Trải qua bao “dâu bể” của những đợt cúm gia cầm, các hội chim ở TP.HCM tưởng chừng đã tan rã. Thế mà giờ đây, người nuôi chim đang vui mừng lắm. Năm nay lại nổi lên phong trào nuôi chim sâu...
Những “luồng” chim nổi tiếng
Trước ngày 30.4.1975, người nuôi chủ yếu chơi chào mào, chích chòe than. Sau đó, phong trào chơi họa mi nổi lên bởi có luồng chim từ Lạng Sơn do người phía Bắc chuyển vô.
Giữa thập niên 90, lại nổi lên việc chơi chim thanh tước (miền Nam) - loài chim thân xanh, đầu có dúm vàng, quanh cổ có viền tím đen rất đẹp. Bởi đẹp quá, luồng chim này lại chuyển ngược ra Bắc cho người Hà Nội nuôi. Đến giờ thì Sài Gòn hiếm thanh tước lắm, kể cả phải trả 500.000 - 600.000 đồng/một con cũng khó mà mua được.
Từ khoảng năm 1996, khướu Quảng Trị “bay” tới tấp vô Sài Gòn, phong trào nuôi khướu lại nổi lên. Đùng một cái có dịch cúm gia cầm. Ở những ngày “tang thương” nhất, khướu ô phải thả, đậu đen trên các nóc nhà cất giọng trầm, buồn bã (đặc tính giọng hót của khướu). Có con chim nhớ chủ quá, thả vài lần không chịu bay đi. Người nuôi nặng lòng, lại mở cửa lồng cho chim vô, giấu giếm hoặc đi gửi để nuôi tiếp. Từ đó trở đi, phong trào nuôi chim lớn chùng xuống: chim lớn (khướu, chích chòe lửa...) to con, phải nuôi lồng lớn, xách đi dễ bị... phát hiện; chở lồng lớn bằng xe máy đi dợt chim cũng bất tiện vì kềnh càng.
Thế là việc chơi chim sâu lại được chuộng bởi theo cách tính “kinh tế” nhất: chim sâu nhỏ, nhiều, dễ đánh, bị “kiểm dịch” cũng không tiếc. Nuôi chim sâu trong lồng nhỏ, chim sâu hót hay, lại biết đánh nhau, tiện cả đôi bề. Giá trị con chim cũng không lớn, nhiều người mua được, tính “thanh khoản” cao. Thế là chợ chim sâu bắt đầu xôm tụ từ khoảng 2005 - 2007 nhưng thịnh nhất là năm nay, 2008. Chim sâu có hai loại, sâu xanh và sâu đỏ. Một con chim sâu, bán cả lồng có khi giá cả triệu đồng.
Ngoài ra, tại mỗi địa phương lại sản sinh và chuộng nuôi mỗi loài chim nổi tiếng. Nói đến chào mào, không thể không nói đến Khánh Hòa. Quảng Trị thì có khướu ô, bạc má. Họa mi thì không thể qua mặt được Lạng Sơn, Hà Giang. Bình Long - Bình Phước lại nổi tiếng về chích chòe than. Miền Tây lại là chích chòe vôi. Vũng Tàu, Đông Nam Bộ có chích chòe lửa.
Nói về giọng chim, mỗi loài lại được ưa thích bởi đặc thù giọng khác nhau. Được đánh giá hay nhất vẫn là họa mi, giọng lanh lảnh, nghe có vẻ đinh tai nhức óc. Thánh thót thì có chích chòe; trong đó chích chòe than giọng hơi chói; chích chòe lửa lại có giọng trầm, múa đuôi rất đẹp. Chim yến có giọng trầm bổng, lên cao xuống thấp nhịp nhàng. Muốn nghe giọng trong và sâu thì nuôi khướu: Khướu bạc má giọng trầm và đục hơn so với khướu mun - giọng trong, sâu, hót được nhiều giọng. Chim khoen lại nổi tiếng bởi giọng líu từng tiếng. Khoen hay là con có thể líu cả chục lần mỗi lần cất giọng, con hay nữa thì khi líu há miệng hết cỡ hoặc vừa líu vừa xòe đuôi. Chào mào bồ công Hóc Môn thì nổi tiếng bự con, hót hay, giọng gắt nhưng không lẹo lưỡi...
