Cuội
Thành Viên
Đọc cái này không biết có tin được không, nhà văn viết thì hay lắm còn thực tế thì không biết thế nào, xin mời mọi người vào chém gió...
35 năm trời coi chim chóc như con, nhiều lần phát điên vì “đứa con” mình bị kẻ xấu bắt trộm. Thẳng thừng tuyên bố, thiếu vợ có thể sống tốt, thiếu chim thì chết. Ông là người nói chuyện được với tất cả loài chim, biến chim rừng thành chim nhà, gầy giống sinh sản.
Trần Văn Dư.
Ông là Trần Văn Dư, 50 tuổi ngụ tại thôn Thế Thanh, xã Ân Thạnh (Hoài Ân – Bình Định). Ông không nhận mình là ông hoặc anh, cũng không phải là chị. “Bản tính trời sinh, cứ gọi mình là Dư!”.
Biến chim rừng thành chim nhà
15 tuổi, Dư có con chim đầu mũ (chào mào) đầu đời. Nuôi và nghiên cứu tiếng hót, cách gọi bầy của loài chim này cho đến khi nó quen hơi và trở thành cái đuôi mỗi khi Dư ra khỏi nhà. Dư kể: “Lần đầu tiên dẫn nó vào rừng, nó khiến tui bất ngờ về “mối quan hệ” láng giềng với các loài chim khác. Nó nói chuyện đươc với tất cả các loài chim khác và kéo vào đầy lồng để theo tôi mang về”.
Một thời gian sau, những chú chim ông mang từ rừng về đều có thể thả bay lượn tự do, làm tổ quanh nhà rồi tự chúng sinh sản. Nhận thấy sự khác biệt của mỗi giống loài cũng là lúc Dư bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu tiếng nói của loài chim.
Bắt đầu từ những con chim trong nhà mà Dư đã thuần phục, Dư mạo hiểm ăn nằm ngày đêm trong rừng, ngả mặt lên trời chỉ để nghe tiếng chim hót. Năm 18 tuổi, Dư một lần suýt chết đói vì mải theo tiếng chim hót đến nỗi bị lạc vào rừng sâu. Một con cú mèo non được mang về từ rừng sâu, dù là loài khó nuôi và khó sinh sản nhưng Dư vẫn nuôi và thả rong trong vườn cho đến khi nó lớn. Đi ăn xa Dư gọi là về, và một ngày nọ con cú mèo đã đẻ lứa đầu tiên.
Trong vườn chim của Dư, có những phượng hoàng, trĩ, chích choè lửa, chào mào, én biển, yến phụng, cú mèo, két, cùm… Dư thả tự do đi ăn trong rừng khi gọi là bay về. Mỗi con chim đều được đeo một sợi dây xích ngắn ở bàn chân trái để làm dấu. Khi trực tiếp mắt thấy tai nghe Dư gọi chim, cho chim ăn và nói chuyện với các loài chim mà ông đang nuôi quả thực kỳ thú.
Chim không rời nửa bước.
Điên vì chim
Con chim đầu mũ đầu đời khiến Dư buồn mỗi lần có người hỏi về nó. Nó đã dẫn Dư đến với các loài chim khác, dạy cho Dư cách biết nói với các loài chim. Vậy mà một ngày nó bị bắt trộm khiến Dư như phát điên lên một thời gian dài.
Dư có thể điều khiển được chim hót hoặc ngưng theo ý muốn của mình. Biết giờ chim đi ăn, giờ nghỉ và giờ chúng tập hợp “tán tỉnh”. Cả ngày trong nhà không có ai, Dư vẫn nói chuyện như đang có người. Hỏi ra mới biết Dư đang nói chuyện với chim! Dư điên.
Chim nuôi cả gia đình
Khi Dư còn trẻ cũng có nhiều lựa chọn với nghề tài vặt của mình. Có thể hát tuồng, nhại tất cả thứ tiếng của tất cả các tỉnh thành trong nước, diễn viên tuồng chuyên đóng các vai công chúa, từ mẫu…
20 tuổi Dư tham gia đoàn ca hát tuồng của Bình Định được 7 năm và rong ruổi một thời gian. Nhưng mỗi lần gánh hát đi xa Dư lại lạch cạch bên mình con chim đầu mũ, mọi người lời qua tiếng lại khiến Dư tự nguyện lựa chọn con đường trở về quê với chim ! Từ đó, ngoài số chim Dư mang từ rừng về đều trở thành chim nhà và sinh sản nhiều lứa. Cứ ra đường, qua các cửa hàng thấy người bẫy chim về bán Dư lại tìm mọi cách để mua chúng và mang về nhà để nhân giống thành đàn rồi lại bán lại cho người yêu chim mang về nuôi.
Chị Trương Thị Mai (vợ Dư) kể: “Tui nhớ một lần có dịch cúm gia cầm khắp cả nước, nghe có đoàn cán bộ thú y đến nhà tiêu hủy các loài chim, gà nên ổng mở chuồng thả hết và đuổi chúng bay vào rừng rồi ổng ngồi khóc mình và đọc… thần chú gì đó. Khi đoàn cán bộ vừa ra khỏi vườn nhà thì cả đoàn chim vừa thả ra lại bay về sân và tự tìm chuồng của mình chui vào. Ổng mừng và khóc như mưa khiến mẹ con tui cũng khóc theo”.
