Đó là nhận định của Tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ biên cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1" đang gây xôn xao vài ngày qua. TS Phan Quốc Việt khẳng định, bài học đi trên thủy tinh đã thực hành suốt 15 năm qua và chưa học sinh nào bị thương.
Như thông tin đã đưa, trong hai ngày qua, một hình ảnh chụp trang sách dạy trẻ về lòng dũng cảm được chia sẻ trên facebook khiến nhiều người ngỡ ngàng. Trong sách, câu chuyện có tựa đề "Bạn An dũng cảm"được kể rằng: "Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt cả lớp và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh, nhờ vậy mà An đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi, An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng, cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh”.
Trang sách dạy về lòng dũng cảm khiến người xem hốt hoảng.
Đây là 1 trong 5 quyển "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh cấp 1" do TS Phan Quốc Việt (chủ biên) và đồng tác giả Nguyễn Thị Thùy Nương (nhóm Tâm Việt – một trong những trung tâm huấn luyện kỹ năng sống tại Việt Nam) biên soạn và do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành. Trang sách dạy đi trên thảm thủy tinh nằm trong quyển "Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1".
Hình ảnh bộ 5 quyển sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh cấp 1.
Sau khi câu chuyện dạy học sinh đi trên thảm thủy tinh được lan truyền, chiều ngày 24/8, TS Phan Quốc Việt đã có những trao đổi xung quanh các ý kiến trái chiều của mọi người. TS cho biết bài học dạy trẻ cách đi trên thủy tinh đã được áp dụng 15 năm qua tại trung tâm và đưa vào bộ sách trên để dạy kỹ năng sống cho trẻ từ năm 2013. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào bị tai nạn.
Tiến sĩ Phan Quốc Việt - chủ biên cuốn sách về kỹ năng đang gây tranh cãi.
Thưa Tiến sĩ, ông có thể chia sẻ lý do đưa bài học về lòng dũng cảm bằng cách dạy trẻ đi qua thảm thủy tinh vào quyển sách này?
Trước khi đưa nội dung này vào dạy tại Trung tâm, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, phải trải qua hơn 12 năm thực hành thực tế, ghi nhận từ phụ huynh và các em. Dạy trẻ đi trên thảm thủy tinh không đơn thuần như mọi người nghĩ. Đó là một trong những nội dung khởi đầu cơ bản của mỗi em khi đến với trung tâm. Với con người, mạo hiểm là một trong những kỹ năng sinh tồn cần thiết.
Theo nguyên tắc vật lý, mảnh vỡ thủy tinh to cỡ 3cm nhân 2cm, độ dày 3cm thì rất khó cắt vào vùng da đệm được cho là rất dày dưới chân trẻ. Những mảnh thủy tinh nhỏ có thiết diện nhỏ thì áp suất lớn nên bị chìm xuống dưới, còn mảnh thủy tinh lớn có thiết diện lớn thì áp suất bé nên sẽ trồi lên trên.
Trước mỗi lần cho trẻ trải nghiệm thực tế, các thầy trong trung tâm thường lấy băng dính để gom lại những mảnh vụn vỡ để đảm bảo nguy cơ thương tích cho các em ở mức độ nhỏ nhất.
Tại trung tâm của TS Việt, mỗi học sinh xem bài học đi qua thảm thủy tinh là một nội dung cơ bản. Mỗi học viên phải đi qua một lần trong khóa học tại đây.
Trước mỗi lần các em trải nghiệm thực tế, các giám sát viên ở đây phải tiến hành kiểm tra các mảnh thủy tinh để đảm bảo không có mảnh vỡ vụn gây nguy hiểm với trẻ.
Dạy cho trẻ đi qua thảm thủy tinh tuy có phần nguy hiểm nhưng sau quá trình này sẽ giúp các em vượt qua chính bản thân ở ngưỡng cửa đầu đời. Phần lớn trẻ em đều có cảm giác sợ sệt khi phải đối mặt với những thử thách hoặc sợ chảy máu. Vậy nên, việc dạy cho chúng đối mặt với những mảnh vỡ thủy tinh (vật thể sắc nhọn dễ khiến trẻ bị chảy máu) là một cách để các em cứng cáp hơn, tự tin khẳng định bản thân hơn.
