Onagadori là giống gà đặc biệt nhất trong số hơn 20 giống gà nội địa Nhật Bản với đuôi mọc dài liên tục trong suốt cuộc đời, đạt đến trên 7 mét.
Tóm lược
Tôi xin tóm lược về lịch sử của giống gà đuôi dài onagadori, những đặc điểm chung, động lực của việc lai tạo và cộng đồng lai tạo độc đáo ở thành phố Nankoku. Tỉnh Kochi theo lời mọi người là một “sân gà”. Tóm lại, giống gà onagadori được lai tạo trong một môi trường xã hội độc đáo nơi cuộc sống diễn ra một cách thầm lặng, nhà lai tạo có cá tính “iggosou” và sử dụng chuồng tomebako để nuôi gà onagadori…
Giới thiệu
Onagadori là giống gà đặc biệt nhất trong số hơn 20 giống gà nội địa Nhật Bản với đuôi mọc dài liên tục trong suốt cuộc đời, đạt đến trên 7 mét. Do vậy nó còn là giống lạ lùng nhất trong số gần 10 ngàn loài lông vũ được biết cho đến nay và là kết quả của một quá trình lai tạo đầy đam mê. Bài viết này đề cập về lịch sử của giống gà onagadori ở thành phố Nankoku, về việc con gà onagadori đầu tiên ra đời như thế nào cũng như sự phát triển của chúng trong một cộng đồng nhỏ ở tỉnh Kochi, thành phố Nankoku.
Tỉnh Kochi trên đảo Shikoku.
1. Con gà onagadori đầu tiên
Được biết cách đây khoảng 200 năm, vào thời Minh Hòa (Meiwa, 1764-1772), một thợ cắt tóc địa phương tên là Riemon ở làng Shinohara, Nankoku đã lai tạo thành công con gà đuôi dài đầu tiên. Luận cứ này bắt nguồn từ tài liệu về một bức thư khen ngợi được lưu giữ ở nhà người con trai Sakuzou của ông, nói rằng Riemon đã dâng một con gà “goshikidori” (tên gọi cũ của onagadori) cho lãnh chúa Tosa-han (mà ngày nay là tỉnh Kochi) xem. Theo tài liệu, “Khi Riemon và Kuemon ở làng Shinohara dâng một con gà goshikidori cho ngài Yamanouchi xem, ông đã rất hài lòng và thưởng cho họ 15 monme (khoảng 57 gam bạc)”. Những người đứng đầu hội bảo tồn gà onagadori lưu giữ tài liệu này qua nhiều thế hệ, mà nó có thể được thẩm tra một cách độc lập cho đến tận các triều đại gần đây là Đại Chánh 大正 (Taisho) và Chiêu Hòa 昭和 (Showa). Dẫu vậy, điều đáng tiếc là bản thân bức thư khen ngợi trên hiện đã bị thất lạc.
Theo nguồn tài liệu khác, một nhật ký được thực hiện vào năm 1827, viết rằng con trai của Riemon, Sakuzou nói “Cha tôi Riemon, 63 tuổi, dâng một con gà goshikidori khiến vị lãnh chúa Yamanouchi thứ 10 rất hài lòng và ông nhận được một bức thư khen ngợi cùng với 15 monme bạc từ vị này. Ông đặt phần thưởng lên bàn thờ Thần đạo (Shinto) và cầu nguyện vào mỗi tháng tư hàng năm” (trích nhật ký của Shigemichi Okuma: một chi họ của lãnh chúa Yamanouchi).
Mặc dù bức thư không đề ngày, nó nhắc đến tên của vị trưởng làng Shinohara, Tokusuke. Điều tra cho thấy chức vị này xuất hiện vào thời Văn Chánh 文政 (Bunsei, 1821-1828) nhờ vậy giúp xác định giai đoạn mà con gà được đem dâng. Một tài liệu khác lý luận bởi vì bức thư gốc không đề ngày, đây là bằng chứng rằng gà onagadori xuất hiện nhờ đột biến ngẫu nhiên vào đầu thời Minh Hòa rồi được đem dâng cho vị lãnh chúa.
Điều thú vị là tài liệu gốc mô tả đến hai người đàn ông, Riemon và Kuemon, dâng gà onagadori và rằng cả hai người đều là nhà lai tạo.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Riemon, một người trầm lặng và hướng nội, đang điều hành một tiệm cắt tóc vào thời điểm đó, trong khi Kuemon, người được coi như là “lý trưởng” của ngôi làng bé nhỏ Shinohara. Do đó, dường như Riemon cần đến Kuemon như là người đại diện cho mình khi xuất hiện trước vị lãnh chúa. Mặc dù sự cách biệt về tuổi tác giữa hai người vẫn chưa rõ ràng, nhưng nghe nói Kuemon lớn hơn Riemon khoảng một tuổi.
Để kết luận, các bằng chứng lịch sử đều ủng hộ cho luận cứ rằng nhà lai tạo giống gà onagadori gốc là người thợ cắt tóc trầm lặng Riemon và vị trưởng làng Kuemon đi cùng ông để hỗ trợ và tư vấn trong lúc dâng gà cho ngài lãnh chúa. Do vậy, giống gà onagadori được coi là bắt nguồn từ thời Văn Hóa 文化 (Bunka, 1804-1818) hay đầu thời Văn Chánh 文政 (Bunsei, 1818-1830).
Các cột mốc thời gian về lịch sử của giống gà onagadori được tóm lược như bảng 1 dưới đây:
• An Vĩnh 3 安永 (Anei, 1774): Riemon ra đời.
• Văn Hóa 1 文化 (Bunka, 1801) – Văn Chánh 1 文政 (Bunsei, 1818): hình thành giống gà onagadori*.
• Văn Chánh 4 – 11 文政 (Bunsei, 1821 – 1828): dâng gà cho lãnh chúa Yamanouchi (trong nhiệm kỳ của Tokusuke).
• Hoằng Hóa 4 弘化 (Koka, 1847): Sakuzou tuyên bố cha mình là nhà lai tạo giống gà đuôi dài.
• An Chánh 4 安政 (Ansei, 1857): Kuemon mất (83 tuổi).
• An Chánh 6 安政 (Ansei, 1859): Riemon mất (84 tuổi).
Riemon mất năm 1859, thọ 84 tuổi theo ghi chép tại đền Kokubun, thành Nankoku.
Kuemon mất năm 1857, thọ 83 tuổi theo gia phả của dòng họ Takechi.
* Biến thể gốc màu chuối (silver gray). Các biến thể nhạn (white) và khét (brown) chỉ xuất hiện sau này vào thời Minh Trị (xem ở dưới).
