Không ai biết môn đá gà có từ khi nào. Chỉ biết đó là một trò chơi dân gian có từ lâu đời. Dần dần được hoàn thiện và trở thành môn nghệ thuật. Không riêng ở nước ta, một số nước lân cận cũng có môn đá gà. Chủ yếu là để giải trí vui chơi. Đá gà mang tính đại chúng, ai có gà đều có thể chơi được cả.
Chơi đá gà xưa và nay:
Gà đá thường được người xưa tổ chức trong các dịp lễ, tết, hội hè. Có lẽ sôi nổi nhất vẫn là dịp tết Nguyên đán. Bắt đầu tháng chạp cho đến hết tháng giêng- “Tháng giêng là tháng ăn chơi…”. Từ trong xóm, ngoài làng đều chơi đá gà. Tuỳ theo cấp độ, quy mô khác nhau mà phong trào chơi đá gà càng trở nên sôi nổi hay không.
Ngày xưa trường gà đá khá đơn giản. Đào vũng đất bằng cái nong (f khoảng 1,5-2m) sâu chừng 30-40cm, xong đổ cát vào (để khỏi hư chân gà). Người xem ngồi xung quanh, vừa thưởng thức vừa làm vi đá. Hò reo để khích lệ 2 chủ kê là chính. Có cá độ nhưng không mang tính ăn thua sát phạt lẫn nhau- chủ yếu là tạo cao trào.
Trong xóm, làng là vậy, nhưng khi ra ngoài huyện, ngoài tỉnh phải là con gà vô địch trong tỉnh, trong huyện đó- quyết tâm thắng không để thua. Đó là danh dự cũng là trách nhiệm và lòng tự hào của người có gà đá hay được chọn đi thi đấu.
Theo một số người chơi gà đá ở Bình Định, có lẽ thịnh hành nhất là thời Nguyễn Lữ (một trong 3 anh em nhà Tây Sơn). Theo truyền thuyết, ông rất đam mê môn đá gà, và ông đã tuyển được giống gà đá nổi tiếng- (theo một số người chơi gà đá ở Bình Định thì giống này còn lưu truyền lại đến ngày nay). Có lẽ từ lòng đam mê, với cách quan sát của một võ tướng từ các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, nên ông đã sáng tạo ra bài võ: “Hùng kê quyền” nổi tiếng xưa nay. Tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá mà có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, nhỏ con thắng người to khỏe.
Ngày nay, giới chơi đá gà thường tổ chức trường đá hẳn hoi. Trình độ chơi và nghệ thuật chơi cũng được nâng cao hơn. Vi đá được quây cố định, trên có mái che, tròn xung quanh có băng ghế cao dần từ trong ra ngoài để cho khách ngồi xem. Riêng ở Quy Nhơn, Bình Định cũng có 2 trường gà, thường mở cửa thứ 7, chủ nhật, hay trong dịp lễ tết… Cách chơi là: Sau khi 2 chủ kê (chủ gà) thoả thuận, gà được bịt mỏ, bịt cựa (để khỏi nguy hiểm chết gà) rồi thả vào vi đá. Trận đấu bắt đầu cũng là lúc cổ động viên hưởng ứng. Lực lượng cổ động viên 2 bên “bắt giá” nhau. Thường con đá hay được bắt giá trên, con đá kém hơn bắt giá dưới, mấy “chai” ăn mấy “chai” (chai bia). Sau một vài “hồ” (mỗi hồ là 20 phút, nghỉ 5 phút) xem thế trận nghiêng bên nào. Lúc này cổ động viên thường theo đuổi phía mình cá cược, nhưng cũng có người bỏ phía con gà mình ủng hộ “lội” sang bên kia để tiếp tục cá cược. Đến khi trận thế thay đổi “thợ câu” (người chèo kéo) treo giá, nhử để người chơi từ bỏ hay giữ lập trường theo đuổi con gà mình thích. Khi đấu thủ lâm thế có thể từ giá dưới người cược nhảy lên giá trên. Cứ như vậy trận đá gà cứ sôi lên thành hội vui chơi thoả thuê.
Nếu chỉ cá cược mang tính vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật đó là điều đáng quý và nên phát huy, ngược lại có kẻ lợi dụng trò chơi đá gà để ăn thua, cờ bạc, sát phạt lẫn nhau là điều đáng lên án và phải triệt để ngăn chặn.
