Nghệ thuật chế tác non bộ theo phong thủy

kid.1412

Thành Viên
Tham gia
13 Tháng chín 2010
Bài viết
280
Điểm tương tác
19
Điểm
18
Non bộ ngự trị trong các hoa viên, ngân hàng công sở, siêu thị, nhà hàng thật đồ sộ. Với thác nước chảy ào ạt, suối lượn quanh co, có nơi non bộ ẩn mình trong góc sân dưới gầm cầu thang ở nhiều nhà tư nhân. Thiên nhiên, non nước đã được cô đọng, thu nhỏ về một mối. Thật thú vị khi nhìn thấy các bậc cao niên đứng nhìn non bộ một cách trầm tư. Các thanh niên công chức ngồi cạnh ly cà phê lặng nhìn nước chảy róc rách từ trên núi cao xuống mặt hồ. Các em nhỏ say sưa chỉ trỏ các bác tiều phu, cụ già ngồi câu cá… Non bộ đã hòa nhập vào cuộc sống của đời thường để thư giãn, để làm cho không khí đô thị được trong lành hơn.

joz1312907715.jpg



“Ghềnh đá chênh vênh, thác xuôi dòng
Ngư tiều canh mục lặng ngồi trông
Sương mờ, hương tỏa, mùi sao ướt
Một góc thiên nhiên một cõi lòng”.


Ngoài mục đích non bộ là thiên nhiên thu nhỏ, cô đọng núi sông, cỏ cây hoa lá, chùa chiền, lâu đài, miếu mạo…để làm đẹp thêm cho đô thị, làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của con người. Non bộ còn là một nghệ thuật phong thủy đem lại sự hòa hợp của âm dương, của sự tương sinh thuận hòa giữa trời đất và con người. Nghệ thuật chế tác non bộ không chỉ là không gian thu nhỏ của núi sông, hang động, cây cỏ, chùa chiền, cầu vồng, thuyền bè, chim chóc, động vật của con người. Non bộ còn là thủ thuật sử dụng thủ pháp chế tác theo phong thủy để đem lại sự lưu thông ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ).
mauhonnonbodecs_4.jpg


Sự tương sinh ngũ hành sẽ đem lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng, sinh khí cho chủ nhân của nó. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài này,chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của phong thủy khi chế tác non bộ. Theo thuật phong thủy, núi là nơi hội tụ tinh anh của trời đất, nước là nơi quy nạp của tiền tài danh vọng. Sự hòa hợp hài hòa của núi sông sẽ đem lại đại cát, hạnh thông cho nơi tạo ra nó. “ Nước lấy núi làm mặt, lấy chim thú, cây cảnh làm tinh thần, núi lấy nước làm huyết mạch…” .
Nước tượng trưng cho tài lộc nhưng nước là vật thể bốc hơi theo thời gian năm tháng, theo nóng lạnh của ngày và đêm. Nước cũng như tài lộc vào nhà thì chủ nhân được hưởng lộc, nhưng muốn giữ được lộc này thì phải làm thế nào? Núi là nơi hội tụ, giữ gìn cái tài lộc, cái tinh anh ấy. Sự hòa hợp giữa núi sông chính là sự hưng tài, đắc lộc vậy. Núi sông hòa hợp thì cỏ cây, chùa chiền, ngư tiều canh mục… tạo dựng nên non bộ là sự hợp tác để tương sinh, để hoàn thành cho tác phẩm chế tác non bộ theo thuật phong thủy. Sự tương sinh giữa nhà cửa, hoa lá, chim muôn, chùa chiền, miếu mạo… đó là cái tinh thần tạo tác của nghệ nhân.