2. Địa điểm lai tạo
Giống gà onagadori được giới thiệu với phần còn lại của Nhật Bản thông qua từ điển bách khoa bỏ túi “Shouhinkou” của nhà sinh học Hiroyasu Nishimura xuất bản năm 1857. Bài viết nhấn mạnh đến phân bố rất cục bộ của giống gà onagadori vì chúng không được nuôi ở bất cứ đâu trên hòn đảo Shikoku miền nam, ngoại trừ thành Nankoku.
3. Lai tạo
Có một câu hỏi được nêu lên rằng “đâu là động cơ lai tạo giống gà mà đuôi mọc không ngừng và đạt kích thước siêu dài như vậy?” Câu trả lời có lẽ được tìm thấy trong một môi trường xã hội độc đáo vào thời Edo 江戸 ở Nhật Bản.
a) Động cơ lai tạo gà đuôi dài
Vào thời Edo 江戸, nhà cai trị hay tướng quân (shogun) đóng đô ở Edo 江戸 (hiện nay là vùng nam Tokyo), ban chiếu rằng tất cả các lãnh chúa trung thành và gia tộc của họ, mỗi người đều phải cống nạp các sản vật địa phương cho ông. Đây là nghi lễ lớn, trịnh trọng, mỗi lần kéo dài cả vài tháng trời khi mà tất cả lãnh chúa từ khắp nơi trên quần đảo tụ hội về. Khi gia tộc Yamanouchi ở Tosa (bao gồm Nankoku) về kinh đô triều cống, họ diễu hành bên dưới những cờ hiệu sặc sỡ hay “keyari”. Đấy là những cây giáo bịt đầu được trang trí bởi lông thú hay lông chim dẫn đầu đoàn diễu hành (hình 1).
Người Nankoku tuyên bố rằng “bởi vì keyari phải được trang trí bằng lông dài nên các nhà lai tạo cố gắng lai tạo giống gà đuôi dài và do đó giống gà onagadori ra đời.” Tuy nhiên, theo sử gia vùng Tosa, Kijyuro Hirotani, không hề có văn bản lịch sử nào hỗ trợ cho luận cứ này. Khảo sát hình vẽ keyari trong một quyển sách thời Edo 江戸 có tựa đề “Bukan”, cho thấy keyari vùng Tosa dường như rậm rạp và to hơn so với cờ hiệu của các lãnh chúa (daimyo) khác và nhờ quá nổi bật mà chúng trở nên rất nổi tiếng.
Trong tài liệu lưu trữ vào thời Thiên Bảo thứ 14 天保 (Tenpo, 1843), có thông tin về hai ngàn lông đuôi gà, một số dài đến 36 cm hay hơn, được thu thập từ nông dân địa phương và chúng được sử dụng để làm trên hai ngàn cờ hiệu keyari cho đoàn triều cống của các lãnh chúa địa phương. Các trang trại gia cầm chắc chắn là rất quan trọng đối với nền kinh tế vùng Tosa vào thời đó, với rất nhiều trứng được xuất đến Osaka. Do vậy, dường như “động cơ” lai tạo giống gà đuôi dài có tồn tại (và một thị trường lông gà mà các trang trại địa phương tạo ra) dẫu rằng không có bằng chứng văn bản cụ thể nào lý giải cho việc lai tạo những con gà như vậy.
Theo khảo sát của tác giả, keyari vùng Tosa hay “Otorige” trưng bày tại Bảo Tàng Gia Tộc Yamanouchi vùng Tosa, dường như không được làm bằng lông gà onagadori – mà được làm bằng lông gà “shokoku”.
b) Điều kiện trang trại
Có lẽ nguồn gốc giống gà onagadori là giống gà “shokoku”, trọng lượng gà mái shokoku khoảng 1.5 kg và nặng hơn “tosajidori” và “uzurao”, hai giống gà phổ biến khác ở tỉnh Kochi (trọng lượng gà mái khoảng 0.8 kg). Theo tác phẩm “Onagadori narabini syokei no ki” của Sheiryu Igarashi viết vào thời Taiso, gà với kích thước như vậy cần nhiều cỏ và nguồn thức ăn giàu đạm như cám gạo, chạch, cá giếc, ếch, côn trùng (cào cào, châu chấu), giun đất và ấu trùng chuồn chuồn. Cộng đồng trang trại ở Nankoku có lượng người nghèo thấp nhờ vào các vụ lúa dồi dào. Canh tác lúa đóng một vai trò quan trọng, thậm chí vào trước cả thời Bunka 文化/Bunsei 文政 nhưng phải đến năm 1704 thì trường hợp trồng lúa hai vụ đầu tiên mới được ghi nhận. Điều này phụ thuộc vào sản lượng vôi lấy từ các mỏ đá vôi ở địa phương. Vào năm 1817, việc sử dụng phân vôi được ghi nhận và cùng với cải tiến này, sản lượng gạo tăng vọt từ 8.758 kg vào năm 1786 lên đến 13.022 kg vào năm 1839, tỷ lệ gia tăng sản lượng là 48.7% ở thành Nankoku (Satokaida). Về dân số địa phương vào thời đó, khoảng 440.000 dân được thống kê vào năm 1697 tăng lên đến 500.000 người vào năm 1850 ở Tosa-han, số dân tăng thêm là 60.000 người sau 123 năm. Trong giai đoạn này, những bất ổn xã hội trên diện rộng chẳng hạn như bạo loạn nông dân ở những tỉnh lân cận không xảy ra, mặc dù vẫn có những phản kháng nhỏ về việc bổ sung bất thường thuế đất. Cả việc dân số tăng lẫn sưu thuế cao đều không ngăn cản được đà tăng trưởng nhờ chế độ canh tác hai vụ mỗi năm. Dường như nông dân và gia đình họ hài lòng với điều kiện sống hiện hữu.
Bằng chứng nữa cho thấy đời sống thời đó khá dễ chịu có thể tìm thấy trong một sắc lệnh do viên quan địa phương ban hành vào năm 1819 với nội dung hạn chế những trò giải trí trong đời sống hàng ngày. Nó ngăn cấm việc lai tạo gà cảnh và chơi cờ (Shogi & Go), những hoạt động được coi là không phù hợp với công việc đồng áng nặng nhọc.
Tuy nhiên, các trang trại vẫn duy trì việc lai tạo và nuôi dưỡng gà cảnh; và Tosa là vựa lúa màu mỡ đồng nghĩa với việc các nhà lai tạo có nguồn cám gạo dồi dào dành cho việc lai tạo các giống gà đặc biệt lớn chẳng hạn như shokoku (so với tosajidori).
