- Tham gia
- 26 Tháng hai 2013
- Bài viết
- 165
- Điểm tương tác
- 33
- Điểm
- 28
QUẢN LÝ CƠN GIẬN
Thường thì người có định lực cao luôn chọn cách kiềm nén, không cho cơn giận bộc lộ ra ngoài, ít nhất là qua nét mặt. Tuy nhiên, lỡ giận quá thì biết làm sao? Cái này phải rèn luyện từng chút một, từng ngày một, chứ không thể ngay lập tức mà đạt đến “cảnh giới” tâm như mặt nước hồ thu được. Có một số vấn đề cần lưu ý sau đây.
Nguyên nhân của cơn giận
Để quản lý được cơn giận, trước tiên phải hiểu tại sao cơn giận lại bùng phát? Thường thì con người ta nổi giận khi có một “expectation gap” giữa mình và người khác. Mình kỳ vọng người khác làm đúng y chang 100% theo ý mình, trong khi người khác không nghĩ như vậy. Và mọi việc diễn ra không như ý, khiến mình không hài lòng. Ở đây, cốt lõi của vấn đề là mình luôn kỳ vọng những cái gì CÓ LỢI cho bản thân, trong khi người khác kỳ vọng cái gì CÓ LỢI cho chính họ. Mâu thuẫn luôn nảy sinh ở cái expectation gap này. Nổi giận là phản ứng tự nhiên nhất của con người, do hậu quả của việc trái kỳ vọng của bản thân, từ đó bản thân bị thiệt hại. Đây là lý do tại sao đời là bể khổ, vì không có việc gì trên đời lại diễn ra theo ý mình cả, mình phải đấu tranh để giành lấy. Đôi khi cuộc đấu tranh này bao gồm cả việc hủy diệt nguồn cơn của cơn giận, hoặc tác nhân gây ra cơn giận. Thế là sự việc leo thang.
Bản chất và tác hại của cơn giận
Cơn giận luôn rất độc hại. Khi giận lên, mình chỉ muốn hủy diệt: hủy diệt kẻ đã gây ra cơn giận cho mình, cho “hả giận”. Có nghĩa là khi kỳ vọng của mình bị vi phạm, mình đã bị thiệt hại, thì mình cũng muốn “kẻ kia” cũng phải chịu thiệt hại tương tự, cho công bằng! Đó là lý do vì sao trong cuộc sống hay có tình trạng trả thù nhau không dứt (oan oan tương báo). Không “hủy diệt” được kẻ gây giận thì tìm cách giận cá chém thớt, cũng phần nào phát tiết được cơn giận ra ngoài, hả được giận. Các vụ án mạng luôn khởi nguồn từ những cơn giận không kiềm chế nổi. Hiện nay giới trẻ rất hay không kiềm chế, và dễ giết người như chơi chỉ vì bị… nhìn đểu.
Ở cấp độ thấp hơn, cơn giận cũng có sức phá hoại không kém: trở mặt với nhau, chấm dứt mối quan hệ, tìm cách hại ngầm, v.v… Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Tác hại chính của cơn giận là ở chỗ nó đưa người nổi giận vào tâm trạng rất tồi tệ. Khiến bản thân rơi vào “địa ngục”, không còn là “con người”, trong tâm luôn chỉ có những ý nghĩ đen tối, độc ác, luôn tìm cách hại người. Cơn giận có thể biến con người thành quỷ, hoàn toàn biến chất và có hại cho xã hội. Cơn giận khiến tiêu hao sức lực của bản thân và tác hại lên thân thể: giận quá hại gan, cùng nhiều bệnh khác. Quá giận mất khôn, lời nói, hành động bị ảnh hưởng và thường tiêu cực, từ đó gây ra nhiều điều bất lợi cho chính mình. Tóm lại, cơn giận khiến con người trở nên ĐỘC ÁC.
Làm gì để quản lý cơn giận?
Các tình cảm của con người (hỉ nộ ái ố ưu bi lạc) có mối liên hệ với nhau và hình như tương sinh tương khắc theo ngũ hành (tương ứng với lục phủ ngũ tạng trong cơ thể người). Y học đã chứng minh có một sự tương thông như sau: giận quá hại gan, vui quá hại tim, buồn quá hại phổi, lo quá hại dạ dày (không biết yêu quá, sướng quá hại gì, mọi người bổ sung nhé, hehe).
Quay lại vấn đề đang bàn, cơn giận có một “đối thủ” là lòng yêu thương. Khi con bạn lỡ gây thiệt hại cho bạn (làm hỏng đồ, v.v…), bạn không thể giận con được, vì bạn yêu thương con bạn. Lòng yêu thương khiến người với người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn. Tại sao lòng yêu thương có thể khắc chế cơn giận? Vì bản chất của lòng yêu thương là vị tha, là luôn nỗ lực ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG của người mình yêu thương, luôn sống, học tập, làm việc theo kỳ vọng của người mình yêu thương, nghĩ cách làm sao có lợi cho họ.
Trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, có lẽ không đủ để nói chuyện yêu thương ở đây, vì tâm cảnh mỗi người mỗi khác. Vậy hãy rèn luyện cách THÔNG CẢM. Chỉ có thông cảm thì mới khiến người gần người hơn.
Một câu hỏi: làm sao có thể yêu thương được người đã gây ra thiệt hại lớn cho mình? Nghe có vẻ lý thuyết quá. Đây là vấn đề mấu chốt nhất, nó xác định tính khả thi của toàn bộ quan điểm quản lý cơn giận ở đây. Chỉ có biết THA THỨ bạn mới yêu thương trở lại được. Con người ai không có lúc lầm lỗi? Hãy tha thứ cho họ. Nếu bạn không tha thứ, cứ ôm khư khư nỗi giận trong lòng, thì bạn không thể nào hạnh phúc được. Cuộc sống 100 năm quá ngắn ngủi, sao phải cứ sống buồn vì không biết tha thứ? Ở đây không chỉ nói về mối quan hệ sếp-nhân viên mà mở rộng ra quan hệ người với người. Không thể tha thứ là không thể yêu thương và cơn giận luôn còn nguyên trong lòng. Gặp chuyện gì cũng giận, đi đâu cũng giận thì đó là thảm họa cho các mối quan hệ làm ăn. Luôn tỏ ra không giận, cố kiềm nén trong lòng sự bất mãn với người, thì đó là thảm họa cho thân và tâm của chính mình, vì một lúc nào đó bạn sẽ sụp đổ, cả về thể chất và tinh thần.
