng hay; sơn ca Bà Điểm, Long Thành : hơi nhỏ con, màu lông tối, rất nhát, nuôi lâu dạn nhưng hót được.
* Hình minh hoạ:
+ Sơn ca ngoài thiên nhiên:
2. PHÂN BIỆT CHIM TRỐNG VÀ MÁI
2.1. Chim trống:
- Sơn ca trống mới biết thăng và hót hay.
- Chim trống khi chạy tới chạy lui hay sừng đầu lên (dựng mào), cổ thắt, khi hót, dù đứng vẫn thường xòe cánh xứng đáng với danh từ “ca vũ “
- Kinh nghiệm chọn chim sơn ca trống:
+ Trong một bầy sơn ca khi bạn quơ tay ngang đầu thì con trống luôn rụt cổ núp ngay, sau khi bắt được vài con núp lẹ thì coi trong miệng chim nếu có vài chấm đen thì con đó là trống đấy còn ngược lại là mái...nhưng kinh nghiệm thực tế thì còn phải kết hợp dáng vóc...vào nữa thì mới chắc được.
+ Muốn chọn chim sơn ca trống thì đừng nghe lời mấy anh bán chim nhé, theo mấy anh bán chim thì cứ con nào bác bắt ra là chim trống hết (nói thế để bán được hàng thôi). Để chọn chim trống thì các bạn cứ banh nhỏ miệng chim sơn ca ra, chú nào có từ 3-5 chấm đen trên lưỡi là chim trống (xác suất khoảng 90%) đấy. Bạn nào muốn nuôi chim con thì phải cẩn thận vì khó có thể biết được trống mái.
- Hình minh hoạ:
2.2. Chim mái:
- Sơn ca mái không biết hót, đầu không có mào khi chạy
- Hình minh hoạ
* Chú ý:
- Đây chính là con chim mà rất hay bị nhầm với Sơn Ca.
Đó là chim Sẻ Đồng. Sơn ca màu gống chim sẻ, con đực có mào.
Sẻ đồng màu lông ngả sang vàng, bé hơn và không có mào.
- Các bạn cũng chú ý giùm con Bách Linh nó giống hệt sơn ca nhưng to gấp rưỡi, giọng ngắn và không hay, có thể nuôi cho lạ mắt mà thôi
3. CHẾ BIẾN THỨC ĂN
- Tổng quan về thức ăn của sơn ca:
+ Kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng gà
+ Gạo (tấm) + Lòng đỏ trứng gà + bột nhộng tằm + moi hoặc tép
+ Rau xà lách, cà rốt, dưa chuột, mướp đắng...
+ Cho ăn bổ sung: sâu, châu chấu...
- Chế biến thức ăn: Tôm tươi (không phải tôm khô ngoài chợ) rang cho hết nước, phơi khô rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, kê bóc vỏ, rang cho thơm, cứ 1 kg kê các bác cho giùm 10 lòng đỏ trứng gà, 3 trứng còn nguyên lòng trắng, 0.5 kg tôm (tính theo trọng lượng tươi) đã xay nhuyễn rồi trộn đều, sau đo phơi vài nắng và rang cho chín. Nếu có điều kiện thêm khoàng 1/2 muỗng cà phê premix loại cho gà. Với cách này các bạn có thể để khoảng 3 tháng mà không bị mốc. (Bạn nào không tìm được kê có thể lấy thay bằng cám gà loại cám bể cho gà con).
mỗi lạng kê bóc vỏ cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa)
4. KINH NGHIỆM CHĂM CHIM
4.1. Để nghe sơn ca non hót, bạn phải mất một thời gian nuôi, thường phải qua kỳ thay lông lồng, thường phải 5-7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng là chim đực. Có nhiều con đúng đực nhưng chậm hót, chế độ chăm chưa thích hợp cũng phải nuôi vài tháng mới bắt đầu hót. Tóm lại, nuôi sơn ca, chúng ta nên kiên trì. Để nghe hót ngay, ta phải chấp nhận đầu tư ban đầu lớn.
4.2. Sơn ca nuôi rất khó lên , bình quân nuôi 1 bầy chim con khoảng 30 con thì sau 6 tháng chỉ lựa lại được khoảng 5-6 con thôi, 5-6 con này nuôi khoảng 4-6 tháng nữa thì bắt đầu hót, nếu có chim lớn hay thì khoảng 10 tháng là hót tương đối. Bình quân 1 con sơn ca nuôi từ nhỏ lên thì khoảng > 1 năm mới sử dụng được. Còn sơn ca thăng thì trong 5-6 con giữ lại "có thể" có 1 con thăng...tỷ lệ rất thấp, mình từng nuôi và từng thất bại nặng nề, mình mua 5 con còn nhỏ(sơn ca Huế ngay lò ở Đà Nẵng), sao 1 năm nuôi là đem quăng hết, lần thứ 2 mình lại mua 5 con non và sau 7 tháng tuyển được 1 con chịu lên cầu, chịu hót, mấy con kia như là đang tu dòng kín vậy đó. Theo mình thấy nếu bạn muốn có được 1 con hay thì bạn nên mua 5-10 con con về nuôi tập thể sau đó lựa ra(nuôi càng nhiều tỷ lệ lựa được chim hay càng nhiều). Với sơn ca Huế tỷ lệ nuôi thành công cao hơn. Trong thiên nhiên con sơn ca thường hót vào chiều mát 4-5h chiều, chim thuờng bay vút lên cao rồi giăng cánh ra vừa hót vừa rơi xuống và lại tiếp tục bay lên.... Chơi con sơn ca theo mình thì độ khó cũng cao đấy thời gian tính bằng năm chứ không thể một sớm một ngày mà nghe nó hót được đâu. Nếu bạn quyết định nuôi sơn ca thì điều đầu tiên bạn cần có là kiên nhẫn...Nếu chim của bạn nuôi chim non lên khoảng >8 tháng mà vẫn chưa hót tiếng nào thì bạn thanh lý ngay là vừa rồi)...
