Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

Minh_KyYen1010

Thành Viên
Tham gia
21 Tháng mười 2010
Bài viết
275
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Một trong nhiều yếu tố quyết định thành công cho chuyến bẫy chim Chào mào là tìm vị trí treo lồng (lụp) bẫy và tạo một số cành thế để chim trời nhảy cầu tử đá mồi. Trước đây mình đi bẫy Chào mào thường treo lồng bẫy theo cảm tính chứ không để ý tạo cành thế, tức là cứ thấy chỗ nào nhiều chim trời thì treo lồng lên cành nào tiện nhất. Chính vì thế nên nhiều lần phải xách mồi về mà không được chú bổi trời nào. Những hôm nào may mắn được 1,2 con là do chúng ham ăn nhảy vào cầu tử chén hoa quả nên sập bẫy. Mình có tìm hiểu một sô bài viết về tạo cành thế khi đánh bẫy Chào mào trên các forum về loài chim này và thấy tầm quan trọng của việc này. Xin có vài dòng suy nghĩ như sau:
- Tạo cành thế để khi cm mồi nhử cm trời nhảy đá thì chỉ có cách duy nhất là nhảy đậu vào cầu tử -> thể hiện tính hiệu quả. Cành thế rất quan trọng khi dùng loại lồng (lụp) một cửa sập.
- Tạo cảnh thế là để xem nước chơi của chú cm trời có gì nổi bật, đặc sắc hay không. Những người nhiều kinh nghiệm về chơi và bẫy CM rất dễ nhận biết điều này và họ cũng có thể tạo những cành thế chỉ để xem bổi trời đấu đá với mồi.
Vẫn còn rất nhiều lý do để giải thích Tại sao phải tạo cành thế? Tạo cành thế như thế nào? Hiệu quả ra làm sao?...Trình độ chơi của mình chỉ là lượn lặt những cái hay của người khác chứ kinh nghiệm tự rút ra thì chưa có nên mong các bạn thảo luận thêm để mỗi chuyến đi bẫy CM là một chuyến phiêu lưu hấp dẫn, vui vẻ, hiệu quả.
Thân!
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

ai cao thu bẫy chim thì vào cho ít kinh nghiệm
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

Cái vụ cành nhánh thế thế khó chia xẻ quá các bác ơi, nhìn mà làm theo chắc là dễ hơn là biến nó thành lời văn. Giữa lồng bẫy 1 cửa và 2 cửa em thấy cũng cần có các thế treo lồng khác nhau làm sao để ngụy trang lồng kín mà mồi vẫn chơi tốt với bổi trời các bác ạ.
Với lồng 1 cửa thì em chưa sử dụng qua, chỉ quan sát 1 số clip của ae chơi CM trong Huế đi đanh up lên mà có ý kiến, nếu có gì sai mong được các bác sửa cho hoàn thiện. Theo quan sát của em thì khi sử dụng lồng bẫy 1 cửa điều quan trọng là treo lồng sao cho kín phần không gắn cầu tử để bổi trời không đá mồi từ hướng đó. Cành thế cũng có thể có từ 1 đến nhiều cành tùy theo mình muốn bổi trời sập nhanh hay tạo cơ hội cho mồi với bổi trời đấu đá nhau và quan sát lối chơi của bổi hay dở ra sao, khi đó cần treo bẫy ở cành nào có nhiều nhánh chìa ra hướng về phía bẫy và cách bẫy 1 khoảng nhất định (không rõ lắm về khoảng cách này:((). Treo bẫy sao cho cầu tử cao hay thấp hơn cành thế cũng góp phần vào cơ hội dính bổi trời nhiều hay ít, nhanh hay chậm. Thường thì cành thế mà cao hơn cầu từ thì bổi trời chắc chết!!! (cái này em chỉ đoán nhé).
Về cơ bản với lồng 2 cầu tử việc bổ trí cành trế tương tự như lồng 1 cầu tử, ta chỉ tìm vị trí cành treo bẫy nào có 2 thế ở 2 bên cầu tử và công việc tiếp theo là quan sát:-", chờ đợi, hồi hộp:-w[-O< rồi vui mừng :)):))
Thân!
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

