Mồng là phần thịt nằm trên đỉnh đầu gà, mồng gà trống to hơn mồng gà mái. Hiệp hội Gia cầm Mỹ (APA) công nhận hàng hoạt kiểu mồng bao gồm mồng vua (buttercup), mồng trích (cushion), mồng dâu (pea), mồng trà (rose), mồng lá (single), mồng đậu (strawberry), mồng chạc (V-shaped) và mồng óc (walnut).
Mồng thường là đặc điểm để nhận dạng các giống gà khác nhau. Chẳng hạn mồng vua là đặc điểm của giống gà Buttercup và mồng óc là đặc điểm độc đáo của giống gà ác (Silkie). Ở một số giống gà như Lơ-go (Leghorn) và Rhode Island Red, có cả các biến thể mồng lá lẫn mồng trà. Hơn nữa, màu của mồng biến thiên từ đỏ tươi cho đến tím, cũng tùy vào mỗi giống gà.
Gà nhà có tên khoa học là Gallus domesticus. Trong tiếng Latin, “gallus” nghĩa là mồng gà. Câu hỏi đầu tiên thường xuất hiện đó là tại sao gà lại có mồng. Theo chỗ tôi được biết, có hai lý do chính. Trước tiên nó có công dụng giải nhiệt cho gà. Gà không thể xuất mồ hôi để giải nhiệt. Thay vào đó, gà giải nhiệt bằng cách làm mát dòng máu chảy qua mồng và tích. Nhờ vậy mà gà có thể giải nhiệt khi thời tiết nóng nực. Lý do thứ hai theo tôi đó là mồng lớn để hấp dẫn gà mái – gà có thể nhận biết màu sắc và rất thích màu đỏ.
Mồng là là loại mồng phổ biến nhất và thường được thấy ở gà. Nhìn chung, mọi hình ảnh và biểu tượng về gà (như cúp, con giáp…) đều thể hiện loại mồng này. Nó là một tấm thịt mỏng, nhẵn nhụi, mềm, kéo dài từ gốc mỏ cho đến đỉnh đầu. Đỉnh mào thường bao gồm nhiều gai (thường 5 hay 6) hoặc chóp.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với mồng lá đó là các chóp thường có xu hướng bị đông cứng và đổ khi khí hậu quá lạnh. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm hỏng dáng gà. Nhiều người chơi gà bảo vệ mồng bằng cách bôi keo paraffin (petroleum jelly) vào mùa lạnh. Paraffin bảo vệ mồng và chống đông cứng.
Gà trống của một số giống gà chẳng hạn như gà chọi Anh (Old English), Modern English, gà chọi Mỹ (American Game) phải được tỉa mồng (dubbing) trước khi đem triển lãm. Tất cả các giống trên đều có mồng lá. Cắt mồng bao gồm việc loại bỏ tất cả những bộ phận gắn với đầu như mồng, tích và dái tai. Điều này cũng tương tự như việc cắt đuôi ở một số giống chó nhất định. Quy trình này thường được thực hiện bằng kéo giải phẫu khi gà trống đạt trên 5 tháng tuổi. Những phần này không thể mọc lại được nên chỉ cần thực hiện một lần đối với mỗi con gà.
Có thời, nhiều trại gà chủ động cắt mồng của tất cả gà khi chúng còn non để tránh bị thương và nhiễm trùng về sau, điều làm giảm giá trị thương mại của gà. Tôi tin rằng hoạt động này hiện không còn được áp dụng nữa.
Dẫu mồng gà từng được cho là có nhiều năng lực thần bí kể cả việc chữa bệnh. Hiện tại, có loại thuốc được Cục Quản lý Dược Phẩm Mỹ (FDA) công nhận trong việc chữa trị nếp nhăn. Thuốc này được chiết xuất từ mồng của những con gà trống được lai tạo đặc biệt.
Mồng cũng thể hiện sức khỏe của gà. Nếu nó xuất hiện nhạt hay đậm hơn bình thường hoặc có vẻ nhăn nhúm hay xiêu vẹo, thì đó thường là dấu hiệu gà bị bệnh. Khi tham dự triển lãm, mồng tốt là dấu hiệu gà “mạnh khỏe”. Mồng gà chiếm 5 điểm trong thang điểm 100 của trọng tài. Thêm nữa, mồng đỏ tươi ở gà mái tơ thường có nghĩa gà sắp sửa đẻ trứng.
