HoangLink
Thành Viên
Mình mới chơi finch nên không biết, đã nhốt chung 1 cặp Zebra và 1 cặp Society chung 1 lồng nhỏ (60x40x40) thấy tụi nó oánh nhau dữ quá. Sau khi đọc nhiều nguồn trên mạng, đã đúc rút được một số điều hay. Mình xin phép được dịch lại và đăng lên đây cho anh em mới chơi finch tham khảo.
----
Finch, cũng như các loài sinh vật khác, cũng có thể bị căng thẳng (stress) về tâm sinh lý, từ đó có thể gây ra các rối loạn hành vi. Hai hành vi phổ biến nhất đó là “Nhổ lông” và “Xâm lược”. Là những người yêu finch,chúng ta cần theo dõi, chú ý những hành vi bất thường; từ đó đưa ra hướng khắc phục, đảm bảo cho những chú finch của mình luôn được vui vẻ và khỏe mạnh.
1 – Nhổ lông
Không giống như loài Vẹt, khi bị stress, chúng thường tự nhổ lông của mình. Ở loài finch, không chỉ tự nhổ lông mình, mà chúng còn nhổ lông của những con khác trong đàn. Dễ nhận thấy, những con bị hói đầu, hoặc bụng là những con bị các con khác nhổ lông. Còn những con bị mất một mảng lông ngực hoặc mất lông đuôi, là những con tự nhổ lông của mình. Nếu bất kỳ một cá thể nào rơi vào tình trạng này, bạn cần hành động ngay lập tức, bởi nếu mảng lông đó bị nhổ đi nhổ lại, nó sẽ không còn có thể mọc lại được nữa. Hậu quả ra sao, chắc không cần nói, ai cũng có thể hiểu được cả.
Vậy, tại làm sao mà finch lại stress mà nhổ lông của mình, hoặc của con khác trong bầy, thậm chí nhổ cả lông của bạn tình!? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, finch là loài rất năng động, chúng luôn luôn tỏ ra dư thừa năng lượng, nhảy nhót bay lượn không ngừng nghỉ. Vậy nên nếu không gian nuôi nhốt quá chật, hoặc quá đông, chúng sẽ bị stress. Với mỗi cặp finch, chúng cần ít nhất 75cm khoảng không, nếu bạn nuôi 2 cặp trở nên, sẽ là một môi trường chật chội, và finch sẽ rất dễ rơi vào tình trạng stress.
Nơi đặt lồng cũng không nên để ở những nơi khuất, mà ở đó mỗi khi có người, hoặc chó mèo đi qua bất chợt, sẽ khiến cho chúng giật mình. Ví dụ như bạn đặt chúng ở gần cửa sổ trong phòng, mà ở phía ngoài cửa số, thì thoảng lại có con gì đó đi qua bất ngờ, chúng sẽ không thích trò chơi ú òa này.
Finch cũng dễ trở nên buồn chán và stress nếu không có bạn tình. Chúng sẽ rất cô đơn và sẽ lấy việc nhổ lông làm thú vui cho mình.
Bạn cũng nên chú ý nếu thả nhiều chim (khác hoặc cùng loài finch) với nhau mà trong đó có những cá thể to hơn, thì những cá thể bé hơn cũng rất dễ bị trạng thái sợ hãi, e dè; những trạng thái này cũng dễ dẫn đềtình trạng stress của finch.
Và cũng đáng lưu ý nếu bạn có ý định trộn lẫn các loài finch với nhau trong một lồng, bạn cần chú ý tới đặc tính của từng loài. Ba (3) đặc tính cơ bản đó là Thụ động (passive), huênh hoang (pushy), và dữ (aggressive). Bạn hoàn toàn có thể nuôi chung các loài passive với nhau (như Sắc Nhật với Bảy màu). Bạn cũng có thể thả passive chung với pushy nhưng phải theo dõi và phải đảm bảo một khoảng không đủ rộng, các ổ đẻ, thức ăn nước uống phải được tách xa nhau (như Sắc nhật với Manh Manh). Và xin đừng bao giờ nhốt các loài aggressive (như Java Sparrow) với bất cứ loài nào, vì ta sẽ phải chứng kiến sự ra đi của một hay nhiều cá thể finch nào đó yếu hơn trong cuộc tranh giành khốc liệt.
Nếu bạn thấy một chú finch ngậm và nhai ở phần gốc của một sợi lông, bạn đã thấy bao giờ chưa? Đó là một điều vô cùng thú vị, vì đó chính là cách để các chú finch bổ sung chất đạm cho mình. Nếu bạn vẫn cho finch của mình ăn độc nhất một loại ngũ cốc, bạn cần thay đổi ngay. Hãy bổ sung thêm chất đạm cho những chú finch của mình bằng cách cho ăn thêm cám trứng, trứng luộc…
Bạn cũng dễ bắt gặp tình trạng một đôi chim ríu rít làm tổ, ấp trứng, và rồi chúng nhổ lông nhau để đưa vào ổ, lót cho những quả trứng nhỏ nhỏ xinh xinh. Đó chính là tình trạng thiếu vật liệu mềm để làm tổ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể cho thêm rơm rạ, cỏ khô, lông vũ, giấy mềm hoặc bất cứ thứ gì nhỏ mềm và giữ nhiệt vào trong lồng, để chim có thể tha về làm tổ.