Lồng chim trứ danh
Nói về chim quý, không thể không nhắc đến lồng hay. Với người trong nghề, sẽ không được đánh giá cao nếu không biết đến lịch sử của những chiếc lồng. Trong giới chơi chim của người Hoa, có A Chấm nổi tiếng về nghề làm lồng. Lồng A Chấm làm vừa chắc vừa bền, lại được gắn lên đó những đồ vật trang trí được chạm khắc từ xương, ngà rất tinh xảo. Nổi tiếng đến mức thành thương hiệu “lồng A Chấm”. Giờ ra chợ chim, ai phát hiện ra một cái “lồng A Chấm nè” thì chắc chắn sẽ làm dân chơi giật mình, nể phục vì kiến thức sâu rộng. Một cái lồng A Chấm cổ, giờ được bán vài ba triệu đồng là bình thường. Cùng nổi tiếng làm lồng, gắn đồ chạm khắc còn có chú T., chuyên chạm khắc hình tùng - cúc - trúc - mai hay thập bát la hán gắn trang trí lên lồng. Về sau này, dưới khu Thủ Đức cũng làm lồng đẹp, chắc nổi tiếng. Đến mức, tất cả lồng làm tại đây đều được gắn thương hiệu “lồng Thủ Đức”. Khi người dưới Thủ Đức nghỉ làm, những “lồng Thủ Đức” còn lại lập tức lên giá, nhiều nơi làm giả, nhái theo nhưng không thể bằng.
Cùng nổi tiếng về làm lồng chim còn có A Màn, chuyên làm “lồng chạm gạch”. Bởi ở vòng nẹp gỗ dưới đáy chân của “lồng A Màn” được chạm trổ những viên gạch xếp lên nhau rất tinh xảo và đẹp, chắc. Ông Luyễn ở Cầu Dừa (Q.4) lại nổi tiếng làm lồng có cổng đẹp và chắc. Cái “lục” (lồng bẫy chim) thì khó ai qua nổi anh H. ở đường Phạm Văn Hai... Trong ban trọng tài chim của thành phố trước đây, anh H. cũng được biết đến nhiều bởi đã tự đặt làm một cái lồng chích chòe lửa có hai cửa nổi tiếng.
Những con chim “thiên hạ vô địch”
Trước giải phóng cho đến những năm 90, Sài Gòn có nhiều tay chơi chim nổi tiếng, mỗi người để lại giai thoại riêng, và đa số là người Hoa: Chí Dục Há, Tài Khá, Tài “xéng há”... Khu người Hoa ở Q.5 có Phì Làm, chú Xây, chú Cơ, chú B., chú Qu., rồi S. “khoen” (nổi tiếng bởi có tay nuôi chim khoen).
Ông Cái Lũ cũng “bất hủ”, trước giải phóng còn bán chim ngoài đường Hàm Nghi, Q.1, sau chuyển về chợ chim sát Thuận Kiều. Cái Lũ buôn bán tất cả các loại chim và từng sở hữu một con chích chòe trâu nổi tiếng Sài Gòn. Sau này Cái Lũ có người con là Cái Ch. nuôi chim cũng có tiếng nhưng giờ không hiểu sao đã “biệt tích giang hồ”. Cùng thời này còn cóá H. “Nhà Bè”, T. “bi”; Ng. “lớn”, Ng “nhỏ”...
Rồi chú B. “lớn”, khoảng năm 1995 đã sở hữu một con sơn ca, mỗi lần cất tiếng là hót được 7-8 giọng. Người chơi, mỗi lần dõi nghe con sơn ca này cất tiếng chỉ có cảm giác hết hơi, nghẹt thở. Đặc biệt, con sơn ca này vừa hót vừa dang cánh, xòe đuôi rất đẹp. Chí Dục Há lại có con sơn ca khác, con này vừa hót vừa nhấc giò, nhịp nhịp một chân. Nhịp xong chân này, quay sang nhấc giòâ kia, nhịp chân còn lại. Hồi đó, con này hay dợt ở nhà hàng Ph., Q.11.
