Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

D

Diabay

Guest
.​
Mình có một ông bạn già, chơi chim đã lâu, nhà lại gần Hoàng Hoa Thám - chợ chim.
Chào Mào bổi ông ấy đã chọn mua thì..... ôi thôi đẹp: To con, Dài đòn, Tướng tá Lân mũ ngon lành. Đấu đá cũng hăng.

Nhưng đến khi tạm thuần, thì cứ 2 con có 1 con mắc phải tật Ngoái - Lộn. Nhìn thấy Chim đẹp quá, mà bị mắc tật, xót hết cả ruột.

Hôm nay mình mở đề tài này, các bạn cùng nhiệt tình tham gia bàn luận và phổ biến kinh nghiệm, để các bạn khác tránh được nỗi đau này nhé.



Thân.
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

- Kinh nghiệm của 1 anh bạn cháu là gác thật nhiều cầu phụ vào lồng chim vừa lộn mèo lên là ngã và vài lần nhứ thế là chim cạch không dám lộn mèo nữa
- Cách thứ 2 là cho vào lồng nhỏ sau đó gác cầu lên cao cho chim không còn khoảng không gia trên đầu là chim không lộn mèo nữa
===> cả 2 cách này đều phải tiến hành trong thời gian dài để cho chim quen hẳn cái tật lộn cầu đi thì mới nhốt trong lồng bình thường.
- Có điều là không chắc lắm vì 2 cách này cũng là 2 cách vừa nghĩ ra và đang thí nghiệm không biết có thành công hay không ( trong forum mình cũng có anh thanhtungsaa có con chào mào đẹp khỏi chê luôn nhưng bị mắc bệnh lộn mèo cũng đang ứng dụng cách thứ 2 không biết thế nào rồi )
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Để ngừa và trị tật ngoái lộn ở chim, chúng ta phải biết từ gốc cơ :confused:
Tại sao chim ngoài trời không lộn mà chim nhốt lồng lại lộn ???
tại thức ăn ??
tại nước uống ??
tại ??? nên bị ... !
suy đi nghĩ lại, chắc chắn là tại cái lồng.
Chim "bệnh" nhẹ còn có nhiều cách để trị và ngừa. Bệnh nặng thì bó tay & bó chân. Tại sao ta không thiết kế một cái lồng trị tật lộn mèo ở chim ??? - một câu hỏi lớn không lời đáp ;) . Như vậy, riêng mình, chú trọng vào cái lồng.
1. Bạn thử cho chim vào lồng sắt # 4 - 5 tất vuông hoặc chử nhật (loại lồng để rộng chim ở các tiệm chim).
2. Nan phía trên lồng làm khít hơn hoặc bít nó đi bằng một miếng cứng chẳng hạn.
3. > 2 cầu cho nó nhảy qua nhảy lại - hạn chế nhảy lên nóc lồng.
4. Hoặc trùm áo lồng chữ A hoặc treo lồng lên cao hơn bình thường
5. ..v.v...
bạn nào có cách khác, đã qua thực nghiệm nhé, để có cơ sở để bình loạn
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Theo mình thì vô phương cứu chữa, vì cứ chữa 1 thời gian nếu ta cho vào lồng chơi rồi lại nguyễn y vân thôi:D, ngày xưa ( 10-20 năm trước ) lộn cầu còn là mốt chơi đấy:confused:
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Tật này thì theo mình là vô phương cứu chữa. Mình nói như vậy cũng là do mình đã thử rất nhiều cách mình xin nói qua cho các bạn hình dung nhé.

Nói về Ngoái ngửa trc nhé.

Mình có một chú chim bị ngoái, mình đã thả thử trong avri, cao 2m50, rộng và dài hơn 2m đủ cành đậu trong gần năm trời, khi chim đậu hoặc bám trong thành lưới của avri thì ko sao cả nhưng khi về lồng thì đâu lại vào đấy hic hic vẫn cứ ngoái đều.

Mình thấy do chú bám vanh trên cùng ngửa lại nên mình bịt vanh trên cùng lại thì chú chuyển xuống bám các vanh dưới hic hic nên tiếp tục các vanh dưới cũng đc bịt lại nhưng cũng ko ăn thua, chú ko bám vanh ngoái thì chuyển qua đứng cầu ngoái hic hic

Cái bệnh này ăn sâu vào tiềm thức rồi, chắc chỉ có phẫu thuật thay cổ thì may ra khỏi hihi cái bệnh này cũng tùy chim mới mắc và do cách nuôi của chủ thường do ép quá.

Tiếp đến là lộn. Chim lộn cũng đc thả vào avri trong 1 thời gian khá dài nhưng mình thấy nó bay cũng có vẻ muốn lộn, khi thả về thì lại tiếp tục làm xiếc.

Căng dây hic hic dùng 2 sợi dây mảnh căng phía trên cầu làm cho chim bị ngã vài lần nên chim rút kinh nghiệm ko lộn lên nóc nữa chuyển qua lộn vào thân lồng :D cách bịt nóc cũng cho kết quả tương tự.

Cắt lông cánh cách này làm cho chim ko lộn đc do ko thăng bằng đc nhưng khi ra lông cánh lại đảm bảo đâu cũng lại vào đó.

=> Tóm lại là khi nuôi chim mộc cần phải có chế độ nuôi dưỡng hợp lý, không nên nuôi lồng quá chật, lồng nuôi mộc nên phủ áo lồng chỉ hé cửa để chim thấy sáng ăn, có thể tò mò nhòm ngó ra bên ngoài nhưng khi có động có 1 chỗ chốn an toàn trên cầu phụ. Dần rà các chú cũng dạn dĩ hơn thì ta có thể hé to thêm dần sau khi chim tương đối dạn dĩ ta có thể bung áo lồng thì khi mang chim đến các chỗ lạ chim vẫn có thể bị hoảng nên ta phải dùng áo lồng buộc phần vanh cong trên cùng lại như hình.


Tcc056.jpg



Và châm ngôn mà mình rất thích đó là: "Phòng còn hơn chống"

Thân!
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Tật này thì theo mình là vô phương cứu chữa. Mình nói như vậy cũng là do mình đã thử rất nhiều cách mình xin nói qua cho các bạn hình dung nhé.
...............................................
Và châm ngôn mà mình rất thích đó là: "Phòng còn hơn chống"

Thân!


He................... He................... Tớ đồng tình với Mẹc xà..... Xin lỗi: Merci_... :D :
"Phòng còn hơn chống"

Bốc thăm. Trúng thưởng "CM ngoái" đau rùi phải không ? :cool:

Nhưng..... các bạn vẫn dấu nghề, chưa chịu phân tích cái nguyên nhân và cách phòng tránh cho những người đi sau. :mad:

Vậy thì còn nhìu người bị dính đòn này. Hí.................. Hí.....................



Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Để ngừa và trị tật ngoái lộn ở chim, chúng ta phải biết từ gốc cơ :confused:
Tại sao chim ngoài trời không lộn mà chim nhốt lồng lại lộn ???
tại thức ăn ??
tại nước uống ??
tại ??? nên bị ... !
suy đi nghĩ lại, chắc chắn là tại cái lồng.

Cái này sai tý chút rồi bác . Vì cá nhân em thấy chim ngoài rừng vẫn có con Lộn Mèo đấy chứ . Chào Mào thì chưa , nhưng Than thì rồi .
Để hạn chế cái tật của chim thì nên tập hợp mấy cách chữa bình thường nhất để nuôi chim khi đang là bổi lỡ 2-3 tháng . Lồng gắn đĩa CD , nóc lồng phủ vải kín . Treo cầu phụ nhiều . Quan trọng phần đỉnh lồng là chỗ chim hay lộn nhất , cần chăng 1 ít dây cước cao hơn mũ chào mào vươn thẳng tầm khoảng 2-4cm .
Hiện vấn đề để cầu phụ nhiều em chưa thấy hiện quả . Chim bay lên cầu phụ cao nhất và ...vèo . Kế đến là bỏ thêm đĩa CD lên nóc , thấy khá hơn , những vẫn có khoảng để lộn . Và cuối cùng là căng dây cao hơn đầu tý chút . Trước mắt là hạn chết tốt . Lâu dài thì chưa biết . Tốt nhất mình nên áp dụng nhiều cách cùng 1 lúc , đừng để chim nó tránh cái này xong rồi mình mới bày cái khác . Ở đây là mình phải làm cho nó rơi vào thế hiểm . Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa . Tý chút kinh nghiệm trao đổi góp vui .
Thân !
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

