Trong thời đại ngày nay, giới kinh doanh rất coi trọng thương hiệu cá nhân. Nhưng làm thế nào để xây dựng được thương hiệu cá nhân? Có mười một bước mà Gill Corkindale muốn tư vấn cho bạn. Như tôi đã đề cập trước đây, nếu hiện nay thương hiệu cá nhân là một điều kiện tiên quyết để đạt được thành công trong sự nghiệp, thì thương hiệu đó cần những tiêu chí nào? Tôi đã rất vui khi nhận được phản hồi từ các bạn. Từ đó tôi đã đúc kết được những tiêu chí của thương hiệu cá nhân như sau:
Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được những tiêu chí đó? Đây là một số ý kiến mà tôi rút ra sau khi nghiên cứu công trình của Tom Peters cùng những người đã giúp đỡ phát triển công trình của ông suốt một thập kỷ qua.
- Trích chuyên mục “Letter From London” của Gill Corkindale trên trang Harvard Business Online -
Ý kiến phản hồi của độc giả Harvard Business Online
Ý kiến của Hassan:
Theo tôi, trước hết tôi cần trung thành với bản thân và gia đình, sau đó là đội ngũ làm việc, thứ ba mới đến khách hàng và công ty.
Tôi luôn trung thực với bản thân về những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tôi luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân hơn dưới góc độ là một con người và một nhà quản lý. Tôi luôn nhất quán. Tôi luôn công bằng và không bao giờ thiên vị một cá nhân nào đó trong nhóm của mình hơn người khác, thậm chí kể cả khi tôi cảm thấy thích người đó. Tôi luôn chăm sóc bản thân bằng cách tập luyện và ăn uống điều độ cũng như luôn luôn trông thật tươi tỉnh. Bản báo cáo phản hồi nói rằng tôi là một nhà quản lý có năng lực và là người đáng tin cậy.
Điều tôi cảm thấy thiếu đó là khả năng tự đặt ra kế hoạch cho bản thân. Tôi cần phải có một mạng lưới rộng rãi hơn. Tôi cũng cần phải củng cố sơ yếu lý lịch bằng việc tham gia góp ý kiến trong các cuộc họp lãnh đạo hàng tuần thay vì chỉ đơn giản lắng nghe do sợ bị mang tiếng là huênh hoang.
Những người khác cũng nói rằng họ không muốn có một thương hiệu quá mạnh vì họ không muốn bị coi là kiêu ngạo.
Bà đã chỉ cho tôi thấy rằng có một thương hiệu cá nhân là hết sức cần thiết trong thế giới kinh doanh hiện nay. Nếu một cá nhân thực sự thể hiện đúng khả năng của mình, thì việc phát triển thương hiệu của người đó là điều cần làm.
Nếu một cá nhân không biết phát triển thương hiệu cho riêng mình, khả năng thăng tiến của cá nhân đó sẽ bị bỏ qua. Trong khi đó, những người biết cách quảng bá cho thương hiệu của mình sẽ tiếp tục thành công dù họ có thể không phải là những người xứng đáng nhất.
Chiến thuật này tỏ ra rất phù hợp ở các công ty phương Tây, nơi luôn nhấn mạnh tính cạnh tranh và tính cá nhân. Triết lý này hiện đang ngày càng được áp dụng nhiều ở các khu vực có nền văn hóa truyền thống.
Mọi người cần phải biết thông điệp này để có thể đánh giá năng lực của bản thân một cách trung thực nhất.
Ý kiến của Ben Portland:
Trung thành với một đội ngũ làm việc có thể khá nguy hiểm. Một vài năm trước, khi lần đầu tiên tôi được nhận trách nhiệm quản lý một nhóm làm việc, tôi đã sai lầm khi quá quan tâm đến từng cá nhân. Tôi quên rằng yếu tố quan trọng nhất là thành tích của cả nhóm.