Nói về một con chích chòe lửa “thiên hạ vô địch”, có chuyện chú B.L. Chú L. có con chích chòe lửa, đi thi lúc nào giật giải nhất lúc đó. Có lần, ngay khi đang thi đấu giải cuối, H. “du đô” - một trọng tài chim có tiếng - dẫn một người ở Thủ Đức tới gặp chú L. Người này đưa chú một cái cạc-vi-dít và ngỏ ý muốn mua con lửa này, đại ý “khi nào chú không muốn nuôi nữa thì để lại con chim cho tôi, lúc nào tôi cũng lấy giá 300 USD”. Lúc đó, con chim hay lắm người ta cũng chỉ dám mua với giá vài ba trăm ngàn. Chú L. không bán con chim ở giải đó. Sau này, nghe đâu chú bán con chích chòe lửa đó với giá gần 6 triệu đồng! Nói về nuôi chim lâu nhất, dân chơi biết anh T. đường Nguyễn Tri Phương, nuôi được con chích chòe than... 16 năm, hỏi mua giá bao nhiêu cũng không bán.
***
Có một thực tế là chim cảnh đang được bán nhiều cho những người có tiền. Kể cả khi mà cuộc sống quanh họ đã bị nhuốm nhiều hơi thở cuộc sống hiện đại với biệt thự, chung cư cao cấp, xe hơi, dàn âm thanh đắt tiền... thì giọng hót của một con chim quý vẫn mang lại những giá trị khác về tinh thần và văn hóa. Đọc quảng cáo về sự tiện dụng của một chung cư mới, cũng dễ để tìm ra một “điều kiện sống” đi kèm: “Chung cư được phép nuôi chim, gia cầm...”. Như nuôi chó hay nuôi cá; nuôi chim cũng có hoạt động phong trào, hội thi, tổ chức hội, đoàn; tức là đã và đang được xã hội công nhận. Chỉ lo một ngày, (lỡ có) dịch cúm nổi lên như đã từng xảy ra, số phận con chim, thân phận hội chim thật là bi đát...
Thiếu Gia
Những “luồng” chim nổi tiếng
Trước ngày 30.4.1975, người nuôi chủ yếu chơi chào mào, chích chòe than. Sau đó, phong trào chơi họa mi nổi lên bởi có luồng chim từ Lạng Sơn do người phía Bắc chuyển vô.
Giữa thập niên 90, lại nổi lên việc chơi chim thanh tước (miền Nam) - loài chim thân xanh, đầu có dúm vàng, quanh cổ có viền tím đen rất đẹp. Bởi đẹp quá, luồng chim này lại chuyển ngược ra Bắc cho người Hà Nội nuôi. Đến giờ thì Sài Gòn hiếm thanh tước lắm, kể cả phải trả 500.000 - 600.000 đồng/một con cũng khó mà mua được.
Từ khoảng năm 1996, khướu Quảng Trị “bay” tới tấp vô Sài Gòn, phong trào nuôi khướu lại nổi lên. Đùng một cái có dịch cúm gia cầm. Ở những ngày “tang thương” nhất, khướu ô phải thả, đậu đen trên các nóc nhà cất giọng trầm, buồn bã (đặc tính giọng hót của khướu). Có con chim nhớ chủ quá, thả vài lần không chịu bay đi. Người nuôi nặng lòng, lại mở cửa lồng cho chim vô, giấu giếm hoặc đi gửi để nuôi tiếp. Từ đó trở đi, phong trào nuôi chim lớn chùng xuống: chim lớn (khướu, chích chòe lửa...) to con, phải nuôi lồng lớn, xách đi dễ bị... phát hiện; chở lồng lớn bằng xe máy đi dợt chim cũng bất tiện vì kềnh càng.
