Xin chào các anh em quý nghệ nhân xa gần thân mến, mở màn cho bài viết cho tôi xin chúc các anh em luôn sức khỏe và thành đạt, chúc cho các anh em sở hữu được nhiều chim hay và luôn dành giải cao trong các cuộc thi. Thời gian gần đây tôi khá bận bịu với công việc nên cũng không thể thường xuyên viết bài chia sẻ đến với các quý anh em nghệ nhân xa gần được. Có rất nhiều anh em trên facebook cũng như viết email hỏi tôi là chim chào mào tố chất là gì và 1 con chim như thế nào để có thể đi thi được? Thú thật tôi cũng muốn chia sẻ với anh em lâu lắm rồi nhưng không có điều kiện, hôm nay cũng cuối tháng 10 rồi, có đôi chút rảnh rổi nên chia sẻ với các anh em.
Trong phạm vi bài viết này tôi xin chia sẻ đối với những anh em chưa có kinh nghiệm, những anh em mới tập chơi cũng như chưa thể nhìn nhận ra một con chim tố chất và có khả năng thi thố. Việc nhìn nhận một con chim có tố chất và khả năng thi thố nó đòi hỏi cần phải trực quan, tức có nghĩa là mắt thấy tai nghe và theo dõi con chim đó thi đấu trên giàn như thế nào rồi từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác được chứ nói qua như vầy e cũng là rất khó cho các anh em.
Nhưng tôi sẻ cố gắng trình bày bài viết gọn gàng, dễ hiểu nhất để anh em có thể dựa vào đó mà chọn cho mình một con chim vừa ý nhất. Những anh em nào đã có kinh nghiệm cũng như đã biết rồi thì nếu như tôi có nói sai chổ nào thì có thể góp ý để tôi hoàn chỉnh bài viết để các anh em khác có thể tham khảo và học hỏi nhé, xin cảm ơn. Và bây giờ cũng không dài dòng nữa xin đi vào vấn đề chính luôn để khỏi mất thời gian của tôi cũng như các anh em.
1: Ý nghĩa của từ chim chào mào tố chất?
Tôi để ý thấy rằng có rất nhiều anh em còn mơ hồ với vấn đề này, và một bộ phận không ít anh em vẫn không hiểu được 1 con chim tố chất là như thế nào? Và từ đó các anh em cứ lẩn quẩn không thể thoát ra được cái vòng mơ hồ đó. Trước tiên chúng ta cần phải biết cụm từ này được sử dụng phổ biến rộng rải khi nào? Xin được nói luôn là nó được sử dụng rộng rải bắt đầu khi các cuộc thì đầu tiên diễn ra, còn thời gian thì không ai có thể thể nói chính xác là khi nào. Nhưng chốt hạ 1 điều là từ tố chất này được xuất hiện từ khi có các cuộc thi. Ý nghĩa của từ tố chất đó chính là nhằm miêu tả được những chú chim hội tụ đầy đủ tiêu chí của ban tổ chức các cuộc thi diễn ra.
2: Thế nào là một con chim chào mào tố chất
Quả thật để nói tới vấn đề này thì nó hơi dài dòng và đôi khi cũng rất nhiêu khi. Có 1 cách nhanh nhất để nhìn nhận một con chim tố chất đi thi hay không thì các anh em cứ đọc cái tiêu chí châm thí dưới đây sẻ hiểu liền. Cái tiêu chí chấm thi này mình trích lại ở hội thi chim chào mào mở rộng do CLB Hội quán Chào Mào Tràm chim Đà Nẵng tổ chức lần thứ 2 (17/5/2015).
