Vấn nạn Spam vẫn hoành hành từng giờ trên các forum, mạng xã hội; sự tung hoành của những “Chí Phèo thời @”; hay việc đưa công khai những chuyện tế nhị lên Internet đang khiến cho một bộ phận cư dân mạng Việt trở nên xấu xí.
Nhức mắt với vấn nạn spam
Một vấn đề gây bức xúc trong mảng tối của lưu thông trên mạng, đó chính là vấn nạn spam. "Spam" là từ viết tắt của Stupid Pointless Annoying Messages (những tin nhắn vô nghĩa gây phiền toái). Trước đây Spam diễn ra tràn lan, phát triển mạnh mẽ qua hình thức email nhưng hiện nay, nó đã manh nha nở rộ trên các diễn đàn và mạng xã hội, gây lũng đoạn và hao tốn nguồn tài nguyên mạng. Những tin nhắn spam nhảm nhí xuất hiện nhan nhản mỗi ngày có thể nhằm nhiều mục đích như quảng cáo, PR hay chỉ đơn giản là để gây sự chú ý, đánh bóng tên tuổi.
Vào các box mua bán của các diễn đàn lớn như vozforums.com, tinhte.vn, beat.vn, muare.vn….không khó để nhận thấy sự xuất hiện tràn lan của những tin nhắn spam vô nghĩa. Đơn giản là do cơ chế tự động cập nhật tin bài, những chủ đề nào càng có nhiều thành viên vào comment thì sẽ được đẩy lên trên, những chủ đề nào càng cũ, ít được quan tâm sẽ bị đẩy lùi xuống dưới. Với mong muốn nhanh chóng bán được hàng, các chủ topic sẽ phải tự vào chủ đề của mình hoặc huy động bạn bè post bình luận mới, dù cho đó có là những tin nhắn vô nghĩa dang như
“up….” hay “lên nào….”.
Nạn spam đang làm đau đầu nhiều quản trị diễn đàn Nhưng đó là các box thương mại, nơi mà việc buôn bán, giao dịch của các thành viên được diễn ra, với mục tiêu “mua may - bán đắt” nên việc spam cũng là điều dễ hiểu và có thể chấp nhận được. Đằng này, ở các diễn đàn trao đổi, thảo luận, chuyện phiếm chính thống, spam cũng phát huy được sức công phá mạnh mẽ của nó. Chẳng hạn trên diễn đàn vozforums có topic “Lập nhóm săn đồ sales-off” thì đa phần các thành viên chỉ vào post những câu bình luận bâng quơ như “lót abc hóng”, “bóc tem” (ám chỉ việc tôi là thành viên đầu tiên đọc topic này). Và chính vì những thông tin spam vô nghĩa như thế nên dù topic đã kéo được đến 5-6 trang mà những thành viên cần biết về những shop có hàng giảm giá vẫn chưa thể có được cho mình những thông tin hữu ích.
Khánh Lâm- quản trị diễn đàn học sinh của một trường THPT cho biết: “Không chỉ gây sự phiền toái cho các thành viên, những tin nhắn spam còn ngốn không ít thời gian của các mod (moderators-quản lí diễn đàn) để xóa chúng. Thử làm phép tính về thời gian lãng phí do spam trên diễn đàn đem đến. Một thành viên đăng một bài mất trung bình 2 phút, người quản trị phải xử lý nếu bài đó vi phạm nội quy sẽ mất khoảng 1 phút. Vị chi là sẽ mất 3 phút cho một bài dạng spam được đăng lên và xóa bỏ đi. Đấy là diễn đàn của mình còn nhỏ nên sự tốn kém thời gian này không đáng kể, thế nhưng với những diễn đàn lớn như webtretho, vozforums, lamchame, otofun…., mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt thành viên truy cập và gửi bài thì việc xử lí những tin nhắn spam này không phải là một việc dễ dàng”
Chính vì gửi tin nhắn spam gây khó chịu cho cả admin, mod và các thành viên nên hầu hết các diễn đàn đều xử lí rất nặng với những thành viên gửi các tin spam lên diễn đàn, từ cảnh cáo đến ban (cấm) nick vĩnh viễn. Thế nhưng với cách thức lập nick khá đơn giản như hiện nay, ngay sau khi bị cấm một nick thì sẽ có nick version 2, version 3 xuất hiện… tiếp tục nhăm nhe đợi những chủ đề mới ra đời để spam “bóc tem” trước. Cách gây sự chú ý lố bịch này của một số thành viên đã làm xấu đi hình ảnh của họ trong mắt những cư dân mạng chân chính.