Những giống gà như “tomaru” và “chabo” nhập khẩu từ các nước láng giềng vùng Đông Nam Á vào đầu thời Edo 江戸, được cải thiện ở Nhật và du nhập vào Kochi thông qua các nhà lai tạo tâm huyết. Trong vùng trồng lúa ở tỉnh Kochi (bao gồm thành Nankoku, làng Shinohara), việc lai tạo các giống gà này diễn ra đặc biệt sôi động. Do đó mà chúng ta có thể tìm thấy 6 trong số 17 giống gà được coi như là “quốc bảo” ở tỉnh Kochi cũng như 8 trong số 24 giống gà thông thường khác. Có cảm giác rằng sự đa dạng của các giống gà tập trung vào một vùng nhất định như vậy góp phần vào sự phát triển thành công của giống gà onagadori.
Hình minh họa gà onagadori mái.
4. Tính cách
Ngoài ra, chính tính cách độc đáo “iggasou” (ngang ngạnh hay “thích làm theo ý riêng”) mà nó vẫn được duy trì cho đến ngày nay ở tỉnh Kochi đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển giống gà onagadori.
5. Sự phát triển của chuồng tomebako
Tomebako là loại chuồng gà độc đáo dành để nuôi gà onagadori. Chuồng hẹp theo chiều thẳng đứng, che bớt ánh sáng, nóc chuồng cao khoảng 1.8 m so với mặt đất. Hiện chưa biết khi nào các nhà lai tạo bắt đầu sử dụng chuồng tomebako nhưng có lẽ là sau thời Taisho 大正. Đuôi gà onagadori dường như sẽ dài thêm một chút nếu được nuôi bằng chuồng tomebako bởi vì lông đuôi được bảo vệ khỏi sự mài mòn hàng ngày như khi gà được nuôi ngoài trời hay trong chuồng bình thường.
Ở làng Shinohara, có đến 11 nhà lai tạo sử dụng loại chuồng này theo một thống kê vào năm 1904, và về thiết kế, những chuồng này hầu như tương tự với loại được sử dụng sau này vào năm 1953 và gần đây, với bề dày 18 cm, bề rộng 80 cm và cao 170 cm. Dường như độ dài đáng kể của đuôi như thống kê (bảng 2), sẽ không thể đạt được nếu không có kiểu lồng độc đáo này.
6. Di truyền
Các nhà lai tạo đều cho rằng gien đuôi dài là một đột biến từ giống gà shokoku mà nhờ quá trình lai tuyển chọn và loại chuồng tomebako khiến cho đuôi gà onagadori dài ra một cách đáng kể. Hơn nữa, các nhà lai tạo nỗ lực khiến đuôi dài hơn nữa bằng cách đều đặn lai chéo giữa onagadori chuối (silver gray) với onagadori khét (brown). Tuy nhiên, kết quả phân tích gien và máu của gà onagadori chuối với khét ở tỉnh Kochi ngày nay cho thấy rằng chúng gần với giống gà totenko hơn là shokoku. Nghiên cứu này hé lộ rằng nhóm máu của gà onagadori là kết hợp giữa goshiki-shokoku + totenko và shirafuji-shokoku + hakushoku-shokoku.
Gà onagadori ngày nay ở tỉnh Kochi là kết quả lai tạo trước thế chiến giữa hai dòng gà shokoku với totenko và không con nào được coi là “gà thuần”. Do vậy, tác giả tin rằng thuyết tổ tiên shokoku của giống gà onagadori là đáng tin cậy nhất và rằng trong tương lai, việc phân tích gien và DNA sẽ phát hiện được gien đột biến khiến lông đuôi dài ra mà không thay.
7. Các biến thể gà onagadori
a) Chuối (silver gray)
Gà shokoku (hay “jidori”) được nuôi và lai tạo một cách phổ biến ở vùng lân cận thành Nankoku và tỉnh Tosayamada-cho trong nhiều năm trời. Một cá thể shokoku với lông đuôi mọc dài liên tục đột nhiên xuất hiện và tạo nên gống gà onagadori. Thời còn được gọi là gà goshikidori, lông cánh có các màu trắng, đen, lục, vàng và nâu và đây là biến thể mà Riemon đem dâng cho lãnh chúa Yamanouchi. Về mặt di truyền, biến thể chuối gần với giống gà shokoku hơn là totenko.
(Lưu ý: việc phân loại gà chuối dựa trên sự sắp xếp của các hàng lông đuôi).
b) Khét (brown)
Được biết vào thời Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912), một biến thể gà onagadori khét được lai tạo bằng cách lai chéo biến thể chuối với gà totenko bởi Konzo Shinohara ở tỉnh Tosayamada-cho. Biến thể này được mọi người gọi là “wakuyato” (tên phát xuất từ nghề nghiệp của nhà lai tạo – Shinohara sản xuất khung cửi máy dệt, tiếng Nhật là “waku”). Tuy nhiên, biến thể gốc này tuyệt chủng vào năm 1943 (thời chiến tranh). Về mặt lý thuyết, biến thể khét có thể được lai tạo một cách dễ dàng bởi kiểu di truyền liên kết-giới tính (sex-linked inheritance) theo đó màu chuối mang tính trội còn màu điều “akazasa” mang tính lặn. Trạm Thí Nghiệm Sinh Vật Kochi đã tái tạo biến thể khét theo công thức như hình dưới.
c) Nhạn (white)
Có hai thuyết về nguồn gốc của biến thể nhạn. Một cho rằng vào thời Minh Trị, biến thể nhạn là một đột biến màu sắc của giống gà shokoku. Thuyết khác cho rằng hai nhà lai tạo Kikujiro và Kusujiro ở thành Nankoku mua một con gà lơ-go (leghorn) từ nhà lai tạo Yasuji Matsuzakaya. Sau đó họ lai gà lơ-go với biến thể chuối tạo ra dòng gà đuôi dài màu trắng.
Nhưng phân tích gien cho thấy rằng màu trắng ở giống gà onagadori là gien lặn trong khi màu trắng ở giống gà lơ-go hoàn toàn là gien trội và không có mối liên hệ di truyền nào giữa gà lơ-go với giống gà onagadori dựa trên màu lông trắng do đó biến thể onagadori nhạn là một đột biến ngẫu nhiên từ giống gà shokoku.
8. Độ dài của đuôi
Các tài liệu lịch sử đều chứng tỏ rằng từ con gà onagadori đầu tiên (1804-1830) về sau, kích thước đuôi gà được kéo dài một cách đáng kể. Vào thời Thiên Bảo 天保 (Tenpo, 1830-1844), độ dài trên 2 m là phổ biến và vào thời Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912) chúng lên đến 3.6 m. Cho đến thời Chiêu Hòa 昭和 (Showa, 1926-1989) độ dài khoảng 8 m là phổ biến, với ngoại lệ là độ dài 13 m vào năm 1970 (do nhà lai tạo Kubota đo).