Tôi đã sai khi tìm cách động viên những thành viên lão làng trong nhóm, những người luôn cảm thấy rằng họ không được quan tâm đến. Làm như vậy, tôi đã bỏ qua thái độ của những thành viên trẻ trong nhóm.
Tồi tệ hơn là khi chiến lược của tôi đã bị hiểu nhầm. Những thành viên lâu năm cho rằng tôi không có năng lực lãnh đạo và xem thường tôi. Còn những thành viên trẻ cho rằng tôi quá vô lý. Không ai cảm thấy được lợi từ chiến lược của tôi.
Nhưng tôi đồng ý với ý kiến của bà, thưa bà Gill! Hãy trung thành với bản thân mình. Người có khả năng lãnh đạo là người có khả năng đưa ra một quyết định khó khăn với lý do chính đáng. Đây không phải là một cuộc thi đấu để dành được sự mến mộ nhiều hơn. Một thương hiệu cá nhân hiệu quả đó là phải dám dũng cảm đưa ra một quyết định khó khăn.
Ý kiến của Rachel:
Quả là một lời khuyên hữu ích. Nhưng sẽ ra sao nếu ai đó quá chú trọng vào xây dựng thương hiệu cho bản thân? Thách thức ở đây là bạn phải thể hiện trong thực tế tất cả những gì bạn nói khi mà chưa ai biết gì về bạn cả. Bạn phải thể hiện thật tự nhiên. Tôi biết nhiều đồng nghiệp của mình luôn làm mọi thứ để đánh bóng sơ yếu lý lịch của bản thân. Điều này khiến các đồng nghiệp và ông chủ của họ khó chịu. Có ai có thể đưa ra lời khuyên để áp dụng được chiến lược của Gill mà không để mọi thứ đi quá xa không?
Ý kiến của Jason Everett:
Tôi đồng ý, những người thành công luôn có thương hiệu riêng của họ. Nhưng họ thường làm điều đó theo bản năng. Một CEO có uy tín vào những năm 1950 có lẽ chưa bao giờ nghĩ về việc xây dựng hình ảnh cho ông ta.
Ngày nay, một CEO có tham vọng không thể làm như xưa nữa. Cho dù cá nhân đó có đang làm việc trong môi trường công ty hay không, một hình ảnh độc lập hay sáng tạo có ý nghĩa hơn hết.
Trước khi trở thành đề tài của các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh, vấn đề này đã được những công ty quảng cáo nhận ra. Hãy nhớ cách nhà sản xuất xe ô tô VW của Đức trở thành hình ảnh điển hình cho sự tin cậy và phong cách đặc trưng. Các công ty chiếm lĩnh thị trường ở các ngành công nghiệp tiêu dùng, như mỹ phẩm, quần áo và dược phẩm hiểu rằng doanh số bán hàng phụ thuộc vào tính phổ biến của thương hiệu đó, và yếu tố này quan trọng chẳng kém gì chất lượng của sản phẩm.
Thường thì thương hiệu là yếu tố đem lại sự khác biệt. Các sản phẩm dầu gội đầu khá giống nhau ở cùng một mức giá nhất định. Điều gì khiến cho một công ty chiếm lĩnh được thị trường? Đó chính là thương hiệu.
Ngày nay, những bếp trưởng hàng đầu ở Anh đã trở thành những người xây dựng hình ảnh quan trọng cho bản thân họ và cho những người khác. Jamie Oliver, một thanh niên xuất thân từ tầng lớp bình dân, đã trở thành gương mặt đại diện của chuỗi siêu thị Sainsburys. Anh ta đã làm thay đổi hình ảnh của chuỗi siêu thị này. Người mua hàng nghĩ đến hình ảnh Oliver khi họ đến Sainsbury"s.
Một bếp trưởng người Anh khác Gordon Ramsay đã tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Thông qua các chương trình tivi thực tế, ông đã tự xây dựng cho bản thân mình một hình ảnh về người bếp trưởng tài năng và một thiên tài kinh doanh. Ông đã có nhiều nhà hàng ở London và trên khắp thế giới. Mọi người đến đây vì tên tuổi của Ramsay dẫu rằng ông hoàn toàn không có thời gian để nấu nướng. Tất cả là nhờ sức mạnh của thương hiệu Ramsay.
Nếu nói rằng chúng ta phải tiếp cận với thương hiệu của cá nhân giống như với công việc sản xuất ô tô hay quản lý nhà hàng thì đúng là đã đi hơi quá xa. Nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới hỗn loạn với đa quốc gia, đa sắc tộc. Ai cũng muốn trở nên khác biệt và được mọi người biết đến. Chúng ta phải tự hỏi bản rằng: Chúng ta lĩnh hội như thế nào? Làm thế nào để có thể nâng tầm hình ảnh của mình, làm sao để chúng ta có thể làm tốt hơn năng lực hiện có? Làm sao chúng ta có thể làm tất cả những điều này mà không cảm thấy giả dối?
Tom Peters, tên thật là Thomas J. Peters (7/11/1942) là một tác giả người Mỹ, chuyên viết về quản lý kinh doanh. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là In Search of Excellence (TD: Xuất sắc trong tìm kiếm), cùng viết với Robert H. Waterman, Jr.
- Hấp dẫn khách hàng
- Đáng tin cậy
- Nhất quán
- Nổi tiếng
Thương hiệu cá nhân là một điều kiện tiên quyết
để đạt được thành công trong sự nghiệp
Nguồn: woldcreative.com
để đạt được thành công trong sự nghiệp
Nguồn: woldcreative.com
Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được những tiêu chí đó? Đây là một số ý kiến mà tôi rút ra sau khi nghiên cứu công trình của Tom Peters cùng những người đã giúp đỡ phát triển công trình của ông suốt một thập kỷ qua.
- Hãy nhìn nghề nghiệp của mình từ một góc độ khác. Đừng coi bản thân đơn thuần chỉ là một nhân viên mà hãy coi là một tài sản do ta sở hữu. Hãy quên đi chức vụ của mình. Hãy tự hỏi bản thân mình nên làm gì để mang lại giá trị? Điều gì khiến ta cảm thấy đáng tự hào nhất ở bản thân?
- Đánh giá lại lòng trung thành của bản thân. Trước hết hãy trung thành với chính mình. Sau đó là trung thành với đội ngũ làm việc, với dự án, với khách hàng và với công ty.
- Luôn đáng tin cậy. Hãy trung thực với bản thân - năng lực và phẩm chất của mình. Nếu bạn hiểu bản thân mình, bạn có thể tạo ra một thương hiệu đáng tin cậy.
- Học tập từ những thương hiệu lớn. Xác định yếu tố tạo nên sự khác biệt của bạn trong cạnh tranh. Gần đây bạn đã làm được những gì để giúp bạn nổi bật hơn? Yếu tố nào mà đồng nghiệp hay khách hàng xem là điểm mạnh nhất của bạn?
- Làm nổi bật bản thân. Tạo ra một sơ yếu lý lịch tốt cả về hình thức lẫn thực chất. Để có được một sơ yếu lý lịch như vậy, bạn cần phải xây dựng mạng lưới, tham gia các dự án có chất lượng cao, thể hiện khả năng trong các buổi diễn thuyết hay hội thảo, viết bài cho các tờ báo trong nước và nước ngoài, tình nguyện tham gia vào các ủy ban hoặc thảo luận bàn tròn tại các hội nghị.
Biết cách làm nổi bật bản thân
Nguồn: afterthelaunch.com
Nguồn: afterthelaunch.com
- Luôn nhất quán. Bảo đảm rằng thông điệp của bạn phải luôn nhất quán. Nếu không, những cố gắng của bạn sẽ không đi đến đâu.
Tất cả những việc bạn lựa chọn làm và không làm sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu cá nhân của bạn.