Cái vụ cành nhánh thế thế khó chia xẻ quá các bác ơi, nhìn mà làm theo chắc là dễ hơn là biến nó thành lời văn. Giữa lồng bẫy 1 cửa và 2 cửa em thấy cũng cần có các thế treo lồng khác nhau làm sao để ngụy trang lồng kín mà mồi vẫn chơi tốt với bổi trời các bác ạ.
Với lồng 1 cửa thì em chưa sử dụng qua, chỉ quan sát 1 số clip của ae chơi CM trong Huế đi đanh up lên mà có ý kiến, nếu có gì sai mong được các bác sửa cho hoàn thiện. Theo quan sát của em thì khi sử dụng lồng bẫy 1 cửa điều quan trọng là treo lồng sao cho kín phần không gắn cầu tử để bổi trời không đá mồi từ hướng đó. Cành thế cũng có thể có từ 1 đến nhiều cành tùy theo mình muốn bổi trời sập nhanh hay tạo cơ hội cho mồi với bổi trời đấu đá nhau và quan sát lối chơi của bổi hay dở ra sao, khi đó cần treo bẫy ở cành nào có nhiều nhánh chìa ra hướng về phía bẫy và cách bẫy 1 khoảng nhất định (không rõ lắm về khoảng cách này:((). Treo bẫy sao cho cầu tử cao hay thấp hơn cành thế cũng góp phần vào cơ hội dính bổi trời nhiều hay ít, nhanh hay chậm. Thường thì cành thế mà cao hơn cầu từ thì bổi trời chắc chết!!! (cái này em chỉ đoán nhé).
Về cơ bản với lồng 2 cầu tử việc bổ trí cành trế tương tự như lồng 1 cầu tử, ta chỉ tìm vị trí cành treo bẫy nào có 2 thế ở 2 bên cầu tử và công việc tiếp theo là quan sát:-", chờ đợi, hồi hộp:-w[-O< rồi vui mừng :)):))
Thân!
nghệ thuật bẫy chim và treo lồng có tạo cành thế cũng quan trọng lắm bạn ơi.tôi thường đi bẫy bằng lồng hai cửa hai bên hai cành thế cao hơn cầu tử của lồng tầm 17cm đến 20cm là vừa chứ đừng xa quá và cũng đừng gần quá.chặt hết cành vướng xung quanh đi là ok ngay
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

Chào bạn,

Mình thì khi đi bẫy chim đều quan sát thế chim trời vô chung (đá) rồi mới quyết định treo thế. Thông thường theo cảm giác, cứ vào là treo nhánh nào sao cho phía cầu tử hướng lệch nhánh thế tầm 30 độ và thấp hơn. Nhưng nhiều iem lại chướng tính không dùng nhánh đó để đá mà lựa nhánh móc hoặc đá tầm xa. Lúc đó phải chọn lại vị trí, xác định nhánh nào iem trời chọn thế để đá, và đá vào vị trí nào rồi mới đổi.

Riêng đánh tơ thì cứ chọn nhánh nào lài lài, nhiều nhánh quanh lồng càng tốt, chim vùng khác ko rỏ, riêng ở mình thì hiếm có iem tơ nào dám đứng cành thế mà đâm vào cầu tử để lấy mồi...hehe

...bẫy chim là cả 1 nghệ thuật :D

Thân,
CADN
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

cao thủ về bẫy chào mào vào cho ae ít kinh nghiệm để học hỏi với
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

ai có kinh nghiệm thì chỉ dáo thêm cho mọi người đi
có hình ảnh cụ thể thì tốt quá
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

toàn các cao thủ về thi tài:bz
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

tớ đi bẩy chào mào nhiều lắm rồi nhưng không biết phải diễn đạt thế nào cho hợp lý nữa khó nói cho người khác hiểu thật đó
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

Mỗi người có một cách đặt lồng chim tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh khu bẫy chim khác nhau làm sao để chim trời rễ đá là được . Mỗi con chim có một tính cách và độ căng khác nhau . Thường thì chào mào rất (khôn) chúng toàn tìm sơ hở để đá chứ ít khi có những chú chim đá trực diện lắm . Chúng luôn giữ một khoảng cách khá hợp lý với chim mồi và tìm sơ hở để đá . Thường thì lúc ta tưởng trừng không thể đá là lúc chúng lại đá . Bẫy chim một thú vui khá tao nhã vào những ngày cuối tuần , nó mang lại cho chúng ta những lúc gần như ngừng thở hồi hộp ( khá thú vị ) . Chúc các bác có một buổi cuối tuần bẫy chim vui vẻ và thành công .
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

tình hình là anh em nào nhiệt tình thì post cái ảnh lên cho dễ
 
Ðề: Tạo cành, nhánh thế khi đi bẫy Chào mào

khi các bác đi bẫy các bác mới hiểu rõ ràng hơn được. Nói như thế cũng chả hiểu được nhiều tóm lại là tùy con chim trời mà treo thôi có con đá xa có con đá gần mà. Các bác lần đầu đi bẫy treo cỡ 10 lần là biết á mà. treo sao cũng được miễ sao đừng vướng cành nhánh xung quanh vào lồng, con chim ngoài nó mà hăng lên thì nó sẽ tim mọi cách đá thôi chẳng wa treo thế để tóm em no cho nhanh thui ma
 
Bên trên