Thế nào là nghệ thuật bẫy chim gáy - Sưu tầm

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Như các bạn đã biết đất nước ta dài và rộng, cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều có rất nhiều chim cu, cũng chính vì vậy mà đâu đâu cũng rất nhiều người đam mê chim cu, mỗi vùng, mỗi miền đều có những cách đánh bẫy khác nhau cũng từ đó mà người chơi cũng có nhiều vẻ, tùy vào sở thích của mỗi người mà có cách chọn lựa khác nhau. Có người chỉ thích đánh mồi cây, có người thích đánh mồi đất, có người chỉ thích giật lưới mà thôi ...
- Nếu bạn chỉ thích bắt thật nhiều bổi thì dùng lưới rập (cái này không được khuyến khích).
- Nếu bạn muốn chiêm nghiệm cái hay cái đẹp của nghệ thuật bẫy chim cu thì bạn nên chọn cách đánh mồi cây, dùng bẫy lụp hay bẫy đàn cò hay bẫy gáo chì phối hợp ... ở đây bạn sẽ nghe chim mồi và chim bổi đấu nhau hết bài bản, sự đối chọi qua lại, sự cò cưa ... sau mỗi cú nhảy, cú chuyền là ta lại nín thở hồi hộp và chờ đợi ... làm cho người chơi đam mê lại càng đam mê, thú vị thật đấy ...!
- Nếu bạn muốn hay thích cảm giác từ trên cao lao xuống của con bổi thì bạn hãy chọn bẫy mồi đất (có úp bảo vệ), ở đây bạn sẽ thấy con mồi và con bổi giằng co tranh nhau từng tất đất, cứ mỗi lần con bổi tiến đến gần vào hướng con mồi thì bạn sẽ thấy con mồi càng lúc càng gù dữ hơn làm cho con bổi phải vừa chạy vừa gù, vừa đi vừa gù, cũng vì lẽ đó mà người gác cảm thấy nôn nao trong dạ, rồi con mồi dẫn dụ con bổi đi vòng quanh cái úp, đi vào vùng tử địa như hai nhà quyền thuật đang quần thảo, thăm dò tìm chổ hở để tấn công đối phương …. thích thật đấy.
- Nếu bạn muốn thấy cảnh con mồi và con bổi đấu nhau đến đỉnh điểm cao nhất thì hãy chọn mồi dây đánh trần, ở đây bạn sẽ thấy hết cái hay cái tuyệt diệu và tài nghệ của con mồi thể hiện qua mỗi trận đấu, đây đúng là một trận thư hùng dưới đất.
Hai chữ nghệ thuật cứ được lập đi, lập lại rất nhiều lần.... nhưng nghệ thuật bẫy chim cu là gì? thiết nghĩ nghệ thuật được rút ra từ những lần thất bại, sau những lần thất bại ấy mới nẩy sinh ra kinh nghiệm và được những nghệ nhân "tâm huyết" đúc kết lại gọi là "kỹ thuật bẫy chim cu cườm" sau đó đưa nó vào cái đạo, cái đam mê có khi mù quáng mà người đời xếp nó vào cái ngu thứ ba.
Dù bạn là ai, bạn thích đánh mồi cây hay mồi đất, thậm chí giật cả lưới rập mà bạn không có một tí, kiến thức nào về kỹ thuật bẫy chim cu thì bạn chỉ là người giết thời gian mà thôi. Có ai mà lại mang con mồi đi từ ngày này sang ngày nọ, tháng này sang tháng nọ, đổ biết bao nhiêu là công sức, xăng dầu mà vẫn không bắt được con bổi nào, theo bạn có nản lòng hay không? người ta đi cũng như mình mà khi về có bổi treo ở đầu lồng còn mình thì cứ đi sao thì về vậy có buồn không? có muốn bỏ nghề gác cu không? vẫn biết rằng đây chỉ là thú vui thôi nhưng khi sáng bạn ra đi với tâm trạng như thế nào?... Ai ra đi cũng mong mang về được một con bổi hay để nuôi, để chăm sóc, để nghe nó gáy tiếng đầu tiên ... vậy mà khi về thì sao? mặc dù con mồi của bạn cũng rất hay ......