Nó thể hiện từ cách bạn nói chuyện qua điện thoại cho đến cách bạn thể hiện ở các hội nghị, hay cách mà bạn viết thư điện tử. - Tạo sự cân xứng giữa nội dung công việc và phong cách làm việc. Đừng quên rằng cách bạn thực hiện công việc cũng quan trọng không kém việc bạn làm. Bạn nói có cô đọng súc tích không? Bạn có tập trung vào công việc không? Bạn có quan tâm đến các phần của công việc hay không?
- Xây dựng và quản lý mạng lưới marketing của bạn. Bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng là những phương tiện quan trọng nhất để truyền bá thương hiệu của bạn. Những gì được nói về bạn sẽ xác định giá trị thương hiệu của bạn.
- Học cách trở thành người biết cách tác động. Sử dụng quyền lực cá nhân, vị trí và mạng lưới quan hệ của bạn. Nhưng cần sử dụng hết sức thận trọng và khôn ngoan. Nếu không bạn sẽ không được coi là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy.
- Tìm kiếm thông tin phản hồi. Thường xuyên kiểm tra giá trị thương hiệu của bạn. Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp chính quy như nhận những nhận xét phản hồi qua hình thức phản hồi đa chiều (hay còn gọi là phản hồi 3600) hoặc biện pháp phi chính quy như:
Hỏi những người xung quanh để có được những phản hồi trung thực và mang tính xây dựng về năng lực của bạn. Một cách khác để kiểm tra là tham dự các buổi phỏng vấn việc làm. Cho dù bạn có thực sự muốn thay đổi công việc hay không, hình thức này sẽ giúp bạn kiểm tra giá trị thị trường thương hiệu của bạn.
Tìm kiếm thông tin phản hồi để kiểm tra giá trị thương hiệu
Nguồn: creativebits.org
Nguồn: creativebits.org
- Đánh giá lại. Thường xuyên kiểm tra động cơ thúc đẩy bạn làm việc. Định nghĩa về thành công của bạn là gì? Hãy tự viết ý kiến nhận xét về bản thân, giải thích lý do bạn làm việc và thường xuyên kiểm tra nó.
- Trích chuyên mục “Letter From London” của Gill Corkindale trên trang Harvard Business Online -
Ý kiến phản hồi của độc giả Harvard Business Online
Ý kiến của Hassan:
Theo tôi, trước hết tôi cần trung thành với bản thân và gia đình, sau đó là đội ngũ làm việc, thứ ba mới đến khách hàng và công ty.
Tôi luôn trung thực với bản thân về những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tôi luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân hơn dưới góc độ là một con người và một nhà quản lý. Tôi luôn nhất quán. Tôi luôn công bằng và không bao giờ thiên vị một cá nhân nào đó trong nhóm của mình hơn người khác, thậm chí kể cả khi tôi cảm thấy thích người đó. Tôi luôn chăm sóc bản thân bằng cách tập luyện và ăn uống điều độ cũng như luôn luôn trông thật tươi tỉnh. Bản báo cáo phản hồi nói rằng tôi là một nhà quản lý có năng lực và là người đáng tin cậy.
Điều tôi cảm thấy thiếu đó là khả năng tự đặt ra kế hoạch cho bản thân. Tôi cần phải có một mạng lưới rộng rãi hơn. Tôi cũng cần phải củng cố sơ yếu lý lịch bằng việc tham gia góp ý kiến trong các cuộc họp lãnh đạo hàng tuần thay vì chỉ đơn giản lắng nghe do sợ bị mang tiếng là huênh hoang.
Những người khác cũng nói rằng họ không muốn có một thương hiệu quá mạnh vì họ không muốn bị coi là kiêu ngạo.
Bà đã chỉ cho tôi thấy rằng có một thương hiệu cá nhân là hết sức cần thiết trong thế giới kinh doanh hiện nay. Nếu một cá nhân thực sự thể hiện đúng khả năng của mình, thì việc phát triển thương hiệu của người đó là điều cần làm.