"Chí Phèo" tung hoành trên mạng
Bình luận ra đời như một yếu tố tất yếu, khi tính tương tác giữa người sử dụng Internet và người cung cấp nội dung ngày càng được đề cao. Thế nhưng khác với những cơ quan báo chí chính thống, có hẳn một ban biên tập kiểm duyệt nội dung của các bình luận thì các mạng xã hội như Youtube, Facebook hay thậm chí là trang tin tức tổng hợp Yahoo News vẫn chưa có được sự quản lí chặt chẽ nội dung các phản hồi đó. Điều này đã tạo lỗ hổng để thế giới mạng trở thành một chiến trường, là nơi để các “Chí Phèo online” có dịp múa “bàn phím”, nhất là khi những “Chí Phèo” đó tụ hợp lại thành nhóm, sẵn sàng “ném đá hội đồng” bất cứ ai có quan điểm trái ngược hoặc không vừa với ý kiến riêng của mình.
Những ngôn từ chẳng lấy gì làm đẹp đẽ giờ đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng Click vào clip “Bạn có thực sự giỏi tiếng Anh?” của anh chàng duhocsinhmy, vốn đang là tâm điểm của báo chí suốt những ngày gần đây, bên cạnh những lời ngưỡng mộ, tán thưởng, khen ngợi dành cho anh chàng thì không ít trong số đó là những bình luận tục tĩu, khiếm nhã khiến những người có văn hóa chỉ đọc sơ qua thôi cũng đã có thể xấu hổ. Hay như trên diễn đàn vozforums có chủ đề bàn luận về một vấn đề khá nhạy cảm, đó là chuyện phân biệt vùng miền. Có lẽ do “cái tôi cá nhân” trong mỗi thành viên khá lớn nên chỉ từ những tranh luận ôn hòa ban đầu, các thành viên đã “ xé ra to”, chuyển thành một cuộc đại chiến online, đấu đá nhau trên mạng, văng tục tràn lan, bừa bãi, đưa chủ đề trở thành nơi “xả” những bức xúc cá nhân của những thành viên thiếu ý thức.
Nam Anh, sinh viên Học viện Ngân hàng bày tỏ: “Khi thảo luận về một chủ đề nào đó, nhiều thành viên không vừa lòng đã tranh luận gay gắt bằng việc post những bài phản đối cực lực kèm những từ không hay như “bm”, “ôi đ…”, “clgt”, “cmnr”, “vl”… , rất thô tục và bất lịch sự. Dù rằng chỉ là viết tắt thôi nhưng mình nghĩ khi sinh hoạt trên diễn đàn, không nên có những bài reply với thái độ gay gắt mà câu nào có những tiếng đệm như vậy. Vô hình chung, họ đã làm bẩn forum bằng ngôn ngữ của những kẻ vô học, không tôn trọng ban quản trị và hơn hết là tôn trọng cộng đồng mạng”.
Sử dụng tính chất “ảo” của internet, nhiều thành viên đã đàng hoàng gõ phím mạt sát, chửi bới, bôi nhọ, nói xấu một anh A, chị B nào đó mà mình hoặc số đông thấy không vừa ý. Thật nực cười khi trên Facebook còn có hẳn một hội sưu tầm những câu “chửi nổi tiếng” của những “Chí Phèo online”, lưu trữ hàng loạt những câu nói thô tục của cư dân mạng. Đáng buồn khi thay vì phản đối, nhiều thành viên lại quay ra hưởng ứng nhiệt liệt và sẵn sàng vặc lại bất kì ai có ý kiến trái ngược họ. Rotex (một thành viên của hội) còn hùng hổ tuyên bố “Đàn ông lên mạng mà không biết chứ… cứ như gay ấy”. Miễn bình luận về điều này!