Thế là việc chơi chim sâu lại được chuộng bởi theo cách tính “kinh tế” nhất: chim sâu nhỏ, nhiều, dễ đánh, bị “kiểm dịch” cũng không tiếc. Nuôi chim sâu trong lồng nhỏ, chim sâu hót hay, lại biết đánh nhau, tiện cả đôi bề. Giá trị con chim cũng không lớn, nhiều người mua được, tính “thanh khoản” cao. Thế là chợ chim sâu bắt đầu xôm tụ từ khoảng 2005 - 2007 nhưng thịnh nhất là năm nay, 2008. Chim sâu có hai loại, sâu xanh và sâu đỏ. Một con chim sâu, bán cả lồng có khi giá cả triệu đồng.
Ngoài ra, tại mỗi địa phương lại sản sinh và chuộng nuôi mỗi loài chim nổi tiếng. Nói đến chào mào, không thể không nói đến Khánh Hòa. Quảng Trị thì có khướu ô, bạc má. Họa mi thì không thể qua mặt được Lạng Sơn, Hà Giang. Bình Long - Bình Phước lại nổi tiếng về chích chòe than. Miền Tây lại là chích chòe vôi. Vũng Tàu, Đông Nam Bộ có chích chòe lửa.
Nói về giọng chim, mỗi loài lại được ưa thích bởi đặc thù giọng khác nhau. Được đánh giá hay nhất vẫn là họa mi, giọng lanh lảnh, nghe có vẻ đinh tai nhức óc. Thánh thót thì có chích chòe; trong đó chích chòe than giọng hơi chói; chích chòe lửa lại có giọng trầm, múa đuôi rất đẹp. Chim yến có giọng trầm bổng, lên cao xuống thấp nhịp nhàng. Muốn nghe giọng trong và sâu thì nuôi khướu: Khướu bạc má giọng trầm và đục hơn so với khướu mun - giọng trong, sâu, hót được nhiều giọng. Chim khoen lại nổi tiếng bởi giọng líu từng tiếng. Khoen hay là con có thể líu cả chục lần mỗi lần cất giọng, con hay nữa thì khi líu há miệng hết cỡ hoặc vừa líu vừa xòe đuôi. Chào mào bồ công Hóc Môn thì nổi tiếng bự con, hót hay, giọng gắt nhưng không lẹo lưỡi...
Lồng chim trứ danh
Nói về chim quý, không thể không nhắc đến lồng hay. Với người trong nghề, sẽ không được đánh giá cao nếu không biết đến lịch sử của những chiếc lồng. Trong giới chơi chim của người Hoa, có A Chấm nổi tiếng về nghề làm lồng. Lồng A Chấm làm vừa chắc vừa bền, lại được gắn lên đó những đồ vật trang trí được chạm khắc từ xương, ngà rất tinh xảo. Nổi tiếng đến mức thành thương hiệu “lồng A Chấm”. Giờ ra chợ chim, ai phát hiện ra một cái “lồng A Chấm nè” thì chắc chắn sẽ làm dân chơi giật mình, nể phục vì kiến thức sâu rộng. Một cái lồng A Chấm cổ, giờ được bán vài ba triệu đồng là bình thường. Cùng nổi tiếng làm lồng, gắn đồ chạm khắc còn có chú T., chuyên chạm khắc hình tùng - cúc - trúc - mai hay thập bát la hán gắn trang trí lên lồng. Về sau này, dưới khu Thủ Đức cũng làm lồng đẹp, chắc nổi tiếng. Đến mức, tất cả lồng làm tại đây đều được gắn thương hiệu “lồng Thủ Đức”. Khi người dưới Thủ Đức nghỉ làm, những “lồng Thủ Đức” còn lại lập tức lên giá, nhiều nơi làm giả, nhái theo nhưng không thể bằng.
Cùng nổi tiếng về làm lồng chim còn có A Màn, chuyên làm “lồng chạm gạch”. Bởi ở vòng nẹp gỗ dưới đáy chân của “lồng A Màn” được chạm trổ những viên gạch xếp lên nhau rất tinh xảo và đẹp, chắc. Ông Luyễn ở Cầu Dừa (Q.4) lại nổi tiếng làm lồng có cổng đẹp và chắc. Cái “lục” (lồng bẫy chim) thì khó ai qua nổi anh H. ở đường Phạm Văn Hai... Trong ban trọng tài chim của thành phố trước đây, anh H. cũng được biết đến nhiều bởi đã tự đặt làm một cái lồng chích chòe lửa có hai cửa nổi tiếng.