- Các bác ơi em còn biết trường hợp nó không lộn từ dưới lên mà nó lộn từ trên cầu phụ xuống cái đó thì vô phương cứu chữa nhỉ
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

ko những chim có bệnh lộn,ngoái,mà còn bị tiện cầu (tức là chim bám vào cầu rùi quay tròn,như vđv đu xà ấy.hix hix)
bệnh lộn có thể chữa = cách treo một tấm nhựa trong suốt trên đỉnh lồng hoặc đĩa VCD
bệnh ngoái thì pó tay.com>>>>bác nào có cách trị bệnh này xin thỉnh giáo ạ
bệnh tiện cầu thì lắp 1 cầu phụ song song với cầu chính
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Theo em các bác cứ bịt đĩa, căng dây. trùm áo lồng hình chữ a treo cao hơn bt để chỗ tính là em nó hết
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Đối với than, mi, khướu có 1 cách trị tương đối hiệu quả là dùng loại cầu xoay > Lồng bên ngoài cầu cố định là một ống tre, nứa, khi chim ngoáy đầu thì sức nặng dồn ra sau làm cho cầu xoay, chim mất thăng bằng ko dám lộn hoặc lộn sẽ bị té.Lâu dần chim sẽ bỏ thói quen xấu này .
Đối với chào mào thì chưa thử nên chưa biết hiệu quả.
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Cách nữa là nên thay đổi lồng của các con chim trong nhà cho nhau .Có thể ví dụ như chào mào . Từ Lồng vuông Huế sang Chòe Than Cao , sang My đá , sang Lồng Lửa , Rồi tới loại lồng dành cho Đất ...v.v . He he he . Đảm bảo chim sẽ bớt 1 thời gian cái tật này , có khi hết cũng nên . Vì thời gian nó ở lồng mới , nó lại phải làm quen lồng lạ và lại cố gắng tìm cách lộn , ngoáy , xoay ...v.v . Và chủ nhân cũng tốn kha khá 1 số tiền dành cho lồng . Hiện mình cũng đang thử cách này dành cho Than . Con lồng này bỏ sang lồng con kia . Cho chúng giao lưu , trao đổi kinh nghiệm Lộn Mèo cho nhau . =)) .:D
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

hehe âu vờ ơi, tớ đã thử thả trong avir trong gần 1 năm cơ, avri còn rộng rãi cho chim bay nhảy hơn lồng nhiều vậy mà kết quả thu được chẳng được bao nhiêu. :( :( :(
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

he he he ... Trách gì méc xệ bảo là Phòng hơn Chống , ra là cũng mày mò hết nước hết cái . Vậy vụ này cũng cần 1 chuyên gia k chơi chim lộn như anh Chip vào giải thích mới được .
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Đối với than, mi, khướu có 1 cách trị tương đối hiệu quả là dùng loại cầu xoay > Lồng bên ngoài cầu cố định là một ống tre, nứa, khi chim ngoáy đầu thì sức nặng dồn ra sau làm cho cầu xoay, chim mất thăng bằng ko dám lộn hoặc lộn sẽ bị té.Lâu dần chim sẽ bỏ thói quen xấu này .
Đối với chào mào thì chưa thử nên chưa biết hiệu quả.
cầu xoay??mình chưa nhìn thấy loại này bao giờ. Có nhiều con bó tay nó xuống đáy lồng nó lộn cơ thì sao?/ Lúc đó thì đúng là bó tay
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Lộn cầu là do tập tính của chim thôi,o có cách chữa trị,nói chung người mình thì thấy là tật nhưng thật ra những con lộn là những con đá đấm rất tốt,lỳ đòn nữa
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Lộn cầu là do tập tính của chim thôi,o có cách chữa trị,nói chung người mình thì thấy là tật nhưng thật ra những con lộn là những con đá đấm rất tốt,lỳ đòn nữa
Lộn vẫn chữa được bác ạh. Nhưng rất mất thời gian và công sức. tỷ lệ thành công thấp.
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Lộn cầu là do tập tính của chim thôi,o có cách chữa trị,nói chung người mình thì thấy là tật nhưng thật ra những con lộn là những con đá đấm rất tốt,lỳ đòn nữa

Những con lộn mèo càng điệu nghệ thì cầu vai càng đẹp, giống như được tập thể dục - thể lực hàng ngày, cơ bắp chắc. Lộn mèo, đôi khi, cũng là tiêu chuẩn của người mê than đá
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

Những con lộn mèo càng điệu nghệ thì cầu vai càng đẹp, giống như được tập thể dục - thể lực hàng ngày, cơ bắp chắc. Lộn mèo, đôi khi, cũng là tiêu chuẩn của người mê than đá
Đúng là nó khỏe hơn bt. Nhưng khôg phải là tiêu chuẩn than đá. Vì theo em. Em kiếm con chim ko tật lỗi chơi đá không chơi đc chuyển qua hót. vẫn ok.
 
Ðề: Ngoái - Lộn. Cái tật thật khó chịu.

nói về chim bị ngoái, lộn mèo thì cần tìm hiểu lý do, nguyên nhân tại sao nó lại bị như vậy?

theo mình có vài nguyên nhân như sau:

thứ 1: chim được nuôi trong lồng không thích hợp (mỗi nơi, mỗi người có sở thích chơi lồng khác nhau).nên mới xảy ra trường hợp chim của người này bị lộn mèo, còn chim của người kia thì không. khi chọn chim bổi về ta nên nhốt chim trong lồng nhỏ khoảng 42 nan - 56 nan, hình dáng lồng tròn, không cao.lồng vuông có khoảng không rộng quá nên cũng dễ phát sinh chim bị lộn (cái này tuỳ sở thích ae, nhiều khi khu vực ae thích chơi lồng vuông thì cũng đành chịu).lồng tròn dài giống như lồng sơn ca nhưng ngắn hơn chim cũng dễ bị lộn vì lồng có khoảng trống phía trên rất nhiều.

bản chất con chim ở ngoài rừng thì hay bay nhảy nhiều và chuyền cành liên tục, khi chim cảm thấy nhát, không tự tin, hoảng cũng hay bay nhảy và tìm cành để đậu.do đó trong lồng nhốt chim bổi ta nên bố trí ít nhất 1 cầu phụ, nếu lồng 56 nan ta nên bố trí 2 cầu phụ để chim có cành mà chuyền mà đậu.khi đó chim sẽ ít bám trên nan lồng và sẽ hạn chế được tật lộn mèo.

thứ 2 là do treo chim không phù hợp, khi con chim bổi mới bắt về tuỳ theo bản chất con chim mà có nhát hay không, nếu chim nhát quá mà ta lại nôn nóng, treo chim nơi đông người qua lại và gần các khu vực có nhiều cháu nhỏ vui đùa thì vô tình làm cho chim bị hoảng, khi bị hoảng mà trong lồng có nhiều khoảng trống hoặc ít cầu để đậu thì chim không còn đường nào khác là bay nhảy tứ tung, bám liên tục lên nan lồng. khi bám trên nan lồng chim sẽ ngoái cổ tìm đường thoát thân, tật ngoái cổ xuất phát từ đây.sau khi ngoái cổ nhiều lần mà ta không để ý thì chim sẽ trở nên lộn mèo.và khi đã lộn mèo thì khắc phục rất khó hầu như là không thể.
 
Bên trên