Do vậy, mồng được sử dụng vào vô số mục đích từ thể hiện sức khỏe, độ sung mãn, chức năng giải nhiệt cho đến hấp dẫn “chị em”. Nó có thể được dùng để hỗ trợ con người dưới nhiều hình thức. Sau cùng, nó dường như góp phần đem lại giá trị thẩm mỹ cho gà và một cái mồng to, đỏ tươi như để tuyên bố rằng chú ta thực sự “oai nhất xóm”.
Các loại mồng điển hình
Mồng: phần thịt nằm trên đỉnh đầu gà, mồng gà trống to hơn mồng gà mái. Có vô số kiểu mồng gà và một giống gà có nhiều kiểu mồng, thường là màu đỏ; màu tím xuất hiện ở các giống như Sumatra, Modern Game (màu birchen và brown red) và gà ác (silkie), màu đỏ-tím ở giống gà vảy cá (Seabright).
Mồng lá (single): tương đối mỏng, phần thịt nhẵn nhụi và mềm, gốc mồng kéo dài từ mỏ cho đến đỉnh đầu, phần trên cùng bao gồm từ 5 đến 6 gai mồng hay chóp, chóp chính giữa cao nhất so với các chóp phía trước hay sau, tạo thành hình nửa o-van khi nhìn tổng thể. Mồng phải luôn dựng thẳng, mồng gà trống to và dày hơn mồng gà mái; mồng gà mái có thể thẳng hay siêu vẹo tùy giống gà. Mồng được chia làm 3 phần: trước, giữa và sau hay lưỡi mồng, tức phần kéo dài ở sau đầu.
Mồng trà (rose): mồng đặc, rộng, gần như bằng phẳng trên nóc, ít thịt, phần cuối có chỏm kéo dài, mà nó có thể ngóc lên như ở giống Hamburg; gần như nằm ngang như ở giống Rosecomb Leghorn, hay cong theo dáng đầu như ở giống Wyandotte. Mặt trên ở phần chính phải hơi phồng và lởm chởm những gai tròn nhỏ. Hình dáng thay đổi tùy giống gà.
Mồng dâu (pea): mồng thấp, độ dài trung bình, đỉnh đầu có ba khía, khía chính giữa hơi cao hơn hai bên, đỉnh khía hoặc trơn lỳ hoặc có gai nhỏ; đặc điểm này được tìm thấy ở các giống gà Ameraucana, Brahma, Buckeyes, Cornish, Cubalaya and Sumatra.
Mồng chạc (V-shaped): mồng có hai nhánh, giống như sừng nối với nhau ở gốc chẳng hạn như Houdan, Polish, Crevecoeur, La Fleche và Sultan.
Mồng trích (cushion): dạng mồng thấp, gọn và tương đối nhỏ, nó phải thật nhẵn nhụi, không lồi lõm hay có gai và không phát triển quá phần đỉnh đầu.
Mồng vua (buttercup): bao gồm một lưỡi mồng mọc từ giao điểm giữa đầu và mỏ, và hơi ngả về sau thành hình cái vương miện, nằm ngay chính giữa đỉnh đầu. Vành của vương miện được chia đều bởi các chóp và kết thúc ở phía sau. Chóp mọc từ giữa vương miện là lỗi nghiêm trọng.
Mồng đậu (strawberry): dạng mồng thấp, gọn và tròn trĩnh, ngả nhiều về trước và phần sau không vượt quá giữa đỉnh đầu.
Mồng ác (silkie): gần như tròn, đôi khi phồng, chiều rộng lớn hơn chiều dài; đỉnh gấp nếp xen ngang bởi răng cưa nhỏ, lởm chởm ở phần trước và giữa mồng. Đôi khi, có hai hay ba chóp nhỏ phía sau bị mào che, đôi khi không có chóp nào. Nhìn chung, về mặt di truyền đây là kiểu mồng trà (rosecomb) kết hợp với mào (crest).
Mồng óc (walnut): dạng mồng đặc, tương đối rộng hình thành từ sự kết hợp của hai alen trội gồm alen mồng trà (R) và alen mồng dâu (P) với bề mặt gấp nếp trông giống như hạt óc chó (walnut).
Gà Việt Nam thường phân làm 4 dạng mồng chính bao gồm: mồng dâu, mồng trích, mồng trà và mồng lá. Do quá trình lai tuyển chọn, gà đòn hay gà nòi đòn hầu như chỉ có dạng mồng dâu, gà cựa hay gà nòi lông ngoài mồng dâu còn có thêm mồng lá nhờ lai với gà chọi Mỹ; những dạng mồng khác như mồng trà, mồng trích, mồng vua là các dạng mồng của gà kiểng, gà thịt:
*Mồng lá là dạng mồng phổ biến ở mọi giống gà.