Tuy nhiên, kể từ đó độ dài đuôi tối đa của gà onagadori dường như sút giảm và điều này được khẳng định bởi đo đạc của chính tác giả vào giữa các năm 2002 và 2003.
Lông đuôi của một con gà chuối được ghi nhận đạt tốc độ dài từ 7 đến 10 cm mỗi tháng và một cá thể đạt độ dài đuôi đến 3 m trong 3 năm. Độ dài đuôi kỷ lục của biến thể khét là 8.9 m (đo bởi Ikemoto) trong khi độ dài đuôi kỷ lục của biến thể nhạn là 10.3 m (đo bởi Kubota) vào khoảng năm 1965.
Bảng 2: độ dài kỷ lục của biến thể onagadori chuối
Thiên Bảo 天保 (Tenpo, 1830): khoảng 2.7 m
Minh Trị 明治 (Meiji, 1868): khoảng 3.6 m
Chiêu Hòa 昭和 (Showa, 1970): 13 m
Bình Thành 3 平成 (Heisei, 1991): 7.2 m
Bình Thành 12 平成 (Heisei, 2000): 6.4 m
9. Sự thay đổi số về lượng gà
Số lượng gà onagadori trước đây và thậm chí ngay sau thế chiến là không thể biết vì không có tài liệu thống kê. Được biết chỉ có 7 con được ghi nhận vào thời điểm sau thế chiến, năm 1946 (2 con chuối trống nuôi trong chuồng tomebako, cộng với hai con trống và ba con mái nữa thả vườn). Những cá thể khét chết hết trong thời gian thế chiến 2, trong khi 5 cá thể nhạn được ghi nhận còn sống sót vào năm 1949 (1 con trống trong chuồng tomebako, cộng với một con trống và 3 con mái thả vườn). Một nhà lai tạo địa phương tuyên bố rằng còn ít nhất một con bị sót vì vậy số lượng thực tế hơi cao hơn so với ghi nhận.
Biến thể nhạn gần như bị tuyệt chủng với vài cá thể được ghi nhận vào năm 1946. Nhờ lai tạo giữa gà mái của Susumu Ikemoto với những con trống của các nhà lai tạo địa phương Mizobuchi, Ohtani, Okanoue và Kobouchi mà biến thể nhạn được duy trì và sinh sôi từ đó.
10. Hợp tác bảo tồn giống gà onagadori
Hội Bảo tồn Onagadori Oshinamura được thành lập để bảo tồn và theo dõi giống gà onagadori vào năm 1908 và nó ghi nhận rằng hội đồng làng Shinohara cung cấp một khoản trợ cấp cho những thành viên tham gia bảo tồn những giống gà phổ biến ở địa phương. Sau này, Hiệp hội Onagadori Nankoku nhận trợ cấp để ấp trứng và chăm sóc gà. Vào tháng 3 năm 1923, giống gà được công nhận như là “loài nội địa quan trọng” (bảo vật tự nhiên) và chính phủ nắm quyền cấp phép nuôi gà.
Sau thế chiến 2, Hội Bảo tồn Onagadori Oshino được thành lập để hỗ trợ phục hồi số lượng gà vốn còn lại rất ít. Vào tháng 3 năm 1952, giống gà được công nhận ở cấp quốc gia với danh hiệu “Tosa no Onagadori” (gà onagadori danh tiếng vùng Tosa) và trong nhiều năm trời, giống gà thường xuyên được trưng bày ở thành phố Nankoku (mặc dù hiện đã kết thúc).
Ngày nay, các thành viên thuộc hiệp hội hợp tác gia tăng số lượng gà onagadori ở khắp thành phố Nankoku và có khoảng 14 thành viên với 336 con onagadori được thống kê vào năm 2004.
11. Kinh nghiệm lai tạo gà onagadori hiện tại
Dưới đây là những điểm cần lưu ý được thu thập từ các cuộc phỏng vấn và khảo sát hoạt động hiện tại của các nhà lai tạo ở thành phố Nankoku.
a. Gà được cho ăn cỏ dùng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, rau, gạo và cá thường được bổ sung. Chẳng hạn, gà onagadori con nhận được 13.2% đạm trong khi gà trưởng thành nhận được 22.9% đạm.
b. Khoảng 83% gà giống được chích vac-xin đậu gà (fowl pox) (kháng thể, GM6.1 kháng bệnh Newcastle).
c. Khoảng 83% gà giống được cho ăn cỏ một lần mỗi ngày; trong khoảng từ 5 đến 8 giờ sáng.
d. Gà được phối giống tự nhiên. Đến nay chưa từng phối giống nhân tạo.
e. Gà onagadori mái đẻ từ 10 đến 30 trứng. Trọng lượng mỗi trứng khoảng 40 g.
f. Gà trống được thả chung với từ 2 đến 4 con mái và tỷ lệ trứng nở là 86% vào mùa xuân.
g. Tỷ lệ nở thành công là 44%.
h. Qua phân tích gien, nhóm gà ở Nankoku có mức độ đồng hợp tử (homozygosity) cao (tần suất di truyền trong bốn nhóm máu và năm loại protein).
i. Gà onagadori được đặt vào lồng tomebako ở 6-12 tháng tuổi.
j. Độ dài đuôi: dưới 1m: 40%, 1-2 m: 32%, 2-3 m: 15%, 3-6 m: 11.7% và trên 6 m: 1.7%. Trên 70% gà trống thống kê trong năm nay có đuôi không dài quá 2 m.
Ghi chú :
1) Nguồn gốc của giống gà đuôi dài onagadori là “gà” chứ không phải là “chim trĩ” (pheasant) như nhiều người đồn thổi. Đuôi dài là kết quả của đột biến gien khiến gà không thay lông đồng thời các lông đuôi, lông phụng và lông mã phát triển không ngừng trong suốt cuộc đời của chúng. Về tên gọi: onagadori = 尾長鶏 (vĩ=尾, trường=長, 鶏=kê), shokoku = 小国 (小=tiểu, 国=quốc, giống gà xuất xứ từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 9), totenko/toutenkou = 東天紅 (東=đông, 天=thiên, 紅=hồng). Các giống onagadori và shokoku là gà cảnh đuôi dài, trong khi totenko được nuôi chủ yếu vì tiếng gáy (long crower) mặc dù đuôi cũng dài. Đặc điểm shokoku: trống 2 kg, mái 1.6 kg, đuôi dài 60 cm, góc đuôi 30 độ ở gà trống, 20 độ ở gà mái; màu chuối, chuối lửa và trắng; mồng lá, tai đỏ, mắt nâu. Đặc điểm totenko/toutenkou: trống 2.2 kg, mái 1.8 kg, đuôi dài, góc đuôi 30 độ ở gà trống, 20 độ ở gà mái; màu điều, mồng lá, tai trắng, mắt nâu. Nói chung đây là những giống gà cảnh đuôi dài kích thước lớn (trên 1 kg).
Tóm lược
Tôi xin tóm lược về lịch sử của giống gà đuôi dài onagadori, những đặc điểm chung, động lực của việc lai tạo và cộng đồng lai tạo độc đáo ở thành phố Nankoku. Tỉnh Kochi theo lời mọi người là một “sân gà”. Tóm lại, giống gà onagadori được lai tạo trong một môi trường xã hội độc đáo nơi cuộc sống diễn ra một cách thầm lặng, nhà lai tạo có cá tính “iggosou” và sử dụng chuồng tomebako để nuôi gà onagadori…
Giới thiệu
Onagadori là giống gà đặc biệt nhất trong số hơn 20 giống gà nội địa Nhật Bản với đuôi mọc dài liên tục trong suốt cuộc đời, đạt đến trên 7 mét. Do vậy nó còn là giống lạ lùng nhất trong số gần 10 ngàn loài lông vũ được biết cho đến nay và là kết quả của một quá trình lai tạo đầy đam mê. Bài viết này đề cập về lịch sử của giống gà onagadori ở thành phố Nankoku, về việc con gà onagadori đầu tiên ra đời như thế nào cũng như sự phát triển của chúng trong một cộng đồng nhỏ ở tỉnh Kochi, thành phố Nankoku.
Tỉnh Kochi trên đảo Shikoku.
1. Con gà onagadori đầu tiên
Được biết cách đây khoảng 200 năm, vào thời Minh Hòa (Meiwa, 1764-1772), một thợ cắt tóc địa phương tên là Riemon ở làng Shinohara, Nankoku đã lai tạo thành công con gà đuôi dài đầu tiên. Luận cứ này bắt nguồn từ tài liệu về một bức thư khen ngợi được lưu giữ ở nhà người con trai Sakuzou của ông, nói rằng Riemon đã dâng một con gà “goshikidori” (tên gọi cũ của onagadori) cho lãnh chúa Tosa-han (mà ngày nay là tỉnh Kochi) xem. Theo tài liệu, “Khi Riemon và Kuemon ở làng Shinohara dâng một con gà goshikidori cho ngài Yamanouchi xem, ông đã rất hài lòng và thưởng cho họ 15 monme (khoảng 57 gam bạc)”. Những người đứng đầu hội bảo tồn gà onagadori lưu giữ tài liệu này qua nhiều thế hệ, mà nó có thể được thẩm tra một cách độc lập cho đến tận các triều đại gần đây là Đại Chánh 大正 (Taisho) và Chiêu Hòa 昭和 (Showa). Dẫu vậy, điều đáng tiếc là bản thân bức thư khen ngợi trên hiện đã bị thất lạc.
Theo nguồn tài liệu khác, một nhật ký được thực hiện vào năm 1827, viết rằng con trai của Riemon, Sakuzou nói “Cha tôi Riemon, 63 tuổi, dâng một con gà goshikidori khiến vị lãnh chúa Yamanouchi thứ 10 rất hài lòng và ông nhận được một bức thư khen ngợi cùng với 15 monme bạc từ vị này. Ông đặt phần thưởng lên bàn thờ Thần đạo (Shinto) và cầu nguyện vào mỗi tháng tư hàng năm” (trích nhật ký của Shigemichi Okuma: một chi họ của lãnh chúa Yamanouchi).
Mặc dù bức thư không đề ngày, nó nhắc đến tên của vị trưởng làng Shinohara, Tokusuke. Điều tra cho thấy chức vị này xuất hiện vào thời Văn Chánh 文政 (Bunsei, 1821-1828) nhờ vậy giúp xác định giai đoạn mà con gà được đem dâng. Một tài liệu khác lý luận bởi vì bức thư gốc không đề ngày, đây là bằng chứng rằng gà onagadori xuất hiện nhờ đột biến ngẫu nhiên vào đầu thời Minh Hòa rồi được đem dâng cho vị lãnh chúa.
Điều thú vị là tài liệu gốc mô tả đến hai người đàn ông, Riemon và Kuemon, dâng gà onagadori và rằng cả hai người đều là nhà lai tạo.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Riemon, một người trầm lặng và hướng nội, đang điều hành một tiệm cắt tóc vào thời điểm đó, trong khi Kuemon, người được coi như là “lý trưởng” của ngôi làng bé nhỏ Shinohara. Do đó, dường như Riemon cần đến Kuemon như là người đại diện cho mình khi xuất hiện trước vị lãnh chúa. Mặc dù sự cách biệt về tuổi tác giữa hai người vẫn chưa rõ ràng, nhưng nghe nói Kuemon lớn hơn Riemon khoảng một tuổi.
Để kết luận, các bằng chứng lịch sử đều ủng hộ cho luận cứ rằng nhà lai tạo giống gà onagadori gốc là người thợ cắt tóc trầm lặng Riemon và vị trưởng làng Kuemon đi cùng ông để hỗ trợ và tư vấn trong lúc dâng gà cho ngài lãnh chúa. Do vậy, giống gà onagadori được coi là bắt nguồn từ thời Văn Hóa 文化 (Bunka, 1804-1818) hay đầu thời Văn Chánh 文政 (Bunsei, 1818-1830).
Các cột mốc thời gian về lịch sử của giống gà onagadori được tóm lược như bảng 1 dưới đây:
• An Vĩnh 3 安永 (Anei, 1774): Riemon ra đời.
• Văn Hóa 1 文化 (Bunka, 1801) – Văn Chánh 1 文政 (Bunsei, 1818): hình thành giống gà onagadori*.
• Văn Chánh 4 – 11 文政 (Bunsei, 1821 – 1828): dâng gà cho lãnh chúa Yamanouchi (trong nhiệm kỳ của Tokusuke).
• Hoằng Hóa 4 弘化 (Koka, 1847): Sakuzou tuyên bố cha mình là nhà lai tạo giống gà đuôi dài.
• An Chánh 4 安政 (Ansei, 1857): Kuemon mất (83 tuổi).
• An Chánh 6 安政 (Ansei, 1859): Riemon mất (84 tuổi).
Riemon mất năm 1859, thọ 84 tuổi theo ghi chép tại đền Kokubun, thành Nankoku.
Kuemon mất năm 1857, thọ 83 tuổi theo gia phả của dòng họ Takechi.
* Biến thể gốc màu chuối (silver gray). Các biến thể nhạn (white) và khét (brown) chỉ xuất hiện sau này vào thời Minh Trị (xem ở dưới).