Tiêu chí thứ 1:
3: Chào mào như thế nào có thể đi thi được
Nói cho vui thì bất kỳ một con chim chào mào nào cũng có thể đi thi được hết với điều kiện chủ nhân của nó đóng tiền cho ban tổ chức hội thi hehe. Đùa vậy thôi chứ để 1 con chim chào mào đi thi có cờ có giải thì nó phải hội tự được những yếu tố mà mình sẻ nói chi tiết dưới đây. Nhân tiện cũng xin nói luôn với các anh em là cờ và giải là 2 cái khác nhau nhé. Con chim mà anh em hay gọi là ăn giải thì nó nằm 1 trong 4 giải là: Nhất – Nhì – Ba – Khuyến khích, vậy mới gọi là chim giải. Còn những con ăn cờ thì hay được gọi là ăn top nhé các anh em. Bây giờ chúng ta sẻ đi sâu vào cách nhìn nhận 1 con chim có thể đi thi và ăn cờ được. Mình sẻ đi tuần tự từ giọng hót, dáng bộ, phong cách thi đấu, thái độ thi đấu, độ bền thi đấu.
4: Giọng hót chào mào đi thi
Có nhiều anh em đồn thổi với nhau là giọng chim thi đấu cần phải thật to, thật dũng mãnh và giọng phải thật là hay và luyến láy thì mới được. Nhưng điều này là sai hoàn toàn, các bạn đừng bao giờ phân biệt giọng và vùng miền như vậy vì trong tiêu chí chấm thì không có cái tiêu chí nào phân biệt vùng miền cả. Hơn nữa trong một cuộc thì cũng không có bất kỳ trong tài nào thừa thời gian để đứng đó mà nghe giọng mà thẩm giọng cả, trọng tài chỉ quan sát con chim đó thi đấu thế nào, có đấu không? có hót không mà thôi. Cho nên các bạn hãy gạt bỏ tư tưởng đó ra đi nhé. Vì mỗi vùng miền đều có một chất giọng đặc trưng riêng, có cái hay cái dỡ riêng. Nhưng đối với 1 con chim thi không cần thiết, miễn sao giọng hót của nó phải có đủ 3 âm tiết trở lên, phải hót đều. Những con hót đều thì hay được gọi là siêng mỏ, thường thì nó 3 lần nhảy cầu sẻ hót 1 lần, những còn này rất hiếm. Cho nên chúng ta cũng chỉ cần chọn những con chuyền cầu 5 -6 lần hót 1 lần cũng được rồi.
5: Dáng bộ chào mào đi thi
Dáng bộ nó làm tăng thêm vẻ đẹp của một chú chim lên, nhìn trông nó thêm uy lực, thường thì anh em bây giờ đều thích chọn những con thon dài, mình ống, mỏng lông, mũ lân. Vâng đúng thế những con như vậy thường rất đẹp chim, cho dù nó có chơi không thuyết phục thì cũng dễ mua bán các anh em nhỉ, vì con người chúng ta nhìn bằng mắt mà. Nhiều anh em nói rằng những con có dáng bộ đẹp, mũ lần, họng bò thương dữ chim và hay hơn. Nhưng thực chất là không phải con nào cũng như vậy, 1 con chim hay dỡ và dữ hay không nó phụ thuộc vào cái nết của con chim chứ không phụ thuộc vào dáng bộ.
Chẳng qua những con mũ lân thường chúng ta để ý thấy cái mào của nó không bao giờ cụp cả, mà chào mào thì đẹp nhất ở cái mủ, nếu cái mủ không cụp thì nó mới đẹp. Có 1 điều oan ức dành cho những chú chim không phải mủ lân là thế này. Giả sử có 2 con chào mào thi đấu ngang nhau mà ta hay gọi là đấu 5 – 5 đấy thì dường như khi nào cũng vậy trọng tài sẽ nghiêng và chọn những con có dáng bộ đẹp mũ lân họng bò hơn là con kia. Nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nên anh em cũng không cần thiết phải lo lắng lắm. Không cần phải dáng bộ đẹp mũ lân hay gì cả, miễn thì đấu tốt là được rồi.
