Tôi đã “chiến thắng” bệnh Gout chỉ bằng lá trầu và nước dừa

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Thật cám ơn cây trầu và cây dừa, nhờ hai loại cây thân quen ở đâu cũng có mà tui đỡ hẳn bệnh gút. Giờ tui đi đứng ăn uống bình thường, đặc biệt là giấc ngủ chất lượng hơn xưa, cũng không cần uống thuốc Tây nữa, vừa hết gút mà lại đỡ hại dạ dày”, anh Tùng chia sẻ.

Rùng mình phát hiện ra bệnh

Anh Bùi Thanh Tùng quê ở phường Vĩnh Hải, TP. Nha Trang, đang làm việc cho một công ty sản xuất, kinh doanh bia của nước ngoài, có nhà máy đặt tại Việt Nam. Làm việc ở vị trí làm marketing, anh luôn phải “hứng chịu” những trận nhậu liên miên kéo dài. Gần như ngày nào, anh cũng có bữa nhậu và ít khi anh bị “gục” trước mọi người.

Nhờ tửu lượng tốt nên anh uống rất nhiều bia mà không bị mất kiểm soát bao giờ. Vì thế mà anh cũng hay “tự hào” trước khách hàng về khả năng thiên phú này. Anh làm việc ngày càng nhiều áp lực, có hôm phải đến 11 giờ đêm mới về đến nhà. Vợ anh cũng khổ sở nhiều, nhưng thương chồng vất vả, chị ráng chịu đựng. Chị cũng biết rượu bia là độc hại. Hình ảnh người chồng say xỉn về bạo hành vợ con vẫn luôn ám ảnh chị, chưa biết ngày nào gia đình chị sẽ rơi vào cảnh ấy. Nhưng anh Tùng vốn điềm đạm, luôn giữ được hòa khí trong gia đình, anh an ủi vợ: “Anh biết phải dừng lại khi nào, anh chỉ vì công việc thôi”. Tuy nói vậy nhưng anh hiểu anh đang bị guồng máy công việc cuốn vào, chưa biết khi nào thì dừng lại được.

Bia rượu liên tục nạp vào khiến cơ thể anh Tùng sinh chuyện. Rượu bia đã nhanh chóng gây ra chứng đau nhức xương khớp toàn thân của anh. Lúc đầu anh nghĩ có lẽ do chất cồn trong người chưa chuyển hóa kịp để thoát ra ngoài nên mới đau nhức. Nghĩ vậy, anh tự mua thuốc giảm đau về uống thì thấy có đỡ đôi chút, nhưng vừa hết thuốc thì cơn đau lại trở lại. Điều này cứ lặp đi lặp lại một thời gian, chiều uống bia, tối đau nhức, uống giảm đau. Sáng hôm sau thấy bớt lại đi làm, chiều lại uống bia, rồi… uống thuốc. Công việc của anh là vậy, uống bia là một phần công việc không thể từ chối.

Công ty càng ăn nên làm ra thì anh Tùng lại phải uống bia nhiều hơn. Anh cũng biết “lãnh” nhiều chất cồn vào cơ thể là không tốt cho sức khỏe và hậu quả là chuyện đau nhức ngày càng trầm trọng hơn. Anh quyết định đi khám sức khỏe để kiểm tra tổng quát và được bác sĩ khẳng định: “Anh có nguy cơ dính bệnh gút!”. Bác sĩ khuyên nên ngưng uống bia thì cơ thể trước mắt sẽ bình thường trở lại.

Nhưng để leo lên ở vị trí hiện tại, anh đã phải phấn đấu rất nhiều, anh không thể buông nó được, bởi nó chi phối cả cuộc sống của gia đình anh nên anh quyết phải giữ lấy nó cho dù sức khỏe có ra sao đi nữa. Và anh lại phải uống bia. Tuy nhiên anh cũng thấy lo về nguy cơ bị gút nên đi khám sức khỏe thường xuyên hơn. Anh vẫn chọn giải pháp uống thuốc Tây, vì chưa có cách nào để cân bằng giữa bệnh tật và công việc.

Rồi việc gì đến thì cũng đã đến, 2 năm làm việc áp lực, uống rượu bia quá nhiều khiến lượng axit uric tăng cao sau mỗi trận nhậu và anh đã bị bệnh gút. Thậm chí các bác sĩ còn khẳng định, bệnh gút của anh đã ở giai đoạn khá trầm trọng. Các khớp chân của anh thỉnh thoảng lại sưng phù. Còn các cơn đau hành hạ anh liên tục hơn… Việc uống thuốc giảm đau, kháng viêm cũng không còn hiệu quả như trước nữa, vì lờn thuốc. Lúc này thực sự là vấn đề, anh cảm thấy sợ rượu bia lắm, luôn tìm cách né tránh, hoặc rủ người “đỡ” dùm. Nhưng riết rồi “đồng đội” của anh cũng không có ai “đỡ” mãi cho anh được. Anh thực sự bế tắc phải lựa chọn giữa sức khỏe hay công việc. Mười năm đằng đẵng trôi qua…



Anh Tùng đau đớn lúc bị bệnh gút hành hạ

Vô tình chữa khỏi bằng cây thuốc vườn

Trước đây, anh Tùng từng bị suy van tĩnh mạch và đã chữa khỏi bằng Đông y. Đến lúc căn bệnh gút hành hạ dữ dội, anh sực nhớ và lục lại số điện thoại người thầy thuốc này, may mắn anh còn lưu.