Những con chim “thiên hạ vô địch”
Trước giải phóng cho đến những năm 90, Sài Gòn có nhiều tay chơi chim nổi tiếng, mỗi người để lại giai thoại riêng, và đa số là người Hoa: Chí Dục Há, Tài Khá, Tài “xéng há”... Khu người Hoa ở Q.5 có Phì Làm, chú Xây, chú Cơ, chú B., chú Qu., rồi S. “khoen” (nổi tiếng bởi có tay nuôi chim khoen).
Ông Cái Lũ cũng “bất hủ”, trước giải phóng còn bán chim ngoài đường Hàm Nghi, Q.1, sau chuyển về chợ chim sát Thuận Kiều. Cái Lũ buôn bán tất cả các loại chim và từng sở hữu một con chích chòe trâu nổi tiếng Sài Gòn. Sau này Cái Lũ có người con là Cái Ch. nuôi chim cũng có tiếng nhưng giờ không hiểu sao đã “biệt tích giang hồ”. Cùng thời này còn cóá H. “Nhà Bè”, T. “bi”; Ng. “lớn”, Ng “nhỏ”...
Rồi chú B. “lớn”, khoảng năm 1995 đã sở hữu một con sơn ca, mỗi lần cất tiếng là hót được 7-8 giọng. Người chơi, mỗi lần dõi nghe con sơn ca này cất tiếng chỉ có cảm giác hết hơi, nghẹt thở. Đặc biệt, con sơn ca này vừa hót vừa dang cánh, xòe đuôi rất đẹp. Chí Dục Há lại có con sơn ca khác, con này vừa hót vừa nhấc giò, nhịp nhịp một chân. Nhịp xong chân này, quay sang nhấc giòâ kia, nhịp chân còn lại. Hồi đó, con này hay dợt ở nhà hàng Ph., Q.11.
Nói về một con chích chòe lửa “thiên hạ vô địch”, có chuyện chú B.L. Chú L. có con chích chòe lửa, đi thi lúc nào giật giải nhất lúc đó. Có lần, ngay khi đang thi đấu giải cuối, H. “du đô” - một trọng tài chim có tiếng - dẫn một người ở Thủ Đức tới gặp chú L. Người này đưa chú một cái cạc-vi-dít và ngỏ ý muốn mua con lửa này, đại ý “khi nào chú không muốn nuôi nữa thì để lại con chim cho tôi, lúc nào tôi cũng lấy giá 300 USD”. Lúc đó, con chim hay lắm người ta cũng chỉ dám mua với giá vài ba trăm ngàn. Chú L. không bán con chim ở giải đó. Sau này, nghe đâu chú bán con chích chòe lửa đó với giá gần 6 triệu đồng! Nói về nuôi chim lâu nhất, dân chơi biết anh T. đường Nguyễn Tri Phương, nuôi được con chích chòe than... 16 năm, hỏi mua giá bao nhiêu cũng không bán.
***
Có một thực tế là chim cảnh đang được bán nhiều cho những người có tiền. Kể cả khi mà cuộc sống quanh họ đã bị nhuốm nhiều hơi thở cuộc sống hiện đại với biệt thự, chung cư cao cấp, xe hơi, dàn âm thanh đắt tiền... thì giọng hót của một con chim quý vẫn mang lại những giá trị khác về tinh thần và văn hóa. Đọc quảng cáo về sự tiện dụng của một chung cư mới, cũng dễ để tìm ra một “điều kiện sống” đi kèm: “Chung cư được phép nuôi chim, gia cầm...”. Như nuôi chó hay nuôi cá; nuôi chim cũng có hoạt động phong trào, hội thi, tổ chức hội, đoàn; tức là đã và đang được xã hội công nhận. Chỉ lo một ngày, (lỡ có) dịch cúm nổi lên như đã từng xảy ra, số phận con chim, thân phận hội chim thật là bi đát...
Thiếu Gia
Relate Threads