Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

C

chuoivn

Guest

Anh Sứ vô hàng chuẩn bị chuyển đi Hà Nội. Một cái lồng chạm nhỏ này trị giá 600.000 đồng
Làng Vác ở Thanh Oai, Hà Tây (cũ), đất trăm nghề. Đến làng Vác, nghe lại chuyện cũ thế hệ những nghệ nhân như Đào Phai, Ba Mi, Thắng Đào… mới biết nghề chơi xưa lắm công phu, ngày nay con cháu các cụ lại kiếm bộn tiền.



Bí quyết làng nghề

Đi vào làng Vác với mái ngói, tường gạch rêu xanh, chắc là có duyên phận nên anh em tôi ghé vào đúng nhà anh Sứ, gặp hai vợ chồng đang đan lồng chim. Anh Sứ kể: “Cụ nhà tôi là Ba Mi, cùng lớp người với Đào Phai, ông Gắt, Thắng Đào… những người sinh ra cái nghề tại làng”. Ông Ba Mi (Nguyễn Văn Nghi) có năm người con theo nghề, trong đó anh Nguyễn Văn Nghệ đã có bằng nghệ nhân về đan lồng chim. Thế mà giờ chỉ còn anh Sứ đang còng lưng vót nan, xâu vào lồng. “Năm 2001, tôi đã tính nghỉ. Nhưng nghĩ, bốn anh em bỏ rồi, mình bỏ nốt thì ai giữ nghề. Thế nên lại theo đến giờ...”.

Ông Ba Mi mất rồi, anh Sứ có vẻ ngậm ngùi khi nói nhỏ: “Nếu cánh nữ họ này không lộ ra vài chi tiết thì người làng không học nổi nghề!”. Đó là câu chuyện dài về cuộc hôn nhân giữa con gái họ nhà Sứ với người ngoại tộc, rồi từ đó, bí quyết làm nghề bị rò rỉ ra. Dù cho đến giờ, Sứ nói không còn nhiều bí mật nữa nhưng vẫn rất tự hào về kiểu đan lồng gia truyền của họ mình.

Thứ nhất, nó nằm ở khâu chọn tre: Tre phải chọn ở tuổi đang phát triển, thường là 3 mùa trở lên, phải là tre rừng, “thịt” đanh. Sau đó là một loạt phương cách gia truyền từ ngâm tre, luộc tre, thậm chí là… nướng tre để cho ra những nan lồng đạt độ chuẩn về khả năng chống mối mọt; sự tinh tế, trau chuốt về sắc màu, đường nét. Ông Ba Mi, hồi còn sống đã dặn các con chọn tre kỹ đến mức: Tuyệt đối không chọn những cây bị cộc vẹo hoặc hai cây tre mọc ốp vào nhau. Theo Sứ, tre loại này không thể cho ra những nan lồng tốt. Thứ đến, bí quyết nằm ở khâu làm lồng. Ngày xưa, ông Ba Mi chỉ làm lồng bằng tay (không làm bằng máy). “Làm bằng tay, mỗi cái lồng có một cái “hồn”! Tôi học theo cụ (Ba Mi) cũng không nổi!”. Từ thẻ lồng, bút cửa, bệ, cầu… qua bàn tay ông Ba Mi được chế tác tinh xảo, trau chuốt ở đẳng cấp nghệ nhân. Chẳng hạn, phức tạp nhất là làm lồng hoạ mi chọi, ông Ba Mi làm theo cách: Tính toán chi tiết tương xứng giữa chiều cao và bề ngang lồng, làm sao để không quá rộng nhưng cũng không quá chật hẹp, chim bị đụng đầu, đụng đuôi, khó xoay xở khi “chiến”. Việc tính toán này đòi hỏi độ “chuẩn” rất cao.