Nghệ nhân phải đặt hết tinh thần vào non bộ khi chế tác. Non bộ có thể là liên sơn (núi liền núi – sông liền sông) thì người, thú, cây cảnh phải tạo nên một quần thể đoàn tụ, sum vầy, hài hòa. Để khi nhìn vào, người thưởng lãm cảm thấy thiên nhiên và con người hòa hợp ( thiên thời – địa lợi – nhân hòa ). Người thưởng lãm thấy vui với cái vui của nghệ nhân. Bố cục chế tác non bộ theo phong thủy cũng đòi hỏi một sự liên kết chặt chẽ giữa núi với núi, nước với nước, dù sự tạo tác non bộ núi không liền nhau nhưng chung cuộc vẫn liên kết nhau (tam sơn – ngũ nhạc “vạn sự thành” nghĩa là “trước ba núi lớn, sau năm núi nhỏ thì làm mọi việc đều thành công”). Có khi non bộ chỉ là 3 ngọn núi nhưng liên kết cao thấp (thượng – trung – hạ hay thiên – địa – nhân) là người thưởng lãm vẫn cảm giác thấy có sự liên kết trong bối cảnh rời rạc này. Có khi non bộ chỉ là một ngọn núi (độc sơn – vạn thủy) nhưng người thưởng lãm vẫn cảm thấy tâm hồn lắng xuống hòa đồng với sự tĩnh lặng của nghệ nhân. Non bộ chế tác theo thuật phong thủy không cần sự rờm rà, không tốn nhiều đá, cây cảnh, chim muôn, nhà cửa… nhưng vẫn toát lên sự tinh anh vì nghệ nhân đã đặt hết cái hồn của mình vào tác phẩm…

Ngoài việc chế tác non bộ với cái tâm, cái tinh thần, cái nghệ thuật; người nghệ nhân phải biết đặt để vị trí non bộ thế nào cho phù hợp để giao lưu giữa thiên nhiên và con người như cá với nước. Nếu là khu vực rộng lớn như nhà trong một khu vườn non bộ sẽ nằm sau một bình phong trên lối vào nhà. Nếu là nhà trên một diện tích đất hẹp như: nhà ở, phố, công tư sở, siêu thị hay nhà hàng,…non bộ sẽ nằm bên phải hay bên trái của lối vào nhà ( tả thanh long, hữu bạch hổ), non bộ không nằm ngay mặt tiền nhà (ém tài lộc, tối kỵ)… Nói chung, nơi đặt để tạo tác non bộ, nghệ nhân cần phải hết sức quan tâm, lưu ý để sự vận khí theo phong thủy được vận dụng lưu thông.

Trên đây là một vài ý chính, muốn bàn đến một vài nghệ nhân khi chế tác non bộ phải hòa hợp giữa tay nghề với cái tâm, để nghệ thuật chế tác non bộ đi đến hoàn mỹ, giúp cho con người hòa hợp với thiên nhiên.

