Tôi hay các bạn ở đây chẳng ai dám nhận mình là " Nghệ Nhân chơi cu gáy hết " bởi chơi cu gáy rất đa chiều và đa dạng mỗi vùng miền lại có những cách gọi cách nhận xét đánh giá khác nhau.
-Nhận xét giọng hay thẩm âm giữa 2 miền lại càng khác biệt. Xin nói rõ để các bạn và riêng cá nhân bạn : OVERWINBMT được biết.
+ Miền bắc hay cả nước nói chung chia giọng chim làm 2 tông chính gồm Thổ và Kim ( Chưa vội bàn đến giọng Kim hôm nay chỉ xin nói riêng giọng Thổ )
-Trong tông thổ bao gồm : ( Miền bắc nói chung )
1-Thổ đặc: loại này cực ýt chưa muốn nói là hiếm bởi vẫn có giọng này trầm, ấm ( tần xuất âm hay tốc độ ở mức thấp hoặc trung bình )
2-Thổ pha : Từ pha ở đây là pha âm sắc đồng hoặc âm sắc kim
pha đồng thì tiếng sẽ lảnh, thanh âm, tròn rõ và vang. Còn pha kim thì âm gắt gơn 1 chút xíu nhưng không có độ thanh, lảnh.
3-Thổ rền, Thổ sấm, thổ bầu v v... mỗi loại có những điểm riêng cái này tôi sẽ viết kỹ hơn trong bài phân biệt âm giọng trong thời gian nhanh nhất.
-Cũng với quan điểm này nhưng có phần hơi khác ( Miền Nam nói chung )
lại hay có cách gọi ngược trong đó ngoại trừ con chim giọng THỔ ĐỒNG ra thì người ta chỉ gọi con chim có giọng Đồng Thổ hay Đồng Lỡ ,
VD: Như 2 con chim của bạn chủ topic thì trong đó người ta thường gọi là giọng đồng thổ có nghĩa là đồng nhiều thổ ýt.
Nhưng xin thưa cùng các bạn nếu xét về chơi chim cu mồi các cụ từ xưa đến nay thì dân phía nam là số 1, nhưng xét về chơi cu gáy đấu, thẩm âm chơi giọng thì miền bắc lại là số 1 và đặc biệt chơi sau là các vùng như : Thủy Nguyên-Hải Phòng. Phú thọ, bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình.
Đọc đến đây chắc các bạn đã hình dung ra rồi chứ? Vậy các bạn tự có câu trả lời và nhận xét 2 chú chim trong clip trên có giọng gì.
Cũng cần nói thẳng và rõ hơn là nếu các bạn chỉ lấy quan điểm riêng của cá nhân và cái kiến thức non kém của cá nhân mình khi không hiểu hết các gọi cách tuy khác nhau về từ ngữ nhưng lại là dùng chung cho 1 ý hay 1 kiểu giọng, chất giọng thì phiền các bạn tìm hiểu, tham khảo thật chính xác hãy phát ngôn.
Để mà cười được người khác không dễ đâu, trước tiên mình tự coi lại cái kho kiến thức của mình nó rộng bằng ai và có những gì trong dó, đã chắc nó đủ hết tất cả hay chưa?
Xin trích 1 đoạn thơ của 1 lão nhân cu gáy ( Nghệ Nhân Già, cả về tuổi lẫn kiến thức ) mà tôi được cụ tặng cho trong 1 lần may mắn, có chân điếu đóm hầu cụ xơi trà, nói chuyện cu :
Một kiếp chơi cu chẳng thấy thừa
Thêm vài kiếp nữa chắc đủ chưa?
Cách gọi vùng miền đôi lúc khác
Thấu hiểu để không khỏi nói bừa.