Gà Chọi Phương pháp tạo một dòng gà

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Cách thứ nhất: Lai ngang, lai trùng huyết giữa các anh chị em
KHOÁ GEN

Khóa gen là phương pháp lưu giữ những đặc điểm ta mong muốn cho một dòng gà. Thí dụ ta có dòng mái chân xanh mắt ếch rất bền và bạn ta có con gà trống đá mu lưng rất hay và ta muốn tạo ra một dòng gà con chân xanh mắt ếch đá mu lưng thì ta sẽ áp dụng phương pháp khoá gen sau đây:

1. Cản con mái chân xanh mắt ếch vào con trống đá mu lưng. (Đây là cặp gà giống tiên khởi.)
2. Cuộc phối giống trên sẽ cho ra bầy gà con đầu tiên và đựơc gọi là F1 (thế hệ thứ nhất).
3. Trong bầy gà F1, ta lựa con trống tốt nhất có thế đá mu lưng, cản với con mái chị em cùng bầy có chân xanh mắt ếch tốt nhất để cho ra bầy con F2 (thế hệ thứ hai). Phép khoá gen tới đây là xong.

Khi ta cản anh em của thế hệ F1 với nhau thì gen của gà con (F2) sẽ được khoá. Gà trong bầy F2 này đều mang gen của cặp gà tiên khởi (ông bà) vì vậy gen của dòng gà mà ta muốn tạo đã đựơc khoá. Từ đây ta có thể tiếp tục lấy anh em của F2 cản với nhau thêm 2 đời nữa cho tới đời thứ 4 để thanh lọc thêm những đặc điểm mà ta không thích nhưng việc đó không cần thiết. Bây giờ ta có thể duy trì dòng gà này bằng phương pháp cho mẹ cản với trống con, bố cản với mái con, ông nội cản với cháu, cậu cản với cháu v.v.

LƯU Ý:
Nếu trong bầy F1 có những con chân vàng, chân trắng, chân chì, mắt thau, mắt vàng, mắt đỏ, thế đá thì lung tung thì ta mệt rồi đấy bởi vì cặp gà tiên khởi của ta mang quá nhiều giòng gen khác nhau nên đã cho ra nhiều loài con khác nhau. Nếu ta muốn có đựơc dòng gà chân xanh mắt ếch đá mu lưng mà bầy con đầu tiên đã lung tung thì theo lời ông Boles phép phối giống “khoá gen” là “bất khả thi”.

VẤN ĐỀ THOÁI HOÁ:

Theo ông Boles thì chỉ có hai yếu tố ảnh hưởng đến sự thoái hoá đó là sự chọn lựa gà giống và môi trường sống. Sự cận huyết là không quan trọng nếu chúng ta biết cách chọn lựa gà giống cho tốt khi phối giống. Sự phối giống cận huyết có thể sẽ cho ra những con gà không tốt vì thế ta phải loại bỏ những con gà xấu và tiếp tục phối giống những con gà tốt với nhau. Có nhiều người cho rằng phép cản gà cận huyết sẽ cho ra bầy con nhỏ con nhưng ông Bole đã chứng minh gà của ông cản ra không bị nhỏ con.

Muốn có đựơc nhiều lựa chọn tốt thì số lựơng gà là quan trọng hơn hết. Muốn vậy thì ta phải cản ra càng nhiều càng tốt, tối thiểu cũng phải khoảng 50 con mái và 50 con trống rồi tuyển từ đó. Từ bầy gà này, chúng ta chọn khoảng 15 cặp để phối giống đi theo nhánh Ông/cháu, mẹ/trống con, bố/mái con cậu/cháu ..v.v.

Môi trường sinh sống của gà ảnh hưởng trực tiếp tới sự thoái hoá. Khí hậu, thức ăn, đất, nước v.v. không thay đổi nguồn gen nhưng đều ảnh hưởng tới sự phát triển của gen khiến gà cùng một dòng nuôi ở hai miền khác nhau phát triển khác nhau.

Suy ra thì quan niệm cận huyết của ông Bole cũng đúng. Chúng ta thấy trong thiên nhiên thí dụ như con kòng cái khi tới thời trưởng thành cũng đi làm quen và nghắm nghía cả trăm con còng đực và chỉ chọn con còng đực nào có cặp gọng lớn nhất để phối giống, hoặc các loài chim cái chỉ chọn anh trống nào hót hay, múa giỏi thì mới chịu phối giống, và vì sự chọn lựa kỹ càng đó mà các loài cầm thú vẫn không bị thoái hoá. Nay ta áp dụng phương pháp giữ dòng gà của ông Bole thì phải đặt sự chọn lựa khôn khéo lên trên hết. Ngoài ra thì phải lưu giữ thật nhiều gà giống khác nhánh của cùng một dòng để thỉnh thoảng phối giống chéo với nhau thì sự trùng huyết sẽ không thành vấn đề. (Lưu ý, ông Bole giữ tới 15 cặp gà giống khác nhau khoảng 4 hoặc 5 thế hệ của cùng một dòng để dùng vào việc phối giống giữ dòng).

Có nên thỉnh thoảng pha vào giống gà khác để cho tổng lựơng gen thêm phong phú không ?
Theo ông Bole thì không nên vì khi pha vào thì việc kiểm soát gen trở nên phức tạp vì ta phải đương đầu với ít nhất là hai dòng máu khác nhau dính líu tới ít nhất là 8 thế hệ (sự phối giống của gà mẹ và gà cha thì bầy con sẽ có 1/2 dòng máu của bố mẹ, 1/4 máu ông bà, 1/8 máu của ông bà cố, 1/16 của ông bà cố tổ.) Mục tiêu của phương pháp khoá gen là sản xuất ra dòng gà có những đặc điểm cố định lập đi lập lại (tất cả các con đều đá mu lưng chẳng hạn). Nếu ta pha vào dòng gà khác thì điểm cố định của ta bị phá hủy. Thay vì pha gà lạ khác dòng, ta chỉ cần phối giống những con gà cùng dòng cách nhau nhiều thế hệ. Theo ông Bole thì phương pháp này cũng tựa như pha vào giống mới. (Thí dụ lấy cháu 5 đời phối lại với dì hoặc cậu.)
Cách thứ hai: Phương pháp lai dọc cận huyết theo bố mẹ.
LineBreedingChart.jpg
 
Bên trên