Tuấn Buồn Cười
Thành Viên
- Tham gia
- 21 Tháng một 2013
- Bài viết
- 124
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 18
Gần trưa… Nắng… Nóng… Chen chúc, hơi người hòa vào mùi tanh của mấy bà hàng cá, hàng tôm. Hai cái mùi ấy kết hợp với mùi của cái rãnh gần đấy bốc lên thành bộ ba mà khiến cho bất kỳ ai kém may mắn ngửi phải cũng nhăn mặt, bịt mũi và cố đi qua đoạn ấy cho thật nhanh. Đoạn ấy ở ngoài rìa chợ, là chỗ bán hàng của mấy bà hàng tôm, hàng tép, cua, lươn… nói là dãy hàng thôi chứ đoạn ấy trước kia là một cái hẻm nhỏ của xóm sát chợ, mấy bà đi xúc tép về chắc thấy nó nên thơ nên rủ nhau ngồi ở đấy, lâu dần thành cái khu riêng của mấy bà ấy. Mà từ ngày các bà ấy ngự ở đấy để bán hàng thì cái vẻ nên thơ của xóm cũng bay theo cùng với mùi tanh của tép, của tôm và mùi của cái rãnh gần đấy cứ rình hôm nào trời thật oi, thật nóng mà chợ thật đông người thì rủ nhau bay lên rồi chui tất cả vào mũi mọi người đi qua, không thiếu một ai. Thật bất đắc dĩ lắm mới phải đi qua đấy, nếu có ai mua bán gì thì cũng nhanh nhanh để dời gót hài đi luôn chứ chẳng ai lưu luyến gì cái khu ấy.
Rồi một hôm, trời cũng nóng, cũng oi, cũng mùi tanh đến lợm cổ. Như bình thường thì chả ai vào khu ấy nếu không có phận sự gì, nhưng hôm nay thì khác, người ta xúm đen xúm đỏ lại khu ấy như thể mấy bà xúc tép hôm nay xúc được vàng rồi đem đi bán. Thế thì chuyện lạ rồi, mà mỗi lúc người ta xúm lại một đông để xem. Rồi người ta bàn tán, người ta xì xào. Thế thì đúng là có chuyện lạ thật rồi. Nhưng chuyện lạ hôm nay không phải mấy bà xúc tép xúc được vàng mà chuyện lạ ở đây là gần trưa… nắng… nóng… oi bức mà lại có một người đàn bà đang đứng để chửi. Nhưng chửi ai thì chưa ai biết vì muốn biết người ta chửi ai và chửi cái gì thì mình phải nghe người ta chửi đã. Mà cả chợ ngần ấy con người, ai cũng muốn nghe xem bà kia chửi gì nên ai cũng xúm lại nghe. Trời đã bức mà giờ lại càng bức hơn.
Bà ấy, cái bà đang chửi ấy, bề ngoài to béo, phốp pháp, vàng đeo lúc lắc đến đỏ cả người, mặt thì toàn những phấn là phấn, giá như bây giờ có ai tát bà ấy một cái thật mạnh thì phấn trên mặt cũng bong ra như mảng vôi của một bức tường xây kém chất lượng. Bà ấy chắc cũng phải gần 50 tuổi rồi, nhưng có lẽ vẫn khỏe lắm vì bà ấy chửi cũng được một lúc khá lâu rồi, người không có sức khỏe thì chắc chắn là không thể đứng dưới trời nắng giữa trưa để mà chửi được, bà ấy còn chửi to nữa chứ, chắc cả chợ nghe tiếng mất. Mà bà ấy chửi bài bản lắm, như thể là bà ấy sinh ra để đi chửi nhau với người khác hoặc không thì chắc bà ấy cũng được đào tạo về chuyên ngành chửi có chứng chỉ cao chứ chả đùa. Người ta đứng vây quanh chỗ bà ấy để xem bà ấy chửi, xem đông hơn xem xiếc khỉ. Một lúc sau thì người ta cũng hiểu ra là bà ấy chửi cái gì. Bà ấy chửi vì bà ấy tức, bà ấy tức vì mất năm mươi nghìn. Nhưng mất ở đâu? Chưa ai rõ, thế là mọi người lại càng tò mò, càng lắng tai nghe bà ấy chửi để xem là bà ấy mất tiền ở đâu.