Nuôi gà đá lắm công phu:
Một số người nuôi gà đá nổi tiếng Bình Định hiện nay cho rằng, vẫn giữ được giống gà đá quý hiếm từ thời Nguyễn Lữ- tuy đã trên vài trăm năm có lẻ. Họ giữ bằng cách chọn lựa giống tốt, không cho gà cùng bố, mẹ đạp mái lẫn nhau- tránh đồng huyết thoái hoá. Khi nở ra thường chọn con giống rặc bố mẹ, mình dài, to, khoẻ, lông đẹp…Theo ông Lê Văn Đấu- chủ một trường gà đá ở Quy Nhơn và là cơ sở nuôi, bảo tồn giống gen gà đá, cho rằng: ông Trần Đình Văn (tức Bảy Quéo, ở Thị trấn Bình Định), duy trì tuyển chọn gà đá có một không hai ở Bình Định. Hiện ông Đấu nuôi giống gà đá sinh sản cũng do Bảy Quéo chuyển giao. Giống ở trại gà của ông được Viện Chăn nuôi quốc gia chọn làm nơi bảo tồn giống gen gà đá quốc gia.
Ông Đấu: nuôi gà giống đá cũng rất công phu. Sau khi chọn mái tốt cho phối với cồ đá hay. Trong quá trình đẻ trứng cho ăn đủ chất. Khi nở, gà con nuôi thả bình thường, ngoài cho ăn tấm, bột bắp, cám gạo, lúa…hàng tuần cho ăn thêm bột đậu xanh, rau xà lách, lươn con, trứng vịt lộn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò…để tránh trường hợp “đói con”- (suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ). Như vậy mới đủ dinh dưỡng, để khi lớn lên đủ tiêu chuẩn trở thành gà đá thực thụ, bền bỉ dẻo dai, có sức mạnh vô địch như một võ sĩ.
Khi gà đá 6 tháng tuổi chỉ cho ăn lúa rửa sạch và nuôi nhốt. Đến 8 tháng tuổi- khi đã tròn tiếng gáy thì cắt tai, cắt tích, cắt lông già. Lúc này bắt đầu huấn luyện gà bằng cách cho đá xổ. Lần đầu 10 phút, lần 2, lần 3 khoảng 10-15 phút, rồi trọn “hồ” (20 phút). Ngoài ra còn tập “chạy lồng” để chân gà khoẻ, dẻo dai
Lúc này có thể đánh giá được gà đá hay, đá dở, có sanh thế hay không (thế sáng tạo trong lúc đá) và đá ở thế “kèo trên” hay “kèo dưới” (tức gát cần lên trên hay dưới đối phương). Ở giai đoạn này nhiều con có thế đá rất độc đáo: đá hầu (đá vào cổ họng, có khi làm đứt thực quản đối phương), đá mồng, mặt (làm đuôi mắt, tím đầu đối phương), đá xỏ ngang (làm đối phương dễ gãy cần (cổ). Có con đá ngang bảng lưng (làm tổn thương phổi đối phương). Gà có sanh thế thì quý hơn nhiều lần gà thuần thế.
Kinh kê xưa nói về đặc điểm gà đá hay:
Tuyển chọn gà kê giống đá hay.
Không gì bằng độc dấu đá hay
Mình thuyền gối thắt lưng xuôi mái
Cổ ngẩng chân cong mỏ lại ngay (thẳng)
Tiếng gáy nghẹn ngào mà giọng gắt
Bước đi ngón chúm ít gà tày
Tự nhiên đầu lắt, hay né giỏ
Cáp độ ra trường ắt thắng ngay
Hay:
Nhất thời chân chúm vãi ra
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng
Chọn gà đá nên chọn gà từ 3,2-3,5 kg săn gọn, không nên chọn gà mập 3,8-4 kg nặng nề chậm chạp
Trong giới chơi đá gà ở Bình Định, ai cũng phục tài chọn gà của ông Bảy Quéo. Có thể nói ông là một chuyên gia gà đá. Không những tư vấn cho người chơi trong tỉnh, trong nước, còn vươn ra các nước láng giềng: Thái Lan, Lào, Campuchia. Ngoài chọn gà giống ông còn chọn gà đá hay. Ông Bảy Quéo cho biết: Rất nhiều dạng gà hay và ở đâu cũng có. Gà đá hay thường có đặc điểm: mình dài, lông mướt, mồng to, vảy mỏng, câu tròn, gối thắt, ngón nhỏ dài, tam sơn rộng…nhưng cũng không nhất thiết vậy. Có con nhìn bề ngoài nhỏ con, không đẹp nhưng đá rất hay- “Tiểu bất khả địch”. Ông chơi gà đá từ lúc lên 12 tuổi. Lúc đầu chỉ theo các tay cao thủ đá gà vùng thành Hoàng Đế- thị trấn Đập Đá, Bình Định: Yến Sơn, Sáu Hề, Hoàng cà lăm, Mười Tập… và ông đam mê từ đó.