Ai trong chúng ta khi nuôi chim cu cũng mong sao cho mình có được một con mồi hay khi mang nó ra đi không thua bè thua bạn và cũng mong sao có bổi treo đầy nhà nhưng đâu phải ai ai cũng thực hiện được điều ấy. Một con mồi hay vào tay người chủ thiếu kinh nghiệm thì vẫn không sao bắt bổi được .... Thời buổi này đi gác chim cu đã khác xưa nhiều lắm rồi, chim cu bây giờ đâu đâu cũng trận, đâu đâu cũng khôn lanh lắm rồi, bắt được một con bổi đâu phải dể .... nhưng không phải là ta chịu thua nó đâu nghen!
Nếu bạn thích đánh mồi cây thì bạn phải biết chọn kèo, chọn thế ....con bổi đậu chổ nào, nhảy đến nhánh thế nào, nhánh thế có trống trãi hay không? nhánh thế có thuận tiện cho con bổi nhảy vào lụp hay không, nơi treo con mồi có thoáng đãng hay không? bổi nhập cây có nhìn thấy con mồi liền hay không? kèo nhảy có tức hay không .... nếu bạn đụng con bổi hay thì nó sẽ gù và di chuyển khắp các nhánh, nhảy đến nhánh nào nó cũng gù .... xoay qua cũng gù, xoay lại cũng gù .....cái này nghe mê lắm, nghe đã lổ tai ... ngồi không nhúc nhích, đôi khi tự hỏi sao con mồi nó nín thinh vậy hay là nó gù thua con bổi rồi, cảm giác lo sợ .... không biết nó có dụ được con bổi hay này không? thế theo bạn thì nghệ thuật nó nằm ở chổ nào? Nghệ thuật cỡ nào mà không bắt được con bổi trên coi như ta phải đi học nữa (có người nói tôi biết hết nhưng khi nghe bổi gáy dữ quá tôi treo đại, từ chổ treo đại mà thất bại ...)
Nếu bạn thích đánh mồi đất mà bạn không biết chọn chổ để thả mồi, bạn giăng dò không đúng cách ..... thử hỏi bạn có bắt được con bổi đó hay không? mặc dù mồi của bạn gáy muốn đứt hơi..... nhưng con bổi không thèm xuống đất ... tại sao vậy? có phải bạn thả con mồi vào nơi mà con bổi trên cao chỉ nghe tiếng gáy, mặc dù nó cũng bay qua bay lại tìm nhưng không sao thấy ... hoặc bạn thả mồi nơi gốc cây con bổi hạ cánh xuống tức quá (thế hạ từ cao xuống thấp, đằng này thả rơi tự do, hạ như trực thăng mới xuống được con mồi) cho nên nó cứ ở trên cao không thèm xuống ...cái này lổi do ai? Còn nói về đánh lưới rập cũng không dễ dàng gì đâu, nếu không tin bạn cứ đi đánh thử đi, cái lưới trông to thật đấy, chim sà xuống là ta giật lưới ngay, đường nào mà không bắt được, thấy thì thấy vậy thôi... nhưng nếu bạn không biết cách đóng lưới thì khi bạn giật 1 cánh bung lên ập xuống , còn một cánh thì cứ đứng sững ... nguyên cánh đồng rộng mênh mông ta đặt lưới chổ nào mới bẫy được chim đây? Nếu bạn thiếu kinh nghiệm, không có nghệ thuật thì bạn chỉ đem thân mình phơi nắng mà thôi ....
- Nói chung thì bạn thích bẫy chim theo hình thức nào cũng được, cái nào cũng có cái hay, cái dở của nó, cũng có điểm mạnh và điểm yếu ... nếu hiểu hết mọi vấn đề coi như bạn đã thành công.

“Bẫy chim gáy như thế nào là nghệ thuật?” Các bạn nghe nhé!
