Một yêu cầu đặt ra là làm sao phát triển thú chơi chim cảnh với đảm bảo cân bằng sinh thái, đó là việc nuôi chim cảnh sinh sản trong đó có nuôi chim cu gáy.
Chim cảnh là một bộ phận quan trọng trong sinh vật cảnh Việt Nam, có lẽ khởi đầu từ thời tiền sử. Năm 1700 TCN, người Việt đã tặng chim trĩ trắng cho vua nhà Chu (Trung Quốc), chim quý hẳn là để thưởng ngoạn chứ không phải để ăn thịt.
Ngày nay, thú chơi chim cảnh đã phát triển mạnh từ nông thôn đến thành thị trên toàn quốc (phong trào có lắng đi một thời gian do dịch cúm H5N1). Nạn bẫy bắt chim trời làm chim cảnh cũng phát triển rầm rộ làm cho số lượng chim trời giảm sút nhiều, đe dọa mất cân bằng sinh thái vì chim là sát thủ của các loài sâu, bọ. Nếu không còn chim, sâu bọ sẽ sinh sôi mạnh mẽ phá hoại nghiêm trọng mùa màng.
Một yêu cầu đặt ra là làm sao phát triển thú chơi chim cảnh với đảm bảo cân bằng sinh thái, đó là việc nuôi chim cảnh sinh sản trong đó có nuôi chim cu gáy. Chim cu gáy tuy không có màu lông sặc sỡ nhưng bù lại chúng có giọng gáy trầm ấm, vang rền, khoan thai đầy sức gợi cảm về một miền quê thanh bình, yên ả. Ở thành thị hiện nay nhiều người có nhu cầu chơi chim cu gáy bởi tiếng gáy của nó có thể giúp làm mềm đi cái cảm giác khô cứng, bức bối của các khối bê tông ngày càng bao vây cuộc sống.
Kỹ thuật nuôi chim cu gáy sinh sản:
Tạo chuồng chim
Lồng đơn: để nuôi một đôi chim sinh sản, cần một lồng có chiều dài khoảng 60cm, rộng 40cm, cao 60cm. Lồng được chia làm 2 tầng, tầng dưới dùng cho chim ăn, uống, tắm, chiếm 2/3 chiều cao. Tại tầng này đặt 2 chiếc cầu chim, một cầu sát các cóng thức ăn uống vừa đủ để chim đứng ăn thoải mái. Một cầu đặt cao hơn, sát tầng trên để chim nhảy lên tổ. Tầng trên chiếm 1/3 chiều cao, tại sàn tầng trên tạo một khoảng trống 20x20cm để chim lên xuống dễ dàng. Xung quang lồng ở phần trên này được quây kín bằng tôn để chống chuột và không để nhìn thấy chim khi chúng đẻ và ấp trứng, bởi nếu thấy người nhìn vào là chim dễ bỏ không ấp nữa. Vách tôn có thể để 1 cửa nhỏ để khi cần thì hé ra xem chim ấp thế nào và chim con ra sao, nhưng phải hạn chế, chỉ khi cần lắm mới mở ra mà thôi. Mái chuồng được lợp bằng nhựa cứng vừa chống chuột vừa đảm bảo cho chim mát. Nếu nóng quá thì chim cũng bỏ không ấp trứng và trứng dễ bị ung. Trong chuồng chim để một cóng đựng thóc, 1 còng đựng cám gà đẻ (không dùng cám chim), 2 cóng nước: 1 cóng để chim uống, 1 cóng để thỉnh thoảng chúng tắm. Lồng làm bằng nan thép hoặc lưới mắt nhỏ để chống chuột, nan thép hay lưới có lớp sơn chống rỉ.
Lồng nuôi nhiều đôi:
Nếu lồng nuôi 5 đôi thì chiều dài lồng chừng 3m, được ngăn làm 5 ô. Mỗi ô có cấu tạo như 1 lồng nuôi đơn, Giữa các ô chuồng được ngăn cách bằng 1 tấm tôn để chúng không nhìn thấy nhau, không dòm ngó vào đời tư của nhau. Nếu không chúng sẽ đánh nhau cả ngày mà không chịu sinh sản gì cả.
