Những mẩu chuyện thú vị về chim đua

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Những mẩu chuyện thú vị về chim đua từ những người yêu chim trong nước cũng như những Việt Kiều đang sinh sống xa quê. Cùng tìm hiểu về chim bồ câu đua nhé!

Những thắc mắc về những chú chim bồ câu đua từ những bà con Việt kiều đang sinh sống ở Mỹ


Đôi nét về chim bồ câu
Nói về nguồn gốc bồ câu thì là bồ câu tự nhiên ở Columbia. Người ta đem chúng về nuôi, và một số thả hoang, không ai chăm, trở thành bồ câu hoang (feral). Vậy bồ câu nuôi thịt, bồ câu hoang, và bồ câu đua đều cùng một giống, có thể phối lẫn với nhau. Trong bồ câu thịt, cũng có nhiều loại. Năm 1954, miền Bắc có giống bồ câu thịt rất to béo chậm chạp, màu nâu đỏ, lông lưng dưới cánh hơi trắng, gọi là bồ câu Mỹ (mặc dù chẳng thấy con này ở Mỹ gì cả). Bây giờ thì ỏ Việt Nam phổ biến là nuôi giống màu trắng gọi là chim bồ câu Pháp. Trong bồ câu đua, cũng có nhiều loại, và trong bồ câu đua của Mỹ, có từng loại có tên khác nhau, kể gia phả ra để bán lấy tiền.

Và những thắc mắc nảy sinh
Vấn đề cần suy nghĩ là: Có phải giống bồ câu đua thực sự có gien khác hẳn, giúp chúng tìm được đường về nhà hơn bồ câu tự nhiên? Chúng có hệ vận động và gan dự trữ năng lượng hơn bồ câu tự nhiên nếu được huấn luyện?

Hãy thủ so sánh với loài người, những vận động viên vô địch Olympic có phải đẻ ra từ trong gia đình ông bà bố mẹ nhiều đời vô địch, như Mohamet Ali vua quyền anh, thì con gái cũng giỏi quyền anh? Hình như những người đó chì được 1 đời vô địch thôi. Bố mẹ họ và con cháu họ cũng không vô địch Olympic!

hinh%20anh%20chim%20bo%20cau%20dua.gif

Một chú chim bồ câu đua

Những quan điểm mang tính khoa học
Theo thuyết gien di truyền, nhiều cá thể biến dị trong quần thể, thì nhiều khả năng gien đó được giữ trong quần thể. Thế nhưng những cá thể chứa gien đột biến đó phải phối với nhau, thì mới có giống mới khác với quần thể nguồn. Sau đó các cá thể này phải tách khỏi quần thể nguồn mà có quần thẻ mới riêng của chúng. Thực tế, bồ câu đua mỗi nước, mỗi hội, mỗi cá nhân (loft) một khác, chứ chưa hình thành được giống bồ câu đua.

Nếu tôi bắt 100 đôi, tức là 100 con trống, 100 con mái, cho vào sổ ghi chép kỹ: dài xương cánh, dài lông đầu cánh, số lông đầu cánh, dài mỏ, to mỏ, cân nặng, rồi nuôi đẻ. Chim con ra ràng, cho tự do bay quanh nhà, đến khi cứng cáp, mang ra cách nhà 50km thả (vì thả gần thì nó về được). Thả riêng từng con, rồi ghi chép con nào về nhanh nhất. Sau đó thống kê những con bố mẹ nào đẻ ra nhiều con về nhanh nhất. Giữ lại 1 nửa số chim ban đầu thôi, và tiếp tục cho đẻ. Những con chim con, cũng giữ lại 1/3, còn 2/3 thì ăn thịt hết, dựa vào thành tích về chuồng, và nguồn gốc bố mẹ. Sau đó huấn luyện chim con, và cho từng con bay về từ 100km. Ở Mỹ, khoảng cách này rất ngắn, vì bang tôi ở không có núi, có thể nhìn thấy từ xa, và nếu bay lên cao, có ống nhòm, thì có thể thấy thành phô của mình từ trên 5 chục cây số. Đối với chim, thì nó chỉ bay 2 giờ. Điều quan trọng là nó có biết nhìn về phía nhà không, hay là nhìn theo hướng khác? Vì vậy, phải khảo nghiệm mới biết được chúng biết hướng nhà ở phía nào. Chuyện rèn luyện chim, thì cũng như rèn luyện người, rèn luyện ngựa đua thôi.