Nội dung dạy trẻ cách đi qua thảm thủy tinh được trung tâm đưa vào thực hành từ khi nào?
Tại trung tâm, việc dạy cho trẻ đi qua thảm thủy tinh là một trong những nội dung cơ bản đã được áp dụng 15 năm qua và đưa vào chương trình sách thực hành kỹ năng sống cho học sinh từ đầu năm học 2013 - 2014. Tuy nhiên, theo thông tư 30 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 26/8/2014 thì nội dung trên đã được thay thế bởi bài học dạy bơi cho trẻ.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2015 đã thay thế bài học dạy trẻ đi qua thảm thủy tinh bằng bài dạy trẻ tập bơi.
Ông có đánh giá như thế nào về hai nội dung của hai bài học trên? Nó có điểm nào khác nhau?
Tôi nghĩ hai câu chuyện trên không quá khác nhau về nội dung cũng như hình thức. Nếu không vượt qua nỗi sợ thì bài học nào cũng trở thành khó khăn với trẻ. Thực tế bài học bơi không nhẹ nhàng hơn bài học đi trên thủy tinh. Nếu học đi trên thảm thủy tinh có thể chảy máu, thì học bơi cũng có thể chết đuối vậy. Nhưng nếu trẻ vượt qua bài thử thách đi qua thảm thủy tinh là vượt qua bản thân, chiến thắng nỗi sợ hãi trong trẻ. Đó thực sự là bài học thực tế bổ ích của mỗi con trẻ hiện tại.
Em Hoàng Văn Tình đang thực hiện bài học đi trên thủy tinh của mình.
Để dạy trẻ dũng cảm có rất nhiều cách khác nhau, tại sao không phải là bài học về bảo vệ bạn, người thân khỏi điều xấu, dũng cảm tố giác cái xấu, dũng cảm nói thật với ba mẹ... mà lại là bài học dũng cảm để đi trên thảm thủy tinh?
Trong quá trình thực nghiệm để đưa nội dung vào sách, tôi cũng có đưa ra các lựa chọn như cho trẻ đi trên sỏi, đá, đinh hoặc thảm thủy tinh. Sau khi được lựa chọn, phần lớn các em đều chọn đi trên sỏi, đá.
Tuy nhiên, số nhỏ các em lựa chọn đi trên thảm thủy tinh sau một thời gian đã có biểu hiện thay đổi hoàn toàn. Các em mạnh dạn và tiến bộ nhanh hơn hẳn với các bạn cùng trang lứa. Khả năng tự tin về bản thân của các em vì thế cũng được nâng lên cao hơn. Đây là bài tập thực hành kỹ năng sống, không phải lý thuyết suông về lòng dũng cảm.
Trong quyển "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 2" còn có yêu cầu về việc bắt học sinh phải nhớ tên 5 hoa hậu thế giới thì sao. Bài học này cũng từng gây bức xúc trong dư luận, ông nghĩ sao về điều này?
Tôi nghĩ trẻ em cần được biết đến cái đẹp, đó là điều tốt, không có gì là xấu. Bậc phụ huynh không nên quá khắt khe về điều này vì đây là quyền của các em.
Trong nội dung giảng dạy của trung tâm có phần cho học sinh lấy kim tiêm tự đâm vào tay, sau đó rút ra rồi tự tra thuốc, dùng bông băng vết thương. Cách dạy này phải chăng quá mạo hiểm và nguy hiểm với trẻ?
Đây cũng là một trong những nội dung về cách dạy trẻ vượt qua nỗi sợ hãi để giải nguy cho bản thân ở một số trường hợp nguy hiểm cấp bách trong thực tế.
Trẻ cầm ống kim tiêm và chích nhẹ vào phần tay đã được hướng dẫn (dưới sự giám sát, hướng dẫn của từng giám sát viên). Khi đó, mọi trường hợp được đề phòng ở mức độ cao nhất. Sau khi trẻ dùng kim tiêm chích vào tay sẽ tự lấy bông băng bó vết thương và được các giám sát viên kiểm tra lại. Đó là cách mà chúng tôi dạy cho các em kiềm chế cảm xúc. Khi các em kiềm chế được cảm xúc sẽ nhanh chóng làm chủ được bản thân để vượt qua khủng hoảng.
