Nói đến việc nuôi chim thì ắt hẳn ai cũng nghĩ ngay đến cái cảnh “cá chậu chim lồng”, đặc biệt là ở thành phố - nơi tấc đất tấc vàng. Ấy thế mà có một người đàn ông sinh sống ở làng Ngọc Hà, TP Hà Nội đã dành hẳn cả không gian riêng để nuôi thả chim cảnh.
Khỏi bệnh nhờ chim
Ngồi xuống ghế, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi khung cảnh được bày ra trước mắt. Trên những cành cây dựng trong phòng, chim chóc tự do bay nhảy từ cành này sang cành khác. Đây là đôi uyên ương trắng đang chuyền cành, kia là chú cu gáy lim dim ngủ, góc kia mấy con chích chòe nghển cổ hót... Bên góc dưới nhà là mô hình ngôi nhà sàn trong khung cảnh chiều hôm ở bản làng của người Vân Kiều, nơi ông Vĩnh gắn bó trong thời gian chiến đấu ở Thừa Thiên - Huế những năm 1967, 1968. Ngày đó ông bị thương gãy cả hai chân, những người dân Vân Kiều và bà con thành Huế thay nhau khiêng từ thành Huế ra vùng căn cứ. Nhớ tới ân nghĩa của người Vân Kiều cùng nhiều kỷ niệm ở nơi đây, ông dựng lại cảnh bản làng người Vân Kiều thân thiết…
Chúng tôi tò mò bước lại gần đàn chim, chúng chẳng có biểu hiện sợ hãi gì cả, vẫn tự nhiên chuyền cành, ríu rít hót vang. Cần sự yên tĩnh cho cuộc trò chuyện, ông Vĩnh nhắc nhỏ “đừng hót nữa” và vẫy tay một cái, cả đàn im bặt.
Sự nhanh nhẹn, khoẻ mạnh của người đàn ông đang ngồi trước mặt tôi khiến ai cũng sẽ phải bất ngờ khi tưởng tượng ra hình ảnh của ông 18 năm về trước: gầy gò, ốm yếu với thể trạng hơn 40kg. Sức khoẻ giảm sút do những năm tháng chiến đấu ác liệt ở chiến trường Tây Nguyên, Huế, đặc biệt là căn bệnh đau đầu do di chứng của những trận bom ác liệt hành hạ khiến ông mất ăn, mất ngủ.
Về hưu, ông nảy ra ý tưởng nuôi chim nhưng ước mơ tìm cách nuôi chim ngoài lồng để tạo vẻ thanh bình cho cả chủ và vật nuôi. Nói là làm, ông Vĩnh bắt tay ngay vào việc lên kế hoạch chi tiết cho cái việc mà chính bản thân ông khi đó phải thốt lên câu “điều không tưởng”. Ông Vĩnh lên chợ Bưởi, tìm mua những con chim rẻ nhất trong chợ đem về nuôi thử. Điệp khúc mua chim về thả rồi chim lại bay đi hết liên tục trong mấy năm trời dù có những loài ông cố công mua về được cho là gần gũi với con người như chào mào, chim ri… Lương hưu chuyên viên Sở Lương thực Hà Nội ngày ấy chỉ vỏn vẹn có 350.000/tháng nên ông phải đi bán gạo, rau cỏ… kiếm đồng ra đồng vào phụ kinh tế gia đình và có tiền để mua thêm chim về thí nghiệm. Thất bại và thất bại liên tục đã có lúc ông nản lòng. Ông bảo: “Thời điểm đó, tôi chỉ dám mong chim thả ra chỉ cần đậu một chỗ là đã mừng rồi. Thế mà chúng vẫn bay đi hết. Ông cha ta đã đúc rút câu thành ngữ cá chậu chim lồng rồi, làm sao mình phá bỏ được? Quả thật là khó quá!”.
Nói là vậy nhưng đam mê nuôi chim cùng với bản chất của người lính đã giúp ông kiên trì bước qua từng khó khăn. Tiếp tục quan sát, đúc rút kinh nghiệm từ những lần thất bại cuối cùng sau gần 7 năm trời, ông Vĩnh đã thành công. Đàn chim gần 20 con gồm nhiều loài từ chích choè, sáo, quyên, quế lâm, sẻ, ngũ sắc, yến, uyên ương… cứ tự do bay đi khắp nơi rồi chúng lại bay trở về khi trời tối. Dù ông có vắng nhà cả tháng trời thì “quân số” chim chóc vẫn không hề suy suyển. Có con từng bay đi một thời gian rồi lại trở về.
Ông tâm sự: “Từ hồi nuôi chim đến giờ sức khỏe của tôi khá lên hẳn. Căn bệnh đau đầu không còn, nghe tiếng chim hót mỗi ngày rất yên bình, thư thái. Giờ tôi đã hơn 54kg rồi đấy, mấy năm liền không biết đến bệnh viện là gì. Chính vì nuôi chim đã giúp tôi khỏe mạnh thế này”.
Mang thiên nhiên vào nhà
Tưởng tượng trước là nếu nuôi chim tự do chắc bước vào nhà sẽ có mùi hôi và chắc sẽ không sạch sẽ lắm nhưng hóa ra tôi nhầm. Tầng một ngôi nhà, không gian của những chú chim, rất sạch sẽ. Bí quyết không mùi phân chim chính là 2 bãi cát vàng được bố trí hợp lý trong phòng để đàn chim giải quyết đầu ra. Ông Vĩnh chia nhiều khung cảnh khác nhau như khu rừng tre, khu thành thị - nông thôn, khu quan họ… Dành riêng một khoảng rộng nhất là vùng Tây Nguyên - chiến trường xưa với bao niềm tri ân. Điều lạ lùng là toàn bộ phong cảnh không hề có màu xanh. Ông nói: “Tôi muốn tái hiện chân thực cảnh vật nơi tôi đã từng chiến đấu. Không có màu xanh do bị rải chất độc hoá học. Nhưng ở đây, những chú chim vẫn tự do bay lượn như biểu tượng của sự sống tồn tại mãnh liệt vậy”.
Tận dụng tối đa hay nói theo cách ông Vĩnh là “nhặt những cái xấu nhất mang về nhà dùng là đẹp nhất” nên ông cười vui vẻ khi bảo: tôi chơi mà chả tốn mấy tiền. Hàng tháng chỉ chừng 60.000 - 70.000 đồng tiền thức ăn cho cả đàn như thóc, kê, cám, hoa quả… Còn thì chúng tự kiếm thêm thức ăn cho mình khi bay lượn ngoài trời. Nếu nuôi bằng lồng thì ngoài thức ăn kể trên, phải thêm sâu, dế cộng thêm chi phí cho lồng đẹp… tốn không ít tiền.
Có thể nói ông chính là người tiên phong trong việc nuôi chim không lồng. Kinh nghiệm nuôi cần phải thực hiện đầy đủ 7 công đoạn, trong đó công đoạn thứ nhất là quan trọng và có tính quyết định nhất. Ông Vĩnh chia sẻ: chim nhốt trong lồng thường có xu hướng rúc đầu lên làm toét hết mũi, trán, cánh lông thì hay bị xẻ ngang, xẻ dọc… Do vậy, công đoạn một là đục lỗ lồng. Chọn một cái lồng, đục 4 lỗ trên nóc, 6 - 8 lỗ xung quanh lồng.
Con chim cu gáy được mệnh danh là con bạc điểu bởi dù có nuôi bao nhiêu năm thì cứ hé lồng là bay đi mất. Nhưng ông Vĩnh lại khuyên những người nếu muốn nuôi chim không lồng thì nên nuôi con chim cu gáy đầu tiên. Theo ông, loài chim này rất dễ tính, hiền lành và dễ nuôi. Trong đàn chim nhà ông, các chú cu gáy thân thiện đến mức các cụ quanh làng vào thăm thú đàn chim đã bảo ông rằng: “Đổi tên con bạc điểu thành con trung hiếu đi ông!”.
Nuôi chim không lồng cần nhất là lòng kiên nhẫn và thực hiện đầy đủ 7 công đoạn thì bất cứ ai cũng có thể nuôi được hết. Khác với nuôi chim trong lồng có ý sở hữu, người nuôi chim tự do như ông đang làm cần luôn tâm niệm: chỗ của loài hoang dã chính là tự nhiên. Vì thế đừng bao giờ mưu cầu thay đổi cách sống tự do của chúng theo ý muốn của mình.