6: Nết chơi của chào mào đi thi
Cái này rất quan trọng mà các anh em cần phải chú ý thật kỹ nhé, thường thì chào mào sẻ có những nết chơi như sau:
Chuyền cầu: Mà các anh em nghệ nhân gọi là sàn cầu hay còn gọi là lăng xăng, không chịu đứng yên 1 chỗ. Những con chim có nết chơi như thế này thường rất linh hoạt, nhanh nhẹn trông rất hoạt bát khả năng đi vào sâu của những con chim này là rất cao, vì tâm lý trọng tài châm thi bây giờ người ta sẻ rất ít và dương như là không cần quan tâm nhưng con có thái độ thi đấu lăng xăng như vậy mà thay vào đó thì trọng tài sẻ tìm những con nào có thái độ thi đấu yếu để hạ.
Rê cầu: Hay còn gọi là chạy cầu, nó cứ cà nhịp cà nhịp cà nhịp liên tục, cái nết chơi này rất khó chịu, nó gây cho đối thủ 1 sự ức chế nhất định. Những con chim có nết chơi như vậy thường là những con chim già, cứng cựa, bản lĩnh thi đấu đầy mình. 1 điều mà các bạn cần để ý đó chính là những con có nết chơi như thế này thường rất ít tốn lực và rất rất bền. Gặp thể loại này thì các bạn không cần phải suy nghĩ gì nhiều mà cứ nhắm mắt làm tới luôn.
Truy sát: Đây có thể không được gọi là nết nhưng tôi cũng xin nói luôn để các bạn được dễ hiểu hơn. Bây giờ các bạn hãy để ý rằng mổi khi đi thì đôi lúc chúng ta hay bị rớt oan là con chim bên cạnh không đấu mà đứng xĩa lông miệt mài chăm chỉ và kết quả là vô tình chim chúng ta bị ảnh hưởng và bắt chước theo thành ra cũng bị hạ lây đúng không? Nhưng nếu con chim chúng ta có nết truy sát là sẻ khác. Gặp phải con nào bỏ đấu, đi ăn, đi uống, xỉa lông hay phơi năng là nó sẻ đâm, đâm liên tục, sàn cầu liên tục, thậm chí là nó con bay luôn cả trong lồng. Nết chơi này thì cũng rất hiếm, con nào có nết này sẻ không phải bị rớt oan, các bạn cũng nên chú ý cái này nhé.
Lên nan: Hay còn gọi là bu bạ lông, nết chơi này thường có ở chim hung dữ và hiếu chiến. Nhưng cái nết lên nan này các bạn cần phải quan sát thật kỹ vì con chim lên nan sẻ có 2 trường hợp khác nhau rỏ rệt nhé. Đối với cái thể loại lên nan mà cụp mào, không xổ mà đòi bu cắn, hoặc muốn xé nan, phá nan, bẻ nan tìm đường qua giết đối phương thì tuyệt đối các bạn không nên chọn vì những con như thế này thì sẻ rất khó đi thi lấy cờ được. Còn đối với cái thể loại lên nan mà không cụp mào, vừa bu lên nan xong là thả cầu đứng sổ, rồi lại lên nan rồi lại thả cầu đứng xổ và lặp lại nhiều lần thì các bạn nhanh tay luôn kẻo người khác họ bợ mất nhé.
Sục sao: Thế nào gọi là sục sạo? Có nghĩa là nó luôn tìm cách đánh đối thủ, nó nhảy cầu liên tục, đấu 4 mặt, bu chụp, lên nan, xuống bố, nói chung là nó không bao giờ ngừng nghĩ và luôn tìm mọi cách để trấn áp đối phương và thị uy với đối thủ. Đây là cái nết chơi rất hiếm và rất khó bắt gặp nhất. Thường những con có nết chơi như thế này đa phần đều là những con dữ chim, có bản tính hung hăng, muốn cai quản và thống trị. Cái nết chơi này thường là những con chim rất khỏe. Những con chim như thế này rất dễ nuôi, sướng một chổ là nó có thể chơi mọi lúc mọi nơi, mọi địa hình. Cứ hễ móc ra là chơi ầm ầm, bệnh nó cũng chơi, thay lông cũng chơi. Trong người nó luôn luôn lúc nào cũng lửa củi, những thể loại như thế này được liệt vào dạng chim chăm đấu, mà những con chăm đấu là những con rất bền chim, cầm những con này đi thi thì các bạn cứ yên tâm và tự tin ăn sáng ún cafe tành tành.