Khi đưa nội dung trên vào chương trình giảng dạy kỹ năng sống cho các em học sinh, ông có nghĩ về việc các em sẽ bắt chước làm theo tại nhà để khẳng định mình dũng cảm?
Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về việc trẻ nhỏ sẽ đọc hay làm thử theo ở ngoài đời. Bởi lẽ, khi chưa được hướng dẫn, dạy bảo thì chúng sẽ có cảm giác sợ hãi. Đó là điều đương nhiên vì khi đó các em chưa biết gì về bài học trên, về việc này thì không riêng gì các em mà người lớn cũng vậy.
Thực tế cho thấy một người sợ hãi thì sẽ không dám làm điều mà anh ta lo sợ, vì họ nghĩ mình sẽ thất bại trong trường hợp đó 100%. Trong khi, trẻ nhỏ cần phải được cọ xát để khi lớn lên có đủ kiến thức thực tế, vươn mình ra xã hội.
Phải bước qua nỗi sợ thì trẻ mới vượt qua bản ngã của mình, nếu không có những trường hợp giả định như vậy, trẻ sẽ không biết cách xử lý khi gặp trường hợp cụ thể ngoài đời.
Đây là cuốn sách dạy trẻ kỹ năng sống, không thể ôm tư duy theo kiểu "học tủ" như Văn, Sử, Địa trước kia. Chúng ta đang cải cách giáo dục thì nên áp dụng một cách khoa học, nếu cứ ôm mãi tư duy cũ thì sẽ không bao giờ đem lại kết quả khả quan như ý muốn.
Các bậc phụ huynh không nên biến con trẻ thành những con gà công nghiệp, ép trẻ nhồi nhét lượng kiến thức khổng lồ mà không có kiến thức thực tế nào.
Xin cảm ơn chia sẻ của Tiến sĩ Phan Quốc Việt!
Theo
Trí Kiên / Trí Thức Trẻ
Như thông tin đã đưa, trong hai ngày qua, một hình ảnh chụp trang sách dạy trẻ về lòng dũng cảm được chia sẻ trên facebook khiến nhiều người ngỡ ngàng. Trong sách, câu chuyện có tựa đề "Bạn An dũng cảm"được kể rằng: "Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt cả lớp và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh, nhờ vậy mà An đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi, An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng, cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh”.
Trang sách dạy về lòng dũng cảm khiến người xem hốt hoảng.
Đây là 1 trong 5 quyển "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh cấp 1" do TS Phan Quốc Việt (chủ biên) và đồng tác giả Nguyễn Thị Thùy Nương (nhóm Tâm Việt – một trong những trung tâm huấn luyện kỹ năng sống tại Việt Nam) biên soạn và do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành. Trang sách dạy đi trên thảm thủy tinh nằm trong quyển "Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1".
Hình ảnh bộ 5 quyển sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh cấp 1.
Sau khi câu chuyện dạy học sinh đi trên thảm thủy tinh được lan truyền, chiều ngày 24/8, TS Phan Quốc Việt đã có những trao đổi xung quanh các ý kiến trái chiều của mọi người. TS cho biết bài học dạy trẻ cách đi trên thủy tinh đã được áp dụng 15 năm qua tại trung tâm và đưa vào bộ sách trên để dạy kỹ năng sống cho trẻ từ năm 2013. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào bị tai nạn.
Tiến sĩ Phan Quốc Việt - chủ biên cuốn sách về kỹ năng đang gây tranh cãi.
Thưa Tiến sĩ, ông có thể chia sẻ lý do đưa bài học về lòng dũng cảm bằng cách dạy trẻ đi qua thảm thủy tinh vào quyển sách này?
