ong cham chich
Thành Viên Tích Cực
- Tham gia
- 30 Tháng sáu 2011
- Bài viết
- 1,537
- Điểm tương tác
- 2
- Điểm
- 38
Aviary bằng kính
Aviary có thể sử dụng đa phần kính được không? Chắc nhiều bạn nói không! Nhưng bài viết dưới đây có thể làm bạn suy nghĩ lại.
Chủ nhân của aviary kính này đã sử dụng hành lang giữa phòng ăn và sân sau để làm aviary. Hành lanh rộng 1,5 mét và có hai cửa dẫn ra phòng khách và bếp (ghi chú là ở nước ngoài đất rộng người thưa nên nhà cửa thường theo dạng biệt thự, rộng rãi và có nhiều phòng). Bà Katherine (chủ nhân) cho làm vách ngăn và cửa ra vào aviary cũng chủ yếu bằng kính để tạo thành một aviary dài 3m x ngang 1,5m x cao 3m. Hai mặt lớn nhìn ra sân sau và phòng ăn cũng chủ yếu được bao phủ bằng kính.
Thoát nước, khung kính, hệ thống điều hòa và đèn
Để làm vệ sinh aviary, Katherine cho làm 2 lỗ thoát nước và lắp vòi cấp nước trong aviary. Sàn và tường được lát bằng gạch men cho dễ vệ sinh và sạch sẽ, tường có gắn quạt thông gió để đảm bảo không khí luôn được tuần hoàn. Trần có hệ thống điều hoà không khí nóng và lạnh đảm bảo nhiệt độ trong aviary luôn ổn định và phù hợp. Trên trần còn gắn 3 bóng đèn halogen downlight mà chúng được sử dụng chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày, ánh sáng luôn tràn ngập từ cửa sổ kính rộng nhìn ra sân.
Aviary ban ngày và ban đêm
Tổ chim được treo lên phần khung gỗ tại phần tường không kính. Ở giữa có đặt một cây giả bằng sắt để treo cóng ăn, cóng nước,… Aviary cũng được trang trí thêm vài bụi trúc giả, cây cảnh nhỏ (cây giả) và một tiểu cảnh non bộ xinh xinh. Do phần lớn aviary là kính nên người chủ hay sử dụng móc hút chân không gắn vào kính để treo một số vật dụng linh tinh khác như thức ăn, vật liệu làm tổ,…
Cận cảnh aviary
Điều ngạc nhiên của aviary này là chim sống trong đây nhanh chóng nhận biết được giới hạn của không gian kính. Chúng có thể dễ dàng bay cách bức kính chỉ vài cm mà không hề chạm vào. Đối với chim mới, Katerine đặt chim và lồng nhốt vào trong aviary một vài ngày để chúng quan sát và học tập! Sau khi mở lồng, chim mới cũng nhanh chóng thích nghi và không bay thẳng vào kính.
Chim trong aviary
Aviary có thể sử dụng đa phần kính được không? Chắc nhiều bạn nói không! Nhưng bài viết dưới đây có thể làm bạn suy nghĩ lại.
Chủ nhân của aviary kính này đã sử dụng hành lang giữa phòng ăn và sân sau để làm aviary. Hành lanh rộng 1,5 mét và có hai cửa dẫn ra phòng khách và bếp (ghi chú là ở nước ngoài đất rộng người thưa nên nhà cửa thường theo dạng biệt thự, rộng rãi và có nhiều phòng). Bà Katherine (chủ nhân) cho làm vách ngăn và cửa ra vào aviary cũng chủ yếu bằng kính để tạo thành một aviary dài 3m x ngang 1,5m x cao 3m. Hai mặt lớn nhìn ra sân sau và phòng ăn cũng chủ yếu được bao phủ bằng kính.
Thoát nước, khung kính, hệ thống điều hòa và đèn
Để làm vệ sinh aviary, Katherine cho làm 2 lỗ thoát nước và lắp vòi cấp nước trong aviary. Sàn và tường được lát bằng gạch men cho dễ vệ sinh và sạch sẽ, tường có gắn quạt thông gió để đảm bảo không khí luôn được tuần hoàn. Trần có hệ thống điều hoà không khí nóng và lạnh đảm bảo nhiệt độ trong aviary luôn ổn định và phù hợp. Trên trần còn gắn 3 bóng đèn halogen downlight mà chúng được sử dụng chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày, ánh sáng luôn tràn ngập từ cửa sổ kính rộng nhìn ra sân.
Aviary ban ngày và ban đêm
Tổ chim được treo lên phần khung gỗ tại phần tường không kính. Ở giữa có đặt một cây giả bằng sắt để treo cóng ăn, cóng nước,… Aviary cũng được trang trí thêm vài bụi trúc giả, cây cảnh nhỏ (cây giả) và một tiểu cảnh non bộ xinh xinh. Do phần lớn aviary là kính nên người chủ hay sử dụng móc hút chân không gắn vào kính để treo một số vật dụng linh tinh khác như thức ăn, vật liệu làm tổ,…
Cận cảnh aviary
Điều ngạc nhiên của aviary này là chim sống trong đây nhanh chóng nhận biết được giới hạn của không gian kính. Chúng có thể dễ dàng bay cách bức kính chỉ vài cm mà không hề chạm vào. Đối với chim mới, Katerine đặt chim và lồng nhốt vào trong aviary một vài ngày để chúng quan sát và học tập! Sau khi mở lồng, chim mới cũng nhanh chóng thích nghi và không bay thẳng vào kính.
Chim trong aviary
Relate Threads