2. Địa điểm lai tạo
Giống gà onagadori được giới thiệu với phần còn lại của Nhật Bản thông qua từ điển bách khoa bỏ túi “Shouhinkou” của nhà sinh học Hiroyasu Nishimura xuất bản năm 1857. Bài viết nhấn mạnh đến phân bố rất cục bộ của giống gà onagadori vì chúng không được nuôi ở bất cứ đâu trên hòn đảo Shikoku miền nam, ngoại trừ thành Nankoku.
3. Lai tạo
Có một câu hỏi được nêu lên rằng “đâu là động cơ lai tạo giống gà mà đuôi mọc không ngừng và đạt kích thước siêu dài như vậy?” Câu trả lời có lẽ được tìm thấy trong một môi trường xã hội độc đáo vào thời Edo 江戸 ở Nhật Bản.
a) Động cơ lai tạo gà đuôi dài
Vào thời Edo 江戸, nhà cai trị hay tướng quân (shogun) đóng đô ở Edo 江戸 (hiện nay là vùng nam Tokyo), ban chiếu rằng tất cả các lãnh chúa trung thành và gia tộc của họ, mỗi người đều phải cống nạp các sản vật địa phương cho ông. Đây là nghi lễ lớn, trịnh trọng, mỗi lần kéo dài cả vài tháng trời khi mà tất cả lãnh chúa từ khắp nơi trên quần đảo tụ hội về. Khi gia tộc Yamanouchi ở Tosa (bao gồm Nankoku) về kinh đô triều cống, họ diễu hành bên dưới những cờ hiệu sặc sỡ hay “keyari”. Đấy là những cây giáo bịt đầu được trang trí bởi lông thú hay lông chim dẫn đầu đoàn diễu hành (hình 1).
Người Nankoku tuyên bố rằng “bởi vì keyari phải được trang trí bằng lông dài nên các nhà lai tạo cố gắng lai tạo giống gà đuôi dài và do đó giống gà onagadori ra đời.” Tuy nhiên, theo sử gia vùng Tosa, Kijyuro Hirotani, không hề có văn bản lịch sử nào hỗ trợ cho luận cứ này. Khảo sát hình vẽ keyari trong một quyển sách thời Edo 江戸 có tựa đề “Bukan”, cho thấy keyari vùng Tosa dường như rậm rạp và to hơn so với cờ hiệu của các lãnh chúa (daimyo) khác và nhờ quá nổi bật mà chúng trở nên rất nổi tiếng.
Trong tài liệu lưu trữ vào thời Thiên Bảo thứ 14 天保 (Tenpo, 1843), có thông tin về hai ngàn lông đuôi gà, một số dài đến 36 cm hay hơn, được thu thập từ nông dân địa phương và chúng được sử dụng để làm trên hai ngàn cờ hiệu keyari cho đoàn triều cống của các lãnh chúa địa phương. Các trang trại gia cầm chắc chắn là rất quan trọng đối với nền kinh tế vùng Tosa vào thời đó, với rất nhiều trứng được xuất đến Osaka. Do vậy, dường như “động cơ” lai tạo giống gà đuôi dài có tồn tại (và một thị trường lông gà mà các trang trại địa phương tạo ra) dẫu rằng không có bằng chứng văn bản cụ thể nào lý giải cho việc lai tạo những con gà như vậy.
Theo khảo sát của tác giả, keyari vùng Tosa hay “Otorige” trưng bày tại Bảo Tàng Gia Tộc Yamanouchi vùng Tosa, dường như không được làm bằng lông gà onagadori – mà được làm bằng lông gà “shokoku”.
b) Điều kiện trang trại
Có lẽ nguồn gốc giống gà onagadori là giống gà “shokoku”, trọng lượng gà mái shokoku khoảng 1.5 kg và nặng hơn “tosajidori” và “uzurao”, hai giống gà phổ biến khác ở tỉnh Kochi (trọng lượng gà mái khoảng 0.8 kg). Theo tác phẩm “Onagadori narabini syokei no ki” của Sheiryu Igarashi viết vào thời Taiso, gà với kích thước như vậy cần nhiều cỏ và nguồn thức ăn giàu đạm như cám gạo, chạch, cá giếc, ếch, côn trùng (cào cào, châu chấu), giun đất và ấu trùng chuồn chuồn. Cộng đồng trang trại ở Nankoku có lượng người nghèo thấp nhờ vào các vụ lúa dồi dào. Canh tác lúa đóng một vai trò quan trọng, thậm chí vào trước cả thời Bunka 文化/Bunsei 文政 nhưng phải đến năm 1704 thì trường hợp trồng lúa hai vụ đầu tiên mới được ghi nhận. Điều này phụ thuộc vào sản lượng vôi lấy từ các mỏ đá vôi ở địa phương. Vào năm 1817, việc sử dụng phân vôi được ghi nhận và cùng với cải tiến này, sản lượng gạo tăng vọt từ 8.758 kg vào năm 1786 lên đến 13.022 kg vào năm 1839, tỷ lệ gia tăng sản lượng là 48.7% ở thành Nankoku (Satokaida). Về dân số địa phương vào thời đó, khoảng 440.000 dân được thống kê vào năm 1697 tăng lên đến 500.000 người vào năm 1850 ở Tosa-han, số dân tăng thêm là 60.000 người sau 123 năm. Trong giai đoạn này, những bất ổn xã hội trên diện rộng chẳng hạn như bạo loạn nông dân ở những tỉnh lân cận không xảy ra, mặc dù vẫn có những phản kháng nhỏ về việc bổ sung bất thường thuế đất. Cả việc dân số tăng lẫn sưu thuế cao đều không ngăn cản được đà tăng trưởng nhờ chế độ canh tác hai vụ mỗi năm. Dường như nông dân và gia đình họ hài lòng với điều kiện sống hiện hữu.
Bằng chứng nữa cho thấy đời sống thời đó khá dễ chịu có thể tìm thấy trong một sắc lệnh do viên quan địa phương ban hành vào năm 1819 với nội dung hạn chế những trò giải trí trong đời sống hàng ngày. Nó ngăn cấm việc lai tạo gà cảnh và chơi cờ (Shogi & Go), những hoạt động được coi là không phù hợp với công việc đồng áng nặng nhọc.
Tuy nhiên, các trang trại vẫn duy trì việc lai tạo và nuôi dưỡng gà cảnh; và Tosa là vựa lúa màu mỡ đồng nghĩa với việc các nhà lai tạo có nguồn cám gạo dồi dào dành cho việc lai tạo các giống gà đặc biệt lớn chẳng hạn như shokoku (so với tosajidori).