Trước khi đưa nội dung này vào dạy tại Trung tâm, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, phải trải qua hơn 12 năm thực hành thực tế, ghi nhận từ phụ huynh và các em. Dạy trẻ đi trên thảm thủy tinh không đơn thuần như mọi người nghĩ. Đó là một trong những nội dung khởi đầu cơ bản của mỗi em khi đến với trung tâm. Với con người, mạo hiểm là một trong những kỹ năng sinh tồn cần thiết.
Theo nguyên tắc vật lý, mảnh vỡ thủy tinh to cỡ 3cm nhân 2cm, độ dày 3cm thì rất khó cắt vào vùng da đệm được cho là rất dày dưới chân trẻ. Những mảnh thủy tinh nhỏ có thiết diện nhỏ thì áp suất lớn nên bị chìm xuống dưới, còn mảnh thủy tinh lớn có thiết diện lớn thì áp suất bé nên sẽ trồi lên trên.
Trước mỗi lần cho trẻ trải nghiệm thực tế, các thầy trong trung tâm thường lấy băng dính để gom lại những mảnh vụn vỡ để đảm bảo nguy cơ thương tích cho các em ở mức độ nhỏ nhất.
Tại trung tâm của TS Việt, mỗi học sinh xem bài học đi qua thảm thủy tinh là một nội dung cơ bản. Mỗi học viên phải đi qua một lần trong khóa học tại đây.
Trước mỗi lần các em trải nghiệm thực tế, các giám sát viên ở đây phải tiến hành kiểm tra các mảnh thủy tinh để đảm bảo không có mảnh vỡ vụn gây nguy hiểm với trẻ.
Dạy cho trẻ đi qua thảm thủy tinh tuy có phần nguy hiểm nhưng sau quá trình này sẽ giúp các em vượt qua chính bản thân ở ngưỡng cửa đầu đời. Phần lớn trẻ em đều có cảm giác sợ sệt khi phải đối mặt với những thử thách hoặc sợ chảy máu. Vậy nên, việc dạy cho chúng đối mặt với những mảnh vỡ thủy tinh (vật thể sắc nhọn dễ khiến trẻ bị chảy máu) là một cách để các em cứng cáp hơn, tự tin khẳng định bản thân hơn.
Nội dung dạy trẻ cách đi qua thảm thủy tinh được trung tâm đưa vào thực hành từ khi nào?
Tại trung tâm, việc dạy cho trẻ đi qua thảm thủy tinh là một trong những nội dung cơ bản đã được áp dụng 15 năm qua và đưa vào chương trình sách thực hành kỹ năng sống cho học sinh từ đầu năm học 2013 - 2014. Tuy nhiên, theo thông tư 30 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 26/8/2014 thì nội dung trên đã được thay thế bởi bài học dạy bơi cho trẻ.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2015 đã thay thế bài học dạy trẻ đi qua thảm thủy tinh bằng bài dạy trẻ tập bơi.
Ông có đánh giá như thế nào về hai nội dung của hai bài học trên? Nó có điểm nào khác nhau?
Tôi nghĩ hai câu chuyện trên không quá khác nhau về nội dung cũng như hình thức. Nếu không vượt qua nỗi sợ thì bài học nào cũng trở thành khó khăn với trẻ. Thực tế bài học bơi không nhẹ nhàng hơn bài học đi trên thủy tinh. Nếu học đi trên thảm thủy tinh có thể chảy máu, thì học bơi cũng có thể chết đuối vậy. Nhưng nếu trẻ vượt qua bài thử thách đi qua thảm thủy tinh là vượt qua bản thân, chiến thắng nỗi sợ hãi trong trẻ. Đó thực sự là bài học thực tế bổ ích của mỗi con trẻ hiện tại.
Em Hoàng Văn Tình đang thực hiện bài học đi trên thủy tinh của mình.
Để dạy trẻ dũng cảm có rất nhiều cách khác nhau, tại sao không phải là bài học về bảo vệ bạn, người thân khỏi điều xấu, dũng cảm tố giác cái xấu, dũng cảm nói thật với ba mẹ... mà lại là bài học dũng cảm để đi trên thảm thủy tinh?