Tạo tổ chim:
Có thể dung một chiếc rổ nhựa thưa hoặc một chiếc rế bằng nan, chiều sâu chừng 10cm, đường kính tầm 20cm. Chim cu gáy không làm tổ bằng rơm, rạ hay các vật mềm mà chúng làm bằng các cọng lá, que nhỏ. Ta chỉ cần rải một nắm cọng lá vào tổ cho chúng đủ để trứng không lọt xuống. Giữa tổ hơi lõm cho chim nằm và ấp trứng. Nhớ buộc chặt tổ chim vào sàn tránh chim nhảy lên làm lật tổ, trứng chim có thể văng ra và vỡ.
Ghép đôi chim:
1. Bình thường một đôi đẻ 2 trứng, khi trứng nở ra bao giờ cũng có một trống một mái. Khi chúng lớn đương nhiên chúng sẽ thành một cặp đôi để sinh sản
2. Ghép một chim trống một chim mái bất kì cho chúng cặp đôi được tiến hành như sau:
Để lồng chim trống và mái gần nhau, nếu chim trống ưng ý, nó sẽ nhảy xuống sàn lồng, đứng chúc đầu xuống, chổng mông lên trời mà gù một cách thiết tha, êm dịu, hai đầu cánh chim rung liên tục gọi là hiện tượng “sa cầu máy cánh”. Nếu chim mái tỏ vẻ đồng ý, nó sẽ nhảy lên nhảy xuống cầu liên tục và đứng tỉa tót bộ lông làm dáng. Khi đó, ta sẽ thả 1 con trống mái vào chung 1 lồng. cũng có thể gặp trường hợp lúc đầu tưởng là chúng đã ưng nhau, nhưng khi thả chim trống mái vào 1 chuồng có hiện tượng con trống đuổi đánh con mái. Ta tách con mái ra và treo ở một chỗ khuất, không cho chim trống nhìn thấy. Chim trống sẽ bị cô đơn (gần chán xa thèm), nó sẽ cất tiếng gù một cách tha thiết để gọi chim mái. Lúc đó ta lại cho chim mái vào lồng chim trống và chúng sẽ hòa thuận, âu yếm nhau, chúng nằm sát vào và rỉa lông cho nhau, đó là ghép đôi thành công.
Ta có thể phân biệt chim trống chim mái ngay từ khi chim non bằng quan sát, ta sẽ thấy chim trống đầu to hơn, mình cũng to hơn và hiếu động hơn chim mái. Trong khi chim mái ưa nằm im hoặc cử động rất ít thì chim trống luôn ngọ nguậy, đi ra xung quanh tìm thức ăn, thức uống… Khi chim đã trưởng thành thì hậu môn chim mái lồi ra to hơn chim trống.
Dấu hiệu chim sắp đẻ:
Con trống có hiện tượng rượt đuổi chim mái, tức là nó có nhu cầu giao phối. Nếu chim mái vẫn đang vướng bận nuôi chim con không có nhu cầu quan hệ thì chim trống sẽ mổ đánh chim mái hung dữ hơn, có khi nó mổ chim mái đến rụng trụi cả lông. Lúc này ta cần tách ngay chim non ra khỏi chim mẹ, để sang lồng khác nuôi úm. Chỉ một vài hôm là chim bố mẹ lại đẻ lứa mới.
Chim non khi tách ra không cần phải nhồi cho ăn mà cứ để chúng nằm trong một chiếc đĩa có độ sâu tương tự như tổ chim. Rải trên đĩa một lớp vừa cám gà vừa thóc cho chim non nằm trên đó. Theo quy lật tự nhiên, chúng sẽ mổ thức ăn. Cạnh đĩa thức ăn ta để sát một cóng nước có thành cóng thấp ngang với thành đĩa để chim non tìm ra mà uống. không để nước tràn sang đĩa thức ăn gây ướt và bẩn. Chỉ 2-3 ngày sau là chim non đã hoạt động rất mạnh. Đặc biệt là chim non sẽ ỉa phân gọn vào một góc chứ chúng không ỉa lẫn lộn vào thức ăn.
Lựa chọn chim giống:
- Chim nuôi con khéo
- Mã đẹp
- Giọng thổ (giọng gáy sẽ di truyền từ chim bố và không thay đổi trừ đột biến)
- Đực già, mái non: chim đực già chim mái non thì chúng dễ cặp đôi, còn nếu mái già chim đực non thì ít thành công
Thức ăn cho chim:
Chỉ cần hai thứ là thóc và cám gà đẻ trứng (cám chuyên dùng để nuôi gà lấy trứng), không cho ăn cám chim, cũng không cần cho ăn thêm vừng hay hay đậu xanh, vì trong cám gà đẻ trứng đã có đủ các thành phần cần thiết kể cả kháng sinh phòng bệnh.