Nhưng nếu giận quá thì biết làm sao?
Khi giận quá, tối kỵ nói năng hay hành động gì, vì đó đều do cơn giận điều khiển, và thường không sáng suốt. Tốt nhất là giữ im lặng, tạm lánh mặt, ở một mình để bình tĩnh suy nghĩ lại mọi việc, xem vấn đề ở đâu, làm sao để giải quyết.
Có một phương pháp tạm gọi là “tự kỷ ám thị”. Nếu tự suy xét mà chưa nguôi ngoai được thì tự nói thầm với chính mình câu nói sau: “Không giận nữa” lặp đi lặp lại 50 lần. Đây là nguyên tắc tự điều hướng các suy nghĩ trong đầu. Cách này rất hiệu quả, sẽ khiến bạn bình tĩnh và “hạ hỏa” nhanh chóng. Tuy nhiên, phải xuất phát từ nền tảng của lòng yêu thương và tha thứ. Trong mối quan hệ với người, cố gắng thấy lỗi của mình trước, tự trách trước, rồi mới trách người. Tối ưu nhất là “chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người”.
Thảo luận:
Có người hỏi: “Đúng là cơn giận xuất phát từ sự bất như ý. Để nói tha thứ thì dễ mà làm thì không hề. Cứ nói cảm thông, nhưng có người ích kỷ, vô trách nhiệm thành bản tính rồi thì bạn có cảm thông mãi được không?”
Đúng là tha thứ rất khó. Tuy nhiên, hãy tư duy theo hướng xử lý vấn đề chứ đừng xử lý con người. Nếu người ta không chân thành với mình thì mình có nên chân thành lại với người hay không? Nên chân thành với mọi người, kể cả người không chân thành với mình, trong chừng mực mà mình có thể kiểm soát không để họ lợi dụng mình. Nếu không thể làm tình huống tốt lên được thì không nên làm nó xấu đi. Quan trọng là tốt cho tâm trạng của mình trước. Đã biết họ ích kỷ, vô trách nhiệm thì đừng giao việc quan trọng, hoặc đừng giao dịch. Trong Tam Quốc Chí có câu “đã nghi thì không dùng, đã dùng thì không nghi”. Trong cuộc đời mình, những người mình đã đang và sẽ gặp là những người có duyên với mình, không thuận duyên (bạn bè, thân hữu) thì là nghịch duyên (kẻ thù, đối thủ). Nếu có thể hóa giải được mâu thuẫn, dĩ hòa vi quý thì là tốt nhất. Theo như tư duy CRM của phương Tây, lấy mục tiêu tối đa hóa Client Lifetime Value, tại sao ta không nghĩ đến việc làm bạn suốt đời với mọi người?
Trong quan hệ lao động thì lấy quyền lợi – nghĩa vụ ra mà suy xét. Trong quan hệ với khách hàng thì lấy giá trị/lợi ích ra mà lôi kéo. Đây chỉ bàn về khía cạnh quan hệ giữa người với người, và xoay quanh vấn đề kỳ vọng (thực ra mọi mối quan hệ đều chuyển động xoay quanh kỳ vọng). Ở trên mình có chia sẻ về cách “điều hướng tư duy” để tạm trấn áp cơn giận. Tuy nhiên, đó chỉ là giải quyết phần ngọn. Giải quyết rốt ráo cái gốc của cơn giận thì làm thế nào? Mẹo: nếu căn nguyên của cơn giận là expectation gap, thì tại sao không THU HẸP sự chênh lệch kỳ vọng đó? Tối ưu là KHÔNG KỲ VỌNG (điều này khó, vì ở chỗ làm có một ma trận phức tạp về kỳ vọng giữa các mối quan hệ, nên ở đây tạm thời chỉ xét ở khía cạnh H2H thôi). Có câu: “kỳ vọng càng cao, thất vọng càng lớn”. Do đó, để không phải buồn thì đừng kỳ vọng điều gì ở người khác, mà chủ yếu dựa vào sự tự lực là chính (chỉ xét ở khía cạnh H2H thôi nhé). Riêng ở công ty thì đã có các công cụ chế tài khác. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Dẫu biết tình đời luôn đen bạc, nhưng mình phải luôn làm điều tốt không ngừng”, và ở đời thì “nhân tình tựa chỉ, trương trương bạc; thế sự như kỳ, cuộc cuộc tân” (nhân tình như giấy, trang nào cũng mỏng; thế sự như cờ, ván nào cũng mới).
Anh LÂM BÌNH BẢO chia sẻ một quan điểm khác về kiểm soát cơn giận theo thực hành “hơi thở chánh niệm” như sau:
[[ Khi ai đó có lời nói, hành động, thái độ, cử chỉ khác với những điều ta chấp nhận, khi có tình huống xảy ra khác với mong muốn của ta: ta giận.
[[ Giận là tổ hợp 3 trong 1: đối tượng gây ra giận, cơn giận, và đối tượng nhận cơn giận. Thiếu 1 trong 3 không ra cơn giận. Giận là cảm xúc chỉ xuất hiện trong ta, không phải trong đối tượng sinh ra cơn giận của ta. Cơn giận là của ta. Chỉ có ta có quyền, có khả năng xử lý nó chứ không ai khác.
[[ Giận là một phần của cuộc sống, ta không thể tránh khỏi. Không tránh được thì đừng trốn, đừng đè nén, đừng làm lơ, đừng giả vờ như không có. Không tránh được thì đối mặt, thì đương đầu, thì chăm sóc, xử lý. Và nếu tìm được sự thú vị của những cơn giận, cuộc đời ta hẵn sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều, phong phú hơn rất nhiều.
[[ Khi giận ta thường suy nghĩ về nguyên nhân, về người gây ra cơn giận. Càng nghĩ càng tức. Đá thúng, đụng nia. Mạch tăng, tim loạn nhịp. Đỏ mặt, tía tại. Tóm lại ta trông rất xấu (trên đời này chỉ có mỗi nàng Tây Thi đẹp khi giận!). Tóm lại ta tự uống thuốc độc mà mong cho người khác chết.
