Nhiều bệnh viện lập chốt công an, thuê người dạy võ cho bác sĩ

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Bệnh viện Việt Tiệp nhờ công an cắm chốt tại bệnh viện và lập đường dây nóng với cảnh sát 113, Bệnh viện Chợ Rẫy huy động 80 bảo vệ.

Trước tình trạng y bác sĩ liên tục bị người nhà bệnh nhân hành hung, lãnh đạo Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) có những "kế sách" riêng để ổn định bệnh viện, chống nạn bạo hành y tế. Một trong những kế sách đó là kêu gọi hỗ trợ từ phía công an để cắm chốt ngay tại bệnh viện là lập đường dây nóng với lực lượng cơ động 113, để dễ bề xử lý nếu có chuyện xảy ra. Nhờ vậy, trong thời gian qua, bệnh viện này không xảy ra xô xát cũng như bạo hành y tế.

Ông Nguyễn Công Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Tiệp cho biết, bệnh viện là tuyến cuối ở Hải Phòng, thường có 1.700 đến 1.800 bệnh nhân nội trú và hơn 1.000 bệnh nhân khám bệnh mỗi ngày. Do đó viện rất dễ xảy ra những xung đột.

Để bảo đảm an ninh, ngoài chốt công an, lãnh đạo bệnh viện đã củng cố sắp xếp lại các khoa phòng để thuận tiện khám chữa bệnh, đặc biệt những nơi nhạy cảm như khoa cấp cứu. Cán bộ nhân viên được tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử, các kỹ năng mềm với bệnh nhân. Lực lượng bảo vệ vừa bảo vệ, vừa chủ động hướng dẫn giúp đỡ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

vo-1-7036-1520520219-4559-1524044747.jpg

Lớp học võ của y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ. Ảnh: L.N

Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) trang bị hệ thống camera ở khắp nơi, kể cả trong phòng họp, nơi tiếp dân. Các vị trí quan trọng có nguy cơ cao xảy ra hành hung như cấp cứu, khoa chấn thương chỉnh hình... đều được bố trí đội ngũ bảo vệ. Các khoa phòng triển khai cửa bảo vệ, khi xảy ra sự vụ, nhân viên y tế sẽ đóng chốt cửa bên trong, cách ly đối tượng bên ngoài. Bệnh viện liên kết chặt chẽ với công an tại địa phương, nếu có vấn đề xảy ra sẽ kịp thời liên lạc nhờ hỗ trợ. Viện cũng phối hợp tổ chức các buổi tập huấn nhân viên y tế về cách ứng phó khi xảy ra các tình huống không mong muốn.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Phó giáo sư Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc bệnh viện cho biết trước tiên bệnh viện tuyên truyền, huấn luyện nhân viên y tế giữ thái độ bình tĩnh, đúng mực, phản ứng hợp lý trước những bức xúc của người nhà. Bệnh viện lập những đường dây nóng với đội bảo vệ bệnh viện, khi gặp người có dấu hiệu hung hăng, nóng nảy thì gọi bảo vệ có mặt để can thiệp kịp thời.

Một số khoa có lượng bệnh nhân đông, phải chờ đợi lâu thường nảy sinh nhiều thái độ bức xúc, hoặc khoa cấp cứu nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân ở trạng thái say xỉn, đánh nhau... bệnh viện cắt cử lực lượng bảo vệ thường trực để đảm bảo an ninh. Đội bảo vệ nơi này hiện có hơn 80 người, giữ liên hệ thường xuyên với cơ quan công an, cảnh sát trật tự ở phường để kịp thời nhờ can thiệp khi cần, đảm bảo an toàn cho y bác sĩ tập trung cứu chữa người bệnh.

"Bệnh viện cũng mở những lớp võ thuật cho nhân viên y tế, không phải nhằm mục đích chống trả lại khi bị tấn công mà để tự vệ khi cần thiết cũng như rèn luyện sức khỏe", phó giáo sư Sơn chia sẻ. Theo ông Sơn, việc người nhà hành hung chống đối nhân viên y tế cần xem là một hành động chống lại người thi hành công vụ, cần có các quy chuẩn pháp luật xử lý thích đáng để xã hội nhận thức được hành vi đó là sai trái.

Cũng khuyến khích các bác sĩ học võ để phòng thân, Bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) đã tổ chức thuê võ sư về dạy cho các y bác sĩ của viện. Điều dưỡng trưởng Khoa ngoại Đặng Ngọc Hà cho biết, lớp học võ có hơn 60 học viên. Một tuần ba buổi, cán bộ, y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên an ninh, tài xế... tham gia câu lạc bộ võ thuật tại viện.

Ông Phạm Văn Học, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, nghề thầy thuốc là nghề nguy hiểm bởi áp lực làm việc liên tục trong cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, phải tiếp xúc với đủ thứ dịch bệnh và hóa chất nguy hiểm. Sự nguy hiểm không chỉ dừng lại ở chuyên môn nghiệp vụ mà còn có nguy cơ bị hành hung bởi người nhà hay thậm chí là bệnh nhân.

"Người thầy thuốc cần phải tự bảo vệ mình, chính vì vậy học võ là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất", ông Học nói.

Ông Học chia sẻ, danh dự và nhân phẩm, máu thậm chí cả tính mạng của bác sĩ đã nhiều lần bị chính những người vừa ít phút trước còn coi bác sĩ là ân nhân lấy đi. "Học võ không phải để đánh nhau. Võ thuật giúp bản thân khiêm tốn hơn, tính kỷ luật cao hơn, có trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm. Ngoài ra, luyện tập võ thuật còn giúp các y bác sĩ có sức khỏe để thực hiện tốt công tác chuyên môn cứu người", ông Học nói thêm.

Các y bác sĩ tại bệnh viện này cho biết, nhờ có học võ mà họ đã nhiều lần xử lý tốt những tình huống xô xát trong bệnh viện, tránh xảy ra tình trạng hành hung nhân viên y tế.

Lê Nga - Lê Phương
 
Bên trên