Quan điểm từ người chưa từng nhìn thấy bồ câu đua
Tôi chưa từng nhìn thấy chim đua. Những con chim này rất giống chim ngày xưa tôi nuôi ở Việt Nam để ăn thịt, và bán cho tiệm ăn hàng Buồm. Giá chim đua trên Internet rẻ nhất là trăm rưởi đôla, còn kèm 5 chục tiền chuyên chở nữa. Điều đáng tiếc là tôi không rõ những con chim đó có chắc hơn hẳn chim hoang hay không, vì coi ảnh chụp chim đua, chỉ thấy chúng gầy hơn mà thôi. Hình dáng đầu, mỏ, mắt, mỗi con một khác, nhưng cũng có con được giải cao mà đầu, mũi, mỏ, mắt chẳng khác chim hoang.

So với ngựa đua, thì ngựa đua có gia phả rõ ràng. Theo gia phả, ta đã biết từng giống ngựa có đặc tính khác nhau. Giống chạy đua thì không thể thi nhảy được. Giống ngựa chiến thì không thể chạy nhanh được, nhưng nó vừa đi vừa chạy được cả ngày. Trong từng giống ngựa, con tốt phải chọn từ bố mẹ đã ăn giải. Có mẩu truyện kể 2 con ngựa cùng bố cùng mẹ, được một người chọn trước, nhưng sau vài năm, thì con kia trở nên vô địch, bán giá mấy trăm triệu đôla. Thế thì người giỏi chọn ngựa mà còn chọn sai nữa mà? Ngựa phải 5-7 tuổi mới đi thi được, nhưng bồ câu 1 tháng đã đẻ lứa mới, và bồ câu 1-2 tuổi đã đi thi được. Vì thế, việc chọn giống, phối giống, và huấn luyện bồ câu cũng dễ và nhanh hơn ngựa đua.

Đương nhiên, tôi không có tiền mua những con bồ câu ăn giải, hay con của những con vô địch. Vậy thì bồ câu hoang có thể gây giống nên vô địch hay không?
Những con nổi tiếng, có gia phả, thì có hẳn phải có bộ gien khác hẳn, hay chỉ nhờ huấn luyện mà nên? Có lẽ tôi phải nuôi bồ câu hoang vài năm để tìm ra câu trả lời.

Trong những mẩu truyện về ngựa, cũng có những con ngựa không có gia phả, nhưng cho đi thi giật giải nhất, qua mặt cả con ngựa vô địch nữa. Ở Mỹ, chỉ có ngựa có gia phả mới được đi thi, nhưng bồ câu thì chỉ cần đăng ký thôi, không cần phải có gia phả. Điều khác nhau đó là vì cuộc đua ngựa chỉ có vài con, nhưng cuộc đua bồ câu càng nhiều con càng tốt, không hạn chế.

chim%20bo%20cau%20dua%20-%20dua%20chim%20bo%20cau.jpg


Câu chuyện về thú chơi chim bồ câu đua tại Việt Nam hiện nay

Chủ nhân chim bồ câu đua yêu quý “chiến binh” của mình bởi khả năng nhớ đường tuyệt vời và sự trung thành hiếm có.

