Người dân muốn chăn trâu, bò cho ăn cỏ ngoài đồng phải đóng phí 100.000 đồng/con/năm, ngoài ra còn phải nộp tiền đặt cọc cao nhất đến 2 triệu đồng. Chuyện oái oăm trên đang xảy ra tại xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa.
Mỗi con trâu, bò của người dân muốn chăn thả ngoài đồng phải đóng 100.000 đồng/năm cho hợp tác xã
ẢNH PHÚC NGƯ
Theo phản ánh của người dân, từ năm 2017, khi chuyển đổi hình thức hoạt động, Hợp tác xã dịch vụ Minh Anh (xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) đã đề ra nhiều khoản thu, khoản phí vô lý khiến người dân bức xúc.
Theo đó, hợp tác xã này nghĩ ra việc thu phí 100.000 đồng/con/năm đối với trâu, bò của người dân muốn chăn thả ngoài đồng trên địa bàn xã, gọi là phí đồng cỏ. Ngoài ra, các hộ còn phải đóng theo mức, nếu hộ gia đình có từ 1-3 con trâu, bò thì phải nộp 300.000 đồng/năm; từ 4-5 con mức 500.000 đồng/năm; từ 6-10 phải nộp mức 1 triệu đồng/năm và từ 10 con trở lên phải nộp 2 triệu đồng/năm, gọi là tiền thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm.
Phiếu thu tiền thế chấp của Hợp tác xã Minh Anh
ẢNH PHÚC NGƯ
Không chỉ thu phí chăn thả trâu, bò, Hợp tác xã Minh Anh còn thu tiền thế chấp máy cày, máy lồng, máy gặt của người dân, mỗi máy 5 triệu đồng/năm. Ngoài ra, khi các hộ có máy gặt đi gặt lúa thuê cho người khác cũng phải trích lại từ 10.000-20.000 đồng/sào cho hợp tác xã.
Ông Lê Văn C. (ngụ tại thôn 2, xã Thiệu Dương) bức xúc cho biết, vào tháng 2 vừa qua, gia đình ông phải đóng 300.000 đồng tiền thế chấp chăn thả trâu, bò. Người dân chỉ biết, từ khi hợp tác xã đi vào hoạt động, thì bà con phải nộp phí đồng cỏ và tiền thế chấp chăn thả trâu bò. Không hiểu hợp tác xã căn cứ từ đâu lại đưa ra quy ước rồi thu tiền của dân và gọi đó là "Quy ước đồng điền".
"Khi họp dân triển khai thu, bà con chúng tôi có phản ứng vì đó là những khoản thu vô lý, chăn thả trâu bò ngoài đồng, không thuộc đất của cá nhân nào, thậm chí là chính bờ ruộng của chúng tôi mà lại phải đóng phí thì có bất công không. Nhưng nếu không nộp hợp tác xã cấm không cho chăn dắt, trâu bò không có thức ăn để sống nên chúng tôi đành phải cắn răng đóng tiền”, ông C. nói.
Ngoài tiền phí chăn thả trâu, bò người dân còn phải nộp tiền thế chấp theo từng mức, cao nhất đến 2 triệu đồng
ẢNH PHÚC NGƯ
Giải thích về những khoản thu vô lý trên, ông Dương Đình Minh - Giám đốc Hợp tác xã Minh Anh, đồng thời đang giữ chức Phó trưởng Công an xã Thiệu Dương, cho rằng Hợp tác xã thu tiền phí và thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm của những hộ có trâu, bò là trên tinh thần tự nguyện đóng góp, dựa trên "Quy ước đồng điền" của làng từ xưa đến nay.
Ông Minh cũng lý giải, do việc chăn thả trâu, bò của người dân bừa bãi, phá hoại hoa màu, bờ vùng, bờ thửa nên thu tiền để nếu hộ dân nào để trâu, bò phá hoa màu, máy móc làm hư hỏng bờ thửa để lấy tiền trừ thiệt hại.
TIN LIÊN QUAN
Được biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, hiện UBND thành phố Thanh Hóa đã giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch và các phòng chức năng kiểm tra, làm rõ những khoản thu trên của Hợp tác xã Minh Anh có đúng theo quy định của pháp luật, và xử lý vi phạm nếu có.
Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/oai-oam-dong-phi-chan-tha-trau-bo-100000-dongconnam-954331.html
Mỗi con trâu, bò của người dân muốn chăn thả ngoài đồng phải đóng 100.000 đồng/năm cho hợp tác xã
ẢNH PHÚC NGƯ
Theo phản ánh của người dân, từ năm 2017, khi chuyển đổi hình thức hoạt động, Hợp tác xã dịch vụ Minh Anh (xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) đã đề ra nhiều khoản thu, khoản phí vô lý khiến người dân bức xúc.
Theo đó, hợp tác xã này nghĩ ra việc thu phí 100.000 đồng/con/năm đối với trâu, bò của người dân muốn chăn thả ngoài đồng trên địa bàn xã, gọi là phí đồng cỏ. Ngoài ra, các hộ còn phải đóng theo mức, nếu hộ gia đình có từ 1-3 con trâu, bò thì phải nộp 300.000 đồng/năm; từ 4-5 con mức 500.000 đồng/năm; từ 6-10 phải nộp mức 1 triệu đồng/năm và từ 10 con trở lên phải nộp 2 triệu đồng/năm, gọi là tiền thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm.
Phiếu thu tiền thế chấp của Hợp tác xã Minh Anh
ẢNH PHÚC NGƯ
Không chỉ thu phí chăn thả trâu, bò, Hợp tác xã Minh Anh còn thu tiền thế chấp máy cày, máy lồng, máy gặt của người dân, mỗi máy 5 triệu đồng/năm. Ngoài ra, khi các hộ có máy gặt đi gặt lúa thuê cho người khác cũng phải trích lại từ 10.000-20.000 đồng/sào cho hợp tác xã.
Ông Lê Văn C. (ngụ tại thôn 2, xã Thiệu Dương) bức xúc cho biết, vào tháng 2 vừa qua, gia đình ông phải đóng 300.000 đồng tiền thế chấp chăn thả trâu, bò. Người dân chỉ biết, từ khi hợp tác xã đi vào hoạt động, thì bà con phải nộp phí đồng cỏ và tiền thế chấp chăn thả trâu bò. Không hiểu hợp tác xã căn cứ từ đâu lại đưa ra quy ước rồi thu tiền của dân và gọi đó là "Quy ước đồng điền".
"Khi họp dân triển khai thu, bà con chúng tôi có phản ứng vì đó là những khoản thu vô lý, chăn thả trâu bò ngoài đồng, không thuộc đất của cá nhân nào, thậm chí là chính bờ ruộng của chúng tôi mà lại phải đóng phí thì có bất công không. Nhưng nếu không nộp hợp tác xã cấm không cho chăn dắt, trâu bò không có thức ăn để sống nên chúng tôi đành phải cắn răng đóng tiền”, ông C. nói.
Ngoài tiền phí chăn thả trâu, bò người dân còn phải nộp tiền thế chấp theo từng mức, cao nhất đến 2 triệu đồng
ẢNH PHÚC NGƯ
Giải thích về những khoản thu vô lý trên, ông Dương Đình Minh - Giám đốc Hợp tác xã Minh Anh, đồng thời đang giữ chức Phó trưởng Công an xã Thiệu Dương, cho rằng Hợp tác xã thu tiền phí và thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm của những hộ có trâu, bò là trên tinh thần tự nguyện đóng góp, dựa trên "Quy ước đồng điền" của làng từ xưa đến nay.
Ông Minh cũng lý giải, do việc chăn thả trâu, bò của người dân bừa bãi, phá hoại hoa màu, bờ vùng, bờ thửa nên thu tiền để nếu hộ dân nào để trâu, bò phá hoa màu, máy móc làm hư hỏng bờ thửa để lấy tiền trừ thiệt hại.
TIN LIÊN QUAN
- Lúng túng thu phí đậu ô tô tự động
- Cầu chưa được duyệt mức phí đã vội thu
- Còn hơn 2 triệu xe chờ dán tem thu phí tự động
Được biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, hiện UBND thành phố Thanh Hóa đã giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch và các phòng chức năng kiểm tra, làm rõ những khoản thu trên của Hợp tác xã Minh Anh có đúng theo quy định của pháp luật, và xử lý vi phạm nếu có.
Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/oai-oam-dong-phi-chan-tha-trau-bo-100000-dongconnam-954331.html