4.3. Mộc già vẫn hót như bình thường.... Giọng hót của chim thể hiện bản lĩnh dựa vào tố chất và sức khỏe của nó.
Chỉ có điều nuôi mộc già thời gian đầu vất vả hơn nhiều, nếu có những hành động đột ngột ảnh hưởng tới chim thì nó nhẩy (bay) loạn xạ, dễ bị hỏng móng hậu. Và luyện cho chim ăn cám cũng lâu và khó hơn. (nhiều loài chim khi bị bắt vào lồng vẫn ăn cám nhưng ăn dè dặt => suy yếu dần mà chết
4.4. Trước đây Sơn Ca ít khi được chuộng vì khó thuần dưỡng, khó chọn trống, không tìm được thầy siêu hạng (chim thuộc) khó có giọng hót hay. Ngoài ra Sơn Ca đòi hỏi nhà đủ rộng, đủ nắng gió (thường thì một ngày sơn ca cần phơi nắng> 6h, mình thấy các tay chơi thường phơi nắng từ sáng sớm qua hơn 12 h trưa), thời gian phơi nắng càng lâu thì chim càng mau lên, tuy nhiên bạn phải tập từ từ cho nó nếu chim của bạn chưa từng phơi lâu như vậy không thôi kẻo nó ngủm, chúng không tắm bằng nước mà tắm cát nên thường làm bẩn nhà
4.5. Nói về hình thức, con sơn ca đẹp trên người phải đốm như vẩy con con kim long hùng vĩ (nhưng nhỏ thoi đen đen vàng vàng rất tinh sảo. Về giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Nhiều người nói rằng chim sơn ca cứ căng là nó lên nấm nhưng tôi thấy không hẳn như thế. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên rất đẹp mắt nhưng nhiều con chỉ hót dưới nền cát hoặc ghét nhất là đứng trên cóng thức ăn mà hót.
4.6. Nuôi sơn ca được cái nhàn, vài ngày mới phải cho ăn một lần, ít cho mồi tươi cũng không sao vẫn hót đều. Hơn hẳn các loài chim khác nữa là sơn ca có thể hót từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối (mùa hè) cứ hót rồi lại nghỉ liên tục
4.7. Sơn ca thì nuôi cực kỳ đơn giản, chỉ cần cám con cò thêm tí trứng là đủ không cầu kỳ gì nhiều. Nếu có điều kiện thì làm ít kê bóc vỏ (loại kê nếp chuyên làm bánh đan kê, cứ mỗi lạng cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa) cho vào hộp đậy kỹ để chim ăn dần. Thỉnh thoảng cho thêm ít sau tươi, châu chấu non là được. Nhưng quan trọng nhất là phải cho ăn rau. Tốt nhất là dưa chuột hoặc mướp đắng bổ đôi cho vào lồng chim tự rỉa ăn dần
4.8. Chơi sơn ca khó nhất là chọn giống. Tớ đã tiếp xúc nhiều tay thuộc loại anh chị trong làng sơn ca ông thì nói phải chọn con thế này ông thì nói thế khác. Vì thế nếu mới chơi cứ chọn con nào hót tốt rồi mà mua hơi đắt tí nhưng đỡ lo "nuôi hoài không thấy hót" mà được thưởng thức ngay. Có nhiều con sơn ca nhìn cực đẹp nhưng hót lại chán và ngược lại. Vì thế cứ mua chim mà thấy nó hót rồi lại nên nấm đứng hót là tốt nhất. Mua chim đã thuần dưỡng rồi cũng có một mối lo là lúc thay lông. Tớ có một con sơn ca Đà Nẵng thay lông xong tịt ngòi luôn mấy tháng, sau mua một con ở Huế về cũng thế nay mới biết bí quyết chỉ có dưa chuột và mướp đắng là ổn hết. Chế độ ăn tốt, thay lông rồi mà chưa hót lại thì tẩm bổ cho độ 1, 2 tuần dưa chuột (mỗi con 1/4 quả/ngày) là lên nấm hót như mưa ngay.
