Tập quán sống và sự trưởng thành của chim họa mi :
Chim họa mi còn có tên gọi "họa mi vàng", chúng thường sống quần cư tại các tỉnh của Trung Quốc như: Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Giang Tô, Hồ Bắc, Hiệp Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu... Đặc điểm của họa mi là tiếng hót dài và chúng hót liên tục suốt năm, bất kể vào mùa nào, như gặp lúc nắng hạn, tuyết rơi, mưa dầm, từ lúc sáng sớm đến lúc trời tối mịt, chúng luôn cất cao giọng sang sảng, lảnh lót du dương. Giọng luôn được luyến láy từ trầm đến bổng, thấp đến cao, nghe rất đã tai. Đặc sắc là nhái giọng phảng phất giọng chim khác hoặc đồng loại. Chúng còn bắt chước được giọng mèo kêu, chó sủa, gà gáy làm cho mọi người cảm thấy thú vị! Họa mi thường lảng vảng đấu hót trên các tàn cây trong thôn xóm, vùng sát gần chân núi, cây cối bụi rậm quanh ruộng hoặc tàn cây ẩn khuất trên mái đình chùa. Chúng vui thích sinh hoạt đơn độc, ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Tính nhút nhát, rất sợ người. Chỉ cần nghe tiếng động là chúng tuôn bay hay ẩn mình khuất bóng ngay. Đặc biệt là thể hình đôi cánh ngắn bầu tròn nên sức bay lượn yếu, không bay cao và bay xa được. Nhưng chúng rất khéo chạy, bay, nhảy quanh tàn cây, khóm trúc. Có thể nói tài lẩn tránh, bay nhảy của chúng không giống các loại chim khác. Bản tính của họa mi là thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, hùng cứ lãnh địa. Do đó tác phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muốn tranh quyền làm bá chủ. Họa mi trống rất háu đá, nên quyết loại đối thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Chúng dùng vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm, vùng đất đang kiếm ăn. Bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa là chúng dương oai "đao kiếm" tranh hùng ngay, không cần phải đấu hót dài dòng! Mặc dù cùng uống nước chung một con sông, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên tạm gọi chúng là "anh hùng điểu" ! Mỗi năm vào tiết trời khoảng tháng 4-7 tại Trung Quốc, họa mi đã trưởng thành. Chúng thường giao phối vào lúc trời hừng sáng, kế đến là xây ổ. Ôổ được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng...; xây thành hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn; chọn đặt trong bụi cỏ rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ. Trứng thường là màu đá quí xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 đến 5 trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, mỗi năm có thể ấp được từ 2 đến 3 lứa chim con. Chim con từ trứng nở ra không đủ ngày, lông măng chưa mọc đủ, chim con chưa rời ổ; đến khi lông chim con mọc dầy đều; lúc có thể rời ổ, gọi là chim "lông tơ". Từ giai đoạn "lông tơ" qua năm thứ hai, sau khi đã thay lông gọi là chim "lông đủ". Trải qua sau 2 năm, họa mi trưởng thành gọi là "lông già". Khoảng thời kỳ từ lúc chim còn ở ổ, lông tơ, lông đủ; suốt trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con. Trong giai đoạn chim con, tánh tình chúng hiền lành, dễ dàng thuần dưỡng như ở cấp sơ học, nhưng tiếng hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lảnh lúc trưởng thành. Chim ở giai đoạn "lông già" tức chim đã trưởng thành, tánh tình nóng nảy rối rít, luôn giao động, cho nên khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng "mở miệng" hót được, dễ dàng đưa giọng hót của chúng mỗi lúc càng nâng cao. Ngoài thời kỳ thay lông, thì hầu như suốt bốn mùa chúng luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội! Một con họa mi đủ tiêu chuẩn, bản lãnh có thế đang đứng đấu hót, có thể đánh giá sơ bộ như sau: - thân thể đứng yên một chỗ, không liếc ngoái tứ phía - đầu ngẩng cao mà không nhìn xuống - chóp đuôi cúp xuống - đôi cánh giữ yên, không quạt lên - lông ốp sát thân - mỏ nhọn ưỡn dài. Nhìn chung tổng thể sắc diện của chim ở thế tỉnh táo, tự tin, oai phong là đạt ưu điểm "dách lầu"
Bài viết hay, chia sẻ anh em cùng đọc