7: Thái độ thi đấu của chim thi
Thường thì ở những vòng đầu tiên thì không cần gì phải thái độ thi đấu cho nhiều cả vì những vòng đầu thường là khởi động nên chỉ cần chú chim linh hoạt, năng nổ một xíu là được rồi. Riêng đối với những vòng chọn hay những vào bắt đầu vào top thì lúc này thái độ thi đấu mới quan trọng. 1 con chim có thái độ thi đấu tốt thường thể hiện rất rỏ rệt, khi nào nó cũng luôn hướng về phía đối thủ của nó mà ra giọng đấu hót. Thái độ thi đấu như vậy còn được gọi là găm chim, một con chim mà đấu găm chim như vậy thường rất ít bỏ nước trong suốt quá trình thi đấu.
8: Độ bền của chim thi
Ai cũng biết rằng các cuộc thi thường diễn ra với thời gian rất dài thường 2-3 tiếng đồng hồ, thậm chí có nhiều cuộc thi còn kéo dài hơn nữa nên đòi hỏi 1 con chim đi thi phải bền bĩ. Ngoài các loại cám cho chào mào trong suốt quá trình nuôi nấng thì tập lực cũng là một cách giúp cho con chim thêm phần dẻo dai, nhưng nó chỉ được khoảng 30% thôi nhé các bạn, còn lại tất cả phụ thuốc vào tố chất của con chim. Đúng lý ra tôi sẻ nói luôn cái vấn đề về chào mào thi đấu bền bỉ nhưng như vậy thì bài viết nó hơi lan mang và không xúc tích nên hẹn các bạn ở bài viết sau chúng ta sẻ tìm hiểu chi tiết hơn về chọn chim chào mào thi đấu bền bỉ nhé.
Độ bền của một con chim thi phụ thuộc vào sức khỏe cũng như nết chơi của con chim đó, có những con vừa móc lên thì nhìn rất hung dữ, bung cánh xòe đuôi éc ché các kiểu rầm trời. Phải công nhận là những con này xem nó chơi rất sướng con mắt, đã cái lỗ tai nhưng về lâu về dài thì nó sẻ thua những con cứ đằm đằm tum tum mà chơi mãi, càng chơi càng hay. Trên lý thuyết là thế, để thực tế trải nghiệm rỏ hơn hết thì các bạn cứ đem nó ra chơi cafe để kiểm tra là chắc nhất. Con nào xuyên suốt trong quá trình chơi cafe mà không bỏ đấu, cứ tà tà mà chơi từ 2h trở lên, ít xỉa lông, không bỏ đấu thì đó đích thị là 1 con chim bền bỉ.
9: Lời kết cho bài viết
Sau cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã và đang đọc bài viết này, tôi biết rằng bài viết của tôi chắc chắn sẻ có ít nhiều thiếu sót, rất mong những quý anh em nghệ nhân nào muốn đóng góp cho bài viết thêm hoàn thiện thì có thể để lại bình luận bên dưới và tôi sẻ tiến hành chỉnh sửa cho nó đầy đủ và chi tiết hơn. Một lần nữa xin ngã mũ nghiêng mình kính phục và cảm ơn đến các bậc tiền lỗi, các lão nghệ nhân đi trước đã để lại cho thế hệ sau một thú vui tao nhã chơi chim chào mào. Xin chúc các anh em nghệ nhân xa gần sức khỏe, thành công trên lĩnh vực mình đang theo đuổi và ngày càng sở hữu được nhiều chim chào mào hay nhé.
Trong phạm vi bài viết này tôi xin chia sẻ đối với những anh em chưa có kinh nghiệm, những anh em mới tập chơi cũng như chưa thể nhìn nhận ra một con chim tố chất và có khả năng thi thố. Việc nhìn nhận một con chim có tố chất và khả năng thi thố nó đòi hỏi cần phải trực quan, tức có nghĩa là mắt thấy tai nghe và theo dõi con chim đó thi đấu trên giàn như thế nào rồi từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác được chứ nói qua như vầy e cũng là rất khó cho các anh em.