4.9. Về sơn ca để chọn thì cũng như các giống khác thôi nhưng quan trọng nhất đúng là tiếng hót, con chim giọng nhà thì nghe không thể chịu nổi (xem lẫn tiếng Chim Yến chẳng hạn, cặp cặp một hồi..... rồi cả tiếng chích chòe nữa) mua rồi chỉ có nước cho không.
Sơn ca hót chuẩn phải giọng trời, giọng thiên nhiên như thế nào thì chỉ nguời đã đi nghe mới phân biệt được, trong giọng hót có đa âm (nghe như có bè), khu vực sơn ca sinh sống có chích chòe vì vậy giọng thiên nhiên không bao giờ có.
4.10. Còn về Thăng ca tiêu chuẩn đầu tiên khi bốc mình bay lên phải dừng lại ở đỉnh lồng và khi đó ta ngồi nhìn rõ cặp mắt chim, còn nếu chỉ tung mình lên rồi hạ xuống ngay là chưa được. khi lên đỉnh lồng nó dừng lại và bay vòng quanh vừa bay vừa líu ríu hót (tuyệt vời),
4.11. Khi đi bắt Sơn Ca, tuyệt đối chú ý móng, lùa 1 tí là đi quả móng hậu ngay, ở nhà cũng vậy, treo cẩn thận, dễ đi móng lắm lắm
4.12. Để thưởng thức hết giọng hót của sơn ca, đúng là rất cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Vì vậy ít khi người chơi kỹ tính lại chơi cả Sơn ca với các loài chim có giọng hót to, vang dội khác như mi, choè, hay ồn ào như khướu...
Khi họa mi căng hót như thách đấu thì sơn ca "mất điện" chẳng dám hót, mà có hót thì ta cũng chẳng còn nghe thấy tiếng sơn ca nữa!
Tuy nhiên,hiện nay vẫn có khá nhiều người chơi theo kiểu " hai trong một" có nghĩa cả Sơn ca, cả Mi trong cùng 1 nhà. Những lúc nghe sơn ca hót, phải cho họa mi im lặng, những lúc này thường rất ít "dung lượng" vì chỉ xảy ra khi không gian yên tĩnh, thời tiết đẹp: buổi sáng sớm, buổi trưa ngày nghỉ, và khi đó người nghe cũng phải có thời gian rảnh rỗi, thanh nhàn, tâm trạng thỏa mái...Thời gian còn lại là của Họa mi, hoa mi có thể cho hót bất kỳ lúc nào, bất kỳ thời tiết nào và không đòi hỏi người nghe phải quá tập trung để thưởng thức kiểu như: Khi đi nghe nhạc, nghe hết bài hát hay bản nhạc này ta lại có thể nghe bài hát hay bản nhạc tiếp cho dù thể loại của chúng không giống nhau, còn ta không thể thưởng thức cùng một lúc 2 bản nhạc cho dù cả hai bản nhạc đó đều rất hay!
4.13. Chim sơn ca nuôi dễ các bác chỉ phải thay cát khoảng 1lần/tuần (nếu không siêng thì lần/ 2 tuần), cát các bác dùng cát biển mịn, dùng cát xây dựng cũng được nhưng thay cát thường xuyên hơn nếu như các bác không muốn chim mình bị rận. Thay cát các bác dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì nó sẽ nhát. Nuôi chim sơn ca ít ai nuôi 1-2 con vì nó không sung cũng như khó luyện lắm, nếu nuôi ít các bác chịu khó đi dợt vậy, thường nuôi sơn ca người ta nuôi khoàng 5-6 con trở lên và ngoài ra không nuôi yến hót nếu nuôi yến thì các bác cứ đảm bảo 100% con chim sơn ca của các bác bị lai giọng. Chim sơn ca phải đứng trên nấm hót nếu bác nào có chim sơn ca đứng trên cóng hót thì buồn lắm, nếu muốn chim lên nấm thì các bác phải chọn nấm thấp , rải cát lên trên cho chim quen rồi sau đó nâng cao nấm lên, hy vọng con chim sẽ chịu đứng nấm, trường hợp các bác làm đủ cách mà chim không lên nấm thì nên thả trừ phi con chim của bác có giọng hót quá hay.
4.14. Chim sơn ca mà không có nắng, gió thì không thể tốt được, tuy nhiên nắng ở đây phải là nắng lúc 9-11h sáng chứ không phải chính ngọ hoặc nắng xiên khoai, gió ở đây phải là gió thoáng mát chứ không phải là gió luồng mạnh, thay đổi lưu tốc đột ngột hay là gió độc. Ở SG mình không biết thời tiết như thế nào nhưng thấy nhiều người nhận xét, ở ngoài Bắc (HaN) thời tiết khắc nghiệt hơn. Nóng nóng quá, độ ấm lại quá lớn. Thực tế, ở nội thành HaN, người nuôi chim phải chấp nhận điều kiện nuôi chim rất hạn hẹp về diện tích và không gian. Nhiều người phải nuôi chim ở sân trời, ban công.... nhất lại ở hướng tây, thì việc nuôi sơn ca sống trong điều kiện như vậy vào mấy tháng hè, mong chúng sống đã tốt rồi, đừng mong chúng đẹp, xung, căng. Về mùa thu và mùa đông, chim không căng bằng mùa xuân nhưng nuôi chim sơn ca lại an toàn hơn mùa hè, nhất là bạn nuôi nhiều và mặt bằng chăm sóc bị hạn chế.