*Mồng dâu là dạng mồng phổ biến ở gà chọi nên có nhiều biến thể và tên gọi khác nhau. Mồng dâu có 3 khía nên còn được gọi là mồng công, mồng khế. Mồng ngả một bên được gọi là mồng trập (chập). Gốc nhỏ, dựng được gọi là mồng trốc (chóc). Gốc to, bản rộng và dựng đôi khi được gọi là “mồng vua” tuy cách gọi này gây nhầm lẫn với loại mồng khác.
*Mồng trích là dạng mồng tương tự như mồng chim trích. Mồng thấp và trơn láng nên còn được gọi là mồng sít, mồng chít hay mồng lỳ. Mồng tròn trĩnh được gọi là mồng đậu, mồng nụ. Mồng có lỗ được gọi là trích lỗ. Mồng bè, rộng, có nếp được gọi là mồng óc. Gà đòn Malay có dạng mồng này.
*Mồng trà hay chà, là dạng mồng đặc, rộng, bề mặt thường có gai rất dễ nhận biết.
Di truyền của mồng gà
Mồng gà được quy định bởi hai cặp nhiễm sắc thể, bao gồm 4 alen:
*P: mồng dâu trội
*p: mồng dâu lặn
*R: mồng trà trội
*r: mồng trà lặn
Gà con sẽ nhận: 2 alen từ gà bố và 2 alen từ gà mẹ.
Bảng kết hợp như sau:
*Lai mồng lá x mồng lá sẽ thu được 100% mồng lá.
*Lai mồng trà x mồng lá hoặc mồng trà x mồng trà thì sẽ thu được ít nhất 50% mồng trà (số còn lại là mồng lá).
*Lai mồng dâu x mồng lá hoặc mồng dâu x mồng dâu thì sẽ thu được ít nhất 50% mồng dâu (số còn lại là mồng lá).
*Lai mồng dâu x mồng trà sẽ thu được ít nhất 25% mồng trích.
*Lai mồng trích x mồng lá sẽ thu được ít nhất 25% mồng trích.
*Lai mồng trích x mồng dâu hoặc mồng trích x mồng trà sẽ thu được ít nhất 37,5% mồng trích.
*Lai mồng trích x mồng trích sẽ thu được ít nhất 56,25% mồng trích.
Lưu ý:
*Ở rất nhiều giống gà, gà trống RR có tỷ lệ thụ tinh thấp. Gà mái RR sinh sản bình thường. Việc phát hiện và loại bỏ gà trống RR không dễ dàng. Nếu lai với gà mái mồng lá (rr) mà cho ra 100% gà con mồng trà thì đúng là nó. Bằng không cứ lai bình thường nhưng thấy tỷ lệ thụ tinh thấp thì loại bỏ.
*Alen mồng dâu P ảnh hưởng đến kích thước của tích. Gà có hai alen PP: tích nhỏ, mồng thấp bé; Pp: tích vừa, mồng cao; pp: tích to (tức bình thường), mồng to. Alen mồng dâu P cũng ảnh hưởng đến sụn lườn (breast ridge). Gà không có gien mồng dâu (pp) sẽ thiếu sụn hai bên lườn. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tuyển chọn gà.
*Mồng trích hiện đang là mốt! Lai mồng trích với bất kỳ dạng mồng nào đều thu được một tỷ lệ mồng trích nhất định. Bằng không thì lai mồng dâu với mồng trà cũng thu được mồng trích. Mồng trích có nhiều kiểu gien nhưng kiểu mà chúng ta cần chọn là PP,Rr (tích nhỏ, sinh sản tốt). Để chọn dạng mồng trích nhỏ gọn thì chúng ta phải tiếp tục lai tuyển chọn qua nhiều đời.
*Mồng vua (buttercup) thuộc về một gien khác, xuất hiện khi gà mang một alen trội D.
*Mồng chạc (V-shaped) có tính trội so với mồng vua.
Mồng lá (single), dạng mồng phổ biến nhất
Các dạng mồng dâu ở gà nòi và gà cựa
Mồng trà
Các dạng mồng trích
(hình bên trái là trích lỗ)
Mồng đậu (strawberry), dạng mồng trích nhỏ gọn
Mồng óc (walnut), dạng mồng trích với nếp gấp như óc chó.