Không để người nghe phải sốt ruột, bà ấy chửi tiếp mà kỳ thực ra từ nãy tới giờ bà ấy có nghỉ đâu, bà ấy chửi liên tiếp đấy chứ. Bà ấy quay sang nói với mọi người xung quanh như thể phân trần rằng bà ấy khổ lắm, tức lắm và bà ấy chửi là đúng:
- Đấy mọi người xem, tôi mua của nó có năm mươi nghìn tiền cua. Năm mươi nghìn thì có đáng là cái gì đâu, thế mà tôi đưa tiền cho nó, nó cân xong, nó lại bảo tôi chưa đưa tiền, thế có mất dạy không.
Hóa ra là bà ấy nghi cho chị bán cua lấy của bà ấy năm mươi nghìn. Năm mươi nghìn bà ấy vừa bảo là không đáng là cái gì vậy mà nó lại đáng để cho bà ấy bỏ sức ra để chửi không nghỉ từ nãy tới giờ. Chị bán cua cũng nhăn nhó, cố để thanh minh với mọi người:
- Khổ quá các ông các bà ạ. Oan cho cháu, thực tình cháu không dám làm thế. Bà ấy chưa đưa tiền cho cháu. Nhà cháu….
Chưa để chị bán cua nói xong bà ấy lại chửi tiếp mà còn chửi to hơn. Một xâu một chuỗi các của không ngon được bà ấy bày ra để dâng lên cho ông bà ông vải cái đứa nào mà ăn cướp tiền của bà ấy giữa ban ngày. Bà ấy còn dọa đào cả mả bố nhà chị bán cua lên. Chắc bà ấy dọa thế thôi chứ nhìn thân hình bà ấy to gần bằng cái chuông, cộng với cái tuổi già ngót năm đồng thì chắc cũng chỉ được ba nhát cuốc rồi mồm mũi lại tranh nhau thở chứ làm sao mà đào được cả mả bố người ta lên. Mà chắc gì ông bố cái chị bán cua đã chết mà có mả cho bà ấy đào.
Mọi người xung quanh thấy bà ấy chửi cay nghiệt quá thì góp ý:
- Chắc là người ta lấy không, tội mất không bằng tội ngờ, bà kiểm tra lại xem nào.
Bà ấy lu loa lên:
- Tiền của tôi để đâu mà tôi lại không biết à. Từ nãy tới giờ tôi chỉ cầm tiền tay phải, rồi lại để tiền vào túi bên phải thế mà vừa đưa cho nó xong thì nó lại bảo chưa đưa tiền cho nó. Đúng là hay cắp như bọn hàng cua.
Chửi một lúc, bà ấy lại quay sang nói với mọi người xung quanh:
- Năm mươi nghìn nó không to, ăn mày xin tử tế tôi cũng cho năm mươi nghìn, nhưng đằng này nó bố láo định cướp không của tôi, đã thế tôi không thương, tôi phải làm cho ra nhẽ, một xu mẻ tôi cũng không cho nữa.
Chị bán cua lại thanh minh, mà lần này chị nhăn nhó hơn lần trước, không biết là do trời nắng quá, hay do bà kia chửi cay độc quá. Chị nhăn như mếu, nói như sắp sửa khóc:
- Nhà cháu nghèo thật, cháu phải đi xúc tép nuôi con cháu ngày 2 bữa cơm nhưng nghèo thì nghèo cháu cũng không dám tơ hào tiền của ai. Cháu đói rách nhưng năm mươi nghìn của bà ấy cũng chả làm giàu cho cháu được. Nhà cháu ở xa ngày nào cháu cũng lên đây bán hàng, cháu thiên hạ, cháu không dám láo ở đất khách. Có nhiều người mua hàng của cháu rồi thì biết, cháu không dám tơ hào gì của ai, nếu có thì các ông bà cứ đánh cháu gãy chân.