Cả chim non hay chim trưởng thành đều ăn như nhau.
Giọng gáy của chim:
Chim đến tuổi trưởng thành chúng tự gáy và gáy theo giọng di truyền của chim bố mẹ. Bố mẹ gáy giọng thổ thì chim con cũng gáy giọng thổ. Các giọng đặc biệt như chu, lèo, vấp, đổi, đảo.. là do tự thân từng con chim chứ không thể dạy được, chỉ có thể cho chúng tiếp xúc với chim thiên nhiên hoặc nghe băng đĩa giọng chim gáy hay để chúng gáy to hơn, vang hơn mà thôi.
Một lứa chim:
Một lứa chim thông thường là trên 40 ngày, nhưng theo dõi và tách chim non ra sớm thì có thể mỗi lứa chỉ cần 34 ngày. Một năm 365 ngày thì một đôi chim có thể đẻ 10 lứa. Chim đẻ và ấp trứng 20 ngày, nuôi con 10 ngày, ta tách chim con ra thì chỉ sau 4-5 ngày nó lại đẻ lứa khác.
Có thể khi mới ghép đôi, những lứa đầu chim chỉ đẻ 1 trứng, nhưng những lứa sau chúng sẽ đẻ bình thường 2 trứng.
Ý nghĩa kinh tế:
Ngoài việc tạo cân bằng sinh tháí, giúp thú chơi chim cảnh bền vững thì nuôi chim cu gáy sinh sản còn là một nguồn lợi kinh tế đáng kể, một đôi chim câu non chỉ có giá 100000 đ, thì một đôi chim cu gáy non có giá 1 triệu đồng, một năm tiền thức ăn cho mỗi đôi chim là 100000 đ, chim đẻ 10 lứa sẽ cho ta 10 triệu. Nếu nuôi 5 đôi chim cu gáy đẻ còn lợi hơn cả nuôi bò. Tiền làm lồng chim chỉ mất 1 lần cho một đôi chim khoảng 1 triệu, nhưng dùng được bền lâu.
Trịnh Thuận Đức, Đồng Văn Tập
Nguồn: Việt Nam hương sắc
Chim cảnh là một bộ phận quan trọng trong sinh vật cảnh Việt Nam, có lẽ khởi đầu từ thời tiền sử. Năm 1700 TCN, người Việt đã tặng chim trĩ trắng cho vua nhà Chu (Trung Quốc), chim quý hẳn là để thưởng ngoạn chứ không phải để ăn thịt.
Ngày nay, thú chơi chim cảnh đã phát triển mạnh từ nông thôn đến thành thị trên toàn quốc (phong trào có lắng đi một thời gian do dịch cúm H5N1). Nạn bẫy bắt chim trời làm chim cảnh cũng phát triển rầm rộ làm cho số lượng chim trời giảm sút nhiều, đe dọa mất cân bằng sinh thái vì chim là sát thủ của các loài sâu, bọ. Nếu không còn chim, sâu bọ sẽ sinh sôi mạnh mẽ phá hoại nghiêm trọng mùa màng.
Một yêu cầu đặt ra là làm sao phát triển thú chơi chim cảnh với đảm bảo cân bằng sinh thái, đó là việc nuôi chim cảnh sinh sản trong đó có nuôi chim cu gáy. Chim cu gáy tuy không có màu lông sặc sỡ nhưng bù lại chúng có giọng gáy trầm ấm, vang rền, khoan thai đầy sức gợi cảm về một miền quê thanh bình, yên ả. Ở thành thị hiện nay nhiều người có nhu cầu chơi chim cu gáy bởi tiếng gáy của nó có thể giúp làm mềm đi cái cảm giác khô cứng, bức bối của các khối bê tông ngày càng bao vây cuộc sống.