Còn ở miền Bắc (HAN), nếu bạn treo chim vào lúc 12 h giữa trưa hè và kéo dài vài giờ, khi đó không riêng Sơn ca (loài chim như mọi người biết là thích nắng gió) mà nhiều loài khác, bạn sẽ thấy rất không ổn.
Vì vậy, ở bài viết trước nói về sơn ca, hầu mong ai nuôi sơn ca, đừng chủ quan vì nghĩ sơn ca ưa nắng mà không chú ý đến đặc điểm nêu trên để tránh tổn hại- không phải sơn ca chết vì rét mà vì cái nóng!
4.15. Với nhiều loài chim việc thay đổi loại cám làm cho chim kém ổn định, không căng có khi còn suy và thay lông bất thường vì vậy nên tránh, đặc biệt đối với sơn ca
4.16. Hàng ngày các bạn nhớ cho ăn cào cào non (không cho ăn sâu kể cả sâu khô và sâu tươi) vì nếu không con chim của bạn lông bị xoăn đấy phải đến mùa thay lông sau mới hết. Lúc sơn ca căng lửa các bạn có thể cho ăn vài con sâu tươi cũng được nhưng chỉ thời gian căng lửa thôi. Sơn ca nuôi các bạn treo nang (mai) mực cho chim ăn để mài mỏ và để cung cấp khoáng canxi nhé. Tui nhớ có bạn khuyên cho chim ăn rau sống và dưa leo (dưa chuột), theo tui thì không nên vì loại dưa này lạnh dễ làm chim đi tiêu chảy, các bác muốn cho chim ăn trái cây thì chọn táo (Apple) Mỹ hoặc trái cây ngọt thì có lẽ tốt hơn, nhưng chú ý đến kiến.
4.17. Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non, sâu bột. Ngoài ra chim còn ăn kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng.
5. PHỤ KIỆN
- Nuôi chim sơn ca phải có lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát, nấm để chim đứng. Nấm thì chọn nấm có mấy nấc để tập cho sơn ca đứng lên nấm.
- Sơn Ca cần lồng cao để thăng cao, múa dễ dàng.
- Chim sơn ca bổi mới mua về các bạn cho vào lồng thấp (khoảng 70cm cao) có nấm thấp. Chim thuộc thì tìm lồng cao khoàng 1,2m nấm khoàng 15cm là vừa , nếu bạn nào có sơn ca mà thăng được (vừa bay vừa hót) thì cũng xứng đáng để cho nó ở trong lồng 2m vì nếu lồng thấp hơn sơn ca bay mà đụng nóc thì chừng vài lần là bác chỉ còn con chim đứng trên nấm mà hót thôi.
6. THUẦN DƯỠNG CHIM SƠN CA
Sơn ca muốn thuần dưỡng nó thì cách thức cũng giống như các chim bổi khác là chùm áo lồng, treo cao (thường quá đầu người) tại nơi yên tĩnh cho ăn cào cào và châu chấu non, sau đó mở áo lồng từ từ
Nguồn Sưu tầm trên Internet
* Gồm các loài chim bé cỡ bằng chim sẻ. Giò của sơn ca phủ vảy cả hai mặt trước, sau (dưới kính lúp). Cạnh sau của giò tròn mà không sắc như những họ khác thuộc bộ Sẻ. Các loài chim của họ này thường sống dưới mặt đất do đó giò và ngón chân cũng có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất. Giò khá dài, khoẻ, móng chân ở móng cái thường dài và thẳng. Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút
mỏ trên có vết lõm. Cánh dài, nhọn có 9 hay 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi có 12 lông. Bộ lông thường xỉn, màu nâu hung hay nâu, rất khó phân biệt với đất và cỏ khô. Chim đực, cái có bộ lông giống nhau hay hơi khác nhau. Các lông gáy thường dựng lên thành mào lông ngắn. Họ này thường sống ở đồng ruộng, bãi cỏ ở đồng bằng và miền núi. Thức ăn chính là côn trùng và hạt cỏ dại. Làm tổ trên mặt đất trong các bụi cỏ. Mỗi lứa đẻ 3-5 trứng. Thời
gian ấp trứng từ 12-16 ngày. Họ này phân bố rộng trên thế giới gồm 47 loài. Ở Việt Nam có 4 loài thuộc 2 giống.
Tại Việt Nam, Sơn Ca được ưa chuộng nhất là loài sống ở Đà Nẵng đến Quảng Ninh do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác.(ở SGN thường gọi chung là sơn ca Huế)
Phần lớn các nghệ nhận đánh giá Sơn Ca có đẳng cấp không loài nào có thể qua mặt, tuy vẻ bề ngoài xấu xí nhưng Sơn Ca có giọng hót dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo , thác đổ...