Giống gà Chantecler có dạng mồng trích (cushion) hoàn hảo, rất thích hợp với xứ lạnh.
Mồng vua (buttercup)
Mồng chạc (V-shaped)
Mồng thường là đặc điểm để nhận dạng các giống gà khác nhau. Chẳng hạn mồng vua là đặc điểm của giống gà Buttercup và mồng óc là đặc điểm độc đáo của giống gà ác (Silkie). Ở một số giống gà như Lơ-go (Leghorn) và Rhode Island Red, có cả các biến thể mồng lá lẫn mồng trà. Hơn nữa, màu của mồng biến thiên từ đỏ tươi cho đến tím, cũng tùy vào mỗi giống gà.
Gà nhà có tên khoa học là Gallus domesticus. Trong tiếng Latin, “gallus” nghĩa là mồng gà. Câu hỏi đầu tiên thường xuất hiện đó là tại sao gà lại có mồng. Theo chỗ tôi được biết, có hai lý do chính. Trước tiên nó có công dụng giải nhiệt cho gà. Gà không thể xuất mồ hôi để giải nhiệt. Thay vào đó, gà giải nhiệt bằng cách làm mát dòng máu chảy qua mồng và tích. Nhờ vậy mà gà có thể giải nhiệt khi thời tiết nóng nực. Lý do thứ hai theo tôi đó là mồng lớn để hấp dẫn gà mái – gà có thể nhận biết màu sắc và rất thích màu đỏ.
Mồng là là loại mồng phổ biến nhất và thường được thấy ở gà. Nhìn chung, mọi hình ảnh và biểu tượng về gà (như cúp, con giáp…) đều thể hiện loại mồng này. Nó là một tấm thịt mỏng, nhẵn nhụi, mềm, kéo dài từ gốc mỏ cho đến đỉnh đầu. Đỉnh mào thường bao gồm nhiều gai (thường 5 hay 6) hoặc chóp.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với mồng lá đó là các chóp thường có xu hướng bị đông cứng và đổ khi khí hậu quá lạnh. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm hỏng dáng gà. Nhiều người chơi gà bảo vệ mồng bằng cách bôi keo paraffin (petroleum jelly) vào mùa lạnh. Paraffin bảo vệ mồng và chống đông cứng.
Gà trống của một số giống gà chẳng hạn như gà chọi Anh (Old English), Modern English, gà chọi Mỹ (American Game) phải được tỉa mồng (dubbing) trước khi đem triển lãm. Tất cả các giống trên đều có mồng lá. Cắt mồng bao gồm việc loại bỏ tất cả những bộ phận gắn với đầu như mồng, tích và dái tai. Điều này cũng tương tự như việc cắt đuôi ở một số giống chó nhất định. Quy trình này thường được thực hiện bằng kéo giải phẫu khi gà trống đạt trên 5 tháng tuổi. Những phần này không thể mọc lại được nên chỉ cần thực hiện một lần đối với mỗi con gà.
Có thời, nhiều trại gà chủ động cắt mồng của tất cả gà khi chúng còn non để tránh bị thương và nhiễm trùng về sau, điều làm giảm giá trị thương mại của gà. Tôi tin rằng hoạt động này hiện không còn được áp dụng nữa.
Dẫu mồng gà từng được cho là có nhiều năng lực thần bí kể cả việc chữa bệnh. Hiện tại, có loại thuốc được Cục Quản lý Dược Phẩm Mỹ (FDA) công nhận trong việc chữa trị nếp nhăn. Thuốc này được chiết xuất từ mồng của những con gà trống được lai tạo đặc biệt.
Mồng cũng thể hiện sức khỏe của gà. Nếu nó xuất hiện nhạt hay đậm hơn bình thường hoặc có vẻ nhăn nhúm hay xiêu vẹo, thì đó thường là dấu hiệu gà bị bệnh. Khi tham dự triển lãm, mồng tốt là dấu hiệu gà “mạnh khỏe”. Mồng gà chiếm 5 điểm trong thang điểm 100 của trọng tài. Thêm nữa, mồng đỏ tươi ở gà mái tơ thường có nghĩa gà sắp sửa đẻ trứng.
Do vậy, mồng được sử dụng vào vô số mục đích từ thể hiện sức khỏe, độ sung mãn, chức năng giải nhiệt cho đến hấp dẫn “chị em”. Nó có thể được dùng để hỗ trợ con người dưới nhiều hình thức. Sau cùng, nó dường như góp phần đem lại giá trị thẩm mỹ cho gà và một cái mồng to, đỏ tươi như để tuyên bố rằng chú ta thực sự “oai nhất xóm”.