[[ Cơn giận là cơn bão cảm xúc tràn qua tâm trí ta. Khi bão đến ta làm gì? Ta cài cửa nẽo cẩn thận, ta gia cố nhà ta cho chắc chắn, ta xem thử nơi nào nơi nào bị ảnh hưởng mà xử lý. Chứ ngồi đó mà đặt câu hỏi cơn bão từ đâu tới, vì sao nó có thì trở thành dư thừa, không cần thiết trong thời điểm này. Đừng nói, đừng phán xét, đừng hành động khi ta đang giận. Làm như thế chẳng khác chi ta mở cửa đón cơn bão tràn vào nhà. Tác động của nó thật ghê gớm, nó quất cho ta tối tăm mặt mũi, nó càn quét, hất tung nhà của ta, ta mệt lử với nó.
[[ Ta có muốn như vậy không? Ta phải quay về với chính bản thân ta, gia cố chăm sóc cảm xúc của ta. Ta đóng các giác quan của mình như là đóng cửa. Đừng suy nghĩ, đừng nghe, đừng nói, đừng cảm nhận đến đối tượng đã gây ra cơn giận trong mình. Trở về với chính mình, an trú trong bản thân mình, tập trung vào hơi thở, theo dõi hơi thở, tập trung tâm ý vào đan điền, đừng để chúng lang thang trên đầu, trong trí não. Khi nhận ra chúng lang thang ở đấy, quay trở về hơi thở, chầm chập, thở vào, thở ra trong tĩnh lặng, sau đó trong bình an và cuối cùng buông bỏ.
[[ Khi tâm ý lắng dịu, khi tinh thần thư thái là lúc cơn bão cảm xúc đã qua đi. Ta hãy mở cửa, nhìn sâu vào chính mình, vào người, vào tình huống gây ra cơn giận của mình. Trả lời câu hỏi: tại sao ta giận? Ta giận vì cái gì? Cái giận đó có chính đáng không? Mình sẽ bắt đầu chuyển hóa như thế nào? Điều thú vị nhất trong vấn đề ấy, trong con người ấy có liên quan đến cơn giận của ta là gì?
[[ Lúc ấy tự dưng ta sẽ phát hiện ra rất nhiều điều thú vị. Lúc ấy ta hiểu ta đã đi qua tâm bão của cảm xúc, ta đón nhận và chuyển hóa cảm xúc trong ta. Đó chính là sự thú vị của cơn giận, sự thú vị khi ta hiểu rằng mình lớn hơn, trưởng thành hơn, bình an hơn, hạnh phúc hơn. Hận bất cách túc. Đừng bao giờ giận quá 1 đêm. Và ta sẽ thấy sự thú vị của cơn giận! ]]
Thật là một góc nhìn khá thú vị về cơn giận. Tập trung vào hơi thở cũng là một cách hay. Nghĩa là lúc đó mình phải lái sự chú ý của tâm trí sang hướng khác, khiến cho nó bận bịu làm cái gì đó thay vì ôm ấp cơn giận, thì lúc đó cơn giận tự nguôi do không còn nhiên liệu để phát triển. Tuy nhiên, thân tâm là một; cảm xúc và cảm giác hòa quyện với nhau, rất khó phân tách ra để xử lý từng phần. Lỡ như thiệt hại đã phát sinh và bạn là người đang cảm giác từng giây cái thiệt hại đó (chẳng hạn có người đánh bạn gây thương tích, xô bạn ngã gãy tay, chân, v.v…) thì phải xử lý cơn giận thế nào đây? Khó mà giữ bình tĩnh, đúng không? Lúc này, ta cần một liều thuốc “gây mê” mạnh hơn cho tinh thần thì mới “đánh trống lảng” cơn giận được. Có thể đổ cho số mạng, cho hên xui may rủi, cho nhân quả, v.v… Mà sao nghe giống AQ vậy? Thực ra mọi việc đều có tiền căn hậu quả của nó, chứ không hẳn là mê tín đâu. Biết đâu trong cú ngã của mình, một phần là do mình bất cẩn? Người kia xô bạn, không lẽ là cắc cớ mà xô? Phải có gì đó xảy ra trước!
Mình cũng có đọc tác phẩm “Giận” của thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong đó ông dạy phải sử dụng hơi thở chánh niệm, bước đi chánh niệm, ôm ấp sân hận, quán chiếu tri giác để kiểm soát cơn giận. Ông còn đưa ra cách ví von rất sinh động như “nấu chín cơn giận”, “chăm sóc em bé sân hận”, v.v… Nhưng cơ bản vẫn phải kết hợp với lòng yêu thương và tha thứ. Đối với các bậc tôn túc thì việc thực hành chánh niệm là rất dễ dàng, nhưng người thường thì không. Bạn có thể chánh niệm trong bao lâu? Rồi sau khi thoát khỏi trạng thái chánh niệm, bạn lại đối mặt với thực tại. Cơn giận vẫn còn đó, cho dù âm ỉ, nhưng nó vẫn còn. Tuy nhiên, nếu điều hướng tư duy, bạn xem xét cơn giận theo khía cạnh khác và bạn tự thuyết phục mình là không nên giận, thì tự nhiên cơn giận sẽ biến mất một cách triệt để. Đây là mình nói trường hợp cái expectation gap vẫn còn. Nếu có yếu tố khách quan khiến thu hẹp cái expectation gap này (chẳng hạn người phạm lỗi tỏ ra hối lỗi và đền bù thiệt hại) thì cơn giận tan biến ngay tức khắc mà bạn không cần phải làm gì với thân tâm của mình.
Anh bạn bảo: “Tôi không nói là không nên giận. Thậm chí cơn giận là không thể tránh khỏi. Vấn đề là cách ta xử lý cơn giận như thế nào và ta phải xứ lý trước tiên. Nếu các bậc tôn túc làm được thì cái gì khiến mình không là được như họ?”
Họ đã dành cả cuộc đời 40-50 năm chỉ để thực hành chánh niệm thôi đó! Các thiền sư ngồi thiền chỉ để loại bỏ vọng tưởng, các nhà sư tịnh độ chuyên chú tụng niệm “A Di Đà Phật” để đạt “nhất tâm bất loạn”, các nhà sư mật tông thì luyện các câu thần chú tối nghĩa chỉ để cho đầu óc bận rộn học thuộc thần chú mà không nghĩ ngợi lan man. Khi trong lòng đã chánh niệm thì còn chỗ nào cho cơn giận?