Chim sơn ca là loài chim có tập quán sinh hoạt dưới mặt đất là chính (không thể đậu và chuyền trên cành cây) vùng đồi thấp hoặc đấy bãi bằng cây cối lúp xúp (không ở trong rừng)
Vùng có sơn ca: Sơn ca thi có thể nói là cả 3 miền của Việt Nam đều có như hay nhất thì có sơn ca tại Bãi Cháy (Quảng Ninh): vừa lớn con, đẹp, giọng hót thì tuyệt; sơn ca Huế: lớn con, lông màu vàng nghệ, trán nổi vân; sơn ca Đà Nẵng: vân khía hót cũng hay; sơn ca Bà Điểm, Long Thành : hơi nhỏ con, màu lông tối, rất nhát, nuôi lâu dạn nhưng hót được.
* Hình minh hoạ:
+ Sơn ca ngoài thiên nhiên:
Chim trống
Còn đây là ổ chim, ổ chim Sơn ca được làm trên mặt đất và dựa vào những bụi cây nhỏ lúp xúp
Rất cảnh giác mỗi khi về ổ, ai mà nhìn thấy được khi chim bố mẹ bay kiếm ăn về hạ cánh cách ổ khoảng 15-20m rồi lẩn vào tổ
Ấp trứng
Sau khoảng 12-15 ngày Chim con bắt đầu nở, đến lượt bố mẹ vất vả kiếm thức ăn nuôi con
+ Sơn ca nuôi:Còn đây là ổ chim, ổ chim Sơn ca được làm trên mặt đất và dựa vào những bụi cây nhỏ lúp xúp
Rất cảnh giác mỗi khi về ổ, ai mà nhìn thấy được khi chim bố mẹ bay kiếm ăn về hạ cánh cách ổ khoảng 15-20m rồi lẩn vào tổ
Ấp trứng
Sau khoảng 12-15 ngày Chim con bắt đầu nở, đến lượt bố mẹ vất vả kiếm thức ăn nuôi con
2. PHÂN BIỆT CHIM TRỐNG VÀ MÁI
2.1. Chim trống:
- Sơn ca trống mới biết thăng và hót hay.
- Chim trống khi chạy tới chạy lui hay sừng đầu lên (dựng mào), cổ thắt, khi hót, dù đứng vẫn thường xòe cánh xứng đáng với danh từ “ca vũ “
- Kinh nghiệm chọn chim sơn ca trống:
+ Trong một bầy sơn ca khi bạn quơ tay ngang đầu thì con trống luôn rụt cổ núp ngay, sau khi bắt được vài con núp lẹ thì coi trong miệng chim nếu có vài chấm đen thì con đó là trống đấy còn ngược lại là mái...nhưng kinh nghiệm thực tế thì còn phải kết hợp dáng vóc...vào nữa thì mới chắc được.
+ Muốn chọn chim sơn ca trống thì đừng nghe lời mấy anh bán chim nhé, theo mấy anh bán chim thì cứ con nào bác bắt ra là chim trống hết (nói thế để bán được hàng thôi). Để chọn chim trống thì các bạn cứ banh nhỏ miệng chim sơn ca ra, chú nào có từ 3-5 chấm đen trên lưỡi là chim trống (xác suất khoảng 90%) đấy. Bạn nào muốn nuôi chim con thì phải cẩn thận vì khó có thể biết được trống mái.
- Hình minh hoạ:
2.2. Chim mái:
- Sơn ca mái không biết hót, đầu không có mào khi chạy
- Hình minh hoạ
* Chú ý:
- Đây chính là con chim mà rất hay bị nhầm với Sơn Ca.
Đó là chim Sẻ Đồng. Sơn ca màu gống chim sẻ, con đực có mào.
Sẻ đồng màu lông ngả sang vàng, bé hơn và không có mào.
- Các bạn cũng chú ý giùm con Bách Linh nó giống hệt sơn ca nhưng to gấp rưỡi, giọng ngắn và không hay, có thể nuôi cho lạ mắt mà thôi
3. CHẾ BIẾN THỨC ĂN
- Tổng quan về thức ăn của sơn ca:
+ Kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng gà
+ Gạo (tấm) + Lòng đỏ trứng gà + bột nhộng tằm + moi hoặc tép
+ Rau xà lách, cà rốt, dưa chuột, mướp đắng...
+ Cho ăn bổ sung: sâu, châu chấu...
- Chế biến thức ăn: Tôm tươi (không phải tôm khô ngoài chợ) rang cho hết nước, phơi khô rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, kê bóc vỏ, rang cho thơm, cứ 1 kg kê các bác cho giùm 10 lòng đỏ trứng gà, 3 trứng còn nguyên lòng trắng, 0.5 kg tôm (tính theo trọng lượng tươi) đã xay nhuyễn rồi trộn đều, sau đo phơi vài nắng và rang cho chín. Nếu có điều kiện thêm khoàng 1/2 muỗng cà phê premix loại cho gà. Với cách này các bạn có thể để khoảng 3 tháng mà không bị mốc. (Bạn nào không tìm được kê có thể lấy thay bằng cám gà loại cám bể cho gà con).
mỗi lạng kê bóc vỏ cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa)
4. KINH NGHIỆM CHĂM CHIM
4.1. Để nghe sơn ca non hót, bạn phải mất một thời gian nuôi, thường phải qua kỳ thay lông lồng, thường phải 5-7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng là chim đực. Có nhiều con đúng đực nhưng chậm hót, chế độ chăm chưa thích hợp cũng phải nuôi vài tháng mới bắt đầu hót. Tóm lại, nuôi sơn ca, chúng ta nên kiên trì. Để nghe hót ngay, ta phải chấp nhận đầu tư ban đầu lớn.