Nguồn: tienphong
35 năm trời coi chim chóc như con, nhiều lần phát điên vì “đứa con” mình bị kẻ xấu bắt trộm. Thẳng thừng tuyên bố, thiếu vợ có thể sống tốt, thiếu chim thì chết. Ông là người nói chuyện được với tất cả loài chim, biến chim rừng thành chim nhà, gầy giống sinh sản.
Trần Văn Dư.
Ông là Trần Văn Dư, 50 tuổi ngụ tại thôn Thế Thanh, xã Ân Thạnh (Hoài Ân – Bình Định). Ông không nhận mình là ông hoặc anh, cũng không phải là chị. “Bản tính trời sinh, cứ gọi mình là Dư!”.
Biến chim rừng thành chim nhà
15 tuổi, Dư có con chim đầu mũ (chào mào) đầu đời. Nuôi và nghiên cứu tiếng hót, cách gọi bầy của loài chim này cho đến khi nó quen hơi và trở thành cái đuôi mỗi khi Dư ra khỏi nhà. Dư kể: “Lần đầu tiên dẫn nó vào rừng, nó khiến tui bất ngờ về “mối quan hệ” láng giềng với các loài chim khác. Nó nói chuyện đươc với tất cả các loài chim khác và kéo vào đầy lồng để theo tôi mang về”.
Một thời gian sau, những chú chim ông mang từ rừng về đều có thể thả bay lượn tự do, làm tổ quanh nhà rồi tự chúng sinh sản. Nhận thấy sự khác biệt của mỗi giống loài cũng là lúc Dư bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu tiếng nói của loài chim.
Bắt đầu từ những con chim trong nhà mà Dư đã thuần phục, Dư mạo hiểm ăn nằm ngày đêm trong rừng, ngả mặt lên trời chỉ để nghe tiếng chim hót. Năm 18 tuổi, Dư một lần suýt chết đói vì mải theo tiếng chim hót đến nỗi bị lạc vào rừng sâu. Một con cú mèo non được mang về từ rừng sâu, dù là loài khó nuôi và khó sinh sản nhưng Dư vẫn nuôi và thả rong trong vườn cho đến khi nó lớn. Đi ăn xa Dư gọi là về, và một ngày nọ con cú mèo đã đẻ lứa đầu tiên.
Trong vườn chim của Dư, có những phượng hoàng, trĩ, chích choè lửa, chào mào, én biển, yến phụng, cú mèo, két, cùm… Dư thả tự do đi ăn trong rừng khi gọi là bay về. Mỗi con chim đều được đeo một sợi dây xích ngắn ở bàn chân trái để làm dấu. Khi trực tiếp mắt thấy tai nghe Dư gọi chim, cho chim ăn và nói chuyện với các loài chim mà ông đang nuôi quả thực kỳ thú.
Chim không rời nửa bước.
Điên vì chim
Con chim đầu mũ đầu đời khiến Dư buồn mỗi lần có người hỏi về nó. Nó đã dẫn Dư đến với các loài chim khác, dạy cho Dư cách biết nói với các loài chim. Vậy mà một ngày nó bị bắt trộm khiến Dư như phát điên lên một thời gian dài.
Dư có thể điều khiển được chim hót hoặc ngưng theo ý muốn của mình. Biết giờ chim đi ăn, giờ nghỉ và giờ chúng tập hợp “tán tỉnh”. Cả ngày trong nhà không có ai, Dư vẫn nói chuyện như đang có người. Hỏi ra mới biết Dư đang nói chuyện với chim! Dư điên.
Chim nuôi cả gia đình
Khi Dư còn trẻ cũng có nhiều lựa chọn với nghề tài vặt của mình. Có thể hát tuồng, nhại tất cả thứ tiếng của tất cả các tỉnh thành trong nước, diễn viên tuồng chuyên đóng các vai công chúa, từ mẫu…
20 tuổi Dư tham gia đoàn ca hát tuồng của Bình Định được 7 năm và rong ruổi một thời gian. Nhưng mỗi lần gánh hát đi xa Dư lại lạch cạch bên mình con chim đầu mũ, mọi người lời qua tiếng lại khiến Dư tự nguyện lựa chọn con đường trở về quê với chim ! Từ đó, ngoài số chim Dư mang từ rừng về đều trở thành chim nhà và sinh sản nhiều lứa. Cứ ra đường, qua các cửa hàng thấy người bẫy chim về bán Dư lại tìm mọi cách để mua chúng và mang về nhà để nhân giống thành đàn rồi lại bán lại cho người yêu chim mang về nuôi.
Chị Trương Thị Mai (vợ Dư) kể: “Tui nhớ một lần có dịch cúm gia cầm khắp cả nước, nghe có đoàn cán bộ thú y đến nhà tiêu hủy các loài chim, gà nên ổng mở chuồng thả hết và đuổi chúng bay vào rừng rồi ổng ngồi khóc mình và đọc… thần chú gì đó. Khi đoàn cán bộ vừa ra khỏi vườn nhà thì cả đoàn chim vừa thả ra lại bay về sân và tự tìm chuồng của mình chui vào. Ổng mừng và khóc như mưa khiến mẹ con tui cũng khóc theo”.
Nguồn: tienphong
Relate Threads
Interested Threads
Latest Threads