Sau đây là một số trong những nguyên tắc thẩm mỹ chung của các nghệ nhân Trung Quốc:
Phép ẩn dụ.
Các nghệ sĩ không bao giờ cố gắng sao chép giống hệt hình ảnh của cảnh quan thiên nhiên cụ thể. Bên trong tác phẩm còn nhiều ý nghĩa chưa được diễn đạt thành lời, cho phép người xem bổ khuyết và hoàn tất thông điệp của các nghệ sĩ.. Một tác phẩm đạt được mức độ nghệ thuật phải bao hàm đủ cả hai chủ ý “ẩn” và “lộ”. Ý nghĩa tiềm ẩn gợi lên sự liên tưởng và kích thích sự bay bổng của tâm hồn. Nó cũng cho phép chúng ta mỗi lần nhìn lại cảnh trí lại thấy sự mới mẻ, luôn luôn khám phá được một nét mới, không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Mức độ ẩn dụ trong Hòn non bộ càng cao chừng nào, những hình ảnh miêu tả thực sự xuất hiện càng đa dạng, các nội dung nghệ thuật càng phong phú chừng ấy.
Khéo léo sử dụng các mảng đối lập. Sự mênh mông và nhỏ hẹp, ánh sáng và bóng tối, gam màu sáng – gam màu trầm, dọc và ngang- là tất cả những sự tương phản được tìm thấy ở Hòn non bộ. Mặc dù trái ngược trong tự nhiên, những đặc điểm đối lập này lại được phối hợp một cách cẩn thận để bổ sung cho nhau và tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cao. Những cây thông vốn có dáng mạnh mẽ cứng cáp quân tử sẽ mềm hơn khi chúng ta uốn cong thân và cành, biểu đạt vẻ nhẹ nhàng thư thái hoà quyện với vẻ hùng vĩ. Những cây liễu mềm mại thanh lịch sẽ trở nên quyến rũ và hấp dẫn nhất khi được tạo hình với dáng thẳng đứng, tạo thêm độ cứng để bổ khuyết cho tư thế vốn có của nó.
Khí lưu chuyển. Tất cả các thành phần chính trong một Hòn non bộ - Cho dù cây hay các loại đá - phải thể hiện được chữ “khí”, nguồn năng lượng vô hình đã trở nên quen thuộc với những người yêu thích hội họa và thư pháp Trung Quốc. Phác thảo ý tưởng và phối hợp tốt giữa các vật liệu là điều cần thiết để cái thần của tác phẩm không chỉ trở nên có giá trị đối với những cặp mắt khó tính mà còn trở nên bay bổng không gì có thể chạm đến được.
“Vô”- Không và “Hữu” – Có là ý nghĩa bổ sung. Yếu tố nghệ thuật này, quan trọng với truyền thống Trung Quốc, có thể được tìm thấy trong âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, cũng như hội hoạ và Hòn non bộ. Phần trống đặc biệt thường khuấy động trí tưởng tượng. “Vô” tạo ra và duy trì “khí”. Vì vậy, việc xử lý ý tưởng ở các không gian trống rỗng cũng quan trọng không kém việc sử dụng sáng tạo các vật thể “hữu hình”. Thực tế từ việc sử dụng các mảng đối lập trong thiết kế nghệ thuật nói chung, yếu tố này phải nằm trong yếu tố khác, Yếu tố Không tồn tại cùng với yếu tố Có, và ngược lại, tượng trưng cho Đạo giáo nổi tiếng qua biểu tượng Thái Cực.
Tính Liên đới. Không một yếu tố nào trong một Hòn non bộ, bất kể có tách rời như thế nào khỏi từ các phần chính tạo nên tác phẩm, lại là hoàn toàn cô lập. Xuyên suốt trong toàn cảnh, ý thức kết nối và phụ thuộc lẫn nhau phải được thể hiện rõ ràng. Hướng nghiêng của cây, và các tư thế của đá thường đóng vai trò lớn trong nỗ lực của các nghệ sĩ gắn kết các thành phần khác biệt lại với nhau thành một khối thống nhất.
Cân bằng và hài hòa. Mặc cho hình dáng phức tạp đầy các mảng tương phản lẫn vào nhau, một kiệt tác của Trung Quốc luôn luôn chuyển tải một cảm giác hài hòa sâu sắc. Các mảng đối lập tạo ra sự ảo biến và giá trị chuyển tải ý tưởng nghệ thuật một cách sinh động mạnh mẽ, và thách thức cuối cùng của nghệ nhân chính nằm trong nhiệm vụ cân bằng các yếu tố khác biệt này với nhau để đạt đến các trạng thái cân bằng .
Tại Trung Quốc, thuật ngữ Hòn non bộ biểu đạt nghệ thuật của việc sắp đặt tạo ra cây cảnh nhỏ, cảnh quan đá, hoặc sự kết hợp của hai. Hình thức thứ hai được gọi là Hòn non bộ sơn thuỷ. Phong cách này đã được tiên phong trong một vài năm trước bởi nghệ nhân Trung Quốc bậc thầy Triệu Tử Dương. Phần đất có thể chứa một hoặc một vài cây, hoặc một khu rừng hoàn chỉnh. Các loại đá được sử dụng để tạo ra các tính năng phong cảnh nhất định và phục vụ như là lớp bao bên ngoài. Bố trí trong khay thấp bằng đá cẩm thạch trắng, phần đất được tách biệt ra với màu trắng của đá cẩm thạch, vùng trống đó đại diện cho nước hay chỉ là yếu tố “vô’ cân bằng với “hữu”.