4.2. Sơn ca nuôi rất khó lên , bình quân nuôi 1 bầy chim con khoảng 30 con thì sau 6 tháng chỉ lựa lại được khoảng 5-6 con thôi, 5-6 con này nuôi khoảng 4-6 tháng nữa thì bắt đầu hót, nếu có chim lớn hay thì khoảng 10 tháng là hót tương đối. Bình quân 1 con sơn ca nuôi từ nhỏ lên thì khoảng > 1 năm mới sử dụng được. Còn sơn ca thăng thì trong 5-6 con giữ lại "có thể" có 1 con thăng...tỷ lệ rất thấp, mình từng nuôi và từng thất bại nặng nề, mình mua 5 con còn nhỏ(sơn ca Huế ngay lò ở Đà Nẵng), sao 1 năm nuôi là đem quăng hết, lần thứ 2 mình lại mua 5 con non và sau 7 tháng tuyển được 1 con chịu lên cầu, chịu hót, mấy con kia như là đang tu dòng kín vậy đó. Theo mình thấy nếu bạn muốn có được 1 con hay thì bạn nên mua 5-10 con con về nuôi tập thể sau đó lựa ra(nuôi càng nhiều tỷ lệ lựa được chim hay càng nhiều). Với sơn ca Huế tỷ lệ nuôi thành công cao hơn. Trong thiên nhiên con sơn ca thường hót vào chiều mát 4-5h chiều, chim thuờng bay vút lên cao rồi giăng cánh ra vừa hót vừa rơi xuống và lại tiếp tục bay lên.... Chơi con sơn ca theo mình thì độ khó cũng cao đấy thời gian tính bằng năm chứ không thể một sớm một ngày mà nghe nó hót được đâu. Nếu bạn quyết định nuôi sơn ca thì điều đầu tiên bạn cần có là kiên nhẫn...Nếu chim của bạn nuôi chim non lên khoảng >8 tháng mà vẫn chưa hót tiếng nào thì bạn thanh lý ngay là vừa rồi)...
4.3. Mộc già vẫn hót như bình thường.... Giọng hót của chim thể hiện bản lĩnh dựa vào tố chất và sức khỏe của nó.
Chỉ có điều nuôi mộc già thời gian đầu vất vả hơn nhiều, nếu có những hành động đột ngột ảnh hưởng tới chim thì nó nhẩy (bay) loạn xạ, dễ bị hỏng móng hậu. Và luyện cho chim ăn cám cũng lâu và khó hơn. (nhiều loài chim khi bị bắt vào lồng vẫn ăn cám nhưng ăn dè dặt => suy yếu dần mà chết
4.4. Trước đây Sơn Ca ít khi được chuộng vì khó thuần dưỡng, khó chọn trống, không tìm được thầy siêu hạng (chim thuộc) khó có giọng hót hay. Ngoài ra Sơn Ca đòi hỏi nhà đủ rộng, đủ nắng gió (thường thì một ngày sơn ca cần phơi nắng> 6h, mình thấy các tay chơi thường phơi nắng từ sáng sớm qua hơn 12 h trưa), thời gian phơi nắng càng lâu thì chim càng mau lên, tuy nhiên bạn phải tập từ từ cho nó nếu chim của bạn chưa từng phơi lâu như vậy không thôi kẻo nó ngủm, chúng không tắm bằng nước mà tắm cát nên thường làm bẩn nhà
4.5. Nói về hình thức, con sơn ca đẹp trên người phải đốm như vẩy con con kim long hùng vĩ (nhưng nhỏ thoi đen đen vàng vàng rất tinh sảo. Về giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Nhiều người nói rằng chim sơn ca cứ căng là nó lên nấm nhưng tôi thấy không hẳn như thế. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên rất đẹp mắt nhưng nhiều con chỉ hót dưới nền cát hoặc ghét nhất là đứng trên cóng thức ăn mà hót.