1,- Hầu như trong chúng ta ai ai khi đi bẩy cũng đều chung một mong muốn cuối cùng là có đem được chim bổi về không. Nhưng có một điều mà trong chúng ta ít ai để ý đến là mình bắt được con bổi đó có hãnh diện không?. Mình có thưởng thức được cái nghệ thuật của thú gác cu không hay chủ yếu là chỉ muốn bắt được con bổi bằng mọi cách... Theo mình để thưởng thức được trọn vẹn nghệ thuật, nét hay nét tinh tế của chú cu thì chúng ta nên chọn cho mình cách bẩy cu nghệ thuật nhất. Mình biết đến rất nhiếu dụng cụ để bẩy nhưng mình cảm thấy được rằng bẩy cu bằng lục là phương pháp bẩy cu nghệ thuật nhất bởi vì bẩy bằng lục thì chúng ta có cơ hội nhiều hơn để thưởng thức hết khả năng của từng chú bổi và con cu mồi của mình....khi cu bổi bay về thì đòi hỏi cu mồi có đủ khả năng đưa được chú bổi vô trong tàn của mình hay không đó củng là vấn đề, khi đưa được vào trong tàn thì mồi phải đòi hỏi phải bền chặt để đấu với chú bổi, bởi vì khi đấu với mồi thì đa số chim bổi đấu hết nước mới chịu tìm đến mồi để đấu vỏ cánh đánh giáp lá cà….
2,- Vấn đề nghệ thuật khi bẫy chim cu. Bẩy dò, bẫy đàn cò, bẫy lụp... thậm chí bẫy lưới mỗi cái đều có cái nghệ thuật riêng của nó. Ví dụ; Người đánh bẫy dò phải hiểu tánh nết con mồi, địa hình ra sao? cách đánh như thế nào cho hiệu quả và an toàn cho con mồi,.... nhưng cũng đôi khi gặp những con bỗi khôn, biết dò.... cũng làm cho người bẫy cũng hồi hộp, lấp ló, thập thò như ai. Người bẩy đàn cò cũng vậy, hôm nào tổ trác gặp phải con chim hay, biết được cái lòng đóng vào cây kia là cái đàn cò, nên cành nào cũng chuyền hết chỉ trừ cây đàn cò là không, làm nhiều phen hú vía, đến nổi chủ nhân của nó nhấp nhổm đứng ngồi không yên... Không phải họ tham tiếc vì con chim rừng, nhưng vì nghệ thuật nên họ mới yêu nghề, con chim rừng mới làm cho họ ấm ức, hậm hực.... làm cho họ sung sướng tới tột đỉnh.... Nghệ thuật là thế.
Còn đánh bẫy lụp thì các cũng viết nhiều nghệ thuật về nó rồi nên miễn bàn.
Bẫy lưới thì sao, không lẻ nó không có nghệ thuật à!? xin thưa, nó có đấy, nó cũng có cái nghệ thuật riêng của nó. Xưa kia ngoại tôi lâu lâu đi đánh bẫy lưới. Lớn lên tôi có hỏi “sao con thấy đánh lưới như ngoại chán vậy, không có nghệ thuật như chơi lụp của con tý nào cả?”, nào rước (phóng), dặm (mắt me) gù chồng, gù đấu.... hết nước bổi mới nhẩy lồng, vậy mới đã chứ! Ông trả lời “tại cháu không biết thôi, bẫy lưới phải biết cách căn lưới, phải biết cách đóng cục, phải biết nháy mời, quan trọng nhất là con bổi sạc qua là giựt lưới liền .... còn điểm này nữa, lúc sáng sớm mùa hè trời còn mát, cảnh quan yên lặng, chim rừng chưa ra, úc ấy kéo vài hơi (hút thuốc) nghĩ sự đời thì còn gì bằng ... nên nó cũng là nghệ thuật đó cháu.”
Nói như vậy, nó cũng có nghệ thuật thật, nhưng mình thì không khuyến khích. Nghệ thuật đối với những người lâu lâu dùng nó kiếm vài con để nhậu thì ok, Nhưng một số người dùng nó để "kiếm cơm" thì chả là nghệ thuật gì cả, lúc này nó trở thành "nghệ thịt" thì đã có. Một ngày nào đó cu gáy sẽ có tên trong sách đỏ . Lúc ấy chắc chắn rằng con cháu chúng ta sẽ không hiểu hết cái thú chơi mộc mạt, tưởng chừng như đơn giản này, mà chỉ nghe chúng ta kể lại trong sự tiếc nối..... mà nguyên nhân chính, là do lòng tham của thế hệ chúng ta và nhất là cái "nghệ thịt" này gây nên ....
