Để cha mẹ vơi đi nỗi nhớ quê hương, anh Nguyễn Thanh Tùng (ngụ quận 9, TPHCM) đã tái hiện lại toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế cổ kính một cách sinh động tại Sài Gòn.
Toàn bộ công trình Huế thu nhỏ của anh nằm trong khu Ngự Lãm Viên rộng hơn 1000 m2 trên đường Nguyễn Hữu Nam, phường Long Bình, quận 9, TPHCM.
Quần thể di tích Huế có 151 công trình kiến trúc lớn, nhỏ, với những công trình mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử vùng đất cố đô như: Hoàng thành Huế, lăng các vua triều Nguyễn, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền…
Để có thể tái hiện chính xác từng chi tiết của mô hình “Huế thu nhỏ”, anh Tùng đã phải mày mò tìm hiểu, gặp gỡ các nhà nghiên cứu Huế, các chuyên gia kiến trúc cố đô.
Anh Thanh Tùng chia sẻ: “Từ việc lên ý tưởng, đến thiết kế và quá trình xây dựng gặp rất nhiều khó khăn. Lúc đầu, tôi sử dụng gỗ trát xi măng bên ngoài để xây dựng thử nhưng chỉ được thời gian bị mưa làm hư hỏng không thể tồn tại. Sau này, tôi may mắn gặp được nghệ nhân chế khuôn silicon để làm công trình bằng bột đá Bửu Long”.
Sau hơn 7 năm xây dựng, công trình tái hiện quần thể di tích cố đô Huế mới hoàn thành.
Công trình tái hiện quần thể di tích cố đô Huế của anh Nguyễn Thanh Tùng rộng khoảng 1000 m2 tại quận 9, TPHCM.
Những công trình nổi tiếng của Huế được tái hiện lại như thật tại đây. Cầu Trường Tiền vắt ngang qua con sông Hương thơ mộng.
Hoàng thành Huế, di tích lịch sử tồn tại hàng trăm năm được anh Tùng cho tái hiện lại một cách tinh xảo và y như thật.
Hoàng thành Huế bao quanh Tử cấm thành với cổng Ngọ Môn, điện Cần Chánh, điện Thái Hòa, cung Trường Sinh…
Chùa Thiên Mụ, danh lam thắng cảnh nổi tiếng được anh Tùng tái hiện lại với đầy đủ chùa, tháp nằm bên cạnh dòng sông Hương.
Anh Tùng xây dựng quần thể này nhằm mục đích báo hiếu cha mẹ, và gìn giữ cho con cháu sau này luôn nhớ về cội nguồn, gia phong dù có đi làm ăn xa.
Những chi tiết chạm trỗ vừa tinh xảo vừa đảm bảo giống y thật với cố đô Huế phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm trời mới thực hiện xong.
Toàn bộ công trình nằm trong khu Ngự Lãm Viên của gia đình anh Tùng.
Nhờ làm bằng chất liệu bột đá Bửu Long, công trình dù mưa nắng cũng không bị hư hại mà còn trở nên cổ kính hơn bởi lớp rêu phong bám bên ngoài.
Hoàng Thành được thiết kế với cung điện của vua, hoàng hậu, các phi tần cùng với vườn, bờ tường, lối đi sát nhau vững chãi. Cây cảnh nhỏ được trồng trong khuôn viên công trình tạo nên cảnh quan đẹp đẽ và mát mẻ.
Những kiến trúc tinh xảo, mềm mại nhưng chuẩn xác được các nghệ nhân tạo nên. Để tạo nên được những công trình như thế này, người nghệ nhân phải cực kỳ am hiểu văn hóa, kiến trúc của cố đô Huế.
“Ba mạ (cha mẹ - PV) đã lớn tuổi, không thể đi lại giữa Huế và Sài Gòn nhiều được. Trong khi ông bà dù đã sống ở Sài Gòn nhiều năm nhưng vẫn không thể xua đi nỗi nhớ quê hương da diết. Vì vậy tôi mới quyết tâm bắt tay vào thực hiện công trình này để báo hiếu ba mạ mình”, anh Tùng tâm sự.