Một bạn nữ chia sẻ cách bạn tập kiểm soát cơn giận như sau:
“1. Im lặng (khi đánh hơi cơn giận đang nhen nhóm)
2. Bước ra khỏi nơi cơn giận đang chuẩn bị xuất hiện (bàn làm việc / phòng họp nhóm…)
3. Uống một ly nước khoảng 500ml + hít thở đều và sâu (dành cho những lúc họp với sếp và không thể đứng lên bỏ ra ngoài). Hoặc nghe bài nhạc mình thích / nghĩ về hình ảnh mình cảm thấy vui để tâm trạng đang lắng lại một tí. Sau đó sẽ trở lại rà soát nguyên nhân của vấn đề và tìm solution giải quyết một cách tốt nhất. Em luôn lưu ý việc mình tập trung phần SOLUTION giải quyết vấn đề trước khi giải quyết cá nhân tạo nên vấn đề.”
Rất thực tiễn. Ít nhất là bạn tự thoát ra khỏi cái luồng tư duy tiêu cực đang nhen nhóm, và khiến mình giữ được bình tĩnh. Lúc này cái đầu của mình đang nóng dần lên (bốc hỏa); nếu có thể vô toilet xối nước mát vào đầu là hiệu quả nhất!
Một bạn khác chia sẻ:
Xin chia sẻ vài ý, thật ra việc “dằn” được cơn giận nói về lý thuyết thì dễ nhưng thực hành cực khó. Nó đòi hỏi về kinh nghiệm sống, độ tuổi tâm sinh lý sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc “điều chế” cảm xúc. Thông thường dưới 30 tuổi là trên 80% là "nóng ào ào", gặp gì “xực đó”. Trên 30 tuổi k cần ai chỉ bảo cũng tự trầm xuống, trên 40 tuổi cách xử lý cơn nóng giận sẽ khác đi rất nhiều. Cho nên dù đọc nhiều sách hướng dẫn tiết chế cảm xúc, tập luyện thật nhiều nhưng độ tuổi và kinh nghiệm sống vẫn là phần cốt lõi quyết định cách ta kiềm chế cảm xúc.
Đồng ý với bạn là cơn giận theo thiên tính con người thì càng dễ kiểm soát theo tỷ lệ độ tuổi tăng dần. Tại sao? Vì quá trình sống, tâm tính con người ta được rèn dũa từ từ. Nhưng xét cho cùng, điểm mấu chốt vẫn nằm ở tư duy của cá nhân. Lúc ta còn nhỏ, ta sẵn sàng đánh nhau với đứa giật của ta một chiếc kẹo mút. Giờ lớn rồi, ta cười xòa khi bị giật kẹo. Điểm thứ hai, việc quản lý cơn giận là có thể rèn luyện tự chủ được, chứ không phụ thuộc độ tuổi. Nhiều người không biết rằng thân và tâm tuy hai mà một, hòa quyện với nhau. “Lửa giận” xét theo nhiều khía cạnh nó giống ngọn lửa vật lý chứ không sai. Đó là sự tăng nhiệt, tăng áp trong cơ thể khi có xung động giận. Ta chỉ muốn bùng nổ, rồi ra sao thì ra. Thật chính xác khi ví con giận như một đám cháy, và nếu giận cao độ, thì nó giống như một đợt phun trào của núi lửa. Vậy, khi trong đầu ta tràn ngập cảm xúc giận dữ, sẽ hết sức hiệu quả khi có sự can thiệp từ bên ngoài vào luồng tư duy đang diễn ra trong não. Sự can thiệp này có thể theo hai hướng tâm lý (đánh vào tâm) và vật lý (đánh vào thân). 1) Theo tâm lý, có các hướng như a) thu hẹp chênh lệch kỳ vọng (tức tiêu trừ căn nguyên cơn giận) bằng việc xin lỗi và bồi thường thiệt hại của người gây ra cơn giận; b) điều hướng tư duy (chen vào luồng tư duy giận dữ bằng một luồng tư duy khác gây nhiễu cơn giận, chẳng hạn tự kỷ ám thị, chánh niệm, v.v.; c) thực hành hít thở chánh niệm (hít thở sâu, tập trung duy nhất vào hơi thở; d) ngồi riêng bình tĩnh quán xét sự việc, mổ xẻ vấn đề và giải pháp; 2) Theo vật lý, có thể tác động vào thân bằng: a) uống nước, xối nước vào đầu, đi tắm (để hạ hỏa); b) đóng cửa phòng và hét thật to cho hả; c) các tác động khác vào thân, như ăn, uống cái gì đó mà mình thích (sau 2 năm cầm quyền, Kim Jong Un đã tăng 20 kg vì ăn quá nhiều – ông ta điều tiết cảm xúc lo lắng, buồn, giận bằng việc ăn nhiều, cách này hơi tiêu cực đối với thân thể, nhưng cũng kiềm chế được cảm xúc). Tóm lại, có thể rèn luyện, tác động vào thân tâm song song thì có thể quản lý được cảm xúc của bản thân. Độ tuổi, vốn sống chỉ là sự rèn luyện thụ động qua thời gian mà thôi.
Lời kết:
Tóm lại, giận là do bất mãn. Tùy theo tình huống và mức độ bất mãn mà cơn giận cũng có mức độ khác nhau, từ phật ý, hờn mát, lẩy, cho tới căm thù, phẫn uất. Quá giận mất khôn. Tuy nhiên, dù giận ít hay nhiều, cơn giận luôn là một quá trình tư duy vô cùng chủ quan và chỉ xảy ra trong ý thức của con người. Xảy ra bên trong và thuộc phạm vi ‘quản lý’ của cá nhân. Nếu tỉnh táo, bạn có thể dừng cơn giận lại được một cách hiệu quả, bằng cách can thiệp theo 3 hướng: 1) khách quan – xóa bỏ nguyên nhân bên ngoài của cơn giận, tức là tác nhân khiến bạn bất mãn, nói cách khác là chênh lệch kỳ vọng được rút ngắn lại hoặc triệt tiêu; 2a) can thiệp vào luồng tư duy đang ôm ấp, nuôi dưỡng, cấp nhiên liệu cho cơn giận – bằng cách điều hướng tư duy, tự kỷ ám thị, tập trung vào hơi thở, làm cho đầu óc bận rộn suy nghĩ chuyện khác mà quên đi cơn giận; 2b) can thiệp vật lý vào cơ thể – bằng cách đi tắm, xối nước lạnh vào đầu, ăn, uống cái gì thật lạnh. Ngoài ra, để ngăn ngừa cơn giận, bạn có thể hạ thấp kỳ vọng, hoặc thậm chí là không kỳ vọng điều gì nơi người khác, cho dù người đó là thân thiết đến như thế nào với ta, và luôn tập luyện yêu thương và tha thứ. Dần dần, bạn sẽ tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và hạnh phúc hơn. Lúc đó có thể bạn sẽ cười xòa: Hình như mình quên mất nổi giận là như thế nào?