Anh Tùng đã được tư vấn một phương pháp chữa bệnh gút ngay tại nhà, có thể tự làm một cách dễ dàng, ít tốn kém mà lại hiệu quả. Đó là dùng lá trầu và nước dừa. Anh không ngờ cách này lại cho hiệu quả ngoạn mục như vậy. Theo lời tư vấn của vị chuyên gia Đông y, lá trầu xắt nhuyễn đem ngâm vào trái dừa, mỗi ngày dùng một trái lúc sáng. Chỉ như vậy thôi, anh uống ngày đầu thấy cũng dễ chịu, rồi các ngày kế thấy các chỗ sưng đau ở các khớp giảm dần. Sau một tuần uống như vậy anh đã giảm được 90% các cơn đau nhức do gút. Anh mừng rỡ vì đây như là “vị cứu tinh” cho cuộc đời anh.

Anh Tùng chia sẻ: “Thật cám ơn cây trầu và cây dừa, hai loại cây thân quen khắp các miền đất nước ở đâu cũng có”. Anh giữ kín bí mật này như là bảo bối của riêng anh và âm thầm thực hiện tiếp nhiều tuần sau đó. Kết quả rất ổn định, bệnh gút không đau nhức hay sưng viêm nữa. Anh cũng chú ý giảm bớt rượu bia như lời thầy thuốc dặn. Mặc dù có lúc anh vẫn phải uống bia do công việc, nhưng mức độ đau nhức khớp không còn trầm trọng như trước nữa, anh chịu được và dễ dàng vượt qua.

Anh Tùng rất vui mừng vì hiệu quả của phương pháp đơn giản này. Anh điện thoại lại chia sẻ với chuyên gia Đông y: “Tui đã đỡ hẳn bệnh gút rồi, cảm ơn thầy thuốc! Giờ tui đi đứng ăn uống bình thường, đặc biệt là giấc ngủ chất lượng hơn xưa, cũng không cần uống thuốc Tây nữa, vừa hết gút mà lại đỡ hại dạ dày”.

Phương pháp chữa bệnh gút đơn giản của anh Tùng

Theo anh Tùng, đây là một phương thuốc hiệu nghiệm và đơn giản, ai cũng có thể làm được ngay tại nhà mình với chi phí rất thấp. Nước dừa – lá trầu cũng dễ uống, không gây kích ứng dạ dày. Nếu uống đã giảm hết các triệu chứng, người bị bệnh gút có thể yên tâm “tẩm bổ” thêm cho mình các món đang thèm xưa nay như tôm cua, hải sản. Tuy nhiên lúc nào cũng phải lắng nghe cơ thể mình xem bao nhiêu là vừa.

Mỗi sáng thức dậy dùng 100 g lá trầu tươi, xắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Nên chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30 phút, rồi chắt ra ly, uống một mạch. Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp thu hoàn toàn, lúc đi tiểu trở lại rồi mới ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm sẽ giảm hẳn. Người bệnh có thể ngủ ngon một mạch đến sáng và cảm thấy tươi tỉnh ra, cũng vì thế mà đầu óc minh mẫn, dễ chịu.

Tác dụng chữa bệnh của lá trầu và nước dừa

Lá trầu tại Việt Nam có 2 loại. Trầu mỡ là loại lá to bóng và trầu quế lá nhỏ hơn, xanh đậm và cay hơn, hay dùng để ăn trầu với cau và vôi. Theo các chuyên gia Đông y, trầu có tên khoa học là Piper Betle, thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, là loại dây leo mọc nhiều ở nước ta cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái lan, Campuchia… Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu (gọi là tinh dầu trầu), bao gồm các nhóm hoạt chất như Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… tổ hợp các chất của nó có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau thần kinh. Đặc biệt lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời cũng giúp đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn.

Lá trầu còn làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ vòng dạ dày, thực quản, giúp giảm nhanh lượng axit thừa tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản (một chứng bệnh hay gặp khi uống quá nhiều thuốc Tây). Lá trầu còn giúp tránh được bệnh ho và các bệnh về răng miệng, hôi miệng, cùng với một số tác dụng khác như làm tăng hưng phấn, kích dục, hỗ trợ táo bón.