Nguyễn Quang
Toàn bộ công trình Huế thu nhỏ của anh nằm trong khu Ngự Lãm Viên rộng hơn 1000 m2 trên đường Nguyễn Hữu Nam, phường Long Bình, quận 9, TPHCM.
Quần thể di tích Huế có 151 công trình kiến trúc lớn, nhỏ, với những công trình mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử vùng đất cố đô như: Hoàng thành Huế, lăng các vua triều Nguyễn, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền…
Để có thể tái hiện chính xác từng chi tiết của mô hình “Huế thu nhỏ”, anh Tùng đã phải mày mò tìm hiểu, gặp gỡ các nhà nghiên cứu Huế, các chuyên gia kiến trúc cố đô.
Anh Thanh Tùng chia sẻ: “Từ việc lên ý tưởng, đến thiết kế và quá trình xây dựng gặp rất nhiều khó khăn. Lúc đầu, tôi sử dụng gỗ trát xi măng bên ngoài để xây dựng thử nhưng chỉ được thời gian bị mưa làm hư hỏng không thể tồn tại. Sau này, tôi may mắn gặp được nghệ nhân chế khuôn silicon để làm công trình bằng bột đá Bửu Long”.
Sau hơn 7 năm xây dựng, công trình tái hiện quần thể di tích cố đô Huế mới hoàn thành.
Công trình tái hiện quần thể di tích cố đô Huế của anh Nguyễn Thanh Tùng rộng khoảng 1000 m2 tại quận 9, TPHCM.
Những công trình nổi tiếng của Huế được tái hiện lại như thật tại đây. Cầu Trường Tiền vắt ngang qua con sông Hương thơ mộng.
Hoàng thành Huế, di tích lịch sử tồn tại hàng trăm năm được anh Tùng cho tái hiện lại một cách tinh xảo và y như thật.
Hoàng thành Huế bao quanh Tử cấm thành với cổng Ngọ Môn, điện Cần Chánh, điện Thái Hòa, cung Trường Sinh…
Chùa Thiên Mụ, danh lam thắng cảnh nổi tiếng được anh Tùng tái hiện lại với đầy đủ chùa, tháp nằm bên cạnh dòng sông Hương.
Anh Tùng xây dựng quần thể này nhằm mục đích báo hiếu cha mẹ, và gìn giữ cho con cháu sau này luôn nhớ về cội nguồn, gia phong dù có đi làm ăn xa.
Những chi tiết chạm trỗ vừa tinh xảo vừa đảm bảo giống y thật với cố đô Huế phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm trời mới thực hiện xong.
Toàn bộ công trình nằm trong khu Ngự Lãm Viên của gia đình anh Tùng.
Nhờ làm bằng chất liệu bột đá Bửu Long, công trình dù mưa nắng cũng không bị hư hại mà còn trở nên cổ kính hơn bởi lớp rêu phong bám bên ngoài.
Hoàng Thành được thiết kế với cung điện của vua, hoàng hậu, các phi tần cùng với vườn, bờ tường, lối đi sát nhau vững chãi. Cây cảnh nhỏ được trồng trong khuôn viên công trình tạo nên cảnh quan đẹp đẽ và mát mẻ.
Những kiến trúc tinh xảo, mềm mại nhưng chuẩn xác được các nghệ nhân tạo nên. Để tạo nên được những công trình như thế này, người nghệ nhân phải cực kỳ am hiểu văn hóa, kiến trúc của cố đô Huế.
“Ba mạ (cha mẹ - PV) đã lớn tuổi, không thể đi lại giữa Huế và Sài Gòn nhiều được. Trong khi ông bà dù đã sống ở Sài Gòn nhiều năm nhưng vẫn không thể xua đi nỗi nhớ quê hương da diết. Vì vậy tôi mới quyết tâm bắt tay vào thực hiện công trình này để báo hiếu ba mạ mình”, anh Tùng tâm sự.
Nguyễn Quang
Relate Threads
Latest Threads