Thường thì người có định lực cao luôn chọn cách kiềm nén, không cho cơn giận bộc lộ ra ngoài, ít nhất là qua nét mặt. Tuy nhiên, lỡ giận quá thì biết làm sao? Cái này phải rèn luyện từng chút một, từng ngày một, chứ không thể ngay lập tức mà đạt đến “cảnh giới” tâm như mặt nước hồ thu được. Có một số vấn đề cần lưu ý sau đây.
Nguyên nhân của cơn giận
Để quản lý được cơn giận, trước tiên phải hiểu tại sao cơn giận lại bùng phát? Thường thì con người ta nổi giận khi có một “expectation gap” giữa mình và người khác. Mình kỳ vọng người khác làm đúng y chang 100% theo ý mình, trong khi người khác không nghĩ như vậy. Và mọi việc diễn ra không như ý, khiến mình không hài lòng. Ở đây, cốt lõi của vấn đề là mình luôn kỳ vọng những cái gì CÓ LỢI cho bản thân, trong khi người khác kỳ vọng cái gì CÓ LỢI cho chính họ. Mâu thuẫn luôn nảy sinh ở cái expectation gap này. Nổi giận là phản ứng tự nhiên nhất của con người, do hậu quả của việc trái kỳ vọng của bản thân, từ đó bản thân bị thiệt hại. Đây là lý do tại sao đời là bể khổ, vì không có việc gì trên đời lại diễn ra theo ý mình cả, mình phải đấu tranh để giành lấy. Đôi khi cuộc đấu tranh này bao gồm cả việc hủy diệt nguồn cơn của cơn giận, hoặc tác nhân gây ra cơn giận. Thế là sự việc leo thang.
Bản chất và tác hại của cơn giận
Cơn giận luôn rất độc hại. Khi giận lên, mình chỉ muốn hủy diệt: hủy diệt kẻ đã gây ra cơn giận cho mình, cho “hả giận”. Có nghĩa là khi kỳ vọng của mình bị vi phạm, mình đã bị thiệt hại, thì mình cũng muốn “kẻ kia” cũng phải chịu thiệt hại tương tự, cho công bằng! Đó là lý do vì sao trong cuộc sống hay có tình trạng trả thù nhau không dứt (oan oan tương báo). Không “hủy diệt” được kẻ gây giận thì tìm cách giận cá chém thớt, cũng phần nào phát tiết được cơn giận ra ngoài, hả được giận. Các vụ án mạng luôn khởi nguồn từ những cơn giận không kiềm chế nổi. Hiện nay giới trẻ rất hay không kiềm chế, và dễ giết người như chơi chỉ vì bị… nhìn đểu.
Ở cấp độ thấp hơn, cơn giận cũng có sức phá hoại không kém: trở mặt với nhau, chấm dứt mối quan hệ, tìm cách hại ngầm, v.v… Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Tác hại chính của cơn giận là ở chỗ nó đưa người nổi giận vào tâm trạng rất tồi tệ. Khiến bản thân rơi vào “địa ngục”, không còn là “con người”, trong tâm luôn chỉ có những ý nghĩ đen tối, độc ác, luôn tìm cách hại người. Cơn giận có thể biến con người thành quỷ, hoàn toàn biến chất và có hại cho xã hội. Cơn giận khiến tiêu hao sức lực của bản thân và tác hại lên thân thể: giận quá hại gan, cùng nhiều bệnh khác. Quá giận mất khôn, lời nói, hành động bị ảnh hưởng và thường tiêu cực, từ đó gây ra nhiều điều bất lợi cho chính mình. Tóm lại, cơn giận khiến con người trở nên ĐỘC ÁC.
Làm gì để quản lý cơn giận?
Các tình cảm của con người (hỉ nộ ái ố ưu bi lạc) có mối liên hệ với nhau và hình như tương sinh tương khắc theo ngũ hành (tương ứng với lục phủ ngũ tạng trong cơ thể người). Y học đã chứng minh có một sự tương thông như sau: giận quá hại gan, vui quá hại tim, buồn quá hại phổi, lo quá hại dạ dày (không biết yêu quá, sướng quá hại gì, mọi người bổ sung nhé, hehe).
Quay lại vấn đề đang bàn, cơn giận có một “đối thủ” là lòng yêu thương. Khi con bạn lỡ gây thiệt hại cho bạn (làm hỏng đồ, v.v…), bạn không thể giận con được, vì bạn yêu thương con bạn. Lòng yêu thương khiến người với người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn. Tại sao lòng yêu thương có thể khắc chế cơn giận? Vì bản chất của lòng yêu thương là vị tha, là luôn nỗ lực ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG của người mình yêu thương, luôn sống, học tập, làm việc theo kỳ vọng của người mình yêu thương, nghĩ cách làm sao có lợi cho họ.
Trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, có lẽ không đủ để nói chuyện yêu thương ở đây, vì tâm cảnh mỗi người mỗi khác. Vậy hãy rèn luyện cách THÔNG CẢM. Chỉ có thông cảm thì mới khiến người gần người hơn.
Một câu hỏi: làm sao có thể yêu thương được người đã gây ra thiệt hại lớn cho mình? Nghe có vẻ lý thuyết quá. Đây là vấn đề mấu chốt nhất, nó xác định tính khả thi của toàn bộ quan điểm quản lý cơn giận ở đây. Chỉ có biết THA THỨ bạn mới yêu thương trở lại được. Con người ai không có lúc lầm lỗi? Hãy tha thứ cho họ. Nếu bạn không tha thứ, cứ ôm khư khư nỗi giận trong lòng, thì bạn không thể nào hạnh phúc được. Cuộc sống 100 năm quá ngắn ngủi, sao phải cứ sống buồn vì không biết tha thứ? Ở đây không chỉ nói về mối quan hệ sếp-nhân viên mà mở rộng ra quan hệ người với người. Không thể tha thứ là không thể yêu thương và cơn giận luôn còn nguyên trong lòng. Gặp chuyện gì cũng giận, đi đâu cũng giận thì đó là thảm họa cho các mối quan hệ làm ăn. Luôn tỏ ra không giận, cố kiềm nén trong lòng sự bất mãn với người, thì đó là thảm họa cho thân và tâm của chính mình, vì một lúc nào đó bạn sẽ sụp đổ, cả về thể chất và tinh thần.
Nhưng nếu giận quá thì biết làm sao?