Ông Bảy Quéo cho rằng: con gà như cầu thủ bóng đá, có tư chất đá hay nhưng không có thầy huấn luyện chu đáo cũng không trở thành gà đá hay được. Ông là người chuyên tuyển chọn, huấn luyện gà đá. Nhìn gà ông có thể biết trước đến 30% con gà đó đá hay, hay dở. Ông từng đặt chân khắp đất nước Thái Lan, Lào, Campuchia để trao đổi gà với các tay chơi nước bạn. Ông nhớ lại: lần đầu mang gà sang Thái Lan, một con gà của ông thắng liền hai con gà của nước bạn, làm cho bạn phải nể phục gà Việt Nam.
Hiện tại nhà ông có nuôi nhiều gà đá- giống trong nước, nước ngoài đều có. Ông Bảy nhận xét: Ở đâu cũng có gà hay, dở nhưng giống gà Việt Nam ta rất cứng cáp và lì đòn. Đặc biệt giới đá gà rất phục tài “cho nước” gà của Bảy Quéo. Con gà nào ông cho nước y như là cấp thêm thuốc trợ lực, khoẻ lại ngay sau một hồ đá, tiếp thêm sức cho hồ sau. Ông không nói cụ thể, chỉ cho biết: cho nước nơi nào gà dễ thở- như nách, lưng chẳng hạn, chứ không có gì là bí quyết. Nhìn gà biết sức khoẻ chúng, nếu không khoẻ ép chúng đá là thua ngay.
Theo một số người chơi đá gà: để tránh đá chui, cá độ thiếu lành mạnh, nên tổ chức trường gà quy mô, có sự quản lý của chính quyền địa phương, hoạt động trong phạm vi cho phép. Như vậy vừa bảo tồn môn đá gà trong dân gian truyền thống, vừa giúp con người vui chơi giải trí. Môn này có thể phục vụ cho du lịch. Có đầu tư thì môn đá gà mới ngày càng hoàn thiện, nâng cao thành môn nghệ thuật truyền thống.
ANH TÙNG.
Chơi đá gà xưa và nay:
Gà đá thường được người xưa tổ chức trong các dịp lễ, tết, hội hè. Có lẽ sôi nổi nhất vẫn là dịp tết Nguyên đán. Bắt đầu tháng chạp cho đến hết tháng giêng- “Tháng giêng là tháng ăn chơi…”. Từ trong xóm, ngoài làng đều chơi đá gà. Tuỳ theo cấp độ, quy mô khác nhau mà phong trào chơi đá gà càng trở nên sôi nổi hay không.
Ngày xưa trường gà đá khá đơn giản. Đào vũng đất bằng cái nong (f khoảng 1,5-2m) sâu chừng 30-40cm, xong đổ cát vào (để khỏi hư chân gà). Người xem ngồi xung quanh, vừa thưởng thức vừa làm vi đá. Hò reo để khích lệ 2 chủ kê là chính. Có cá độ nhưng không mang tính ăn thua sát phạt lẫn nhau- chủ yếu là tạo cao trào.
Trong xóm, làng là vậy, nhưng khi ra ngoài huyện, ngoài tỉnh phải là con gà vô địch trong tỉnh, trong huyện đó- quyết tâm thắng không để thua. Đó là danh dự cũng là trách nhiệm và lòng tự hào của người có gà đá hay được chọn đi thi đấu.
Theo một số người chơi gà đá ở Bình Định, có lẽ thịnh hành nhất là thời Nguyễn Lữ (một trong 3 anh em nhà Tây Sơn). Theo truyền thuyết, ông rất đam mê môn đá gà, và ông đã tuyển được giống gà đá nổi tiếng- (theo một số người chơi gà đá ở Bình Định thì giống này còn lưu truyền lại đến ngày nay). Có lẽ từ lòng đam mê, với cách quan sát của một võ tướng từ các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, nên ông đã sáng tạo ra bài võ: “Hùng kê quyền” nổi tiếng xưa nay. Tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá mà có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, nhỏ con thắng người to khỏe.