Nhưng dù chị có nói thế nào thì bà ấy cũng chả tin, thế là bà ấy tiếp tục chửi, bà ấy còn kéo cả họ cả hàng của chị bán cua vào nữa. Chắc bà ấy kéo bừa vào mà chửi chứ bà ấy thì làm sao biết được những ai có họ hàng với chị bán cua. Mà hình như bà ấy chửi to quá, đến ông mặt trời trên cao cũng phải tò mò mà xuống gần hơn để xem, thế nên càng chửi, trời càng nắng to. Thành ra bà ấy mặt đỏ như gà chọi, vừa chửi vửa phải lau mồ hôi, giọt mồ hôi của bà ấy cũng to và nhiều như câu chửi. Nhưng bỗng nhiên bà ấy chửi nhỏ dần, rồi im hẳn. Bà ấy cắp cái nón vào nách, rồi lại lấy ra quạt, rồi lại đội nón lên đầu, bà ấy còn chửi thêm một câu be bé nữa rồi rẽ đám đông đi ra. Bà ấy về. Chị hàng cua ấm ức, vẫn cố thanh minh là mình không làm chuyện thất đức ấy. Chị chỉ lo không ai tin chị, rồi từ nay người ta không mua hàng của chị nữa, thì chị và con chị chết đói. Thế nên chị lại càng cố thanh minh, nhưng người ta lảng dần, không ai quan tâm xem chị nói cái gì. Vì người ta xúm lại cũng chỉ để tò mò nghe chửi là chính, bây giờ không ai chửi nữa thì người ta tản dần ra. Một số người vẫn xì xào, người thì bảo bà ấy chắc chửi mệt rồi, mỏi mồm nên thôi, người thì bảo chắc bà ấy chửi cho chị kia biết thôi chứ cũng chả cần lấy lại năm mươi nghìn, vì biết ai làm chứng cho mà lấy lại. Nhưng mọi người đều đoán sai hết. Không ai biết tại sao tự dưng bà ấy bỏ về khi bài chửi của bà ấy đang đến đoạn điệp khúc. Chỉ mình bà ấy biết. Bà ấy cũng không dám nói cho ai tại sao bà ấy bỏ về nên có lẽ mãi mãi chỉ một mình bà ấy biết. Bà ấy về vì trong lúc bà ấy đang vỗ đùi để chửi thì bà ấy cảm thấy trong túi quần bên trái của mình có cái gì đấy. Hình như nó làm bằng polime…
Ngay cái phút giây lịch sử ấy, bà chợt nhớ ra rằng. Lúc nãy ở hàng thịt, bà cầm tiền tay bên trái chứ không phải là tay bên phải. Rồi bà cũng tiện tay nhét luôn năm mươi nghìn vào túi bên trái. Vì tay phải của bà đang bận cầm cái điện thoại đắt tiền mà bà vừa mới mua.
( tập tẹ sáng tác.... Thạch thất 18 - 08 - 2013)
Rồi một hôm, trời cũng nóng, cũng oi, cũng mùi tanh đến lợm cổ. Như bình thường thì chả ai vào khu ấy nếu không có phận sự gì, nhưng hôm nay thì khác, người ta xúm đen xúm đỏ lại khu ấy như thể mấy bà xúc tép hôm nay xúc được vàng rồi đem đi bán. Thế thì chuyện lạ rồi, mà mỗi lúc người ta xúm lại một đông để xem. Rồi người ta bàn tán, người ta xì xào. Thế thì đúng là có chuyện lạ thật rồi. Nhưng chuyện lạ hôm nay không phải mấy bà xúc tép xúc được vàng mà chuyện lạ ở đây là gần trưa… nắng… nóng… oi bức mà lại có một người đàn bà đang đứng để chửi. Nhưng chửi ai thì chưa ai biết vì muốn biết người ta chửi ai và chửi cái gì thì mình phải nghe người ta chửi đã. Mà cả chợ ngần ấy con người, ai cũng muốn nghe xem bà kia chửi gì nên ai cũng xúm lại nghe. Trời đã bức mà giờ lại càng bức hơn.