Ông Vĩnh thích những loài chim dân dã nên không kiếm được những con chim quý hiếm trong đàn nhà. Chúng đến và sinh sôi hết lứa này đến lứa khác. Nhắc đến đây, ông tíu tít bật cho tôi xem những thước phim quý giá gia đình ông ghi lại hình ảnh cặp chim uyên ương sinh con vào năm 2007. Có lẽ đó là niềm hạnh phúc kỳ diệu mà không phải bất cứ ai đam mê thú chơi chim cảnh có cơ hội trải qua như ông. Hiện nay, hai cặp uyên ương và chim yến cũng đang sắp sửa thêm khẩu cho đàn chim nhà Trần Vĩnh.
Không có những con chim quý giá, chỉ toàn loài bình thường thế mà những vị khách yêu thích chim cảnh từ trẻ nhỏ đến người già vẫn đến thăm không gian chim tự do ấy để trầm trồ, để thưởng thức tiếng hót và cả để hồi tưởng cái thời thiên nhiên tươi đẹp…
Nuôi chim từng ấy năm, nhiều người cũng đến tham quan vậy mà không thấy mấy ai muốn học nghề nuôi nên ông vẫn cứ đang là người đi đầu đợi mãi kẻ tới sau. Năm 2009, ông chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Hà Nội ghé qua thăm đã không tiếc khen ngợi phương thức nuôi chim không lồng. Rồi lại rơi vào im lặng. Thật đáng tiếc nếu bí quyết nuôi chim không lồng sẽ mất đi vào một ngày nào đó.
Ngày ngày, ông Vĩnh thư thả nằm ngả trên chiếc ghế quen thuộc lắng nghe tiếng chim hót rộn rã. Ông mê nhất tiếng chim cu gáy êm dịu, nhẹ nhàng mà ấm áp đưa ông trở về với đồng quê, với làng xóm thân yêu.
Lời kết về ông xin dành chỗ cho những lời thơ ngọt ngào mà người vợ thân yêu dành tặng cho thú đam mê của chồng:
Khỏi bệnh nhờ chim
Ngồi xuống ghế, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi khung cảnh được bày ra trước mắt. Trên những cành cây dựng trong phòng, chim chóc tự do bay nhảy từ cành này sang cành khác. Đây là đôi uyên ương trắng đang chuyền cành, kia là chú cu gáy lim dim ngủ, góc kia mấy con chích chòe nghển cổ hót... Bên góc dưới nhà là mô hình ngôi nhà sàn trong khung cảnh chiều hôm ở bản làng của người Vân Kiều, nơi ông Vĩnh gắn bó trong thời gian chiến đấu ở Thừa Thiên - Huế những năm 1967, 1968. Ngày đó ông bị thương gãy cả hai chân, những người dân Vân Kiều và bà con thành Huế thay nhau khiêng từ thành Huế ra vùng căn cứ. Nhớ tới ân nghĩa của người Vân Kiều cùng nhiều kỷ niệm ở nơi đây, ông dựng lại cảnh bản làng người Vân Kiều thân thiết…
Chúng tôi tò mò bước lại gần đàn chim, chúng chẳng có biểu hiện sợ hãi gì cả, vẫn tự nhiên chuyền cành, ríu rít hót vang. Cần sự yên tĩnh cho cuộc trò chuyện, ông Vĩnh nhắc nhỏ “đừng hót nữa” và vẫy tay một cái, cả đàn im bặt.
Sự nhanh nhẹn, khoẻ mạnh của người đàn ông đang ngồi trước mặt tôi khiến ai cũng sẽ phải bất ngờ khi tưởng tượng ra hình ảnh của ông 18 năm về trước: gầy gò, ốm yếu với thể trạng hơn 40kg. Sức khoẻ giảm sút do những năm tháng chiến đấu ác liệt ở chiến trường Tây Nguyên, Huế, đặc biệt là căn bệnh đau đầu do di chứng của những trận bom ác liệt hành hạ khiến ông mất ăn, mất ngủ.