4.6. Nuôi sơn ca được cái nhàn, vài ngày mới phải cho ăn một lần, ít cho mồi tươi cũng không sao vẫn hót đều. Hơn hẳn các loài chim khác nữa là sơn ca có thể hót từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối (mùa hè) cứ hót rồi lại nghỉ liên tục
4.7. Sơn ca thì nuôi cực kỳ đơn giản, chỉ cần cám con cò thêm tí trứng là đủ không cầu kỳ gì nhiều. Nếu có điều kiện thì làm ít kê bóc vỏ (loại kê nếp chuyên làm bánh đan kê, cứ mỗi lạng cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa) cho vào hộp đậy kỹ để chim ăn dần. Thỉnh thoảng cho thêm ít sau tươi, châu chấu non là được. Nhưng quan trọng nhất là phải cho ăn rau. Tốt nhất là dưa chuột hoặc mướp đắng bổ đôi cho vào lồng chim tự rỉa ăn dần
4.8. Chơi sơn ca khó nhất là chọn giống. Tớ đã tiếp xúc nhiều tay thuộc loại anh chị trong làng sơn ca ông thì nói phải chọn con thế này ông thì nói thế khác. Vì thế nếu mới chơi cứ chọn con nào hót tốt rồi mà mua hơi đắt tí nhưng đỡ lo "nuôi hoài không thấy hót" mà được thưởng thức ngay. Có nhiều con sơn ca nhìn cực đẹp nhưng hót lại chán và ngược lại. Vì thế cứ mua chim mà thấy nó hót rồi lại nên nấm đứng hót là tốt nhất. Mua chim đã thuần dưỡng rồi cũng có một mối lo là lúc thay lông. Tớ có một con sơn ca Đà Nẵng thay lông xong tịt ngòi luôn mấy tháng, sau mua một con ở Huế về cũng thế nay mới biết bí quyết chỉ có dưa chuột và mướp đắng là ổn hết. Chế độ ăn tốt, thay lông rồi mà chưa hót lại thì tẩm bổ cho độ 1, 2 tuần dưa chuột (mỗi con 1/4 quả/ngày) là lên nấm hót như mưa ngay.
4.9. Về sơn ca để chọn thì cũng như các giống khác thôi nhưng quan trọng nhất đúng là tiếng hót, con chim giọng nhà thì nghe không thể chịu nổi (xem lẫn tiếng Chim Yến chẳng hạn, cặp cặp một hồi..... rồi cả tiếng chích chòe nữa) mua rồi chỉ có nước cho không.
Sơn ca hót chuẩn phải giọng trời, giọng thiên nhiên như thế nào thì chỉ nguời đã đi nghe mới phân biệt được, trong giọng hót có đa âm (nghe như có bè), khu vực sơn ca sinh sống có chích chòe vì vậy giọng thiên nhiên không bao giờ có.
4.10. Còn về Thăng ca tiêu chuẩn đầu tiên khi bốc mình bay lên phải dừng lại ở đỉnh lồng và khi đó ta ngồi nhìn rõ cặp mắt chim, còn nếu chỉ tung mình lên rồi hạ xuống ngay là chưa được. khi lên đỉnh lồng nó dừng lại và bay vòng quanh vừa bay vừa líu ríu hót (tuyệt vời),
4.11. Khi đi bắt Sơn Ca, tuyệt đối chú ý móng, lùa 1 tí là đi quả móng hậu ngay, ở nhà cũng vậy, treo cẩn thận, dễ đi móng lắm lắm
4.12. Để thưởng thức hết giọng hót của sơn ca, đúng là rất cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Vì vậy ít khi người chơi kỹ tính lại chơi cả Sơn ca với các loài chim có giọng hót to, vang dội khác như mi, choè, hay ồn ào như khướu...
Khi họa mi căng hót như thách đấu thì sơn ca "mất điện" chẳng dám hót, mà có hót thì ta cũng chẳng còn nghe thấy tiếng sơn ca nữa!
Tuy nhiên,hiện nay vẫn có khá nhiều người chơi theo kiểu " hai trong một" có nghĩa cả Sơn ca, cả Mi trong cùng 1 nhà. Những lúc nghe sơn ca hót, phải cho họa mi im lặng, những lúc này thường rất ít "dung lượng" vì chỉ xảy ra khi không gian yên tĩnh, thời tiết đẹp: buổi sáng sớm, buổi trưa ngày nghỉ, và khi đó người nghe cũng phải có thời gian rảnh rỗi, thanh nhàn, tâm trạng thỏa mái...Thời gian còn lại là của Họa mi, hoa mi có thể cho hót bất kỳ lúc nào, bất kỳ thời tiết nào và không đòi hỏi người nghe phải quá tập trung để thưởng thức kiểu như: Khi đi nghe nhạc, nghe hết bài hát hay bản nhạc này ta lại có thể nghe bài hát hay bản nhạc tiếp cho dù thể loại của chúng không giống nhau, còn ta không thể thưởng thức cùng một lúc 2 bản nhạc cho dù cả hai bản nhạc đó đều rất hay!