Bà ấy, cái bà đang chửi ấy, bề ngoài to béo, phốp pháp, vàng đeo lúc lắc đến đỏ cả người, mặt thì toàn những phấn là phấn, giá như bây giờ có ai tát bà ấy một cái thật mạnh thì phấn trên mặt cũng bong ra như mảng vôi của một bức tường xây kém chất lượng. Bà ấy chắc cũng phải gần 50 tuổi rồi, nhưng có lẽ vẫn khỏe lắm vì bà ấy chửi cũng được một lúc khá lâu rồi, người không có sức khỏe thì chắc chắn là không thể đứng dưới trời nắng giữa trưa để mà chửi được, bà ấy còn chửi to nữa chứ, chắc cả chợ nghe tiếng mất. Mà bà ấy chửi bài bản lắm, như thể là bà ấy sinh ra để đi chửi nhau với người khác hoặc không thì chắc bà ấy cũng được đào tạo về chuyên ngành chửi có chứng chỉ cao chứ chả đùa. Người ta đứng vây quanh chỗ bà ấy để xem bà ấy chửi, xem đông hơn xem xiếc khỉ. Một lúc sau thì người ta cũng hiểu ra là bà ấy chửi cái gì. Bà ấy chửi vì bà ấy tức, bà ấy tức vì mất năm mươi nghìn. Nhưng mất ở đâu? Chưa ai rõ, thế là mọi người lại càng tò mò, càng lắng tai nghe bà ấy chửi để xem là bà ấy mất tiền ở đâu.
Không để người nghe phải sốt ruột, bà ấy chửi tiếp mà kỳ thực ra từ nãy tới giờ bà ấy có nghỉ đâu, bà ấy chửi liên tiếp đấy chứ. Bà ấy quay sang nói với mọi người xung quanh như thể phân trần rằng bà ấy khổ lắm, tức lắm và bà ấy chửi là đúng:
- Đấy mọi người xem, tôi mua của nó có năm mươi nghìn tiền cua. Năm mươi nghìn thì có đáng là cái gì đâu, thế mà tôi đưa tiền cho nó, nó cân xong, nó lại bảo tôi chưa đưa tiền, thế có mất dạy không.
Hóa ra là bà ấy nghi cho chị bán cua lấy của bà ấy năm mươi nghìn. Năm mươi nghìn bà ấy vừa bảo là không đáng là cái gì vậy mà nó lại đáng để cho bà ấy bỏ sức ra để chửi không nghỉ từ nãy tới giờ. Chị bán cua cũng nhăn nhó, cố để thanh minh với mọi người:
- Khổ quá các ông các bà ạ. Oan cho cháu, thực tình cháu không dám làm thế. Bà ấy chưa đưa tiền cho cháu. Nhà cháu….
Chưa để chị bán cua nói xong bà ấy lại chửi tiếp mà còn chửi to hơn. Một xâu một chuỗi các của không ngon được bà ấy bày ra để dâng lên cho ông bà ông vải cái đứa nào mà ăn cướp tiền của bà ấy giữa ban ngày. Bà ấy còn dọa đào cả mả bố nhà chị bán cua lên. Chắc bà ấy dọa thế thôi chứ nhìn thân hình bà ấy to gần bằng cái chuông, cộng với cái tuổi già ngót năm đồng thì chắc cũng chỉ được ba nhát cuốc rồi mồm mũi lại tranh nhau thở chứ làm sao mà đào được cả mả bố người ta lên. Mà chắc gì ông bố cái chị bán cua đã chết mà có mả cho bà ấy đào.
Mọi người xung quanh thấy bà ấy chửi cay nghiệt quá thì góp ý:
- Chắc là người ta lấy không, tội mất không bằng tội ngờ, bà kiểm tra lại xem nào.
Bà ấy lu loa lên:
- Tiền của tôi để đâu mà tôi lại không biết à. Từ nãy tới giờ tôi chỉ cầm tiền tay phải, rồi lại để tiền vào túi bên phải thế mà vừa đưa cho nó xong thì nó lại bảo chưa đưa tiền cho nó. Đúng là hay cắp như bọn hàng cua.