Về hưu, ông nảy ra ý tưởng nuôi chim nhưng ước mơ tìm cách nuôi chim ngoài lồng để tạo vẻ thanh bình cho cả chủ và vật nuôi. Nói là làm, ông Vĩnh bắt tay ngay vào việc lên kế hoạch chi tiết cho cái việc mà chính bản thân ông khi đó phải thốt lên câu “điều không tưởng”. Ông Vĩnh lên chợ Bưởi, tìm mua những con chim rẻ nhất trong chợ đem về nuôi thử. Điệp khúc mua chim về thả rồi chim lại bay đi hết liên tục trong mấy năm trời dù có những loài ông cố công mua về được cho là gần gũi với con người như chào mào, chim ri… Lương hưu chuyên viên Sở Lương thực Hà Nội ngày ấy chỉ vỏn vẹn có 350.000/tháng nên ông phải đi bán gạo, rau cỏ… kiếm đồng ra đồng vào phụ kinh tế gia đình và có tiền để mua thêm chim về thí nghiệm. Thất bại và thất bại liên tục đã có lúc ông nản lòng. Ông bảo: “Thời điểm đó, tôi chỉ dám mong chim thả ra chỉ cần đậu một chỗ là đã mừng rồi. Thế mà chúng vẫn bay đi hết. Ông cha ta đã đúc rút câu thành ngữ cá chậu chim lồng rồi, làm sao mình phá bỏ được? Quả thật là khó quá!”.
Nói là vậy nhưng đam mê nuôi chim cùng với bản chất của người lính đã giúp ông kiên trì bước qua từng khó khăn. Tiếp tục quan sát, đúc rút kinh nghiệm từ những lần thất bại cuối cùng sau gần 7 năm trời, ông Vĩnh đã thành công. Đàn chim gần 20 con gồm nhiều loài từ chích choè, sáo, quyên, quế lâm, sẻ, ngũ sắc, yến, uyên ương… cứ tự do bay đi khắp nơi rồi chúng lại bay trở về khi trời tối. Dù ông có vắng nhà cả tháng trời thì “quân số” chim chóc vẫn không hề suy suyển. Có con từng bay đi một thời gian rồi lại trở về.
Ông tâm sự: “Từ hồi nuôi chim đến giờ sức khỏe của tôi khá lên hẳn. Căn bệnh đau đầu không còn, nghe tiếng chim hót mỗi ngày rất yên bình, thư thái. Giờ tôi đã hơn 54kg rồi đấy, mấy năm liền không biết đến bệnh viện là gì. Chính vì nuôi chim đã giúp tôi khỏe mạnh thế này”.
Mang thiên nhiên vào nhà
Tưởng tượng trước là nếu nuôi chim tự do chắc bước vào nhà sẽ có mùi hôi và chắc sẽ không sạch sẽ lắm nhưng hóa ra tôi nhầm. Tầng một ngôi nhà, không gian của những chú chim, rất sạch sẽ. Bí quyết không mùi phân chim chính là 2 bãi cát vàng được bố trí hợp lý trong phòng để đàn chim giải quyết đầu ra. Ông Vĩnh chia nhiều khung cảnh khác nhau như khu rừng tre, khu thành thị - nông thôn, khu quan họ… Dành riêng một khoảng rộng nhất là vùng Tây Nguyên - chiến trường xưa với bao niềm tri ân. Điều lạ lùng là toàn bộ phong cảnh không hề có màu xanh. Ông nói: “Tôi muốn tái hiện chân thực cảnh vật nơi tôi đã từng chiến đấu. Không có màu xanh do bị rải chất độc hoá học. Nhưng ở đây, những chú chim vẫn tự do bay lượn như biểu tượng của sự sống tồn tại mãnh liệt vậy”.
Tận dụng tối đa hay nói theo cách ông Vĩnh là “nhặt những cái xấu nhất mang về nhà dùng là đẹp nhất” nên ông cười vui vẻ khi bảo: tôi chơi mà chả tốn mấy tiền. Hàng tháng chỉ chừng 60.000 - 70.000 đồng tiền thức ăn cho cả đàn như thóc, kê, cám, hoa quả… Còn thì chúng tự kiếm thêm thức ăn cho mình khi bay lượn ngoài trời. Nếu nuôi bằng lồng thì ngoài thức ăn kể trên, phải thêm sâu, dế cộng thêm chi phí cho lồng đẹp… tốn không ít tiền.