Ngoài ra, suốt quá trình làm lồng (xâu nan, vô cửa, ráp đáy…), ông Ba Mi liên tục đo thước. Hoạ mi chiến, có con đắt cả chục cây vàng, lồng làm không kỹ, không chính xác, chỉ cần hở một khe nhỏ như đầu tăm ở đáy lồng hay mấu cửa là chân chim lọt vô, gãy móng.

Mỗi nhà một vẻ

Chị Thuỷ, vợ anh Tin, vừa bế con vừa xâu nan lồng

Có một điều lạ là dù đã nổi danh, khách thập phương tới thăm, đặt làm lồng nhiều nhưng sinh thời ông Ba Mi luôn hẹn thời gian giao lồng dài hơn so với tiến độ. Có người thắc mắc, hỏi sao giao chậm, ông chỉ cười. Anh Sứ bảo: “Xong lồng rồi cụ cũng chẳng giao ngay. Cụ để lại mươi ngày để theo dõi, xem có cái nan nào bị cong vênh không, đáy lồng có khít không, liệu có bị mối mọt không. Nếu có bị, cụ cũng chẳng giao”. Bởi vậy, lồng Ba Mi làm, vài ba chục năm cũng chẳng mấy cái bị cong vênh, mối mọt. Ngày ông mất, nhiều người Hà Nội biết tin, họ cương quyết giữ lại lồng Ba Mi, chẳng nuôi chim nữa, lau sạch đi, bỏ vô tủ kiếng làm kỷ niệm. Ông Bình “Bếp” ở Hà Nội giờ còn biết nhiều cái “lồng Ba Mi” được giữ lại theo cách này.

Lúc chúng tôi đến, anh Sứ đã để sẵn một “lồng phóng mi” loại nhỡ ở góc nhà để chuẩn bị giao hàng. Chiếc lồng cao trên một mét, nhấc lên nặng chình chịch làm toàn bằng tre già, giá 1 triệu đồng. Tôi úp hai bàn tay lên đỉnh lồng, xoay đi xoay lại mà chiếc lồng không hề xộc xệch, cập kênh chứng tỏ lồng làm rất kỹ dù chiều dài nan lồng khá lớn. Đây cũng là cách thử phổ biến của dân chơi chim mỗi lần chọn lồng. Để nuôi “mi chiến” (hoạ mi chọi) người ta phải đan đến… 6 cái lồng! Một cặp lồng nhỏ cho cặp mi trống – mái ở, 4 cái còn lại để cho mi trống luyện võ – gọi là lồng phóng, gồm: phóng nhỏ, phóng nhỡ, phóng trung và phóng đại. Sứ bảo: “Trước khi đem chọi, mi trống lần lượt được thả vô các lồng phóng, theo từng cấp bậc. Vô lồng lớn, mi trống thoải mái bay nhảy, cặp cánh sẽ được luyện chắc khoẻ, đôi chân vững mạnh. Khi đi đấu, thể lực con chim sẽ sung mãn”.

Làng Vác có trên 100 hộ sống bằng nghề làm lồng nhưng mỗi nhà lại có một bí quyết, một hướng “đánh hàng” riêng, chẳng ai giống ai dù cho nhiều người học nghề, thậm chí học chung một ông thầy. Anh Tin, 36 tuổi, 17 năm làm nghề, vợ cũng làm nghề, quả quyết: “Nói làm chuẩn theo khuôn thước xưa, nan tròn, nhẵn, ghép lồng ngay ngắn, đường nét… thì cả làng chỉ có trên chục hộ”. Như nhà anh Tin, dù biết nghề giỏi nhưng cũng chỉ xác định làm loại “nhanh nhất, kinh tế nhất, nhàn nhất là nhà tôi làm”. Bởi nhà anh Tin neo người, con còn nhỏ, thậm chí vợ Tin vừa bế con vừa vót nan, xâu lồng. Vợ anh Tin tâm sự: “Làm lồng thích, không bỏ được!”. Thỉnh thoảng, lúc rảnh rỗi Tin vẫn học hỏi những mẫu lồng mới, rồi thảo lại, phá cách sang kiểu khác, vừa đẹp, vừa phù hợp với khả năng nhân công nhà mình. Anh Tuấn người trong làng thì chuyên làm lồng chích choè lửa, chim khuyên, chim yến… bằng tay. Khâu nào cũng làm bằng tay hết, từ tách lồng, chạm trổ, vô nan nên nhìn cái lồng rất “nhuyễn”, lồng treo trên nhà, khách đến mua – chủ phát giá bao nhiêu cũng phải chịu theo vì lồng quá đẹp. Từ đan lồng, Tuấn tích cóp mấy trăm triệu đồng xây được ngôi nhà.