Nhưng tôi sẻ cố gắng trình bày bài viết gọn gàng, dễ hiểu nhất để anh em có thể dựa vào đó mà chọn cho mình một con chim vừa ý nhất. Những anh em nào đã có kinh nghiệm cũng như đã biết rồi thì nếu như tôi có nói sai chổ nào thì có thể góp ý để tôi hoàn chỉnh bài viết để các anh em khác có thể tham khảo và học hỏi nhé, xin cảm ơn. Và bây giờ cũng không dài dòng nữa xin đi vào vấn đề chính luôn để khỏi mất thời gian của tôi cũng như các anh em.
1: Ý nghĩa của từ chim chào mào tố chất?
Tôi để ý thấy rằng có rất nhiều anh em còn mơ hồ với vấn đề này, và một bộ phận không ít anh em vẫn không hiểu được 1 con chim tố chất là như thế nào? Và từ đó các anh em cứ lẩn quẩn không thể thoát ra được cái vòng mơ hồ đó. Trước tiên chúng ta cần phải biết cụm từ này được sử dụng phổ biến rộng rải khi nào? Xin được nói luôn là nó được sử dụng rộng rải bắt đầu khi các cuộc thì đầu tiên diễn ra, còn thời gian thì không ai có thể thể nói chính xác là khi nào. Nhưng chốt hạ 1 điều là từ tố chất này được xuất hiện từ khi có các cuộc thi. Ý nghĩa của từ tố chất đó chính là nhằm miêu tả được những chú chim hội tụ đầy đủ tiêu chí của ban tổ chức các cuộc thi diễn ra.
2: Thế nào là một con chim chào mào tố chất
Quả thật để nói tới vấn đề này thì nó hơi dài dòng và đôi khi cũng rất nhiêu khi. Có 1 cách nhanh nhất để nhìn nhận một con chim tố chất đi thi hay không thì các anh em cứ đọc cái tiêu chí châm thí dưới đây sẻ hiểu liền. Cái tiêu chí chấm thi này mình trích lại ở hội thi chim chào mào mở rộng do CLB Hội quán Chào Mào Tràm chim Đà Nẵng tổ chức lần thứ 2 (17/5/2015).
Tiêu chí thứ 1:
- Chim thi đấu phải siêng sàn cầu, chạy cầu, xoè đuôi, bung cánh, thái độ phải linh hoạt, nhảy cầu này sang cầu khác liên tục.
- Chim thai độ hung hăng, doạ nạt đối phương, luôn đứng vươn mình, cup cầu hình chữ C. Ché chét để doạ nạt đối thủ.
- Chim phải chơi liên tục đến khi hết cuộc thi. Không được rỉa lông, tắm nắng; tắm cóng nước.
- Chim đang thi đấu không được bu lồng, chụp lồng, lộn mèo, chụp đuôi, quay vòng, bu nóc, ngoáy lên xuống đáy lồng liên tục.
- Những chú chim ra giọng, đổ bọng trong suốt cuộc thi sẽ được lựa chọn.
- Chim ra phải nhiều giọng, đảo giọng liên tục, giọng luyến láy rõ ràng. Và những chú chim siêng hót và ché nhằm thị uy với đối thủ.
- Chim ra giọng cần phải rõ ràng và phải đạt từ 3 âm tiết trở lên. Những chú chim kêu huýt hiu, quit quiu, quýt quýt không được chọn.
- Chim thi đấu cần phải có thân hình thon gọn, nhanh nhẹn, dáng phải đẹp và cân đối.
- Chim phải thay lông xong, lông không bì xù, cụt đuôi, thiếu cánh. Và chào mào không bị tật lỗi.