Về Hải Phòng xem đua chim đưa thư

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, ở Hải Phòng xuất hiện một loài chim có tên “Bắc thổi”. Đây là những con bồ câu đua từ Trung Quốc bị lạc đàn hoặc gió bão thổi, đã theo tàu thuyền vào vùng cảng Hải Phòng. Thú nuôi chim bồ câu đua bắt đầu từ một số gia đình người Hoa sống ở phố Lý Thường Kiệt nhưng họ không muốn truyền ra ngoài. Nhiều người mê chim đã tìm cách đến chơi rồi lấy trộm trứng mang về cho bồ câu nhà ấp. Thời gian sau đó, người dân Hải Phòng đã tổ chức nhiều cuộc đua bồ câu. Và nhiều người đã “nghiện” thú chơi này. Anh Trần Đức Phương trú tại 11/11/224, phố An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng là một trong số đó. Sau một lần xem cuộc đua bồ câu trên bầu trời nhà hát thành phố cách đây gần 20 năm, do quá thích anh đã tiết kiệm tiền ăn sáng để mua chim bồ câu đua về nuôi. Những ngày đầu, anh bị mất chim liên tục khi thả ra để tập luyện bởi chúng nhớ đường bay về nhà chủ cũ. Chính bởi thuộc tính này mà thời xưa, bồ câu là loại chim dùng để đưa thư.

choi%20chim%20bo%20cau%20dua%20giup%20ren%20luyen%20tinh%20kien%20tri.JPG
Chơi bồ câu đua đã giúp anh Phương và bạn bè trong chi hội rèn luyện tính kiên trì

Hiện tại, anh Phương đang nuôi 120 “chiến binh” bồ câu đua, trong đó có gần 50 chim bố mẹ. Để biến những chú chim non thành những “chiến binh” thực thụ mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Theo anh Phương, chim non được khoảng 10 ngày tuổi sẽ đeo “nhẫn” vào chân để tiện cho việc quản lý số lượng trong đàn. Việc huấn luyện chim được làm từ tháng đầu tiên sau khi nở. Khi ấy, chim bắt đầu biết bay và phải học cách xác định chỗ ở, chao liệng vòng tròn. Chúng được huấn luyện thường xuyên bằng cách thả chim con cùng bố mẹ ra ngoài trời cho bay ở khoảng cách gần nhà để ngày càng cứng cáp. Sau đó, chim được tách ra cho bay đơn lẻ. Chim được luyện bay liên tục sẽ rắn chắc và có sức bền hơn.

Cách tổ chức đua chim rất lạ lùng. Mỗi “chiến binh” sẽ được ban tổ chức (BTC) dán tem có chứa một dãy số bí mật ở chân, đóng “dấu” vào cánh chim. Một nhóm người phụ trách mang chim đến điểm tập kết theo chặng đua như Hải Dương, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng... rồi thả để chim đua bay về “căn cứ” ở Hải Phòng. Khi thấy “con cưng” về tới nhà, chủ nhân sẽ cào tem lấy dãy số mật mã rồi nhanh tay nhắn tin về BTC... Căn cứ vào thời gian nhận được tin nhắn, BTC sẽ phân định con chim đoạt giải.

Những chú chim bồ câu mang đi “tranh tài” phải có mình củ đậu, ngực nở, cánh hình vỏ trai, từ đầu xuống mỏ tạo thành hình tam giác và được chăm sóc với chế độ đặc biệt. Ngoài việc cho chim ăn đầy đủ các loại ngô, vừng, đỗ xanh, khoáng chất..., chủ chim còn phải vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho chim. Thông thường, anh Phương tắm rửa, kỳ cọ cho “con cưng” mỗi tuần một lần để bộ lông bông xốp, sạch sẽ. Trước ngày thi, anh cẩn thận cho chúng ăn viên nén đa dinh dưỡng để tăng thêm thể lực.

Tháng 4 năm ngoái, anh Phương “cử” 2 con chim bồ câu đi tham gia giải đua tuyến Hải Phòng - Vinh. Lúc 7h30 sáng, BTC thả chim thì tới 11h30 chim đã bay về nhà ở Hải Phòng. Một con chim bồ câu của anh đã từng 2 lần giành giải nhất trong chặng đua Hải Phòng - Đà Nẵng.