“Chuyện ấy” cũng nhăm nhe… lên mạng
Dẫu biết rằng box chuyện trò linh tinh của các diễn đàn lớn nhỏ là nơi để các thành viên thỏa sức chuyện trò, “buôn bán” đủ mọi vấn đề xung quanh đời sống, đủ mọi chuyện trên trời dưới bể. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể tùy ý post lên đó những nội dung theo ý thích của mình, kể cả những nội dung không lành mạnh.
Việc thảo luận các vấn đề tế nhị như giới tính, tình dục… nếu trước kia được thảo luận khá kín đáo và che giấu tinh vi bởi những từ ngữ mà giữa các thành viên có sự tự ngầm hiểu với nhau thì hiện nay được coi như một trào lưu của các diễn đàn, đặc biệt là các diễn đàn có phần lớn thành viên là nam giới, công khai và bất chấp sự ngăn cản như muối bỏ bể của các mod. Đơn giản bởi họ coi đó như là gia vị của diễn đàn, có bàn luận thì cũng chỉ đóng góp thêm kiến thức và sự hiểu biết cho… những thành viên khác. Nhưng sự bàn luận đó lại có phần trần trụi đến tự nhiên và khiến nhiều người phải đỏ mặt vì xấu hổ.
Những câu chuyện vốn được coi là tế nhị đã trở thành những chủ đề được bàn tán công khai Thế Hoàng, một thành viên của box Chuyện trò linh tinh-Diễn đàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam vozforums bức xúc: “Trên diễn đàn, không biết có thật hay không chứ chẳng hiểu sao có một số thành viên không biết thế nào lại tự đi nhận mình là gay, trò chuyện trên diễn đàn thì toàn lôi chuyện ấy ra để cợt nhả. Để bây giờ, cư dân mạng cứ đồn thổi lên rằng diễn đàn của mình là....diễn đàn gay lớn nhất Việt Nam. Mà cũng lạ, cứ có chủ đề nào bàn luận về chuyện ấy là y như rằng các thành viên lại nhảy vào, tham gia thảo luận, đùa cợt, châm biếm, chế giễu, than thở,... tóm lại là cực kì sôi nổi”.
Thậm chí, nhiều cư dân mạng còn công khai mang “chuyện ấy” lên các mạng xã hội như Zingme, Facebook...nơi mà có nhiều chức năng khiến sức lan tỏa của câu chuyện rộng lớn hơn quy mô của một diễn đàn. Tuấn Anh - sinh viên Đại học Ngoại thương-kể lại “Trên Facebook, mình có một cậu bạn rất kì lạ, chỉ thích “tám” đủ mọi chuyện xoay quanh… sex. Cậu ấy làm như vậy có lẽ cũng chẳng ảnh hưởng gì lớn đến mình nếu như thỉnh thoảng không post lên tường (wall) nhà mình mấy câu hỏi ngô nghê về sex hay có vấn đề thảo luận gì về sex, cậu ấy lại tag Facebook của mình lại. Để tránh bị làm phiền, mình buộc phải unfriend với cậu bạn ấy; nhưng ngay hôm sau, lại có một nick mới kết bạn với mình và tiếp tục tái diễn chuyện tương tự. Đến giờ thì mình mới hiểu thực ra cả hai nick Facebook trên đều là của mình cậu ấy. Công khai nói những chuyện tế nhị như vậy giữa một cộng đồng chung, chẳng lẽ cậu ấy không biết xấu hổ hay sao?.