Khi giận quá, tối kỵ nói năng hay hành động gì, vì đó đều do cơn giận điều khiển, và thường không sáng suốt. Tốt nhất là giữ im lặng, tạm lánh mặt, ở một mình để bình tĩnh suy nghĩ lại mọi việc, xem vấn đề ở đâu, làm sao để giải quyết.
Có một phương pháp tạm gọi là “tự kỷ ám thị”. Nếu tự suy xét mà chưa nguôi ngoai được thì tự nói thầm với chính mình câu nói sau: “Không giận nữa” lặp đi lặp lại 50 lần. Đây là nguyên tắc tự điều hướng các suy nghĩ trong đầu. Cách này rất hiệu quả, sẽ khiến bạn bình tĩnh và “hạ hỏa” nhanh chóng. Tuy nhiên, phải xuất phát từ nền tảng của lòng yêu thương và tha thứ. Trong mối quan hệ với người, cố gắng thấy lỗi của mình trước, tự trách trước, rồi mới trách người. Tối ưu nhất là “chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người”.
Thảo luận:
Có người hỏi: “Đúng là cơn giận xuất phát từ sự bất như ý. Để nói tha thứ thì dễ mà làm thì không hề. Cứ nói cảm thông, nhưng có người ích kỷ, vô trách nhiệm thành bản tính rồi thì bạn có cảm thông mãi được không?”
Đúng là tha thứ rất khó. Tuy nhiên, hãy tư duy theo hướng xử lý vấn đề chứ đừng xử lý con người. Nếu người ta không chân thành với mình thì mình có nên chân thành lại với người hay không? Nên chân thành với mọi người, kể cả người không chân thành với mình, trong chừng mực mà mình có thể kiểm soát không để họ lợi dụng mình. Nếu không thể làm tình huống tốt lên được thì không nên làm nó xấu đi. Quan trọng là tốt cho tâm trạng của mình trước. Đã biết họ ích kỷ, vô trách nhiệm thì đừng giao việc quan trọng, hoặc đừng giao dịch. Trong Tam Quốc Chí có câu “đã nghi thì không dùng, đã dùng thì không nghi”. Trong cuộc đời mình, những người mình đã đang và sẽ gặp là những người có duyên với mình, không thuận duyên (bạn bè, thân hữu) thì là nghịch duyên (kẻ thù, đối thủ). Nếu có thể hóa giải được mâu thuẫn, dĩ hòa vi quý thì là tốt nhất. Theo như tư duy CRM của phương Tây, lấy mục tiêu tối đa hóa Client Lifetime Value, tại sao ta không nghĩ đến việc làm bạn suốt đời với mọi người?
Trong quan hệ lao động thì lấy quyền lợi – nghĩa vụ ra mà suy xét. Trong quan hệ với khách hàng thì lấy giá trị/lợi ích ra mà lôi kéo. Đây chỉ bàn về khía cạnh quan hệ giữa người với người, và xoay quanh vấn đề kỳ vọng (thực ra mọi mối quan hệ đều chuyển động xoay quanh kỳ vọng). Ở trên mình có chia sẻ về cách “điều hướng tư duy” để tạm trấn áp cơn giận. Tuy nhiên, đó chỉ là giải quyết phần ngọn. Giải quyết rốt ráo cái gốc của cơn giận thì làm thế nào? Mẹo: nếu căn nguyên của cơn giận là expectation gap, thì tại sao không THU HẸP sự chênh lệch kỳ vọng đó? Tối ưu là KHÔNG KỲ VỌNG (điều này khó, vì ở chỗ làm có một ma trận phức tạp về kỳ vọng giữa các mối quan hệ, nên ở đây tạm thời chỉ xét ở khía cạnh H2H thôi). Có câu: “kỳ vọng càng cao, thất vọng càng lớn”. Do đó, để không phải buồn thì đừng kỳ vọng điều gì ở người khác, mà chủ yếu dựa vào sự tự lực là chính (chỉ xét ở khía cạnh H2H thôi nhé). Riêng ở công ty thì đã có các công cụ chế tài khác. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Dẫu biết tình đời luôn đen bạc, nhưng mình phải luôn làm điều tốt không ngừng”, và ở đời thì “nhân tình tựa chỉ, trương trương bạc; thế sự như kỳ, cuộc cuộc tân” (nhân tình như giấy, trang nào cũng mỏng; thế sự như cờ, ván nào cũng mới).
Anh LÂM BÌNH BẢO chia sẻ một quan điểm khác về kiểm soát cơn giận theo thực hành “hơi thở chánh niệm” như sau:
[[ Khi ai đó có lời nói, hành động, thái độ, cử chỉ khác với những điều ta chấp nhận, khi có tình huống xảy ra khác với mong muốn của ta: ta giận.
[[ Giận là tổ hợp 3 trong 1: đối tượng gây ra giận, cơn giận, và đối tượng nhận cơn giận. Thiếu 1 trong 3 không ra cơn giận. Giận là cảm xúc chỉ xuất hiện trong ta, không phải trong đối tượng sinh ra cơn giận của ta. Cơn giận là của ta. Chỉ có ta có quyền, có khả năng xử lý nó chứ không ai khác.
[[ Giận là một phần của cuộc sống, ta không thể tránh khỏi. Không tránh được thì đừng trốn, đừng đè nén, đừng làm lơ, đừng giả vờ như không có. Không tránh được thì đối mặt, thì đương đầu, thì chăm sóc, xử lý. Và nếu tìm được sự thú vị của những cơn giận, cuộc đời ta hẵn sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều, phong phú hơn rất nhiều.
[[ Khi giận ta thường suy nghĩ về nguyên nhân, về người gây ra cơn giận. Càng nghĩ càng tức. Đá thúng, đụng nia. Mạch tăng, tim loạn nhịp. Đỏ mặt, tía tại. Tóm lại ta trông rất xấu (trên đời này chỉ có mỗi nàng Tây Thi đẹp khi giận!). Tóm lại ta tự uống thuốc độc mà mong cho người khác chết.
[[ Cơn giận là cơn bão cảm xúc tràn qua tâm trí ta. Khi bão đến ta làm gì? Ta cài cửa nẽo cẩn thận, ta gia cố nhà ta cho chắc chắn, ta xem thử nơi nào nơi nào bị ảnh hưởng mà xử lý. Chứ ngồi đó mà đặt câu hỏi cơn bão từ đâu tới, vì sao nó có thì trở thành dư thừa, không cần thiết trong thời điểm này. Đừng nói, đừng phán xét, đừng hành động khi ta đang giận. Làm như thế chẳng khác chi ta mở cửa đón cơn bão tràn vào nhà. Tác động của nó thật ghê gớm, nó quất cho ta tối tăm mặt mũi, nó càn quét, hất tung nhà của ta, ta mệt lử với nó.