Các loại mồng điển hình
Mồng: phần thịt nằm trên đỉnh đầu gà, mồng gà trống to hơn mồng gà mái. Có vô số kiểu mồng gà và một giống gà có nhiều kiểu mồng, thường là màu đỏ; màu tím xuất hiện ở các giống như Sumatra, Modern Game (màu birchen và brown red) và gà ác (silkie), màu đỏ-tím ở giống gà vảy cá (Seabright).
Mồng lá (single): tương đối mỏng, phần thịt nhẵn nhụi và mềm, gốc mồng kéo dài từ mỏ cho đến đỉnh đầu, phần trên cùng bao gồm từ 5 đến 6 gai mồng hay chóp, chóp chính giữa cao nhất so với các chóp phía trước hay sau, tạo thành hình nửa o-van khi nhìn tổng thể. Mồng phải luôn dựng thẳng, mồng gà trống to và dày hơn mồng gà mái; mồng gà mái có thể thẳng hay siêu vẹo tùy giống gà. Mồng được chia làm 3 phần: trước, giữa và sau hay lưỡi mồng, tức phần kéo dài ở sau đầu.
Mồng trà (rose): mồng đặc, rộng, gần như bằng phẳng trên nóc, ít thịt, phần cuối có chỏm kéo dài, mà nó có thể ngóc lên như ở giống Hamburg; gần như nằm ngang như ở giống Rosecomb Leghorn, hay cong theo dáng đầu như ở giống Wyandotte. Mặt trên ở phần chính phải hơi phồng và lởm chởm những gai tròn nhỏ. Hình dáng thay đổi tùy giống gà.
Mồng dâu (pea): mồng thấp, độ dài trung bình, đỉnh đầu có ba khía, khía chính giữa hơi cao hơn hai bên, đỉnh khía hoặc trơn lỳ hoặc có gai nhỏ; đặc điểm này được tìm thấy ở các giống gà Ameraucana, Brahma, Buckeyes, Cornish, Cubalaya and Sumatra.
Mồng chạc (V-shaped): mồng có hai nhánh, giống như sừng nối với nhau ở gốc chẳng hạn như Houdan, Polish, Crevecoeur, La Fleche và Sultan.
Mồng trích (cushion): dạng mồng thấp, gọn và tương đối nhỏ, nó phải thật nhẵn nhụi, không lồi lõm hay có gai và không phát triển quá phần đỉnh đầu.
Mồng vua (buttercup): bao gồm một lưỡi mồng mọc từ giao điểm giữa đầu và mỏ, và hơi ngả về sau thành hình cái vương miện, nằm ngay chính giữa đỉnh đầu. Vành của vương miện được chia đều bởi các chóp và kết thúc ở phía sau. Chóp mọc từ giữa vương miện là lỗi nghiêm trọng.
Mồng đậu (strawberry): dạng mồng thấp, gọn và tròn trĩnh, ngả nhiều về trước và phần sau không vượt quá giữa đỉnh đầu.
Mồng ác (silkie): gần như tròn, đôi khi phồng, chiều rộng lớn hơn chiều dài; đỉnh gấp nếp xen ngang bởi răng cưa nhỏ, lởm chởm ở phần trước và giữa mồng. Đôi khi, có hai hay ba chóp nhỏ phía sau bị mào che, đôi khi không có chóp nào. Nhìn chung, về mặt di truyền đây là kiểu mồng trà (rosecomb) kết hợp với mào (crest).
Mồng óc (walnut): dạng mồng đặc, tương đối rộng hình thành từ sự kết hợp của hai alen trội gồm alen mồng trà (R) và alen mồng dâu (P) với bề mặt gấp nếp trông giống như hạt óc chó (walnut).
Gà Việt Nam thường phân làm 4 dạng mồng chính bao gồm: mồng dâu, mồng trích, mồng trà và mồng lá. Do quá trình lai tuyển chọn, gà đòn hay gà nòi đòn hầu như chỉ có dạng mồng dâu, gà cựa hay gà nòi lông ngoài mồng dâu còn có thêm mồng lá nhờ lai với gà chọi Mỹ; những dạng mồng khác như mồng trà, mồng trích, mồng vua là các dạng mồng của gà kiểng, gà thịt:
*Mồng lá là dạng mồng phổ biến ở mọi giống gà.