Ngày nay, giới chơi đá gà thường tổ chức trường đá hẳn hoi. Trình độ chơi và nghệ thuật chơi cũng được nâng cao hơn. Vi đá được quây cố định, trên có mái che, tròn xung quanh có băng ghế cao dần từ trong ra ngoài để cho khách ngồi xem. Riêng ở Quy Nhơn, Bình Định cũng có 2 trường gà, thường mở cửa thứ 7, chủ nhật, hay trong dịp lễ tết… Cách chơi là: Sau khi 2 chủ kê (chủ gà) thoả thuận, gà được bịt mỏ, bịt cựa (để khỏi nguy hiểm chết gà) rồi thả vào vi đá. Trận đấu bắt đầu cũng là lúc cổ động viên hưởng ứng. Lực lượng cổ động viên 2 bên “bắt giá” nhau. Thường con đá hay được bắt giá trên, con đá kém hơn bắt giá dưới, mấy “chai” ăn mấy “chai” (chai bia). Sau một vài “hồ” (mỗi hồ là 20 phút, nghỉ 5 phút) xem thế trận nghiêng bên nào. Lúc này cổ động viên thường theo đuổi phía mình cá cược, nhưng cũng có người bỏ phía con gà mình ủng hộ “lội” sang bên kia để tiếp tục cá cược. Đến khi trận thế thay đổi “thợ câu” (người chèo kéo) treo giá, nhử để người chơi từ bỏ hay giữ lập trường theo đuổi con gà mình thích. Khi đấu thủ lâm thế có thể từ giá dưới người cược nhảy lên giá trên. Cứ như vậy trận đá gà cứ sôi lên thành hội vui chơi thoả thuê.
Nếu chỉ cá cược mang tính vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật đó là điều đáng quý và nên phát huy, ngược lại có kẻ lợi dụng trò chơi đá gà để ăn thua, cờ bạc, sát phạt lẫn nhau là điều đáng lên án và phải triệt để ngăn chặn.
Nuôi gà đá lắm công phu:
Một số người nuôi gà đá nổi tiếng Bình Định hiện nay cho rằng, vẫn giữ được giống gà đá quý hiếm từ thời Nguyễn Lữ- tuy đã trên vài trăm năm có lẻ. Họ giữ bằng cách chọn lựa giống tốt, không cho gà cùng bố, mẹ đạp mái lẫn nhau- tránh đồng huyết thoái hoá. Khi nở ra thường chọn con giống rặc bố mẹ, mình dài, to, khoẻ, lông đẹp…Theo ông Lê Văn Đấu- chủ một trường gà đá ở Quy Nhơn và là cơ sở nuôi, bảo tồn giống gen gà đá, cho rằng: ông Trần Đình Văn (tức Bảy Quéo, ở Thị trấn Bình Định), duy trì tuyển chọn gà đá có một không hai ở Bình Định. Hiện ông Đấu nuôi giống gà đá sinh sản cũng do Bảy Quéo chuyển giao. Giống ở trại gà của ông được Viện Chăn nuôi quốc gia chọn làm nơi bảo tồn giống gen gà đá quốc gia.
Ông Đấu: nuôi gà giống đá cũng rất công phu. Sau khi chọn mái tốt cho phối với cồ đá hay. Trong quá trình đẻ trứng cho ăn đủ chất. Khi nở, gà con nuôi thả bình thường, ngoài cho ăn tấm, bột bắp, cám gạo, lúa…hàng tuần cho ăn thêm bột đậu xanh, rau xà lách, lươn con, trứng vịt lộn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò…để tránh trường hợp “đói con”- (suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ). Như vậy mới đủ dinh dưỡng, để khi lớn lên đủ tiêu chuẩn trở thành gà đá thực thụ, bền bỉ dẻo dai, có sức mạnh vô địch như một võ sĩ.
Khi gà đá 6 tháng tuổi chỉ cho ăn lúa rửa sạch và nuôi nhốt. Đến 8 tháng tuổi- khi đã tròn tiếng gáy thì cắt tai, cắt tích, cắt lông già. Lúc này bắt đầu huấn luyện gà bằng cách cho đá xổ. Lần đầu 10 phút, lần 2, lần 3 khoảng 10-15 phút, rồi trọn “hồ” (20 phút). Ngoài ra còn tập “chạy lồng” để chân gà khoẻ, dẻo dai
Lúc này có thể đánh giá được gà đá hay, đá dở, có sanh thế hay không (thế sáng tạo trong lúc đá) và đá ở thế “kèo trên” hay “kèo dưới” (tức gát cần lên trên hay dưới đối phương). Ở giai đoạn này nhiều con có thế đá rất độc đáo: đá hầu (đá vào cổ họng, có khi làm đứt thực quản đối phương), đá mồng, mặt (làm đuôi mắt, tím đầu đối phương), đá xỏ ngang (làm đối phương dễ gãy cần (cổ). Có con đá ngang bảng lưng (làm tổn thương phổi đối phương). Gà có sanh thế thì quý hơn nhiều lần gà thuần thế.