Xuôi ngược Bắc Nam

Đến làng Vác bây giờ, chẳng mấy khi bắt gặp tiếng cưa xẻ, đục đẽo tre gỗ nữa. Người làng đã khoán việc đến phần nhỏ nhất cho từng công đoạn. Đồ chạm bằng xương, gỗ hay tre của những chi tiết trang trí lên lồng như mặt hổ phù, cuốn thư, gối cầu… được đặt làm bên huyện Thường Tín. Trúc Trung Quốc nhập về từ Cao Bằng cũng được chặt khúc, tước hết gai, cành sẵn, người làng chỉ cần chẻ ra, ngâm tẩm, uốn nắn làm nan. Nhà anh Sứ từng mở cả lớp dạy làm lồng cũng đã khoán việc làm vanh, nanh, chân, cẳng lồng… cho các “đệ tử”, khi nào xong mang về lại để anh trực tiếp vào lồng, hoàn thành các công đoạn cuối. Anh Tin thì làm theo mô hình khép kín trong gia đình: Bà của vợ anh năm nay trên 80 tuổi còn ngồi vót nan, mấy đứa em vợ thì chẻ nan, ráp đáy, anh Tin nhận hàng thô về chuốt lại, đóng hàng gửi đi.

Có điều lạ mà tôi quan sát được là người làng Vác dù ngồi nhiều hơn đứng nhưng không thấy ai bị còng lưng! Giỏi cỡ như Tin vẫn phải thừa nhận mình “chưa kiên nhẫn”, ngồi làm lồng vài ba tiếng là khó chịu, chẳng bù nhiều người trong làng, mở mắt ra là ôm lấy lồng cho đến tối mịt mới buông tay. Hàng làm xong, lại hối hả vô “bộ” (tháo đáy, lồng nhỏ đút vào lồng lớn, một bộ từ 5 - 6 cái), bọc ni-lông chuyển đi. Anh Sứ bảo, ngày xưa, lớp các cụ như Ba Mi, Đào Phai làm lồng xong còn phải dùng đòn xóc, gánh hàng chục cái cuốc bộ từ làng Vác ra Hà Đông để bán. Chẳng như bây giờ, ô tô vào tận cửa, người làng Vác đóng lồng chuyển vào TP.HCM, qua Lạng Sơn, Thái Nguyên tiền mặt nhận ngay trước khi làm lồng. Người Hoa chơi chim ở Thuận Kiều đến giờ vẫn phải nhập lồng làng Vác, khen “lồng Hà Nội” đẹp, có khi chẳng biết làng Vác ở đâu. Nhiều người làng Vác còn vào Nam mở xưởng làm lồng, truyền nghề, làm lồng đẹp có tiếng nhưng vẫn không bằng những cái lồng được làm từ làng Vác chuyển vào bởi cái “hồn” lồng ở làng nghề chẳng lẫn đâu được.

Nghe dân làng Vác kể, người Nhật từng đến đây để quay phim nhưng không thể theo nổi bởi để xem làm một cái lồng, mất quá nhiều thời gian và công đoạn. Khi mà những con chim quý ở Việt Nam đã được người Đài Loan, Trung Quốc săn lùng thì nếu một ngày kia, thương hiệu lồng làng Vác vươn xa ra thế giới cũng chẳng phải là chuyện quá bất ngờ.