Những giống gà như “tomaru” và “chabo” nhập khẩu từ các nước láng giềng vùng Đông Nam Á vào đầu thời Edo 江戸, được cải thiện ở Nhật và du nhập vào Kochi thông qua các nhà lai tạo tâm huyết. Trong vùng trồng lúa ở tỉnh Kochi (bao gồm thành Nankoku, làng Shinohara), việc lai tạo các giống gà này diễn ra đặc biệt sôi động. Do đó mà chúng ta có thể tìm thấy 6 trong số 17 giống gà được coi như là “quốc bảo” ở tỉnh Kochi cũng như 8 trong số 24 giống gà thông thường khác. Có cảm giác rằng sự đa dạng của các giống gà tập trung vào một vùng nhất định như vậy góp phần vào sự phát triển thành công của giống gà onagadori.
Hình minh họa gà onagadori mái.
4. Tính cách
Ngoài ra, chính tính cách độc đáo “iggasou” (ngang ngạnh hay “thích làm theo ý riêng”) mà nó vẫn được duy trì cho đến ngày nay ở tỉnh Kochi đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển giống gà onagadori.
5. Sự phát triển của chuồng tomebako
Tomebako là loại chuồng gà độc đáo dành để nuôi gà onagadori. Chuồng hẹp theo chiều thẳng đứng, che bớt ánh sáng, nóc chuồng cao khoảng 1.8 m so với mặt đất. Hiện chưa biết khi nào các nhà lai tạo bắt đầu sử dụng chuồng tomebako nhưng có lẽ là sau thời Taisho 大正. Đuôi gà onagadori dường như sẽ dài thêm một chút nếu được nuôi bằng chuồng tomebako bởi vì lông đuôi được bảo vệ khỏi sự mài mòn hàng ngày như khi gà được nuôi ngoài trời hay trong chuồng bình thường.
Ở làng Shinohara, có đến 11 nhà lai tạo sử dụng loại chuồng này theo một thống kê vào năm 1904, và về thiết kế, những chuồng này hầu như tương tự với loại được sử dụng sau này vào năm 1953 và gần đây, với bề dày 18 cm, bề rộng 80 cm và cao 170 cm. Dường như độ dài đáng kể của đuôi như thống kê (bảng 2), sẽ không thể đạt được nếu không có kiểu lồng độc đáo này.
6. Di truyền
Các nhà lai tạo đều cho rằng gien đuôi dài là một đột biến từ giống gà shokoku mà nhờ quá trình lai tuyển chọn và loại chuồng tomebako khiến cho đuôi gà onagadori dài ra một cách đáng kể. Hơn nữa, các nhà lai tạo nỗ lực khiến đuôi dài hơn nữa bằng cách đều đặn lai chéo giữa onagadori chuối (silver gray) với onagadori khét (brown). Tuy nhiên, kết quả phân tích gien và máu của gà onagadori chuối với khét ở tỉnh Kochi ngày nay cho thấy rằng chúng gần với giống gà totenko hơn là shokoku. Nghiên cứu này hé lộ rằng nhóm máu của gà onagadori là kết hợp giữa goshiki-shokoku + totenko và shirafuji-shokoku + hakushoku-shokoku.
Gà onagadori ngày nay ở tỉnh Kochi là kết quả lai tạo trước thế chiến giữa hai dòng gà shokoku với totenko và không con nào được coi là “gà thuần”. Do vậy, tác giả tin rằng thuyết tổ tiên shokoku của giống gà onagadori là đáng tin cậy nhất và rằng trong tương lai, việc phân tích gien và DNA sẽ phát hiện được gien đột biến khiến lông đuôi dài ra mà không thay.
7. Các biến thể gà onagadori
a) Chuối (silver gray)
Gà shokoku (hay “jidori”) được nuôi và lai tạo một cách phổ biến ở vùng lân cận thành Nankoku và tỉnh Tosayamada-cho trong nhiều năm trời. Một cá thể shokoku với lông đuôi mọc dài liên tục đột nhiên xuất hiện và tạo nên gống gà onagadori. Thời còn được gọi là gà goshikidori, lông cánh có các màu trắng, đen, lục, vàng và nâu và đây là biến thể mà Riemon đem dâng cho lãnh chúa Yamanouchi. Về mặt di truyền, biến thể chuối gần với giống gà shokoku hơn là totenko.
(Lưu ý: việc phân loại gà chuối dựa trên sự sắp xếp của các hàng lông đuôi).
b) Khét (brown)
Được biết vào thời Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912), một biến thể gà onagadori khét được lai tạo bằng cách lai chéo biến thể chuối với gà totenko bởi Konzo Shinohara ở tỉnh Tosayamada-cho. Biến thể này được mọi người gọi là “wakuyato” (tên phát xuất từ nghề nghiệp của nhà lai tạo – Shinohara sản xuất khung cửi máy dệt, tiếng Nhật là “waku”). Tuy nhiên, biến thể gốc này tuyệt chủng vào năm 1943 (thời chiến tranh). Về mặt lý thuyết, biến thể khét có thể được lai tạo một cách dễ dàng bởi kiểu di truyền liên kết-giới tính (sex-linked inheritance) theo đó màu chuối mang tính trội còn màu điều “akazasa” mang tính lặn. Trạm Thí Nghiệm Sinh Vật Kochi đã tái tạo biến thể khét theo công thức như hình dưới.
c) Nhạn (white)
Có hai thuyết về nguồn gốc của biến thể nhạn. Một cho rằng vào thời Minh Trị, biến thể nhạn là một đột biến màu sắc của giống gà shokoku. Thuyết khác cho rằng hai nhà lai tạo Kikujiro và Kusujiro ở thành Nankoku mua một con gà lơ-go (leghorn) từ nhà lai tạo Yasuji Matsuzakaya. Sau đó họ lai gà lơ-go với biến thể chuối tạo ra dòng gà đuôi dài màu trắng.
Nhưng phân tích gien cho thấy rằng màu trắng ở giống gà onagadori là gien lặn trong khi màu trắng ở giống gà lơ-go hoàn toàn là gien trội và không có mối liên hệ di truyền nào giữa gà lơ-go với giống gà onagadori dựa trên màu lông trắng do đó biến thể onagadori nhạn là một đột biến ngẫu nhiên từ giống gà shokoku.
8. Độ dài của đuôi
Các tài liệu lịch sử đều chứng tỏ rằng từ con gà onagadori đầu tiên (1804-1830) về sau, kích thước đuôi gà được kéo dài một cách đáng kể. Vào thời Thiên Bảo 天保 (Tenpo, 1830-1844), độ dài trên 2 m là phổ biến và vào thời Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912) chúng lên đến 3.6 m. Cho đến thời Chiêu Hòa 昭和 (Showa, 1926-1989) độ dài khoảng 8 m là phổ biến, với ngoại lệ là độ dài 13 m vào năm 1970 (do nhà lai tạo Kubota đo).
Tuy nhiên, kể từ đó độ dài đuôi tối đa của gà onagadori dường như sút giảm và điều này được khẳng định bởi đo đạc của chính tác giả vào giữa các năm 2002 và 2003.