[[ Ta có muốn như vậy không? Ta phải quay về với chính bản thân ta, gia cố chăm sóc cảm xúc của ta. Ta đóng các giác quan của mình như là đóng cửa. Đừng suy nghĩ, đừng nghe, đừng nói, đừng cảm nhận đến đối tượng đã gây ra cơn giận trong mình. Trở về với chính mình, an trú trong bản thân mình, tập trung vào hơi thở, theo dõi hơi thở, tập trung tâm ý vào đan điền, đừng để chúng lang thang trên đầu, trong trí não. Khi nhận ra chúng lang thang ở đấy, quay trở về hơi thở, chầm chập, thở vào, thở ra trong tĩnh lặng, sau đó trong bình an và cuối cùng buông bỏ.
[[ Khi tâm ý lắng dịu, khi tinh thần thư thái là lúc cơn bão cảm xúc đã qua đi. Ta hãy mở cửa, nhìn sâu vào chính mình, vào người, vào tình huống gây ra cơn giận của mình. Trả lời câu hỏi: tại sao ta giận? Ta giận vì cái gì? Cái giận đó có chính đáng không? Mình sẽ bắt đầu chuyển hóa như thế nào? Điều thú vị nhất trong vấn đề ấy, trong con người ấy có liên quan đến cơn giận của ta là gì?
[[ Lúc ấy tự dưng ta sẽ phát hiện ra rất nhiều điều thú vị. Lúc ấy ta hiểu ta đã đi qua tâm bão của cảm xúc, ta đón nhận và chuyển hóa cảm xúc trong ta. Đó chính là sự thú vị của cơn giận, sự thú vị khi ta hiểu rằng mình lớn hơn, trưởng thành hơn, bình an hơn, hạnh phúc hơn. Hận bất cách túc. Đừng bao giờ giận quá 1 đêm. Và ta sẽ thấy sự thú vị của cơn giận! ]]
Thật là một góc nhìn khá thú vị về cơn giận. Tập trung vào hơi thở cũng là một cách hay. Nghĩa là lúc đó mình phải lái sự chú ý của tâm trí sang hướng khác, khiến cho nó bận bịu làm cái gì đó thay vì ôm ấp cơn giận, thì lúc đó cơn giận tự nguôi do không còn nhiên liệu để phát triển. Tuy nhiên, thân tâm là một; cảm xúc và cảm giác hòa quyện với nhau, rất khó phân tách ra để xử lý từng phần. Lỡ như thiệt hại đã phát sinh và bạn là người đang cảm giác từng giây cái thiệt hại đó (chẳng hạn có người đánh bạn gây thương tích, xô bạn ngã gãy tay, chân, v.v…) thì phải xử lý cơn giận thế nào đây? Khó mà giữ bình tĩnh, đúng không? Lúc này, ta cần một liều thuốc “gây mê” mạnh hơn cho tinh thần thì mới “đánh trống lảng” cơn giận được. Có thể đổ cho số mạng, cho hên xui may rủi, cho nhân quả, v.v… Mà sao nghe giống AQ vậy? Thực ra mọi việc đều có tiền căn hậu quả của nó, chứ không hẳn là mê tín đâu. Biết đâu trong cú ngã của mình, một phần là do mình bất cẩn? Người kia xô bạn, không lẽ là cắc cớ mà xô? Phải có gì đó xảy ra trước!
Mình cũng có đọc tác phẩm “Giận” của thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong đó ông dạy phải sử dụng hơi thở chánh niệm, bước đi chánh niệm, ôm ấp sân hận, quán chiếu tri giác để kiểm soát cơn giận. Ông còn đưa ra cách ví von rất sinh động như “nấu chín cơn giận”, “chăm sóc em bé sân hận”, v.v… Nhưng cơ bản vẫn phải kết hợp với lòng yêu thương và tha thứ. Đối với các bậc tôn túc thì việc thực hành chánh niệm là rất dễ dàng, nhưng người thường thì không. Bạn có thể chánh niệm trong bao lâu? Rồi sau khi thoát khỏi trạng thái chánh niệm, bạn lại đối mặt với thực tại. Cơn giận vẫn còn đó, cho dù âm ỉ, nhưng nó vẫn còn. Tuy nhiên, nếu điều hướng tư duy, bạn xem xét cơn giận theo khía cạnh khác và bạn tự thuyết phục mình là không nên giận, thì tự nhiên cơn giận sẽ biến mất một cách triệt để. Đây là mình nói trường hợp cái expectation gap vẫn còn. Nếu có yếu tố khách quan khiến thu hẹp cái expectation gap này (chẳng hạn người phạm lỗi tỏ ra hối lỗi và đền bù thiệt hại) thì cơn giận tan biến ngay tức khắc mà bạn không cần phải làm gì với thân tâm của mình.
Anh bạn bảo: “Tôi không nói là không nên giận. Thậm chí cơn giận là không thể tránh khỏi. Vấn đề là cách ta xử lý cơn giận như thế nào và ta phải xứ lý trước tiên. Nếu các bậc tôn túc làm được thì cái gì khiến mình không là được như họ?”
Họ đã dành cả cuộc đời 40-50 năm chỉ để thực hành chánh niệm thôi đó! Các thiền sư ngồi thiền chỉ để loại bỏ vọng tưởng, các nhà sư tịnh độ chuyên chú tụng niệm “A Di Đà Phật” để đạt “nhất tâm bất loạn”, các nhà sư mật tông thì luyện các câu thần chú tối nghĩa chỉ để cho đầu óc bận rộn học thuộc thần chú mà không nghĩ ngợi lan man. Khi trong lòng đã chánh niệm thì còn chỗ nào cho cơn giận?
Một bạn nữ chia sẻ cách bạn tập kiểm soát cơn giận như sau:
“1. Im lặng (khi đánh hơi cơn giận đang nhen nhóm)
2. Bước ra khỏi nơi cơn giận đang chuẩn bị xuất hiện (bàn làm việc / phòng họp nhóm…)
3. Uống một ly nước khoảng 500ml + hít thở đều và sâu (dành cho những lúc họp với sếp và không thể đứng lên bỏ ra ngoài). Hoặc nghe bài nhạc mình thích / nghĩ về hình ảnh mình cảm thấy vui để tâm trạng đang lắng lại một tí. Sau đó sẽ trở lại rà soát nguyên nhân của vấn đề và tìm solution giải quyết một cách tốt nhất. Em luôn lưu ý việc mình tập trung phần SOLUTION giải quyết vấn đề trước khi giải quyết cá nhân tạo nên vấn đề.”