3: Chào mào như thế nào có thể đi thi được
Nói cho vui thì bất kỳ một con chim chào mào nào cũng có thể đi thi được hết với điều kiện chủ nhân của nó đóng tiền cho ban tổ chức hội thi hehe. Đùa vậy thôi chứ để 1 con chim chào mào đi thi có cờ có giải thì nó phải hội tự được những yếu tố mà mình sẻ nói chi tiết dưới đây. Nhân tiện cũng xin nói luôn với các anh em là cờ và giải là 2 cái khác nhau nhé. Con chim mà anh em hay gọi là ăn giải thì nó nằm 1 trong 4 giải là: Nhất – Nhì – Ba – Khuyến khích, vậy mới gọi là chim giải. Còn những con ăn cờ thì hay được gọi là ăn top nhé các anh em. Bây giờ chúng ta sẻ đi sâu vào cách nhìn nhận 1 con chim có thể đi thi và ăn cờ được. Mình sẻ đi tuần tự từ giọng hót, dáng bộ, phong cách thi đấu, thái độ thi đấu, độ bền thi đấu.
4: Giọng hót chào mào đi thi
Có nhiều anh em đồn thổi với nhau là giọng chim thi đấu cần phải thật to, thật dũng mãnh và giọng phải thật là hay và luyến láy thì mới được. Nhưng điều này là sai hoàn toàn, các bạn đừng bao giờ phân biệt giọng và vùng miền như vậy vì trong tiêu chí chấm thì không có cái tiêu chí nào phân biệt vùng miền cả. Hơn nữa trong một cuộc thì cũng không có bất kỳ trong tài nào thừa thời gian để đứng đó mà nghe giọng mà thẩm giọng cả, trọng tài chỉ quan sát con chim đó thi đấu thế nào, có đấu không? có hót không mà thôi. Cho nên các bạn hãy gạt bỏ tư tưởng đó ra đi nhé. Vì mỗi vùng miền đều có một chất giọng đặc trưng riêng, có cái hay cái dỡ riêng. Nhưng đối với 1 con chim thi không cần thiết, miễn sao giọng hót của nó phải có đủ 3 âm tiết trở lên, phải hót đều. Những con hót đều thì hay được gọi là siêng mỏ, thường thì nó 3 lần nhảy cầu sẻ hót 1 lần, những còn này rất hiếm. Cho nên chúng ta cũng chỉ cần chọn những con chuyền cầu 5 -6 lần hót 1 lần cũng được rồi.
5: Dáng bộ chào mào đi thi
Dáng bộ nó làm tăng thêm vẻ đẹp của một chú chim lên, nhìn trông nó thêm uy lực, thường thì anh em bây giờ đều thích chọn những con thon dài, mình ống, mỏng lông, mũ lân. Vâng đúng thế những con như vậy thường rất đẹp chim, cho dù nó có chơi không thuyết phục thì cũng dễ mua bán các anh em nhỉ, vì con người chúng ta nhìn bằng mắt mà. Nhiều anh em nói rằng những con có dáng bộ đẹp, mũ lần, họng bò thương dữ chim và hay hơn. Nhưng thực chất là không phải con nào cũng như vậy, 1 con chim hay dỡ và dữ hay không nó phụ thuộc vào cái nết của con chim chứ không phụ thuộc vào dáng bộ.
Chẳng qua những con mũ lân thường chúng ta để ý thấy cái mào của nó không bao giờ cụp cả, mà chào mào thì đẹp nhất ở cái mủ, nếu cái mủ không cụp thì nó mới đẹp. Có 1 điều oan ức dành cho những chú chim không phải mủ lân là thế này. Giả sử có 2 con chào mào thi đấu ngang nhau mà ta hay gọi là đấu 5 – 5 đấy thì dường như khi nào cũng vậy trọng tài sẽ nghiêng và chọn những con có dáng bộ đẹp mũ lân họng bò hơn là con kia. Nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nên anh em cũng không cần thiết phải lo lắng lắm. Không cần phải dáng bộ đẹp mũ lân hay gì cả, miễn thì đấu tốt là được rồi.
