Ngôi nhà mới của vợ chồng Quang Hải, mỗi căn phòng, mỗi tấm hình, huy chương hay bằng khen đều kể về cuộc đời, sự nghiệp của anh. Nhưng điểm thu hút chúng tôi nhất chính là cái chuồng gà trị giá tiền tỷ của Quang Hải.
Khám phá chuồng gà của Hải 'gà'
Quang Hải rất nổi tiếng trong thế giới bóng đá, nhưng người Nha Trang nói nhiều đến tiền đạo này bởi tài huấn luyện gà mà cái nickname Hải “gà” được đặt cũng vì thế. Quang Hải bảo anh không nhớ mình chơi gà từ lúc nào, chỉ biết là rất lâu, thậm chí anh thích gà, chơi gà trước khi biết đến thảm cỏ xanh và quả bóng da. Do đặc tính của nghiệp cầu thủ phải tập luyện, thi đấu xa nhà liên tục, nên Hải phải nhờ người anh chăm nom chuồng gà giúp.
Những con gà “chiến” oai phong, uy vũ không tiền nào định giá nổi
Quang Hải cũng nổi tiếng yêu gà và giới chơi gà ở Nha Trang kể, có lần gà của Hải bị đánh toé máu, tiền đạo này đã dùng miệng để cầm máu cho gà. Những ngày tập luyện, thi đấu xa nhà liên miên, Quang Hải cũng gọi điện về để nghe tiếng gà cho đỡ… nhớ. Khi buồn, lúc thất vọng hoặc thời gian bị chấn thương, Quang Hải đều nghĩ đến gà, những triết lý từ thú chơi gà để vượt lên. Hải bảo: “Nhiều hôm ốm, đang chích thuốc nhưng nghe nói gà của mình đá thắng là cảm thấy như hết bệnh ngay”.
Hiện tại, chuồng gà của Quang Hải có hơn 30 con mà chú nào cũng oai phong, uy vũ và không tiền nào định giá nổi. Hải cho biết: “Tôi yêu gà, nuôi để chơi chứ không bán. Tôi mê gà chứ có mê tiền đâu! Cho nên chẳng thể định giá chuồng gà nhà tôi giá bao nhiêu nhưng to tiền lắm đấy. Con gà kia kìa, có người trả 50 triệu đồng đấy nhưng tôi không bán”.
Chơi gà giống... bóng đá
Chơi gà cũng giống như chơi bóng đá vậy. Người chơi cũng phải đầu tư như những ông bầu, phải có tiền, có thời gian và quan trọng nhất là tâm huyết. Như Quang Hải, chi phí để nuôi hơn 30 chú gà cũng rất lớn, mỗi loại thuốc cho gà đều phải nhập từ Thái Lan. Cũng như trong bóng đá, chơi gà có hai dạng: một là đào tạo từ gà con đến khi có thể ra trận và hai là chuyển nhượng, tức là mua những con gà uy mãnh. Những người chơi gà có điều kiện bây giờ thường áp dụng cả hai, tức là có “đào tạo trẻ” và có “chuyển nhượng”.
Phút thảnh thơi hiếm hoi bên gia đình của Quang Hải
Công tác đào tạo gà cũng giống như trong bóng đá, có phòng tập thể lực. Theo đó, những chú gà vào cữ tập chạy quanh phòng cho cơ gân săn chắc, mài sắc độc chiêu. Trong chuồng gà cũng có võ đài - nơi những chú gà tập luyện màn đối kháng. Gà cũng cần “quân xanh” mà “quân xanh” thường là những chú gà “phu”. Trước khi thi đấu, người chơi gà cần phải có chiến thuật. Theo đó, một người phải đi “cáp tướng”, giống như do thám và phân tích đối thủ để có cách tiếp cận trận đấu tốt nhất.
Đến bây giờ, giới chơi gà Nha Trang vẫn còn phục cách đào tạo gà của Quang Hải khi chú linh kê của anh đánh suốt 8 tiếng đồng hồ và hạ gục đối thủ. Hải kể: “Con gà đó rất lỳ. Nó cứ phòng ngự, cho đối thủ tấn công rồi nó phản công. Đánh mãi mà gà của tôi không gục, tấn công mãi mà nó không đau. Chính cái thần thái, đôi mắt rực lửa của nó khiến đối thủ phải chạy”.
Cũng giống như đời cầu thủ, chẳng phải chú gà nào cũng trở thành nhà vô địch, là gà chí tôn nhưng mọi con gà đều phải đánh, phải thắng và phải thua thì mới chịu từ giã. Chia tay một chú gà, thậm chí mang gà nhà mình đi chôn là điều đau khổ nhất của người chơi nhưng đó là cái kết không thể tránh khỏi.
“Nhiều lúc bảo bỏ chú gà này, chú gà kia mà trong bụng thì tiếc thương nó lắm. Tội lắm, anh ạ. Như con gà kia kìa, tôi cứu nó 4 tháng nay rồi nhưng không biết có cứu được không nữa. Mình đau khổ khi gà nhà thua trận, bung mỏ, đui mắt nhưng phải vĩnh biệt một chú gà là chỉ muốn khóc”, Quang Hải tâm sự.