Rất thực tiễn. Ít nhất là bạn tự thoát ra khỏi cái luồng tư duy tiêu cực đang nhen nhóm, và khiến mình giữ được bình tĩnh. Lúc này cái đầu của mình đang nóng dần lên (bốc hỏa); nếu có thể vô toilet xối nước mát vào đầu là hiệu quả nhất!
Một bạn khác chia sẻ:
Xin chia sẻ vài ý, thật ra việc “dằn” được cơn giận nói về lý thuyết thì dễ nhưng thực hành cực khó. Nó đòi hỏi về kinh nghiệm sống, độ tuổi tâm sinh lý sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc “điều chế” cảm xúc. Thông thường dưới 30 tuổi là trên 80% là "nóng ào ào", gặp gì “xực đó”. Trên 30 tuổi k cần ai chỉ bảo cũng tự trầm xuống, trên 40 tuổi cách xử lý cơn nóng giận sẽ khác đi rất nhiều. Cho nên dù đọc nhiều sách hướng dẫn tiết chế cảm xúc, tập luyện thật nhiều nhưng độ tuổi và kinh nghiệm sống vẫn là phần cốt lõi quyết định cách ta kiềm chế cảm xúc.
Đồng ý với bạn là cơn giận theo thiên tính con người thì càng dễ kiểm soát theo tỷ lệ độ tuổi tăng dần. Tại sao? Vì quá trình sống, tâm tính con người ta được rèn dũa từ từ. Nhưng xét cho cùng, điểm mấu chốt vẫn nằm ở tư duy của cá nhân. Lúc ta còn nhỏ, ta sẵn sàng đánh nhau với đứa giật của ta một chiếc kẹo mút. Giờ lớn rồi, ta cười xòa khi bị giật kẹo. Điểm thứ hai, việc quản lý cơn giận là có thể rèn luyện tự chủ được, chứ không phụ thuộc độ tuổi. Nhiều người không biết rằng thân và tâm tuy hai mà một, hòa quyện với nhau. “Lửa giận” xét theo nhiều khía cạnh nó giống ngọn lửa vật lý chứ không sai. Đó là sự tăng nhiệt, tăng áp trong cơ thể khi có xung động giận. Ta chỉ muốn bùng nổ, rồi ra sao thì ra. Thật chính xác khi ví con giận như một đám cháy, và nếu giận cao độ, thì nó giống như một đợt phun trào của núi lửa. Vậy, khi trong đầu ta tràn ngập cảm xúc giận dữ, sẽ hết sức hiệu quả khi có sự can thiệp từ bên ngoài vào luồng tư duy đang diễn ra trong não. Sự can thiệp này có thể theo hai hướng tâm lý (đánh vào tâm) và vật lý (đánh vào thân). 1) Theo tâm lý, có các hướng như a) thu hẹp chênh lệch kỳ vọng (tức tiêu trừ căn nguyên cơn giận) bằng việc xin lỗi và bồi thường thiệt hại của người gây ra cơn giận; b) điều hướng tư duy (chen vào luồng tư duy giận dữ bằng một luồng tư duy khác gây nhiễu cơn giận, chẳng hạn tự kỷ ám thị, chánh niệm, v.v.; c) thực hành hít thở chánh niệm (hít thở sâu, tập trung duy nhất vào hơi thở; d) ngồi riêng bình tĩnh quán xét sự việc, mổ xẻ vấn đề và giải pháp; 2) Theo vật lý, có thể tác động vào thân bằng: a) uống nước, xối nước vào đầu, đi tắm (để hạ hỏa); b) đóng cửa phòng và hét thật to cho hả; c) các tác động khác vào thân, như ăn, uống cái gì đó mà mình thích (sau 2 năm cầm quyền, Kim Jong Un đã tăng 20 kg vì ăn quá nhiều – ông ta điều tiết cảm xúc lo lắng, buồn, giận bằng việc ăn nhiều, cách này hơi tiêu cực đối với thân thể, nhưng cũng kiềm chế được cảm xúc). Tóm lại, có thể rèn luyện, tác động vào thân tâm song song thì có thể quản lý được cảm xúc của bản thân. Độ tuổi, vốn sống chỉ là sự rèn luyện thụ động qua thời gian mà thôi.
Lời kết:
Tóm lại, giận là do bất mãn. Tùy theo tình huống và mức độ bất mãn mà cơn giận cũng có mức độ khác nhau, từ phật ý, hờn mát, lẩy, cho tới căm thù, phẫn uất. Quá giận mất khôn. Tuy nhiên, dù giận ít hay nhiều, cơn giận luôn là một quá trình tư duy vô cùng chủ quan và chỉ xảy ra trong ý thức của con người. Xảy ra bên trong và thuộc phạm vi ‘quản lý’ của cá nhân. Nếu tỉnh táo, bạn có thể dừng cơn giận lại được một cách hiệu quả, bằng cách can thiệp theo 3 hướng: 1) khách quan – xóa bỏ nguyên nhân bên ngoài của cơn giận, tức là tác nhân khiến bạn bất mãn, nói cách khác là chênh lệch kỳ vọng được rút ngắn lại hoặc triệt tiêu; 2a) can thiệp vào luồng tư duy đang ôm ấp, nuôi dưỡng, cấp nhiên liệu cho cơn giận – bằng cách điều hướng tư duy, tự kỷ ám thị, tập trung vào hơi thở, làm cho đầu óc bận rộn suy nghĩ chuyện khác mà quên đi cơn giận; 2b) can thiệp vật lý vào cơ thể – bằng cách đi tắm, xối nước lạnh vào đầu, ăn, uống cái gì thật lạnh. Ngoài ra, để ngăn ngừa cơn giận, bạn có thể hạ thấp kỳ vọng, hoặc thậm chí là không kỳ vọng điều gì nơi người khác, cho dù người đó là thân thiết đến như thế nào với ta, và luôn tập luyện yêu thương và tha thứ. Dần dần, bạn sẽ tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và hạnh phúc hơn. Lúc đó có thể bạn sẽ cười xòa: Hình như mình quên mất nổi giận là như thế nào?