3,- Theo mình nghĩ thì cái hay, cái đam mê của nghề chơi này đúng như là không phải việc bẫy được nhiều chim mà là có bẫy được chim hay hay không, với lại việc bẫy được nhiều chim hay chưa chắc đã là động lực thúc đẩy niềm đam mê vì ba lí do:
Một là: Bạn bẫy được quá nhiều chim bổi hay mà không có thời gian để luyện thành mồi, và theo thời gian những chú chim bổi này cũng lụt dần theo năm tháng bác cứ nghĩ xem như vậy có cần phải bẫy nhiều chim đến vậy không nhỉ?
Hai là: Nếu giả sử ở trong rừng có một chú chim rất hay và cực khôn như là chim gáy gọi mổ ba (gáy hụt), chu, lèo, dặm, vấp có đủ thêm vào nữa là nước gù vài chục tiếng một dạo, gáy trận nhặt như điện,... thì chúng ta có nổi máu tham lam đáng yêu của nghề chơi không nhỉ?! và chú chim này lại cực kì tinh khôn, không dễ gì bẫy được và làm cho bao người mất ăn mất ngủ vì nó. Năm này không bẫy được lại chờ đến năm sau,... tháng này chim chưa căng ta lại chờ đến tháng sau, ngày này chưa bẫy được ta lại phục chờ đến hôm sau mà điều kiện thời gian có thể bẫy được, rồi lại phải luyện mồi cưng để mà chinh phục chứ nhất nhất không chịu chơi bẫy lưới, bẫy giò hay bẫy bằng mồi đất (cái kiêu ngạo đáng yêu của nghề chơi kể cũng hay hay bác nhỉ!),... Rồi nếu mình không bẫy được thì bạn chơi bẫy được cũng tốt chứ sao! duyên ai người ấy được, nếu quý mến mình mà bạn chơi tặng lại thì càng tuyệt vời bởi lẽ cái tình trong nghề chơi đã đem mọi người xích lại gần nhau hơn, và khi ta bẫy được hoặc bạn chơi bẫy được hộ ta (được con bổi hay như vậy) ta lại bớt đi bẫy đi (vì trong rừng chim hay đâu có nhiều mà chim không hay thì cũng không nên đi bẫy phải không bác!) rồi dành nhiều thời gian cho việc luyện chú chim bổi thành chú mồi sát thủ....
Nếu các bạn giống mình trong sở thích là chơi mồi lồng thì chắc là cũng chỉ luyện cho mình vài ba con để chơi là được rồi vì thú thực là có nhiều hơn cũng chẳng có thời gian mà đi bẫy hết được chúng, chim gáy mồi mà không năng cho đi thì chúng sẽ không hay được đâu bác à! kinh nghiệm cho thấy chú chim mồi của sư phụ mình bẫy dư hàng ngàn trận, thu phục cũng ngót nghét hàng ngàn chim bổi vậy mà sau ba năm ít đi bẫy, đến khi mình được ông cho mượn để bẫy thì nó giãy, treo cả buổi không gáy và phải tập lại hàng tháng nó mới đạt trở lại phong độ của nó.
Ba là: Trong rừng phải có những chú chim hay để nguồn gen quý của nó sẽ di truyền cho con cháu nó, để lại cho chúng ta những chú chim hay và rồi thế hệ sau mới biết những huỳnh kiên, liên giáp, quá khóe, chân khô, liên hoàn, cườm dựng,...
Bẫy chim gáy! một thú vui tao nhã trong đời thường. Sẽ là tốt biết bao nếu người chơi còn biết bảo vệ loài chim này để cho mình, cho mọi người và cho tương lai. Mồi sẽ rất hay, rất tài hoa nhưng sẽ chẳng hơn một con chim chơi nếu chim rừng chẳng còn. Thương thay những cánh đồng không còn tiếng chim gáy để đến nỗi những người chơi ở một số nơi phải đi hàng trăm km mới có chim rừng để cho chim mồi thi thố tài năng. Vậy mà ở đâu đó vẫn còn có người sử dụng súng hơi, bẫy rập,… Còn bạn, quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào, có giống tôi ko?
 
Relate Threads
Latest Threads
Bên trên