Cà tím không chỉ cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ xương và mắt, mà nhiều món ăn được chế biến từ loại quả này còn có công dụng phòng và chữa nhiều chứng bệnh hiệu quả.
Theo các kết quả nghiên cứu, thịt cà tím có chứa nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, C, E và nhiều khoáng tố vi lượng như Mg, Zn, Ca, P, K… Các chất này giúp cải thiện cấu trúc xương, bảo vệ đôi mắt sáng khoẻ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một nghiên cứu của Viện Tim mạch Sao Paulo (Brazil) còn cho thấy, cà tím có tác dụng giống như nhóm statins, giúp làm giảm cholesterol trong máu. Vì thế, cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đề phòng xơ vữa động mạch, lợi tiểu thông mật và nhuận gan.
Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều nước, muối khoáng, chất xơ và potassium giúp tăng cường lưu thông máu cho cơ thể, kích thích nhịp tim hoạt động tốt hơn.
Cà tím là sự lựa chọn tuyệt vời bởi tác dụng phòng ngừa và điều trị rất nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, đối với mỗi loại bệnh cần có cách chế biến cà tím khác nhau để tận dụng hiệu quả những tác dụng của nó.
Dưới đây là một số cách chế biến cà tím trị bệnh bạn nên tham khảo:
Chữa viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài, gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ.
Chữa viêm gan vàng da: Dùng quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.
Chữa táo bón: Hàng ngày lấy khoảng 100-200g cà tím nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Chữa tiểu bí: Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.
Chữa đái ra máu: Sắc quả cà tím cả cuống để uống.
Chữa cao huyết áp: Dùng 3 quả cà tím dài, nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm hai nửa, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.
Chữa chứng bị cục sưng to ở bụng, bệnh sốt rét: Lấy 100-250g cà tím nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Theo Bluedoctors
Theo các kết quả nghiên cứu, thịt cà tím có chứa nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, C, E và nhiều khoáng tố vi lượng như Mg, Zn, Ca, P, K… Các chất này giúp cải thiện cấu trúc xương, bảo vệ đôi mắt sáng khoẻ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một nghiên cứu của Viện Tim mạch Sao Paulo (Brazil) còn cho thấy, cà tím có tác dụng giống như nhóm statins, giúp làm giảm cholesterol trong máu. Vì thế, cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đề phòng xơ vữa động mạch, lợi tiểu thông mật và nhuận gan.
Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều nước, muối khoáng, chất xơ và potassium giúp tăng cường lưu thông máu cho cơ thể, kích thích nhịp tim hoạt động tốt hơn.
Cà tím là sự lựa chọn tuyệt vời bởi tác dụng phòng ngừa và điều trị rất nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, đối với mỗi loại bệnh cần có cách chế biến cà tím khác nhau để tận dụng hiệu quả những tác dụng của nó.
Dưới đây là một số cách chế biến cà tím trị bệnh bạn nên tham khảo:
Chữa viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài, gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ.
Chữa viêm gan vàng da: Dùng quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.
Chữa táo bón: Hàng ngày lấy khoảng 100-200g cà tím nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Chữa tiểu bí: Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.
Chữa đái ra máu: Sắc quả cà tím cả cuống để uống.
Chữa cao huyết áp: Dùng 3 quả cà tím dài, nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm hai nửa, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.
Chữa chứng bị cục sưng to ở bụng, bệnh sốt rét: Lấy 100-250g cà tím nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Theo Bluedoctors