6: Nết chơi của chào mào đi thi
Cái này rất quan trọng mà các anh em cần phải chú ý thật kỹ nhé, thường thì chào mào sẻ có những nết chơi như sau:
Chuyền cầu: Mà các anh em nghệ nhân gọi là sàn cầu hay còn gọi là lăng xăng, không chịu đứng yên 1 chỗ. Những con chim có nết chơi như thế này thường rất linh hoạt, nhanh nhẹn trông rất hoạt bát khả năng đi vào sâu của những con chim này là rất cao, vì tâm lý trọng tài châm thi bây giờ người ta sẻ rất ít và dương như là không cần quan tâm nhưng con có thái độ thi đấu lăng xăng như vậy mà thay vào đó thì trọng tài sẻ tìm những con nào có thái độ thi đấu yếu để hạ.
Rê cầu: Hay còn gọi là chạy cầu, nó cứ cà nhịp cà nhịp cà nhịp liên tục, cái nết chơi này rất khó chịu, nó gây cho đối thủ 1 sự ức chế nhất định. Những con chim có nết chơi như vậy thường là những con chim già, cứng cựa, bản lĩnh thi đấu đầy mình. 1 điều mà các bạn cần để ý đó chính là những con có nết chơi như thế này thường rất ít tốn lực và rất rất bền. Gặp thể loại này thì các bạn không cần phải suy nghĩ gì nhiều mà cứ nhắm mắt làm tới luôn.
Truy sát: Đây có thể không được gọi là nết nhưng tôi cũng xin nói luôn để các bạn được dễ hiểu hơn. Bây giờ các bạn hãy để ý rằng mổi khi đi thì đôi lúc chúng ta hay bị rớt oan là con chim bên cạnh không đấu mà đứng xĩa lông miệt mài chăm chỉ và kết quả là vô tình chim chúng ta bị ảnh hưởng và bắt chước theo thành ra cũng bị hạ lây đúng không? Nhưng nếu con chim chúng ta có nết truy sát là sẻ khác. Gặp phải con nào bỏ đấu, đi ăn, đi uống, xỉa lông hay phơi năng là nó sẻ đâm, đâm liên tục, sàn cầu liên tục, thậm chí là nó con bay luôn cả trong lồng. Nết chơi này thì cũng rất hiếm, con nào có nết này sẻ không phải bị rớt oan, các bạn cũng nên chú ý cái này nhé.
Lên nan: Hay còn gọi là bu bạ lông, nết chơi này thường có ở chim hung dữ và hiếu chiến. Nhưng cái nết lên nan này các bạn cần phải quan sát thật kỹ vì con chim lên nan sẻ có 2 trường hợp khác nhau rỏ rệt nhé. Đối với cái thể loại lên nan mà cụp mào, không xổ mà đòi bu cắn, hoặc muốn xé nan, phá nan, bẻ nan tìm đường qua giết đối phương thì tuyệt đối các bạn không nên chọn vì những con như thế này thì sẻ rất khó đi thi lấy cờ được. Còn đối với cái thể loại lên nan mà không cụp mào, vừa bu lên nan xong là thả cầu đứng sổ, rồi lại lên nan rồi lại thả cầu đứng xổ và lặp lại nhiều lần thì các bạn nhanh tay luôn kẻo người khác họ bợ mất nhé.
Sục sao: Thế nào gọi là sục sạo? Có nghĩa là nó luôn tìm cách đánh đối thủ, nó nhảy cầu liên tục, đấu 4 mặt, bu chụp, lên nan, xuống bố, nói chung là nó không bao giờ ngừng nghĩ và luôn tìm mọi cách để trấn áp đối phương và thị uy với đối thủ. Đây là cái nết chơi rất hiếm và rất khó bắt gặp nhất. Thường những con có nết chơi như thế này đa phần đều là những con dữ chim, có bản tính hung hăng, muốn cai quản và thống trị. Cái nết chơi này thường là những con chim rất khỏe. Những con chim như thế này rất dễ nuôi, sướng một chổ là nó có thể chơi mọi lúc mọi nơi, mọi địa hình. Cứ hễ móc ra là chơi ầm ầm, bệnh nó cũng chơi, thay lông cũng chơi. Trong người nó luôn luôn lúc nào cũng lửa củi, những thể loại như thế này được liệt vào dạng chim chăm đấu, mà những con chăm đấu là những con rất bền chim, cầm những con này đi thi thì các bạn cứ yên tâm và tự tin ăn sáng ún cafe tành tành.