Lá trầu còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt, giúp giảm viêm phổi, giảm viêm phế quản, tan đàm, vì thế mà cải thiện được tình trạng phổi tắc nghẽn phổi mãn tính. Tác dụng trị nấm của lá trầu cũng khá hiệu nghiệm, kể cả nấm da. Chúng ta có thể giã nát lá trầu rồi xát vào những vùng da bị nấm sẽ thấy kết quả của nó.

gout-2.jpg


Lá trầu còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt

Còn nước dừa dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu có vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng. Nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa làm tăng HDL (là một chất có lợi cho mạch máu, giúp dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch). Trong thành phần của nước dừa còn có nhiều kali rất tốt cho tim mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương máu người. Nước dừa còn có tác dụng kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa và khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành axit lactic (axit lactic từ rượu là chất cạnh tranh đào thải với axit uric qua thận, gây ứ đọng, tăng cao lượng uric trong máu. Đó là nguyên nhân tại sao mỗi khi đi nhậu về thì gút nặng thêm).

Uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải axit uric. Vì vậy mà phương thuốc phối hợp lá trầu và nước dừa là một cách tuyệt vời để khống chế bệnh gút!


Nước dừa có vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng



Bệnh gút, căn bệnh “nhà giàu”
Gút là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội, người mang căn bệnh này rất khổ sở vì tình trạng sưng tấy thường xuyên các khớp xương, gây đau nhức khôn xiết. Căn bệnh gần như nan y này để lại nhiều di chứng khó phục hồi. Sự lắng đọng của muối urat trên mô và các khớp gây biến chứng phức tạp. Nguy hiểm hơn vẫn là tình trạng suy thận, viêm thận kẽ, suy gan, sỏi thận, biến chứng tim mạch có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh gút ngày càng cao.

Trong Đông Y, gút còn gọi là thống phong. Có rất nhiều loại dược thảo có thể hỗ trợ điều trị gút, tùy theo tình trạng, cơ địa từng bệnh nhân mà có thể cân đối sử dụng liều lượng, phối hợp trị liệu. Dưới đây là một bài thuốc hay được sử dụng cho những bệnh nhân gút nặng gồm có: Nhẫn đông đằng, bồ công anh, ý dĩ, mỗi vị 30g; Đang quy, tàm sa, mỗi vị 15g, lục nhất tán, xa tiền thảo, thương truật, hoàng bá, lạc thạch đằng, một dược, mỗi vị 10g. Sắc 2 nước, uống ngày 1 thang. Ngoài những bài thuốc Đông y cổ truyền giúp điều trị gút để giảm thiểu thuốc Tây, còn nhiều phương pháp khác cũng có thể kiểm soát được bệnh gút đó là dùng lá trầu và nước dừa.

Phòng tránh bệnh gút:
– Ngăn sự kết tinh muối urat gây tích tụ trong khớp bằng thuốc hoặc bằng nước “trầu – dừa”.
– Hạn chế ăn nhiều các loại thịt nội tạng như phèo, ruột, lòng, gan, tim, cật, não, cũng như các loại thịt có nhiều đạm như các loại thịt đỏ (trâu, ngựa, bò…).
– Hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây tăng nhanh lượng acit uric trong máu như các loài hải sản, cá cơm, cá mòi, thịt ngỗng… Chúng sẽ nhanh chóng làm vượt ngưỡng uric trong máu ngay sau bữa ăn đó.
– Không nên để cơ thể có nhiều thay đổi đột ngột hoặc sốc, ví dụ như nhiệt độ môi trường thay đổi quá nhanh từ nóng sang lạnh, hay như tắm đột ngột khi đang ra mồ hôi… Vì các tinh thể urat sẽ có điều kiện hình thành và lắng đọng nhanh chóng vào các khớp.
– Nên uống nhiều nước từ 2-3 lít mỗi ngày để có điều kiện hòa tan và thải axit uric ra ngoài.
– Không nên uống nhiều rượu bia, các chất cồn sẽ tạo nhiều axit lactic, chúng làm tăng cạnh tranh đào thải với axit uric qua thận, gây tồn đọng dẫn đến gút.
– Năng tập thể dục để thoát được lượng mồ hôi qua da (một số lớn axit lactic cũng được thải qua đường này).
– Vận động góp phần làm cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, giúp giảm các chất độc ứ đọng, sẽ giảm được bệnh gút.
– Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị gút lên gấp 5 lần, không ăn quá 150g thịt mỗi ngày, vì đạm nhiều làm tăng nguy cơ bệnh gút.
– Nên điều trị những bệnh liên quan về chuyển hóa khác như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu, xơ vữa mạch máu.
– Chú ý một số người do dùng các thuốc có ảnh hưởng đến việc giảm đào thải uric qua thận dễ dẫn đến gút như thuốc lợi tiểu Thiazide, Furosemid, Aspirin, hoặc Pyrazynamid.
– Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi lượng axit uric trong máu, ngay cả khi đã được điều trị ổn định.

Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống
 
Bên trên