Các Hòn non bộ thể hiện điều này, như một tác phẩm của Triệu Tử Dương có tên là “Câu cá”, mô tả một ngư dân câu cá bên hồ đẹp như tranh vẽ. Nó kết hợp tất cả các kỹ thuật nêu trên một cách khéo léo. Phần lớn hồ nằm khuất sau những ngọn đồi chiếm vị trí chủ đạo của phần nền và phía sau một ngọn núi xa xa, những dải đất rộng lớn vượt tầm mắt của người xem. Cảnh này rất giàu tương phản: cao và thấp, mềm đi với cứng, cong đối với thẳng, dày đặc với khoảng trống thưa thớt—sự hoà quyện sinh động của những đối cực này tạo ra hình ảnh cực kỳ sống động. Với vẻ duyên dáng, đường nét tinh tế, những thế cây xuất hiện tạo cảm giác như đang chuyển động. Dọc theo bờ hồ, các dáng cây sắc nét liên kết với nhau để tạo thành một dải hình bán nguyệt, nhẹ nhàng thấp thoáng vẻ khúc khuỷu địa hình. Tất cả các yếu tố hữu hình bao trùm không gian vô hình, và ngược lại.. Mỗi một cá thể, được chọn lọc và bố trí cẩn thận, tỉ mỉ, đóng một vai trò quan trọng trong toàn cảnh và liên quan chặt chẽ với phần còn lại. Khí chuyển động tự nhiên. Ấn tượng tổng thể của tác phẩm tạo cảm giác gắn bó, thư thái, và an bình.
Bài viết này đã được xuất bản lần đầu tại Câu lạc bộ Bonsai Quốc tế, tháng / tháng 6 năm 1991.

1. Các bước tiến hành khi chế tác hòn non bộ:

- Vẽ phác thảo: Muốn làm một hòn non bộ, trước hết ta cũng nên cẩn thận lấy giấy, viết ra vẽ một phác thảo. Có thể dùng đá làm mô hình giả dưới đất để từ đó mà rút ra được những ý kiến mới mẻ trước khi làm chính thức.

- Chuẩn bị vật liệu: Vật liệu chính để làm non bộ là đá; (loại đá thích hợp nhất là đá San hô), xi măng, cát, sắt, đây là những loại vật liệu để xây, kết nối các khối đá lại với nhau hay xây hồ, bể cạn.

- Đồ trang trí phụ: Muốn hòn non bộ đẹp và có hồn, phải bổ sung những đồ trang trí như: chùa, nhà, chim, thú, ngư, tiều, canh, mục và kể cả cây cảnh.

- Cây trồng trên non bộ: Cây trồng trên non bộ phải nhỏ nhắn, nhưng phải có dáng cổ thụ, chịu hạn, dễ bám vào đá. Một số cây hay dùng như: cần thăng, sung, kim quít, đinh lăng lá nhỏ, sanh, si, bồ đề, thạch tùng, vạn niên tùng( tùng La Hán), dương xỉ son liễu, ngâu, khế, ngũ trảo, bùm sụm, trầu bà, tóc tiên, thủy trúc v.v....

- Đồ nghề: Muốn hòn non bộ đẹp, phải có cưa, đục, rũa, búa để gọt, đẽo v.v... cho các hòn đá đẹp và vừa theo đúng ý mình.

2. Cách bố cục của hòn non bộ

Non bộ là một tác phẩm nghệ thuật , nên cũng như thơ văn và nhạc, họa, sáng tác phải có bố cục vững vàng. Bố cục của non bộ chịu ảnh hưởng của luật không gian ba chiều của hội họa như: cao thấp, xa gần, trên dưới... Quả núi được chia ra làm 3 phần rõ rệt:

- Ngọn núi: Ngọn núi còn gọi là chóp núi, hay đỉnh núi. Đây là phần cao nhất của quả núi. Ngọn núi nếu nhọn là núi trẻ, và tròn đầu là núi già. Thường thì non bộ người ta chơi núi trẻ nên ngọn núi vút thẳng lên tượng trưng cho trời. Trời thì ở vị trí cao nhất, nên nếu trên chót đỉnh có cây là sai nguyên tắc.

- Sườn núi: Sườn núi nằm vào khoảng giữa của quả núi. Đây là phần lớn nhất và quan trọng nhất, giá trị của quả núi đẹp xấu ra sao tùy vào sự bài trí của phần này. Sườn núi tượng trưng cho người. Sườn núi thường có gềnh, thác, hang động, khe rãnh, và những gì liên quan đến sự sống của động và thực vật.