Văn hóa mạng của người dùng Internet Việt ngày càng đi xuống, đó là điều không ai có thể chối cãi khi theo dõi những câu chuyện trên. Trong thời buổi ngày nay, khi các mối quan hệ cũng như sự tiếp cận của con người với Internet ngày càng được mở rộng thì càng khó hơn để giải quyết những vấn nạn này. Nguy hại hơn khi càng để lâu, nó càng tác động sâu vào suy nghĩ và tâm lý, là một nguy cơ tiềm tàng khiến suy thoái đạo đức, nhất là ở giới trẻ- tầng lớp nhanh nhạy với cái mới và luôn đi đầu trong những trào lưu bùng nổ trên Internet.
Với tốc độ phát triển chóng mặt của mạng lưới các diễn đàn, blog, mạng xã hội - môi trường sinh hoạt chung của những cư dân mạng, để giữ được ý thức và văn hóa theo những khuôn mẫu và chuẩn mực là điều rất khó. Vì thế, đòi hỏi mỗi thành viên phải có ý thức khi tham gia vào cộng đồng chung, phải suy nghĩ chín chắn để có ý kiến xác đáng, một lời bình thỏa mãn với những gì muốn nói. Đừng tự giam mình trong suy nghĩ sai lầm là ở thế giới ảo mình có thể tự do nói lên những điều mình thích. Hãy nâng cao văn hóa mạng bằng ý thức và đạo đức của cá nhân để chúng ta có thể ngẩng cao đầu, hãnh diện nói với mọi người rằng: “Tôi là một cư dân mạng chân chính”…
Nguồn : http://hcm.megafun.vn/tin-tuc/cong-...i-xau-ho-cua-nguoi-dung-internet-Viet-184386/
Nhức mắt với vấn nạn spam
Một vấn đề gây bức xúc trong mảng tối của lưu thông trên mạng, đó chính là vấn nạn spam. "Spam" là từ viết tắt của Stupid Pointless Annoying Messages (những tin nhắn vô nghĩa gây phiền toái). Trước đây Spam diễn ra tràn lan, phát triển mạnh mẽ qua hình thức email nhưng hiện nay, nó đã manh nha nở rộ trên các diễn đàn và mạng xã hội, gây lũng đoạn và hao tốn nguồn tài nguyên mạng. Những tin nhắn spam nhảm nhí xuất hiện nhan nhản mỗi ngày có thể nhằm nhiều mục đích như quảng cáo, PR hay chỉ đơn giản là để gây sự chú ý, đánh bóng tên tuổi.
Vào các box mua bán của các diễn đàn lớn như vozforums.com, tinhte.vn, beat.vn, muare.vn….không khó để nhận thấy sự xuất hiện tràn lan của những tin nhắn spam vô nghĩa. Đơn giản là do cơ chế tự động cập nhật tin bài, những chủ đề nào càng có nhiều thành viên vào comment thì sẽ được đẩy lên trên, những chủ đề nào càng cũ, ít được quan tâm sẽ bị đẩy lùi xuống dưới. Với mong muốn nhanh chóng bán được hàng, các chủ topic sẽ phải tự vào chủ đề của mình hoặc huy động bạn bè post bình luận mới, dù cho đó có là những tin nhắn vô nghĩa dang như
“up….” hay “lên nào….”.