Tạo chuồng chim
Lồng đơn: để nuôi một đôi chim sinh sản, cần một lồng có chiều dài khoảng 60cm, rộng 40cm, cao 60cm. Lồng được chia làm 2 tầng, tầng dưới dùng cho chim ăn, uống, tắm, chiếm 2/3 chiều cao. Tại tầng này đặt 2 chiếc cầu chim, một cầu sát các cóng thức ăn uống vừa đủ để chim đứng ăn thoải mái. Một cầu đặt cao hơn, sát tầng trên để chim nhảy lên tổ. Tầng trên chiếm 1/3 chiều cao, tại sàn tầng trên tạo một khoảng trống 20x20cm để chim lên xuống dễ dàng. Xung quang lồng ở phần trên này được quây kín bằng tôn để chống chuột và không để nhìn thấy chim khi chúng đẻ và ấp trứng, bởi nếu thấy người nhìn vào là chim dễ bỏ không ấp nữa. Vách tôn có thể để 1 cửa nhỏ để khi cần thì hé ra xem chim ấp thế nào và chim con ra sao, nhưng phải hạn chế, chỉ khi cần lắm mới mở ra mà thôi. Mái chuồng được lợp bằng nhựa cứng vừa chống chuột vừa đảm bảo cho chim mát. Nếu nóng quá thì chim cũng bỏ không ấp trứng và trứng dễ bị ung. Trong chuồng chim để một cóng đựng thóc, 1 còng đựng cám gà đẻ (không dùng cám chim), 2 cóng nước: 1 cóng để chim uống, 1 cóng để thỉnh thoảng chúng tắm. Lồng làm bằng nan thép hoặc lưới mắt nhỏ để chống chuột, nan thép hay lưới có lớp sơn chống rỉ.
Lồng nuôi nhiều đôi:
Nếu lồng nuôi 5 đôi thì chiều dài lồng chừng 3m, được ngăn làm 5 ô. Mỗi ô có cấu tạo như 1 lồng nuôi đơn, Giữa các ô chuồng được ngăn cách bằng 1 tấm tôn để chúng không nhìn thấy nhau, không dòm ngó vào đời tư của nhau. Nếu không chúng sẽ đánh nhau cả ngày mà không chịu sinh sản gì cả.
Tạo tổ chim:
Có thể dung một chiếc rổ nhựa thưa hoặc một chiếc rế bằng nan, chiều sâu chừng 10cm, đường kính tầm 20cm. Chim cu gáy không làm tổ bằng rơm, rạ hay các vật mềm mà chúng làm bằng các cọng lá, que nhỏ. Ta chỉ cần rải một nắm cọng lá vào tổ cho chúng đủ để trứng không lọt xuống. Giữa tổ hơi lõm cho chim nằm và ấp trứng. Nhớ buộc chặt tổ chim vào sàn tránh chim nhảy lên làm lật tổ, trứng chim có thể văng ra và vỡ.
Ghép đôi chim:
1. Bình thường một đôi đẻ 2 trứng, khi trứng nở ra bao giờ cũng có một trống một mái. Khi chúng lớn đương nhiên chúng sẽ thành một cặp đôi để sinh sản
2. Ghép một chim trống một chim mái bất kì cho chúng cặp đôi được tiến hành như sau:
Để lồng chim trống và mái gần nhau, nếu chim trống ưng ý, nó sẽ nhảy xuống sàn lồng, đứng chúc đầu xuống, chổng mông lên trời mà gù một cách thiết tha, êm dịu, hai đầu cánh chim rung liên tục gọi là hiện tượng “sa cầu máy cánh”. Nếu chim mái tỏ vẻ đồng ý, nó sẽ nhảy lên nhảy xuống cầu liên tục và đứng tỉa tót bộ lông làm dáng. Khi đó, ta sẽ thả 1 con trống mái vào chung 1 lồng. cũng có thể gặp trường hợp lúc đầu tưởng là chúng đã ưng nhau, nhưng khi thả chim trống mái vào 1 chuồng có hiện tượng con trống đuổi đánh con mái. Ta tách con mái ra và treo ở một chỗ khuất, không cho chim trống nhìn thấy. Chim trống sẽ bị cô đơn (gần chán xa thèm), nó sẽ cất tiếng gù một cách tha thiết để gọi chim mái. Lúc đó ta lại cho chim mái vào lồng chim trống và chúng sẽ hòa thuận, âu yếm nhau, chúng nằm sát vào và rỉa lông cho nhau, đó là ghép đôi thành công.
Ta có thể phân biệt chim trống chim mái ngay từ khi chim non bằng quan sát, ta sẽ thấy chim trống đầu to hơn, mình cũng to hơn và hiếu động hơn chim mái. Trong khi chim mái ưa nằm im hoặc cử động rất ít thì chim trống luôn ngọ nguậy, đi ra xung quanh tìm thức ăn, thức uống… Khi chim đã trưởng thành thì hậu môn chim mái lồi ra to hơn chim trống.