2 – Xâm lược
(… còn tiếp)
----
Sự rối loạn hành vi ở Finch và cách khắc phục
Finch, cũng như các loài sinh vật khác, cũng có thể bị căng thẳng (stress) về tâm sinh lý, từ đó có thể gây ra các rối loạn hành vi. Hai hành vi phổ biến nhất đó là “Nhổ lông” và “Xâm lược”. Là những người yêu finch,chúng ta cần theo dõi, chú ý những hành vi bất thường; từ đó đưa ra hướng khắc phục, đảm bảo cho những chú finch của mình luôn được vui vẻ và khỏe mạnh.
1 – Nhổ lông
Không giống như loài Vẹt, khi bị stress, chúng thường tự nhổ lông của mình. Ở loài finch, không chỉ tự nhổ lông mình, mà chúng còn nhổ lông của những con khác trong đàn. Dễ nhận thấy, những con bị hói đầu, hoặc bụng là những con bị các con khác nhổ lông. Còn những con bị mất một mảng lông ngực hoặc mất lông đuôi, là những con tự nhổ lông của mình. Nếu bất kỳ một cá thể nào rơi vào tình trạng này, bạn cần hành động ngay lập tức, bởi nếu mảng lông đó bị nhổ đi nhổ lại, nó sẽ không còn có thể mọc lại được nữa. Hậu quả ra sao, chắc không cần nói, ai cũng có thể hiểu được cả.
Vậy, tại làm sao mà finch lại stress mà nhổ lông của mình, hoặc của con khác trong bầy, thậm chí nhổ cả lông của bạn tình!? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, finch là loài rất năng động, chúng luôn luôn tỏ ra dư thừa năng lượng, nhảy nhót bay lượn không ngừng nghỉ. Vậy nên nếu không gian nuôi nhốt quá chật, hoặc quá đông, chúng sẽ bị stress. Với mỗi cặp finch, chúng cần ít nhất 75cm khoảng không, nếu bạn nuôi 2 cặp trở nên, sẽ là một môi trường chật chội, và finch sẽ rất dễ rơi vào tình trạng stress.
Nơi đặt lồng cũng không nên để ở những nơi khuất, mà ở đó mỗi khi có người, hoặc chó mèo đi qua bất chợt, sẽ khiến cho chúng giật mình. Ví dụ như bạn đặt chúng ở gần cửa sổ trong phòng, mà ở phía ngoài cửa số, thì thoảng lại có con gì đó đi qua bất ngờ, chúng sẽ không thích trò chơi ú òa này.
Finch cũng dễ trở nên buồn chán và stress nếu không có bạn tình. Chúng sẽ rất cô đơn và sẽ lấy việc nhổ lông làm thú vui cho mình.
Bạn cũng nên chú ý nếu thả nhiều chim (khác hoặc cùng loài finch) với nhau mà trong đó có những cá thể to hơn, thì những cá thể bé hơn cũng rất dễ bị trạng thái sợ hãi, e dè; những trạng thái này cũng dễ dẫn đềtình trạng stress của finch.
Và cũng đáng lưu ý nếu bạn có ý định trộn lẫn các loài finch với nhau trong một lồng, bạn cần chú ý tới đặc tính của từng loài. Ba (3) đặc tính cơ bản đó là Thụ động (passive), huênh hoang (pushy), và dữ (aggressive). Bạn hoàn toàn có thể nuôi chung các loài passive với nhau (như Sắc Nhật với Bảy màu). Bạn cũng có thể thả passive chung với pushy nhưng phải theo dõi và phải đảm bảo một khoảng không đủ rộng, các ổ đẻ, thức ăn nước uống phải được tách xa nhau (như Sắc nhật với Manh Manh). Và xin đừng bao giờ nhốt các loài aggressive (như Java Sparrow) với bất cứ loài nào, vì ta sẽ phải chứng kiến sự ra đi của một hay nhiều cá thể finch nào đó yếu hơn trong cuộc tranh giành khốc liệt.
Nếu bạn thấy một chú finch ngậm và nhai ở phần gốc của một sợi lông, bạn đã thấy bao giờ chưa? Đó là một điều vô cùng thú vị, vì đó chính là cách để các chú finch bổ sung chất đạm cho mình. Nếu bạn vẫn cho finch của mình ăn độc nhất một loại ngũ cốc, bạn cần thay đổi ngay. Hãy bổ sung thêm chất đạm cho những chú finch của mình bằng cách cho ăn thêm cám trứng, trứng luộc…
Bạn cũng dễ bắt gặp tình trạng một đôi chim ríu rít làm tổ, ấp trứng, và rồi chúng nhổ lông nhau để đưa vào ổ, lót cho những quả trứng nhỏ nhỏ xinh xinh. Đó chính là tình trạng thiếu vật liệu mềm để làm tổ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể cho thêm rơm rạ, cỏ khô, lông vũ, giấy mềm hoặc bất cứ thứ gì nhỏ mềm và giữ nhiệt vào trong lồng, để chim có thể tha về làm tổ.
2 – Xâm lược
(… còn tiếp)
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads