lehaitrieu_ks
Thành viên Mới
- Tham gia
- 5 Tháng sáu 2011
- Bài viết
- 0
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 0
THÚ CHƠI CHIM HỌA MI
Nghề chơi họa mi chiến có từ rất xa xưa ở hầu hết các nước châu Á.Ở nước ta từ thời Lý đã có một bộ luật chọi chim gồm 58 điều vẫn còn được lưu giữ đến
tận bây giờ. Theo sử thời Lý, ở chốn kinh kỳ, kẻ chợ mới chỉ biết đến đàn ca sáo nhị, chọi trâu, chọi gà... chưa một ai biết đến họa mi. Nhân ngày lễ nguyên tiêu, một phò mã ở miền sơn cước mang về tiến vua một đôi chim họa mi và hướng dẫn cặn kẽ thú chơi của những người dân vùng cao. Kể từ đó, từ cung đình đến các phủ, huyện, họa mi đã đi vào thú chơi của chốn kinh kỳ.
Nói đến họa mi, không ai phủ nhận được là ít loài chim nào sánh kịp. Họa mi còn là một loài chim có bản tính sống độc lập, anh hùng. Ngay từ khi mới ra ràng chim non đã tạo thành cặp. Vùng đồi núi lúp xúp sim mua là nơi vợ chồng họa mi cát cứ. Nếu bị chiếm đất là tự xé toang cuống họng ra tự tử vì không chịu nổi nỗi nhục hoặc chúng âm thầm rút về khu rừng khác để mài mỏ, luyện đòn, 3 năm sau đúng vào ngày bại trận nó sẽ bay về chốn cũ giành lại giang sơn. Có chim thua trận thì tự bỏ vợ, bỏ con bay đi sống cô đơn âm thầm. Một hôm nào đó sẽ quay lại trả thù.
Họa mi là loài chim rất chung thuỷ, khi chồng bị bẫy, chim mái bay lượn khắp khu rừng kêu những tiếng bi ai sầu thảm như xé lòng, như có từng giọt máu rơi ra theo tiếng hót. Có chuyện thật khó tin khi con chim phục thù quay về thấy kẻ "xâm lược" đang đau khổ nó không đánh cũng không bao giờ giết chết kẻ đã đầu hàng.
Đi chọi chim bao giờ người ta cũng mang chim mái theo đặt cạnh con chim trống. Giống chim mái không biết hót nhưng chúng biết động viên chồng chiến đấu bằng cách "xuỳ" thúc giục. Ở rừng, nếu chim chồng tỏ ra đớn hèn không dám giao chiến thì chính nó sẽ xông vào đánh chồng rồi mới quay sang kẻ thù của chính mình. Bởi vậy, khi giao tranh đến khi sắp ngã quỵ, con trống đưa ánh mắt nhìn con mái, những con mái giỏi luôn thúc giục chồng mình thà chết chứ không được quy hàng. Chuyện kể có người mang hàng chục con chim trống về ghép, chim mái tơ đều xông ra đánh đuổi. Thế nhưng khi thả vào lồng một con trống vừa xấu xí lại bị chột một mắt trong trận giao chiến mấy ngày trước thì nàng chim này lại tỏ ra quấn quýt như gặp tri âm. Người này hiểu rằng đây là con chim quý, bỏ hết công sức ra chăm sóc huấn luyện. Khi vào cuộc, chính "gã xấu trai, chột mắt" này đã chiến thắng lẫy lừng đem về bao nhiêu giải cho chủ nhân.
Đây là một thú chơi thanh tao vừa có tính thượng võ, vừa có tính nghệ thuật bởi không phải một ai cũng có đủ con mắt tinh đời tìm được những con chim quý. Chơi chim khiến người ta mang tính hướng thiện và niềm đam mê bất tận.
Nghề chơi họa mi chiến có từ rất xa xưa ở hầu hết các nước châu Á.Ở nước ta từ thời Lý đã có một bộ luật chọi chim gồm 58 điều vẫn còn được lưu giữ đến
tận bây giờ. Theo sử thời Lý, ở chốn kinh kỳ, kẻ chợ mới chỉ biết đến đàn ca sáo nhị, chọi trâu, chọi gà... chưa một ai biết đến họa mi. Nhân ngày lễ nguyên tiêu, một phò mã ở miền sơn cước mang về tiến vua một đôi chim họa mi và hướng dẫn cặn kẽ thú chơi của những người dân vùng cao. Kể từ đó, từ cung đình đến các phủ, huyện, họa mi đã đi vào thú chơi của chốn kinh kỳ.
Nói đến họa mi, không ai phủ nhận được là ít loài chim nào sánh kịp. Họa mi còn là một loài chim có bản tính sống độc lập, anh hùng. Ngay từ khi mới ra ràng chim non đã tạo thành cặp. Vùng đồi núi lúp xúp sim mua là nơi vợ chồng họa mi cát cứ. Nếu bị chiếm đất là tự xé toang cuống họng ra tự tử vì không chịu nổi nỗi nhục hoặc chúng âm thầm rút về khu rừng khác để mài mỏ, luyện đòn, 3 năm sau đúng vào ngày bại trận nó sẽ bay về chốn cũ giành lại giang sơn. Có chim thua trận thì tự bỏ vợ, bỏ con bay đi sống cô đơn âm thầm. Một hôm nào đó sẽ quay lại trả thù.
Họa mi là loài chim rất chung thuỷ, khi chồng bị bẫy, chim mái bay lượn khắp khu rừng kêu những tiếng bi ai sầu thảm như xé lòng, như có từng giọt máu rơi ra theo tiếng hót. Có chuyện thật khó tin khi con chim phục thù quay về thấy kẻ "xâm lược" đang đau khổ nó không đánh cũng không bao giờ giết chết kẻ đã đầu hàng.
Đi chọi chim bao giờ người ta cũng mang chim mái theo đặt cạnh con chim trống. Giống chim mái không biết hót nhưng chúng biết động viên chồng chiến đấu bằng cách "xuỳ" thúc giục. Ở rừng, nếu chim chồng tỏ ra đớn hèn không dám giao chiến thì chính nó sẽ xông vào đánh chồng rồi mới quay sang kẻ thù của chính mình. Bởi vậy, khi giao tranh đến khi sắp ngã quỵ, con trống đưa ánh mắt nhìn con mái, những con mái giỏi luôn thúc giục chồng mình thà chết chứ không được quy hàng. Chuyện kể có người mang hàng chục con chim trống về ghép, chim mái tơ đều xông ra đánh đuổi. Thế nhưng khi thả vào lồng một con trống vừa xấu xí lại bị chột một mắt trong trận giao chiến mấy ngày trước thì nàng chim này lại tỏ ra quấn quýt như gặp tri âm. Người này hiểu rằng đây là con chim quý, bỏ hết công sức ra chăm sóc huấn luyện. Khi vào cuộc, chính "gã xấu trai, chột mắt" này đã chiến thắng lẫy lừng đem về bao nhiêu giải cho chủ nhân.
Đây là một thú chơi thanh tao vừa có tính thượng võ, vừa có tính nghệ thuật bởi không phải một ai cũng có đủ con mắt tinh đời tìm được những con chim quý. Chơi chim khiến người ta mang tính hướng thiện và niềm đam mê bất tận.
Relate Threads