Chửi một lúc, bà ấy lại quay sang nói với mọi người xung quanh:
- Năm mươi nghìn nó không to, ăn mày xin tử tế tôi cũng cho năm mươi nghìn, nhưng đằng này nó bố láo định cướp không của tôi, đã thế tôi không thương, tôi phải làm cho ra nhẽ, một xu mẻ tôi cũng không cho nữa.
Chị bán cua lại thanh minh, mà lần này chị nhăn nhó hơn lần trước, không biết là do trời nắng quá, hay do bà kia chửi cay độc quá. Chị nhăn như mếu, nói như sắp sửa khóc:
- Nhà cháu nghèo thật, cháu phải đi xúc tép nuôi con cháu ngày 2 bữa cơm nhưng nghèo thì nghèo cháu cũng không dám tơ hào tiền của ai. Cháu đói rách nhưng năm mươi nghìn của bà ấy cũng chả làm giàu cho cháu được. Nhà cháu ở xa ngày nào cháu cũng lên đây bán hàng, cháu thiên hạ, cháu không dám láo ở đất khách. Có nhiều người mua hàng của cháu rồi thì biết, cháu không dám tơ hào gì của ai, nếu có thì các ông bà cứ đánh cháu gãy chân.
Nhưng dù chị có nói thế nào thì bà ấy cũng chả tin, thế là bà ấy tiếp tục chửi, bà ấy còn kéo cả họ cả hàng của chị bán cua vào nữa. Chắc bà ấy kéo bừa vào mà chửi chứ bà ấy thì làm sao biết được những ai có họ hàng với chị bán cua. Mà hình như bà ấy chửi to quá, đến ông mặt trời trên cao cũng phải tò mò mà xuống gần hơn để xem, thế nên càng chửi, trời càng nắng to. Thành ra bà ấy mặt đỏ như gà chọi, vừa chửi vửa phải lau mồ hôi, giọt mồ hôi của bà ấy cũng to và nhiều như câu chửi. Nhưng bỗng nhiên bà ấy chửi nhỏ dần, rồi im hẳn. Bà ấy cắp cái nón vào nách, rồi lại lấy ra quạt, rồi lại đội nón lên đầu, bà ấy còn chửi thêm một câu be bé nữa rồi rẽ đám đông đi ra. Bà ấy về. Chị hàng cua ấm ức, vẫn cố thanh minh là mình không làm chuyện thất đức ấy. Chị chỉ lo không ai tin chị, rồi từ nay người ta không mua hàng của chị nữa, thì chị và con chị chết đói. Thế nên chị lại càng cố thanh minh, nhưng người ta lảng dần, không ai quan tâm xem chị nói cái gì. Vì người ta xúm lại cũng chỉ để tò mò nghe chửi là chính, bây giờ không ai chửi nữa thì người ta tản dần ra. Một số người vẫn xì xào, người thì bảo bà ấy chắc chửi mệt rồi, mỏi mồm nên thôi, người thì bảo chắc bà ấy chửi cho chị kia biết thôi chứ cũng chả cần lấy lại năm mươi nghìn, vì biết ai làm chứng cho mà lấy lại. Nhưng mọi người đều đoán sai hết. Không ai biết tại sao tự dưng bà ấy bỏ về khi bài chửi của bà ấy đang đến đoạn điệp khúc. Chỉ mình bà ấy biết. Bà ấy cũng không dám nói cho ai tại sao bà ấy bỏ về nên có lẽ mãi mãi chỉ một mình bà ấy biết. Bà ấy về vì trong lúc bà ấy đang vỗ đùi để chửi thì bà ấy cảm thấy trong túi quần bên trái của mình có cái gì đấy. Hình như nó làm bằng polime…
Ngay cái phút giây lịch sử ấy, bà chợt nhớ ra rằng. Lúc nãy ở hàng thịt, bà cầm tiền tay bên trái chứ không phải là tay bên phải. Rồi bà cũng tiện tay nhét luôn năm mươi nghìn vào túi bên trái. Vì tay phải của bà đang bận cầm cái điện thoại đắt tiền mà bà vừa mới mua.
( tập tẹ sáng tác.... Thạch thất 18 - 08 - 2013)