“Đợi chim như mong mẹ về chợ”

Hiện nay trên cả nước có nhiều nhóm chơi chim bồ câu đua với quy mô khác nhau, tuy nhiên, Chi hội Chim bồ câu đua Hải Phòng mà anh Trần Đức Phương làm chủ nhiệm là đơn vị đầu tiên được công nhận tư cách pháp nhân và hoạt động chuyên nghiệp. Với 12 thành viên có gần 600 “chiến binh” bồ câu đua, Chi hội trực thuộc Hội Sinh vật cảnh (Trung tâm văn hóa TP Hải Phòng) đã ra mắt vào kỷ niệm 57 năm giải phóng Hải Phòng (13/5) và có màn biểu diễn của gần 150 chú chim bồ câu đua mãn nhãn du khách về với đất Cảng.

Gần 20 năm đam mê thú chơi này, anh Phương không nhớ nổi bao lần ngồi trên mái nhà ngóng “con cưng” về đích. Thậm chí có lần anh ngồi chờ suốt 3 giờ đồng hồ giữa nắng hè chói chang. Đây cũng là chuyện thường tình mà những người chơi chim bồ câu đua trải qua. Thú chơi chim bồ câu đua không dành cho người thiếu kiên nhẫn, anh Phương nói. Mỗi lần chim bay về nhà mà vẫn khỏe mạnh thì lòng tôi thấy vui lắm, cảm giác giống như trẻ con thấy mẹ đi chợ về đó.

Nhìn cách cho “cục cưng” trong chuồng ăn, thổi còi, kéo cờ gọi chim về của anh Phương, chúng tôi cảm nhận được sợi dây tình cảm của người nuôi với loài chim vốn là biểu tượng của hòa bình. Không vì mục đích thương mại, những giải đua chim bồ câu mà anh Phương và các thành viên chi hội tham gia đang tạo ra một sân chơi lành mạnh ở đất Cảng.

hoi%20dua%20chim%20bo%20cau.jpg

Những mẩu chuyện thú vị về chim đua

Những lời khuyên từ những người có kinh nghiệm chơi chim đua

Cách về đích nước rút cho chim đua
Đối với các cuộc đua thắng thua chỉ tính bằng giây nên việc về đích nước rút là rất quan trọng, theo tập tính của con chim khi bay về căn cứ nó phải xác định phương hướng cửa căn cứ nên nó sẽ đánh vòng lượn xung quanh căn cứ một lúc hoặc nó sẽ đậu ở nóc nhà hàng xóm để quan sát hướng cửa căn cứ, hoặc nó về tới cửa căn cứ nhưng còn đang mệt nên nó sẽ đậu lại nghỉ ngơi tí... khoảng thời gian đó là khoảng thời gian quá phí phạm... Chính về thế những tay nuôi chim đua chuyên nghiệp trên thế giới họ có nhiều mẹo để về đích nước rút cho con chim đua của mình. Có người thì dùng vợt để lùa chim vào chuồng, nhưng anh chàng thì khéo léo hơn, khi thấy con chim của mình về rồi mà bay đậu trên nóc nhà, anh ta thả con chim mồi ra rồi sóc lọ... để dụ chim xuống... Con chim mồi ở đây sẽ làm nhiệm vụ dẫn bay, giống như kiểu một máy bay muốn hạ cánh ở một sân bay lạ mà không liên lạc được với bộ phân điều khiển bay ở sân bay đó thì sẽ có một mãy bay dẫn đường sẽ hướng dẫn cho hạ cánh đó...

Và còn rất nhiều những mẩu chuyện, những kinh nghiệm về chim bồ câu đua nữa. Chúng tôi sẽ giới thiệu ở những bài viết tới đây!




Nguồn: Sưu tấm và biên tập
 
Ðề: Những mẩu chuyện thú vị về chim đua

Mình cũng thích nuôi bồ câu đua, nhưng mình ở ngoại thành, ông cụ nhà mình vẫn khoái hứng nước mưa để pha chè nên ko cho nuôi mới đau.
 
Ðề: Những mẩu chuyện thú vị về chim đua

haha thế thì không nuôi được rồi
 
Ðề: Những mẩu chuyện thú vị về chim đua

để tham gia thú chơi bồ câu đua này thì thực sự không hề đơn giản 1 chút nào
 
Bên trên