Bài & ảnh: Nguyễn Lê Nguyên
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Giờ vác đang dần lấy lại chút vị thế của mình trong giới chơi chim rồi . Một điều đáng mừng cho làng nghề
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

nhưng giá cả chắc cũng ko vừa nhỉ
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

nhưng giá cả chắc cũng ko vừa nhỉ

Giá cả phải xứng đáng với công người thợ họ bỏ ra thì họ mới gắn bó, mới làm được những cái lồng đúng nghĩa lồng chim. Nếu ngày công không đủ để họ sống thì họ buộc lòng phải chuyển làm việc khác hoặc tìm mọi cách để ăn bớt nhằm kiếm chút lợi nhuận.
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

theo cá nhân tôi cần có 1 thương hiệu trong mỗi chiếc lồng (VAC - Madein Ha Noi Viet Nam) có đi CaNaDa cung vẫn nhận ra:)
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

up nào.lồng vác chất lượng nhưng cẩn thận vác đểu
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Vác kĩ đến đâu vẫn thua Hồ Cảm Đào hết .
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

một điều đáng mừng cho làng nghề truyền thống . Rất mong có sự phát triển bền vững.
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Người việt dùng hàng việt cho chim việt. Úp cho làng nghề thủ công truyền thống nào!
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Giá cả phải xứng đáng với công người thợ họ bỏ ra thì họ mới gắn bó, mới làm được những cái lồng đúng nghĩa lồng chim. Nếu ngày công không đủ để họ sống thì họ buộc lòng phải chuyển làm việc khác hoặc tìm mọi cách để ăn bớt nhằm kiếm chút lợi nhuận.

một nhận xét đầy kinh nghiệm và từng trải!!mi già có khác!
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Cứ vac ma chơi bác ạ. Bác thử đặt cái lồng giá bằng lông tàu đi thời gian lam thủ công mất vài tháng các nghệ nhân vác làm đẹp tuyệt vời em nhìn cứ chỉ sờ sờ mắt thì đờ ra.
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

up cho vac. người hà nội dùng hàng hà nội
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Người VN dùng hàng VN. Mong làng nghề có thể phát triển bền vững
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

thích người việt dùng hàng việt
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Đã là làng nghề thì làm sao bỏ được nghề . Uppppp cho Làng Vác nào :D
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Vác kĩ đến đâu vẫn thua Hồ Cảm Đào hết .
Hồ Cẩm Đào làm sao mà hơn dược VAC được . VAC làm thủ công bằng tay chất liệu hoàn toàn tự nhiên không sử lý công nghiệp như hàng china . Hàng china sử lý công nghiệp nhìn có vẻ đẹp mắt nhưng chơi không bền . Hàng VAC làm hoàn toàn bằng thủ công nên càng để lâu càng đẹp , càng để lâu càng có giá trị như đồ cổ . Hàng Hồ Cẩm Đào chơi không bền , càng chơi càng xấu nan lồng dần dần mủn hết . Lồng VAC nếu là hàng tre càng chơi nan tre càng săn lại cứng như sừng . Thân !
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

Bác nhầm chứ lồng Hồ cẩm đào họ toàn dùng thuốc ngâm cho chất liệu dễ uốn nắn theo ý thích, do vậy chất lượng của lồng sao sánh được lồng tre của VAC. Lồng VAC mà rơi bác lắp lại vấn dùng ngon, Lồng HCD mà rơi thì chỉ có vứt đi cho nhanh gon.
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

khen vác ít thôi không mai lại lên giá:D
 
Ðề: Nghệ nhân lồng chim làng Vác thời công nghiệp

upppppppppppppppppppppppppppppp cho các nghệ nhân Vác nào.
 
Bên trên