- Chân núi: Chân núi là phần nền của quả núi, tính từ phần nền nổi trên mặt nước, xuống phần đá ngầm, và phần đế của quả núi. Chân núi tưựong trưng cho đất, nên vừa vững chắc, vừa phì nhiêu, tùy vào đó mà tạo sông, suối, ao, hồ, có ruộng, vườn, có sự sống của con người và muông thú.
Chú ý rằng vị trí núi phải đặt cho hợp lý để giữ sự cân đối, phải "đồng thanh, đồng thủ" mới đẹp mắt. Diện tích núi không được chiếm quá hai phần ba mặt hồ.

*Thế núi của non bộ

1. Ngọn độc phong
Chỉ có một ngọn núi đơn độc, không có núi phụ (núi khách) cận kề, cũng không có đồi, gò chung quanh chân núi. Thế núi đơn độc, tất nhiên phải cao và hiểm trở.. Ngọn độc phong đơn độc, nhưng ngạo nghễ, như kẻ anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, không hề biết kiêng sợ một ai v.v....
2. Ngọn song phong
Thế song phong là thế núi có hai ngọn núi trong bồn hay bể cạn. Một núi cao và một núi thấp, vị trí nằm ngang hàng nhau. Nếu hai ngọn núi đều cao vút lên trời thì gọi là song phong, còn nếu ngọn của núi cao hơn nghiêng về bên núi thấp thì nó mang tên khác là PHU THÊhay PHỤ TỬ.
3. Ngọn đa phong
Thế đa phong là thế núi có trên hai ngọn, như ba hoặc bốn ngọn... nối tiếp nhau tạo thành thế trường sơn. Những ngọn này cao thấp khác nhau, tạo nên nhiều tầng, nhiều lớp cao thấp. Tuy nhiên phải có một núi chủ, đặt ở vị trí nào cũng được.
4. Ngọn kỳ phong
Thế núi này đứng biệt lập ra một nơi, cách xa những núi nhỏ khác. Thế núi không những cao lớn dị thường, và cón nên vẻ kỳ bí gây sự tò mò cho người thưởng ngoạn. Ngọn kỳ phong có thế núi chớn chở, ngọn cao vút tận mây, so với những ngọn núi gần đó thì chiều cao và chiều rộng cách xa một trời một vực. Thế núi này thường được đặt trong một góc vườn hay sân rộng mới đúng vị thế của nó.
5. Ngọn cương lĩnh
Thế núi cương lĩnh là thế núi thấp, ngọn bằng, đây là thế núi già, chung quanh có nhiều đồi trọc. Trong thế núi này chúng ta kiến tạo được nhiều sông suối, ao hồ, đường mòn khúc khửu quanh co, tạo thành được nhiều cảnh trí vừa lạ, vừa đẹp.
6. Ngọn long thăng
Thế núi Long Thăng có hình dáng con rồng đang trỗi dậy bay lên. Thế núi hiểm trở, sườn nghiêng và ngọn dốc lên cao, tượng trưng cho sự vươn mình trỗi dậy, không chịu khuất phục, đầu hàng nghịch cảnh. Khó khăn đến mấy cũng cố vươn lên, cất đầu lên cho bằng được.
7. Ngọn lập chương
Thế núi vừa cao vừa rộng nhìn xa như một bức bình phong chớn chở, vách núi dựng đứng, có thể bằng phẳng trơn tuột mà cũng có thể đá dựng đứng chớn chở như gươm, gây nên sự hiểm trở vô lường. Vách núi như vậy thật hiểm gọi là Huyền Nhai.
Thế núi vừa cao vừa rộng nhìn xa như một bức bình phong chớn chở, vách núi dựng đứng, có thể bằng phẳng trơn tuột mà cũng có thể đá dựng đứng chớn chở như gươm, gây nên sự hiểm trở vô lường. Vách núi như vậy thật hiểm gọi là Huyền Nhai.
8.Ngọn kỳ nham.
Thế núi kỳ lạ, ngọn có dạng hình thù đặc biệt như một tàng cây, một hình thù của người hay vật. Như kiểu núi Voi Phục, núi Mẹ Bồng con vv....Dạng núi này đưa vào hòn non bộ thường không được đẹp, trừ trường hợp có những tảng đá có sẵn hình thù quái dị đặt vào thì lại khác. Nếu không thì phải có bàn tay khéo léo của con người, chịu khó gọt đẽo, mài giũa tinh vi từng đường nét vv..
Sưu tầm từ nhiều nguồn
 
Bên trên