Dấu hiệu chim sắp đẻ:
Con trống có hiện tượng rượt đuổi chim mái, tức là nó có nhu cầu giao phối. Nếu chim mái vẫn đang vướng bận nuôi chim con không có nhu cầu quan hệ thì chim trống sẽ mổ đánh chim mái hung dữ hơn, có khi nó mổ chim mái đến rụng trụi cả lông. Lúc này ta cần tách ngay chim non ra khỏi chim mẹ, để sang lồng khác nuôi úm. Chỉ một vài hôm là chim bố mẹ lại đẻ lứa mới.
Chim non khi tách ra không cần phải nhồi cho ăn mà cứ để chúng nằm trong một chiếc đĩa có độ sâu tương tự như tổ chim. Rải trên đĩa một lớp vừa cám gà vừa thóc cho chim non nằm trên đó. Theo quy lật tự nhiên, chúng sẽ mổ thức ăn. Cạnh đĩa thức ăn ta để sát một cóng nước có thành cóng thấp ngang với thành đĩa để chim non tìm ra mà uống. không để nước tràn sang đĩa thức ăn gây ướt và bẩn. Chỉ 2-3 ngày sau là chim non đã hoạt động rất mạnh. Đặc biệt là chim non sẽ ỉa phân gọn vào một góc chứ chúng không ỉa lẫn lộn vào thức ăn.
Lựa chọn chim giống:
- Chim nuôi con khéo
- Mã đẹp
- Giọng thổ (giọng gáy sẽ di truyền từ chim bố và không thay đổi trừ đột biến)
- Đực già, mái non: chim đực già chim mái non thì chúng dễ cặp đôi, còn nếu mái già chim đực non thì ít thành công
Thức ăn cho chim:
Chỉ cần hai thứ là thóc và cám gà đẻ trứng (cám chuyên dùng để nuôi gà lấy trứng), không cho ăn cám chim, cũng không cần cho ăn thêm vừng hay hay đậu xanh, vì trong cám gà đẻ trứng đã có đủ các thành phần cần thiết kể cả kháng sinh phòng bệnh.
Cả chim non hay chim trưởng thành đều ăn như nhau.
Giọng gáy của chim:
Chim đến tuổi trưởng thành chúng tự gáy và gáy theo giọng di truyền của chim bố mẹ. Bố mẹ gáy giọng thổ thì chim con cũng gáy giọng thổ. Các giọng đặc biệt như chu, lèo, vấp, đổi, đảo.. là do tự thân từng con chim chứ không thể dạy được, chỉ có thể cho chúng tiếp xúc với chim thiên nhiên hoặc nghe băng đĩa giọng chim gáy hay để chúng gáy to hơn, vang hơn mà thôi.
Một lứa chim:
Một lứa chim thông thường là trên 40 ngày, nhưng theo dõi và tách chim non ra sớm thì có thể mỗi lứa chỉ cần 34 ngày. Một năm 365 ngày thì một đôi chim có thể đẻ 10 lứa. Chim đẻ và ấp trứng 20 ngày, nuôi con 10 ngày, ta tách chim con ra thì chỉ sau 4-5 ngày nó lại đẻ lứa khác.
Có thể khi mới ghép đôi, những lứa đầu chim chỉ đẻ 1 trứng, nhưng những lứa sau chúng sẽ đẻ bình thường 2 trứng.
Ý nghĩa kinh tế:
Ngoài việc tạo cân bằng sinh tháí, giúp thú chơi chim cảnh bền vững thì nuôi chim cu gáy sinh sản còn là một nguồn lợi kinh tế đáng kể, một đôi chim câu non chỉ có giá 100000 đ, thì một đôi chim cu gáy non có giá 1 triệu đồng, một năm tiền thức ăn cho mỗi đôi chim là 100000 đ, chim đẻ 10 lứa sẽ cho ta 10 triệu. Nếu nuôi 5 đôi chim cu gáy đẻ còn lợi hơn cả nuôi bò. Tiền làm lồng chim chỉ mất 1 lần cho một đôi chim khoảng 1 triệu, nhưng dùng được bền lâu.
Trịnh Thuận Đức, Đồng Văn Tập
Nguồn: Việt Nam hương sắc
Relate Threads
Latest Threads