7: Thái độ thi đấu của chim thi
Thường thì ở những vòng đầu tiên thì không cần gì phải thái độ thi đấu cho nhiều cả vì những vòng đầu thường là khởi động nên chỉ cần chú chim linh hoạt, năng nổ một xíu là được rồi. Riêng đối với những vòng chọn hay những vào bắt đầu vào top thì lúc này thái độ thi đấu mới quan trọng. 1 con chim có thái độ thi đấu tốt thường thể hiện rất rỏ rệt, khi nào nó cũng luôn hướng về phía đối thủ của nó mà ra giọng đấu hót. Thái độ thi đấu như vậy còn được gọi là găm chim, một con chim mà đấu găm chim như vậy thường rất ít bỏ nước trong suốt quá trình thi đấu.
8: Độ bền của chim thi
Ai cũng biết rằng các cuộc thi thường diễn ra với thời gian rất dài thường 2-3 tiếng đồng hồ, thậm chí có nhiều cuộc thi còn kéo dài hơn nữa nên đòi hỏi 1 con chim đi thi phải bền bĩ. Ngoài các loại cám cho chào mào trong suốt quá trình nuôi nấng thì tập lực cũng là một cách giúp cho con chim thêm phần dẻo dai, nhưng nó chỉ được khoảng 30% thôi nhé các bạn, còn lại tất cả phụ thuốc vào tố chất của con chim. Đúng lý ra tôi sẻ nói luôn cái vấn đề về chào mào thi đấu bền bỉ nhưng như vậy thì bài viết nó hơi lan mang và không xúc tích nên hẹn các bạn ở bài viết sau chúng ta sẻ tìm hiểu chi tiết hơn về chọn chim chào mào thi đấu bền bỉ nhé.
Độ bền của một con chim thi phụ thuộc vào sức khỏe cũng như nết chơi của con chim đó, có những con vừa móc lên thì nhìn rất hung dữ, bung cánh xòe đuôi éc ché các kiểu rầm trời. Phải công nhận là những con này xem nó chơi rất sướng con mắt, đã cái lỗ tai nhưng về lâu về dài thì nó sẻ thua những con cứ đằm đằm tum tum mà chơi mãi, càng chơi càng hay. Trên lý thuyết là thế, để thực tế trải nghiệm rỏ hơn hết thì các bạn cứ đem nó ra chơi cafe để kiểm tra là chắc nhất. Con nào xuyên suốt trong quá trình chơi cafe mà không bỏ đấu, cứ tà tà mà chơi từ 2h trở lên, ít xỉa lông, không bỏ đấu thì đó đích thị là 1 con chim bền bỉ.
9: Lời kết cho bài viết
Sau cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã và đang đọc bài viết này, tôi biết rằng bài viết của tôi chắc chắn sẻ có ít nhiều thiếu sót, rất mong những quý anh em nghệ nhân nào muốn đóng góp cho bài viết thêm hoàn thiện thì có thể để lại bình luận bên dưới và tôi sẻ tiến hành chỉnh sửa cho nó đầy đủ và chi tiết hơn. Một lần nữa xin ngã mũ nghiêng mình kính phục và cảm ơn đến các bậc tiền lỗi, các lão nghệ nhân đi trước đã để lại cho thế hệ sau một thú vui tao nhã chơi chim chào mào. Xin chúc các anh em nghệ nhân xa gần sức khỏe, thành công trên lĩnh vực mình đang theo đuổi và ngày càng sở hữu được nhiều chim chào mào hay nhé.