Khánh Lâm- quản trị diễn đàn học sinh của một trường THPT cho biết: “Không chỉ gây sự phiền toái cho các thành viên, những tin nhắn spam còn ngốn không ít thời gian của các mod (moderators-quản lí diễn đàn) để xóa chúng. Thử làm phép tính về thời gian lãng phí do spam trên diễn đàn đem đến. Một thành viên đăng một bài mất trung bình 2 phút, người quản trị phải xử lý nếu bài đó vi phạm nội quy sẽ mất khoảng 1 phút. Vị chi là sẽ mất 3 phút cho một bài dạng spam được đăng lên và xóa bỏ đi. Đấy là diễn đàn của mình còn nhỏ nên sự tốn kém thời gian này không đáng kể, thế nhưng với những diễn đàn lớn như webtretho, vozforums, lamchame, otofun…., mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt thành viên truy cập và gửi bài thì việc xử lí những tin nhắn spam này không phải là một việc dễ dàng”
Chính vì gửi tin nhắn spam gây khó chịu cho cả admin, mod và các thành viên nên hầu hết các diễn đàn đều xử lí rất nặng với những thành viên gửi các tin spam lên diễn đàn, từ cảnh cáo đến ban (cấm) nick vĩnh viễn. Thế nhưng với cách thức lập nick khá đơn giản như hiện nay, ngay sau khi bị cấm một nick thì sẽ có nick version 2, version 3 xuất hiện… tiếp tục nhăm nhe đợi những chủ đề mới ra đời để spam “bóc tem” trước. Cách gây sự chú ý lố bịch này của một số thành viên đã làm xấu đi hình ảnh của họ trong mắt những cư dân mạng chân chính.
"Chí Phèo" tung hoành trên mạng
Bình luận ra đời như một yếu tố tất yếu, khi tính tương tác giữa người sử dụng Internet và người cung cấp nội dung ngày càng được đề cao. Thế nhưng khác với những cơ quan báo chí chính thống, có hẳn một ban biên tập kiểm duyệt nội dung của các bình luận thì các mạng xã hội như Youtube, Facebook hay thậm chí là trang tin tức tổng hợp Yahoo News vẫn chưa có được sự quản lí chặt chẽ nội dung các phản hồi đó. Điều này đã tạo lỗ hổng để thế giới mạng trở thành một chiến trường, là nơi để các “Chí Phèo online” có dịp múa “bàn phím”, nhất là khi những “Chí Phèo” đó tụ hợp lại thành nhóm, sẵn sàng “ném đá hội đồng” bất cứ ai có quan điểm trái ngược hoặc không vừa với ý kiến riêng của mình.
Nam Anh, sinh viên Học viện Ngân hàng bày tỏ: “Khi thảo luận về một chủ đề nào đó, nhiều thành viên không vừa lòng đã tranh luận gay gắt bằng việc post những bài phản đối cực lực kèm những từ không hay như “bm”, “ôi đ…”, “clgt”, “cmnr”, “vl”… , rất thô tục và bất lịch sự. Dù rằng chỉ là viết tắt thôi nhưng mình nghĩ khi sinh hoạt trên diễn đàn, không nên có những bài reply với thái độ gay gắt mà câu nào có những tiếng đệm như vậy. Vô hình chung, họ đã làm bẩn forum bằng ngôn ngữ của những kẻ vô học, không tôn trọng ban quản trị và hơn hết là tôn trọng cộng đồng mạng”.
Sử dụng tính chất “ảo” của internet, nhiều thành viên đã đàng hoàng gõ phím mạt sát, chửi bới, bôi nhọ, nói xấu một anh A, chị B nào đó mà mình hoặc số đông thấy không vừa ý. Thật nực cười khi trên Facebook còn có hẳn một hội sưu tầm những câu “chửi nổi tiếng” của những “Chí Phèo online”, lưu trữ hàng loạt những câu nói thô tục của cư dân mạng. Đáng buồn khi thay vì phản đối, nhiều thành viên lại quay ra hưởng ứng nhiệt liệt và sẵn sàng vặc lại bất kì ai có ý kiến trái ngược họ. Rotex (một thành viên của hội) còn hùng hổ tuyên bố “Đàn ông lên mạng mà không biết chứ… cứ như gay ấy”. Miễn bình luận về điều này!
“Chuyện ấy” cũng nhăm nhe… lên mạng
Dẫu biết rằng box chuyện trò linh tinh của các diễn đàn lớn nhỏ là nơi để các thành viên thỏa sức chuyện trò, “buôn bán” đủ mọi vấn đề xung quanh đời sống, đủ mọi chuyện trên trời dưới bể. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể tùy ý post lên đó những nội dung theo ý thích của mình, kể cả những nội dung không lành mạnh.