Ngồi bên chuồng gà, nghe Quang Hải nói về thú chơi, niềm đam mê mới cảm nhận hết tình yêu của anh dành cho những chú gà. Mải chuyện trò và đắm chìm trong những câu chuyện bất tận về gà, Quang Hải rời chuồng gà mà để quên cả… chìa khoá nhà.
Khám phá chuồng gà của Hải 'gà'
Quang Hải rất nổi tiếng trong thế giới bóng đá, nhưng người Nha Trang nói nhiều đến tiền đạo này bởi tài huấn luyện gà mà cái nickname Hải “gà” được đặt cũng vì thế. Quang Hải bảo anh không nhớ mình chơi gà từ lúc nào, chỉ biết là rất lâu, thậm chí anh thích gà, chơi gà trước khi biết đến thảm cỏ xanh và quả bóng da. Do đặc tính của nghiệp cầu thủ phải tập luyện, thi đấu xa nhà liên tục, nên Hải phải nhờ người anh chăm nom chuồng gà giúp.
Quang Hải cũng nổi tiếng yêu gà và giới chơi gà ở Nha Trang kể, có lần gà của Hải bị đánh toé máu, tiền đạo này đã dùng miệng để cầm máu cho gà. Những ngày tập luyện, thi đấu xa nhà liên miên, Quang Hải cũng gọi điện về để nghe tiếng gà cho đỡ… nhớ. Khi buồn, lúc thất vọng hoặc thời gian bị chấn thương, Quang Hải đều nghĩ đến gà, những triết lý từ thú chơi gà để vượt lên. Hải bảo: “Nhiều hôm ốm, đang chích thuốc nhưng nghe nói gà của mình đá thắng là cảm thấy như hết bệnh ngay”.
Hiện tại, chuồng gà của Quang Hải có hơn 30 con mà chú nào cũng oai phong, uy vũ và không tiền nào định giá nổi. Hải cho biết: “Tôi yêu gà, nuôi để chơi chứ không bán. Tôi mê gà chứ có mê tiền đâu! Cho nên chẳng thể định giá chuồng gà nhà tôi giá bao nhiêu nhưng to tiền lắm đấy. Con gà kia kìa, có người trả 50 triệu đồng đấy nhưng tôi không bán”.
Chơi gà giống... bóng đá
Chơi gà cũng giống như chơi bóng đá vậy. Người chơi cũng phải đầu tư như những ông bầu, phải có tiền, có thời gian và quan trọng nhất là tâm huyết. Như Quang Hải, chi phí để nuôi hơn 30 chú gà cũng rất lớn, mỗi loại thuốc cho gà đều phải nhập từ Thái Lan. Cũng như trong bóng đá, chơi gà có hai dạng: một là đào tạo từ gà con đến khi có thể ra trận và hai là chuyển nhượng, tức là mua những con gà uy mãnh. Những người chơi gà có điều kiện bây giờ thường áp dụng cả hai, tức là có “đào tạo trẻ” và có “chuyển nhượng”.
Công tác đào tạo gà cũng giống như trong bóng đá, có phòng tập thể lực. Theo đó, những chú gà vào cữ tập chạy quanh phòng cho cơ gân săn chắc, mài sắc độc chiêu. Trong chuồng gà cũng có võ đài - nơi những chú gà tập luyện màn đối kháng. Gà cũng cần “quân xanh” mà “quân xanh” thường là những chú gà “phu”. Trước khi thi đấu, người chơi gà cần phải có chiến thuật. Theo đó, một người phải đi “cáp tướng”, giống như do thám và phân tích đối thủ để có cách tiếp cận trận đấu tốt nhất.
Đến bây giờ, giới chơi gà Nha Trang vẫn còn phục cách đào tạo gà của Quang Hải khi chú linh kê của anh đánh suốt 8 tiếng đồng hồ và hạ gục đối thủ. Hải kể: “Con gà đó rất lỳ. Nó cứ phòng ngự, cho đối thủ tấn công rồi nó phản công. Đánh mãi mà gà của tôi không gục, tấn công mãi mà nó không đau. Chính cái thần thái, đôi mắt rực lửa của nó khiến đối thủ phải chạy”.
Cũng giống như đời cầu thủ, chẳng phải chú gà nào cũng trở thành nhà vô địch, là gà chí tôn nhưng mọi con gà đều phải đánh, phải thắng và phải thua thì mới chịu từ giã. Chia tay một chú gà, thậm chí mang gà nhà mình đi chôn là điều đau khổ nhất của người chơi nhưng đó là cái kết không thể tránh khỏi.
“Nhiều lúc bảo bỏ chú gà này, chú gà kia mà trong bụng thì tiếc thương nó lắm. Tội lắm, anh ạ. Như con gà kia kìa, tôi cứu nó 4 tháng nay rồi nhưng không biết có cứu được không nữa. Mình đau khổ khi gà nhà thua trận, bung mỏ, đui mắt nhưng phải vĩnh biệt một chú gà là chỉ muốn khóc”, Quang Hải tâm sự.
Ngồi bên chuồng gà, nghe Quang Hải nói về thú chơi, niềm đam mê mới cảm nhận hết tình yêu của anh dành cho những chú gà. Mải chuyện trò và đắm chìm trong những câu chuyện bất tận về gà, Quang Hải rời chuồng gà mà để quên cả… chìa khoá nhà.
Relate Threads