*Mồng dâu là dạng mồng phổ biến ở gà chọi nên có nhiều biến thể và tên gọi khác nhau. Mồng dâu có 3 khía nên còn được gọi là mồng công, mồng khế. Mồng ngả một bên được gọi là mồng trập (chập). Gốc nhỏ, dựng được gọi là mồng trốc (chóc). Gốc to, bản rộng và dựng đôi khi được gọi là “mồng vua” tuy cách gọi này gây nhầm lẫn với loại mồng khác.
*Mồng trích là dạng mồng tương tự như mồng chim trích. Mồng thấp và trơn láng nên còn được gọi là mồng sít, mồng chít hay mồng lỳ. Mồng tròn trĩnh được gọi là mồng đậu, mồng nụ. Mồng có lỗ được gọi là trích lỗ. Mồng bè, rộng, có nếp được gọi là mồng óc. Gà đòn Malay có dạng mồng này.
*Mồng trà hay chà, là dạng mồng đặc, rộng, bề mặt thường có gai rất dễ nhận biết.
Di truyền của mồng gà
Mồng gà được quy định bởi hai cặp nhiễm sắc thể, bao gồm 4 alen:
*P: mồng dâu trội
*p: mồng dâu lặn
*R: mồng trà trội
*r: mồng trà lặn
Gà con sẽ nhận: 2 alen từ gà bố và 2 alen từ gà mẹ.
Bảng kết hợp như sau:
*Lai mồng lá x mồng lá sẽ thu được 100% mồng lá.
*Lai mồng trà x mồng lá hoặc mồng trà x mồng trà thì sẽ thu được ít nhất 50% mồng trà (số còn lại là mồng lá).
*Lai mồng dâu x mồng lá hoặc mồng dâu x mồng dâu thì sẽ thu được ít nhất 50% mồng dâu (số còn lại là mồng lá).
*Lai mồng dâu x mồng trà sẽ thu được ít nhất 25% mồng trích.
*Lai mồng trích x mồng lá sẽ thu được ít nhất 25% mồng trích.
*Lai mồng trích x mồng dâu hoặc mồng trích x mồng trà sẽ thu được ít nhất 37,5% mồng trích.
*Lai mồng trích x mồng trích sẽ thu được ít nhất 56,25% mồng trích.
Lưu ý:
*Ở rất nhiều giống gà, gà trống RR có tỷ lệ thụ tinh thấp. Gà mái RR sinh sản bình thường. Việc phát hiện và loại bỏ gà trống RR không dễ dàng. Nếu lai với gà mái mồng lá (rr) mà cho ra 100% gà con mồng trà thì đúng là nó. Bằng không cứ lai bình thường nhưng thấy tỷ lệ thụ tinh thấp thì loại bỏ.
*Alen mồng dâu P ảnh hưởng đến kích thước của tích. Gà có hai alen PP: tích nhỏ, mồng thấp bé; Pp: tích vừa, mồng cao; pp: tích to (tức bình thường), mồng to. Alen mồng dâu P cũng ảnh hưởng đến sụn lườn (breast ridge). Gà không có gien mồng dâu (pp) sẽ thiếu sụn hai bên lườn. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tuyển chọn gà.
*Mồng trích hiện đang là mốt! Lai mồng trích với bất kỳ dạng mồng nào đều thu được một tỷ lệ mồng trích nhất định. Bằng không thì lai mồng dâu với mồng trà cũng thu được mồng trích. Mồng trích có nhiều kiểu gien nhưng kiểu mà chúng ta cần chọn là PP,Rr (tích nhỏ, sinh sản tốt). Để chọn dạng mồng trích nhỏ gọn thì chúng ta phải tiếp tục lai tuyển chọn qua nhiều đời.
*Mồng vua (buttercup) thuộc về một gien khác, xuất hiện khi gà mang một alen trội D.
*Mồng chạc (V-shaped) có tính trội so với mồng vua.
Mồng lá (single), dạng mồng phổ biến nhất
Các dạng mồng dâu ở gà nòi và gà cựa
Mồng trà
Các dạng mồng trích
(hình bên trái là trích lỗ)
Mồng đậu (strawberry), dạng mồng trích nhỏ gọn
Mồng óc (walnut), dạng mồng trích với nếp gấp như óc chó.
Giống gà Chantecler có dạng mồng trích (cushion) hoàn hảo, rất thích hợp với xứ lạnh.
Mồng vua (buttercup)
Mồng chạc (V-shaped)
Relate Threads
Sách gà tự soạn
bởi admin,