Việc thảo luận các vấn đề tế nhị như giới tính, tình dục… nếu trước kia được thảo luận khá kín đáo và che giấu tinh vi bởi những từ ngữ mà giữa các thành viên có sự tự ngầm hiểu với nhau thì hiện nay được coi như một trào lưu của các diễn đàn, đặc biệt là các diễn đàn có phần lớn thành viên là nam giới, công khai và bất chấp sự ngăn cản như muối bỏ bể của các mod. Đơn giản bởi họ coi đó như là gia vị của diễn đàn, có bàn luận thì cũng chỉ đóng góp thêm kiến thức và sự hiểu biết cho… những thành viên khác. Nhưng sự bàn luận đó lại có phần trần trụi đến tự nhiên và khiến nhiều người phải đỏ mặt vì xấu hổ.
Thậm chí, nhiều cư dân mạng còn công khai mang “chuyện ấy” lên các mạng xã hội như Zingme, Facebook...nơi mà có nhiều chức năng khiến sức lan tỏa của câu chuyện rộng lớn hơn quy mô của một diễn đàn. Tuấn Anh - sinh viên Đại học Ngoại thương-kể lại “Trên Facebook, mình có một cậu bạn rất kì lạ, chỉ thích “tám” đủ mọi chuyện xoay quanh… sex. Cậu ấy làm như vậy có lẽ cũng chẳng ảnh hưởng gì lớn đến mình nếu như thỉnh thoảng không post lên tường (wall) nhà mình mấy câu hỏi ngô nghê về sex hay có vấn đề thảo luận gì về sex, cậu ấy lại tag Facebook của mình lại. Để tránh bị làm phiền, mình buộc phải unfriend với cậu bạn ấy; nhưng ngay hôm sau, lại có một nick mới kết bạn với mình và tiếp tục tái diễn chuyện tương tự. Đến giờ thì mình mới hiểu thực ra cả hai nick Facebook trên đều là của mình cậu ấy. Công khai nói những chuyện tế nhị như vậy giữa một cộng đồng chung, chẳng lẽ cậu ấy không biết xấu hổ hay sao?.
Văn hóa mạng của người dùng Internet Việt ngày càng đi xuống, đó là điều không ai có thể chối cãi khi theo dõi những câu chuyện trên. Trong thời buổi ngày nay, khi các mối quan hệ cũng như sự tiếp cận của con người với Internet ngày càng được mở rộng thì càng khó hơn để giải quyết những vấn nạn này. Nguy hại hơn khi càng để lâu, nó càng tác động sâu vào suy nghĩ và tâm lý, là một nguy cơ tiềm tàng khiến suy thoái đạo đức, nhất là ở giới trẻ- tầng lớp nhanh nhạy với cái mới và luôn đi đầu trong những trào lưu bùng nổ trên Internet.
Với tốc độ phát triển chóng mặt của mạng lưới các diễn đàn, blog, mạng xã hội - môi trường sinh hoạt chung của những cư dân mạng, để giữ được ý thức và văn hóa theo những khuôn mẫu và chuẩn mực là điều rất khó. Vì thế, đòi hỏi mỗi thành viên phải có ý thức khi tham gia vào cộng đồng chung, phải suy nghĩ chín chắn để có ý kiến xác đáng, một lời bình thỏa mãn với những gì muốn nói. Đừng tự giam mình trong suy nghĩ sai lầm là ở thế giới ảo mình có thể tự do nói lên những điều mình thích. Hãy nâng cao văn hóa mạng bằng ý thức và đạo đức của cá nhân để chúng ta có thể ngẩng cao đầu, hãnh diện nói với mọi người rằng: “Tôi là một cư dân mạng chân chính”…
Nguồn : http://hcm.megafun.vn/tin-tuc/cong-...i-xau-ho-cua-nguoi-dung-internet-Viet-184386/
Relate Threads
Interested Threads
Latest Threads