Chim họa mi còn có tên gọi "họa mi vàng", chúng thường sống quần cư tại các tỉnh của Trung Quốc như: Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Giang Tô, Hồ Bắc, Hiệp Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu... Đặc điểm của họa mi là tiếng hót dài và chúng hót liên tục suốt năm, bất kể vào mùa nào, như gặp lúc nắng hạn, tuyết rơi, mưa dầm, từ lúc sáng sớm đến lúc trời tối mịt, chúng luôn cất cao giọng sang sảng, lảnh lót du dương. Giọng luôn được luyến láy từ trầm đến bổng, thấp đến cao, nghe rất đã tai. Đặc sắc là nhái giọng phảng phất giọng chim khác hoặc đồng loại. Chúng còn bắt chước được giọng mèo kêu, chó sủa, gà gáy làm cho mọi người cảm thấy thú vị! Họa mi thường lảng vảng đấu hót trên các tàn cây trong thôn xóm, vùng sát gần chân núi, cây cối bụi rậm quanh ruộng hoặc tàn cây ẩn khuất trên mái đình chùa. Chúng vui thích sinh hoạt đơn độc, ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Tính nhút nhát, rất sợ người. Chỉ cần nghe tiếng động là chúng tuôn bay hay ẩn mình khuất bóng ngay. Đặc biệt là thể hình đôi cánh ngắn bầu tròn nên sức bay lượn yếu, không bay cao và bay xa được. Nhưng chúng rất khéo chạy, bay, nhảy quanh tàn cây, khóm trúc. Có thể nói tài lẩn tránh, bay nhảy của chúng không giống các loại chim khác. Bản tính của họa mi là thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, hùng cứ lãnh địa. Do đó tác phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muốn tranh quyền làm bá chủ. Họa mi trống rất háu đá, nên quyết loại đối thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Chúng dùng vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm, vùng đất đang kiếm ăn. Bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa là chúng dương oai "đao kiếm" tranh hùng ngay, không cần phải đấu hót dài dòng! Mặc dù cùng uống nước chung một con sông, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên tạm gọi chúng là "anh hùng điểu" ! Mỗi năm vào tiết trời khoảng tháng 4-7 tại Trung Quốc, họa mi đã trưởng thành. Chúng thường giao phối vào lúc trời hừng sáng, kế đến là xây ổ. Ôổ được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng...; xây thành hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn; chọn đặt trong bụi cỏ rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ. Trứng thường là màu đá quí xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 đến 5 trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, mỗi năm có thể ấp được từ 2 đến 3 lứa chim con. Chim con từ trứng nở ra không đủ ngày, lông măng chưa mọc đủ, chim con chưa rời ổ; đến khi lông chim con mọc dầy đều; lúc có thể rời ổ, gọi là chim "lông tơ". Từ giai đoạn "lông tơ" qua năm thứ hai, sau khi đã thay lông gọi là chim "lông đủ". Trải qua sau 2 năm, họa mi trưởng thành gọi là "lông già". Khoảng thời kỳ từ lúc chim còn ở ổ, lông tơ, lông đủ; suốt trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con. Trong giai đoạn chim con, tánh tình chúng hiền lành, dễ dàng thuần dưỡng như ở cấp sơ học, nhưng tiếng hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lảnh lúc trưởng thành. Chim ở giai đoạn "lông già" tức chim đã trưởng thành, tánh tình nóng nảy rối rít, luôn giao động, cho nên khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng "mở miệng" hót được, dễ dàng đưa giọng hót của chúng mỗi lúc càng nâng cao. Ngoài thời kỳ thay lông, thì hầu như suốt bốn mùa chúng luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội! Một con họa mi đủ tiêu chuẩn, bản lãnh có thế đang đứng đấu hót, có thể đánh giá sơ bộ như sau: - thân thể đứng yên một chỗ, không liếc ngoái tứ phía - đầu ngẩng cao mà không nhìn xuống - chóp đuôi cúp xuống - đôi cánh giữ yên, không quạt lên - lông ốp sát thân - mỏ nhọn ưỡn dài. Nhìn chung tổng thể sắc diện của chim ở thế tỉnh táo, tự tin, oai phong là đạt ưu điểm "dách lầu"
Bài viết hay, chia sẻ anh em cùng đọc
Relate Threads
mi mộc
bởi phamvansang,
Latest Threads
mi mộc
bởi phamvansang,