4.13. Chim sơn ca nuôi dễ các bác chỉ phải thay cát khoảng 1lần/tuần (nếu không siêng thì lần/ 2 tuần), cát các bác dùng cát biển mịn, dùng cát xây dựng cũng được nhưng thay cát thường xuyên hơn nếu như các bác không muốn chim mình bị rận. Thay cát các bác dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì nó sẽ nhát. Nuôi chim sơn ca ít ai nuôi 1-2 con vì nó không sung cũng như khó luyện lắm, nếu nuôi ít các bác chịu khó đi dợt vậy, thường nuôi sơn ca người ta nuôi khoàng 5-6 con trở lên và ngoài ra không nuôi yến hót nếu nuôi yến thì các bác cứ đảm bảo 100% con chim sơn ca của các bác bị lai giọng. Chim sơn ca phải đứng trên nấm hót nếu bác nào có chim sơn ca đứng trên cóng hót thì buồn lắm, nếu muốn chim lên nấm thì các bác phải chọn nấm thấp , rải cát lên trên cho chim quen rồi sau đó nâng cao nấm lên, hy vọng con chim sẽ chịu đứng nấm, trường hợp các bác làm đủ cách mà chim không lên nấm thì nên thả trừ phi con chim của bác có giọng hót quá hay.
4.14. Chim sơn ca mà không có nắng, gió thì không thể tốt được, tuy nhiên nắng ở đây phải là nắng lúc 9-11h sáng chứ không phải chính ngọ hoặc nắng xiên khoai, gió ở đây phải là gió thoáng mát chứ không phải là gió luồng mạnh, thay đổi lưu tốc đột ngột hay là gió độc. Ở SG mình không biết thời tiết như thế nào nhưng thấy nhiều người nhận xét, ở ngoài Bắc (HaN) thời tiết khắc nghiệt hơn. Nóng nóng quá, độ ấm lại quá lớn. Thực tế, ở nội thành HaN, người nuôi chim phải chấp nhận điều kiện nuôi chim rất hạn hẹp về diện tích và không gian. Nhiều người phải nuôi chim ở sân trời, ban công.... nhất lại ở hướng tây, thì việc nuôi sơn ca sống trong điều kiện như vậy vào mấy tháng hè, mong chúng sống đã tốt rồi, đừng mong chúng đẹp, xung, căng. Về mùa thu và mùa đông, chim không căng bằng mùa xuân nhưng nuôi chim sơn ca lại an toàn hơn mùa hè, nhất là bạn nuôi nhiều và mặt bằng chăm sóc bị hạn chế.
Còn ở miền Bắc (HAN), nếu bạn treo chim vào lúc 12 h giữa trưa hè và kéo dài vài giờ, khi đó không riêng Sơn ca (loài chim như mọi người biết là thích nắng gió) mà nhiều loài khác, bạn sẽ thấy rất không ổn.
Vì vậy, ở bài viết trước nói về sơn ca, hầu mong ai nuôi sơn ca, đừng chủ quan vì nghĩ sơn ca ưa nắng mà không chú ý đến đặc điểm nêu trên để tránh tổn hại- không phải sơn ca chết vì rét mà vì cái nóng!
4.15. Với nhiều loài chim việc thay đổi loại cám làm cho chim kém ổn định, không căng có khi còn suy và thay lông bất thường vì vậy nên tránh, đặc biệt đối với sơn ca
4.16. Hàng ngày các bạn nhớ cho ăn cào cào non (không cho ăn sâu kể cả sâu khô và sâu tươi) vì nếu không con chim của bạn lông bị xoăn đấy phải đến mùa thay lông sau mới hết. Lúc sơn ca căng lửa các bạn có thể cho ăn vài con sâu tươi cũng được nhưng chỉ thời gian căng lửa thôi. Sơn ca nuôi các bạn treo nang (mai) mực cho chim ăn để mài mỏ và để cung cấp khoáng canxi nhé. Tui nhớ có bạn khuyên cho chim ăn rau sống và dưa leo (dưa chuột), theo tui thì không nên vì loại dưa này lạnh dễ làm chim đi tiêu chảy, các bác muốn cho chim ăn trái cây thì chọn táo (Apple) Mỹ hoặc trái cây ngọt thì có lẽ tốt hơn, nhưng chú ý đến kiến.
4.17. Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non, sâu bột. Ngoài ra chim còn ăn kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng.
5. PHỤ KIỆN
- Nuôi chim sơn ca phải có lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát, nấm để chim đứng. Nấm thì chọn nấm có mấy nấc để tập cho sơn ca đứng lên nấm.
- Sơn Ca cần lồng cao để thăng cao, múa dễ dàng.
- Chim sơn ca bổi mới mua về các bạn cho vào lồng thấp (khoảng 70cm cao) có nấm thấp. Chim thuộc thì tìm lồng cao khoàng 1,2m nấm khoàng 15cm là vừa , nếu bạn nào có sơn ca mà thăng được (vừa bay vừa hót) thì cũng xứng đáng để cho nó ở trong lồng 2m vì nếu lồng thấp hơn sơn ca bay mà đụng nóc thì chừng vài lần là bác chỉ còn con chim đứng trên nấm mà hót thôi.
6. THUẦN DƯỠNG CHIM SƠN CA
Sơn ca muốn thuần dưỡng nó thì cách thức cũng giống như các chim bổi khác là chùm áo lồng, treo cao (thường quá đầu người) tại nơi yên tĩnh cho ăn cào cào và châu chấu non, sau đó mở áo lồng từ từ
Nguồn Sưu tầm trên Internet
Relate Threads
Latest Threads