Kinh kê xưa nói về đặc điểm gà đá hay:
Tuyển chọn gà kê giống đá hay.
Không gì bằng độc dấu đá hay
Mình thuyền gối thắt lưng xuôi mái
Cổ ngẩng chân cong mỏ lại ngay (thẳng)
Tiếng gáy nghẹn ngào mà giọng gắt
Bước đi ngón chúm ít gà tày
Tự nhiên đầu lắt, hay né giỏ
Cáp độ ra trường ắt thắng ngay
Hay:
Nhất thời chân chúm vãi ra
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng
Chọn gà đá nên chọn gà từ 3,2-3,5 kg săn gọn, không nên chọn gà mập 3,8-4 kg nặng nề chậm chạp
Trong giới chơi đá gà ở Bình Định, ai cũng phục tài chọn gà của ông Bảy Quéo. Có thể nói ông là một chuyên gia gà đá. Không những tư vấn cho người chơi trong tỉnh, trong nước, còn vươn ra các nước láng giềng: Thái Lan, Lào, Campuchia. Ngoài chọn gà giống ông còn chọn gà đá hay. Ông Bảy Quéo cho biết: Rất nhiều dạng gà hay và ở đâu cũng có. Gà đá hay thường có đặc điểm: mình dài, lông mướt, mồng to, vảy mỏng, câu tròn, gối thắt, ngón nhỏ dài, tam sơn rộng…nhưng cũng không nhất thiết vậy. Có con nhìn bề ngoài nhỏ con, không đẹp nhưng đá rất hay- “Tiểu bất khả địch”. Ông chơi gà đá từ lúc lên 12 tuổi. Lúc đầu chỉ theo các tay cao thủ đá gà vùng thành Hoàng Đế- thị trấn Đập Đá, Bình Định: Yến Sơn, Sáu Hề, Hoàng cà lăm, Mười Tập… và ông đam mê từ đó.
Ông Bảy Quéo cho rằng: con gà như cầu thủ bóng đá, có tư chất đá hay nhưng không có thầy huấn luyện chu đáo cũng không trở thành gà đá hay được. Ông là người chuyên tuyển chọn, huấn luyện gà đá. Nhìn gà ông có thể biết trước đến 30% con gà đó đá hay, hay dở. Ông từng đặt chân khắp đất nước Thái Lan, Lào, Campuchia để trao đổi gà với các tay chơi nước bạn. Ông nhớ lại: lần đầu mang gà sang Thái Lan, một con gà của ông thắng liền hai con gà của nước bạn, làm cho bạn phải nể phục gà Việt Nam.
Hiện tại nhà ông có nuôi nhiều gà đá- giống trong nước, nước ngoài đều có. Ông Bảy nhận xét: Ở đâu cũng có gà hay, dở nhưng giống gà Việt Nam ta rất cứng cáp và lì đòn. Đặc biệt giới đá gà rất phục tài “cho nước” gà của Bảy Quéo. Con gà nào ông cho nước y như là cấp thêm thuốc trợ lực, khoẻ lại ngay sau một hồ đá, tiếp thêm sức cho hồ sau. Ông không nói cụ thể, chỉ cho biết: cho nước nơi nào gà dễ thở- như nách, lưng chẳng hạn, chứ không có gì là bí quyết. Nhìn gà biết sức khoẻ chúng, nếu không khoẻ ép chúng đá là thua ngay.
Theo một số người chơi đá gà: để tránh đá chui, cá độ thiếu lành mạnh, nên tổ chức trường gà quy mô, có sự quản lý của chính quyền địa phương, hoạt động trong phạm vi cho phép. Như vậy vừa bảo tồn môn đá gà trong dân gian truyền thống, vừa giúp con người vui chơi giải trí. Môn này có thể phục vụ cho du lịch. Có đầu tư thì môn đá gà mới ngày càng hoàn thiện, nâng cao thành môn nghệ thuật truyền thống.
ANH TÙNG.
Relate Threads