Lông đuôi của một con gà chuối được ghi nhận đạt tốc độ dài từ 7 đến 10 cm mỗi tháng và một cá thể đạt độ dài đuôi đến 3 m trong 3 năm. Độ dài đuôi kỷ lục của biến thể khét là 8.9 m (đo bởi Ikemoto) trong khi độ dài đuôi kỷ lục của biến thể nhạn là 10.3 m (đo bởi Kubota) vào khoảng năm 1965.
Bảng 2: độ dài kỷ lục của biến thể onagadori chuối
Thiên Bảo 天保 (Tenpo, 1830): khoảng 2.7 m
Minh Trị 明治 (Meiji, 1868): khoảng 3.6 m
Chiêu Hòa 昭和 (Showa, 1970): 13 m
Bình Thành 3 平成 (Heisei, 1991): 7.2 m
Bình Thành 12 平成 (Heisei, 2000): 6.4 m
9. Sự thay đổi số về lượng gà
Số lượng gà onagadori trước đây và thậm chí ngay sau thế chiến là không thể biết vì không có tài liệu thống kê. Được biết chỉ có 7 con được ghi nhận vào thời điểm sau thế chiến, năm 1946 (2 con chuối trống nuôi trong chuồng tomebako, cộng với hai con trống và ba con mái nữa thả vườn). Những cá thể khét chết hết trong thời gian thế chiến 2, trong khi 5 cá thể nhạn được ghi nhận còn sống sót vào năm 1949 (1 con trống trong chuồng tomebako, cộng với một con trống và 3 con mái thả vườn). Một nhà lai tạo địa phương tuyên bố rằng còn ít nhất một con bị sót vì vậy số lượng thực tế hơi cao hơn so với ghi nhận.
Biến thể nhạn gần như bị tuyệt chủng với vài cá thể được ghi nhận vào năm 1946. Nhờ lai tạo giữa gà mái của Susumu Ikemoto với những con trống của các nhà lai tạo địa phương Mizobuchi, Ohtani, Okanoue và Kobouchi mà biến thể nhạn được duy trì và sinh sôi từ đó.
10. Hợp tác bảo tồn giống gà onagadori
Hội Bảo tồn Onagadori Oshinamura được thành lập để bảo tồn và theo dõi giống gà onagadori vào năm 1908 và nó ghi nhận rằng hội đồng làng Shinohara cung cấp một khoản trợ cấp cho những thành viên tham gia bảo tồn những giống gà phổ biến ở địa phương. Sau này, Hiệp hội Onagadori Nankoku nhận trợ cấp để ấp trứng và chăm sóc gà. Vào tháng 3 năm 1923, giống gà được công nhận như là “loài nội địa quan trọng” (bảo vật tự nhiên) và chính phủ nắm quyền cấp phép nuôi gà.
Sau thế chiến 2, Hội Bảo tồn Onagadori Oshino được thành lập để hỗ trợ phục hồi số lượng gà vốn còn lại rất ít. Vào tháng 3 năm 1952, giống gà được công nhận ở cấp quốc gia với danh hiệu “Tosa no Onagadori” (gà onagadori danh tiếng vùng Tosa) và trong nhiều năm trời, giống gà thường xuyên được trưng bày ở thành phố Nankoku (mặc dù hiện đã kết thúc).
Ngày nay, các thành viên thuộc hiệp hội hợp tác gia tăng số lượng gà onagadori ở khắp thành phố Nankoku và có khoảng 14 thành viên với 336 con onagadori được thống kê vào năm 2004.
11. Kinh nghiệm lai tạo gà onagadori hiện tại
Dưới đây là những điểm cần lưu ý được thu thập từ các cuộc phỏng vấn và khảo sát hoạt động hiện tại của các nhà lai tạo ở thành phố Nankoku.
a. Gà được cho ăn cỏ dùng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, rau, gạo và cá thường được bổ sung. Chẳng hạn, gà onagadori con nhận được 13.2% đạm trong khi gà trưởng thành nhận được 22.9% đạm.
b. Khoảng 83% gà giống được chích vac-xin đậu gà (fowl pox) (kháng thể, GM6.1 kháng bệnh Newcastle).
c. Khoảng 83% gà giống được cho ăn cỏ một lần mỗi ngày; trong khoảng từ 5 đến 8 giờ sáng.
d. Gà được phối giống tự nhiên. Đến nay chưa từng phối giống nhân tạo.
e. Gà onagadori mái đẻ từ 10 đến 30 trứng. Trọng lượng mỗi trứng khoảng 40 g.
f. Gà trống được thả chung với từ 2 đến 4 con mái và tỷ lệ trứng nở là 86% vào mùa xuân.
g. Tỷ lệ nở thành công là 44%.
h. Qua phân tích gien, nhóm gà ở Nankoku có mức độ đồng hợp tử (homozygosity) cao (tần suất di truyền trong bốn nhóm máu và năm loại protein).
i. Gà onagadori được đặt vào lồng tomebako ở 6-12 tháng tuổi.
j. Độ dài đuôi: dưới 1m: 40%, 1-2 m: 32%, 2-3 m: 15%, 3-6 m: 11.7% và trên 6 m: 1.7%. Trên 70% gà trống thống kê trong năm nay có đuôi không dài quá 2 m.
Ghi chú :
1) Nguồn gốc của giống gà đuôi dài onagadori là “gà” chứ không phải là “chim trĩ” (pheasant) như nhiều người đồn thổi. Đuôi dài là kết quả của đột biến gien khiến gà không thay lông đồng thời các lông đuôi, lông phụng và lông mã phát triển không ngừng trong suốt cuộc đời của chúng. Về tên gọi: onagadori = 尾長鶏 (vĩ=尾, trường=長, 鶏=kê), shokoku = 小国 (小=tiểu, 国=quốc, giống gà xuất xứ từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 9), totenko/toutenkou = 東天紅 (東=đông, 天=thiên, 紅=hồng). Các giống onagadori và shokoku là gà cảnh đuôi dài, trong khi totenko được nuôi chủ yếu vì tiếng gáy (long crower) mặc dù đuôi cũng dài. Đặc điểm shokoku: trống 2 kg, mái 1.6 kg, đuôi dài 60 cm, góc đuôi 30 độ ở gà trống, 20 độ ở gà mái; màu chuối, chuối lửa và trắng; mồng lá, tai đỏ, mắt nâu. Đặc điểm totenko/toutenkou: trống 2.2 kg, mái 1.8 kg, đuôi dài, góc đuôi 30 độ ở gà trống, 20 độ ở gà mái; màu điều, mồng lá, tai trắng, mắt nâu. Nói chung đây là những giống gà cảnh đuôi dài kích thước lớn (trên 1 kg).
Relate Threads