Có thể nói ông chính là người tiên phong trong việc nuôi chim không lồng. Kinh nghiệm nuôi cần phải thực hiện đầy đủ 7 công đoạn, trong đó công đoạn thứ nhất là quan trọng và có tính quyết định nhất. Ông Vĩnh chia sẻ: chim nhốt trong lồng thường có xu hướng rúc đầu lên làm toét hết mũi, trán, cánh lông thì hay bị xẻ ngang, xẻ dọc… Do vậy, công đoạn một là đục lỗ lồng. Chọn một cái lồng, đục 4 lỗ trên nóc, 6 - 8 lỗ xung quanh lồng.
Con chim cu gáy được mệnh danh là con bạc điểu bởi dù có nuôi bao nhiêu năm thì cứ hé lồng là bay đi mất. Nhưng ông Vĩnh lại khuyên những người nếu muốn nuôi chim không lồng thì nên nuôi con chim cu gáy đầu tiên. Theo ông, loài chim này rất dễ tính, hiền lành và dễ nuôi. Trong đàn chim nhà ông, các chú cu gáy thân thiện đến mức các cụ quanh làng vào thăm thú đàn chim đã bảo ông rằng: “Đổi tên con bạc điểu thành con trung hiếu đi ông!”.
Nuôi chim không lồng cần nhất là lòng kiên nhẫn và thực hiện đầy đủ 7 công đoạn thì bất cứ ai cũng có thể nuôi được hết. Khác với nuôi chim trong lồng có ý sở hữu, người nuôi chim tự do như ông đang làm cần luôn tâm niệm: chỗ của loài hoang dã chính là tự nhiên. Vì thế đừng bao giờ mưu cầu thay đổi cách sống tự do của chúng theo ý muốn của mình.
Ông Vĩnh thích những loài chim dân dã nên không kiếm được những con chim quý hiếm trong đàn nhà. Chúng đến và sinh sôi hết lứa này đến lứa khác. Nhắc đến đây, ông tíu tít bật cho tôi xem những thước phim quý giá gia đình ông ghi lại hình ảnh cặp chim uyên ương sinh con vào năm 2007. Có lẽ đó là niềm hạnh phúc kỳ diệu mà không phải bất cứ ai đam mê thú chơi chim cảnh có cơ hội trải qua như ông. Hiện nay, hai cặp uyên ương và chim yến cũng đang sắp sửa thêm khẩu cho đàn chim nhà Trần Vĩnh.
Không có những con chim quý giá, chỉ toàn loài bình thường thế mà những vị khách yêu thích chim cảnh từ trẻ nhỏ đến người già vẫn đến thăm không gian chim tự do ấy để trầm trồ, để thưởng thức tiếng hót và cả để hồi tưởng cái thời thiên nhiên tươi đẹp…
Nuôi chim từng ấy năm, nhiều người cũng đến tham quan vậy mà không thấy mấy ai muốn học nghề nuôi nên ông vẫn cứ đang là người đi đầu đợi mãi kẻ tới sau. Năm 2009, ông chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Hà Nội ghé qua thăm đã không tiếc khen ngợi phương thức nuôi chim không lồng. Rồi lại rơi vào im lặng. Thật đáng tiếc nếu bí quyết nuôi chim không lồng sẽ mất đi vào một ngày nào đó.
Ngày ngày, ông Vĩnh thư thả nằm ngả trên chiếc ghế quen thuộc lắng nghe tiếng chim hót rộn rã. Ông mê nhất tiếng chim cu gáy êm dịu, nhẹ nhàng mà ấm áp đưa ông trở về với đồng quê, với làng xóm thân yêu.
Lời kết về ông xin dành chỗ cho những lời thơ ngọt ngào mà người vợ thân yêu dành tặng cho thú đam mê của chồng:
Nếu ai có dịp ghé qua
Thăm nhà ông Vĩnh thật là vui thay
Chậu hoa, cây cảnh, cỏ cây
Ra vào ríu rít chim bay lượn lờ
Vợ ông ngồi sáng tác thơ
Ông ngồi thưởng thức, ngẩn ngơ trong lòng
Ông nuôi chim chẳng cần lồng
Suốt ngày ông ngắm, ông trông cả đàn
Đau đầu, nhức óc tiêu tan
Sống vui, sống khoẻ, an nhàn tuổi cao
(Thanh Phong)
Relate Threads