Trong quá trình thực nghiệm để đưa nội dung vào sách, tôi cũng có đưa ra các lựa chọn như cho trẻ đi trên sỏi, đá, đinh hoặc thảm thủy tinh. Sau khi được lựa chọn, phần lớn các em đều chọn đi trên sỏi, đá.
Tuy nhiên, số nhỏ các em lựa chọn đi trên thảm thủy tinh sau một thời gian đã có biểu hiện thay đổi hoàn toàn. Các em mạnh dạn và tiến bộ nhanh hơn hẳn với các bạn cùng trang lứa. Khả năng tự tin về bản thân của các em vì thế cũng được nâng lên cao hơn. Đây là bài tập thực hành kỹ năng sống, không phải lý thuyết suông về lòng dũng cảm.
Trong quyển "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 2" còn có yêu cầu về việc bắt học sinh phải nhớ tên 5 hoa hậu thế giới thì sao. Bài học này cũng từng gây bức xúc trong dư luận, ông nghĩ sao về điều này?
Tôi nghĩ trẻ em cần được biết đến cái đẹp, đó là điều tốt, không có gì là xấu. Bậc phụ huynh không nên quá khắt khe về điều này vì đây là quyền của các em.
Trong nội dung giảng dạy của trung tâm có phần cho học sinh lấy kim tiêm tự đâm vào tay, sau đó rút ra rồi tự tra thuốc, dùng bông băng vết thương. Cách dạy này phải chăng quá mạo hiểm và nguy hiểm với trẻ?
Đây cũng là một trong những nội dung về cách dạy trẻ vượt qua nỗi sợ hãi để giải nguy cho bản thân ở một số trường hợp nguy hiểm cấp bách trong thực tế.
Trẻ cầm ống kim tiêm và chích nhẹ vào phần tay đã được hướng dẫn (dưới sự giám sát, hướng dẫn của từng giám sát viên). Khi đó, mọi trường hợp được đề phòng ở mức độ cao nhất. Sau khi trẻ dùng kim tiêm chích vào tay sẽ tự lấy bông băng bó vết thương và được các giám sát viên kiểm tra lại. Đó là cách mà chúng tôi dạy cho các em kiềm chế cảm xúc. Khi các em kiềm chế được cảm xúc sẽ nhanh chóng làm chủ được bản thân để vượt qua khủng hoảng.
Khi đưa nội dung trên vào chương trình giảng dạy kỹ năng sống cho các em học sinh, ông có nghĩ về việc các em sẽ bắt chước làm theo tại nhà để khẳng định mình dũng cảm?
Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về việc trẻ nhỏ sẽ đọc hay làm thử theo ở ngoài đời. Bởi lẽ, khi chưa được hướng dẫn, dạy bảo thì chúng sẽ có cảm giác sợ hãi. Đó là điều đương nhiên vì khi đó các em chưa biết gì về bài học trên, về việc này thì không riêng gì các em mà người lớn cũng vậy.
Thực tế cho thấy một người sợ hãi thì sẽ không dám làm điều mà anh ta lo sợ, vì họ nghĩ mình sẽ thất bại trong trường hợp đó 100%. Trong khi, trẻ nhỏ cần phải được cọ xát để khi lớn lên có đủ kiến thức thực tế, vươn mình ra xã hội.
Phải bước qua nỗi sợ thì trẻ mới vượt qua bản ngã của mình, nếu không có những trường hợp giả định như vậy, trẻ sẽ không biết cách xử lý khi gặp trường hợp cụ thể ngoài đời.
Đây là cuốn sách dạy trẻ kỹ năng sống, không thể ôm tư duy theo kiểu "học tủ" như Văn, Sử, Địa trước kia. Chúng ta đang cải cách giáo dục thì nên áp dụng một cách khoa học, nếu cứ ôm mãi tư duy cũ thì sẽ không bao giờ đem lại kết quả khả quan như ý muốn.
Các bậc phụ huynh không nên biến con trẻ thành những con gà công nghiệp, ép trẻ nhồi nhét lượng kiến thức khổng lồ mà không có kiến thức thực tế nào.
Xin cảm ơn chia sẻ của Tiến sĩ Phan Quốc Việt!
Theo
Trí Kiên / Trí Thức Trẻ