Nếu một cá nhân không biết phát triển thương hiệu cho riêng mình, khả năng thăng tiến của cá nhân đó sẽ bị bỏ qua. Trong khi đó, những người biết cách quảng bá cho thương hiệu của mình sẽ tiếp tục thành công dù họ có thể không phải là những người xứng đáng nhất.
Chiến thuật này tỏ ra rất phù hợp ở các công ty phương Tây, nơi luôn nhấn mạnh tính cạnh tranh và tính cá nhân. Triết lý này hiện đang ngày càng được áp dụng nhiều ở các khu vực có nền văn hóa truyền thống.
Mọi người cần phải biết thông điệp này để có thể đánh giá năng lực của bản thân một cách trung thực nhất.
Ý kiến của Ben Portland:
Trung thành với một đội ngũ làm việc có thể khá nguy hiểm. Một vài năm trước, khi lần đầu tiên tôi được nhận trách nhiệm quản lý một nhóm làm việc, tôi đã sai lầm khi quá quan tâm đến từng cá nhân. Tôi quên rằng yếu tố quan trọng nhất là thành tích của cả nhóm.
Tôi đã sai khi tìm cách động viên những thành viên lão làng trong nhóm, những người luôn cảm thấy rằng họ không được quan tâm đến. Làm như vậy, tôi đã bỏ qua thái độ của những thành viên trẻ trong nhóm.
Tồi tệ hơn là khi chiến lược của tôi đã bị hiểu nhầm. Những thành viên lâu năm cho rằng tôi không có năng lực lãnh đạo và xem thường tôi. Còn những thành viên trẻ cho rằng tôi quá vô lý. Không ai cảm thấy được lợi từ chiến lược của tôi.
Nhưng tôi đồng ý với ý kiến của bà, thưa bà Gill! Hãy trung thành với bản thân mình. Người có khả năng lãnh đạo là người có khả năng đưa ra một quyết định khó khăn với lý do chính đáng. Đây không phải là một cuộc thi đấu để dành được sự mến mộ nhiều hơn. Một thương hiệu cá nhân hiệu quả đó là phải dám dũng cảm đưa ra một quyết định khó khăn.
Ý kiến của Rachel:
Quả là một lời khuyên hữu ích. Nhưng sẽ ra sao nếu ai đó quá chú trọng vào xây dựng thương hiệu cho bản thân? Thách thức ở đây là bạn phải thể hiện trong thực tế tất cả những gì bạn nói khi mà chưa ai biết gì về bạn cả. Bạn phải thể hiện thật tự nhiên. Tôi biết nhiều đồng nghiệp của mình luôn làm mọi thứ để đánh bóng sơ yếu lý lịch của bản thân. Điều này khiến các đồng nghiệp và ông chủ của họ khó chịu. Có ai có thể đưa ra lời khuyên để áp dụng được chiến lược của Gill mà không để mọi thứ đi quá xa không?
Ý kiến của Jason Everett:
Tôi đồng ý, những người thành công luôn có thương hiệu riêng của họ. Nhưng họ thường làm điều đó theo bản năng. Một CEO có uy tín vào những năm 1950 có lẽ chưa bao giờ nghĩ về việc xây dựng hình ảnh cho ông ta.
Ngày nay, một CEO có tham vọng không thể làm như xưa nữa. Cho dù cá nhân đó có đang làm việc trong môi trường công ty hay không, một hình ảnh độc lập hay sáng tạo có ý nghĩa hơn hết.
Trước khi trở thành đề tài của các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh, vấn đề này đã được những công ty quảng cáo nhận ra. Hãy nhớ cách nhà sản xuất xe ô tô VW của Đức trở thành hình ảnh điển hình cho sự tin cậy và phong cách đặc trưng. Các công ty chiếm lĩnh thị trường ở các ngành công nghiệp tiêu dùng, như mỹ phẩm, quần áo và dược phẩm hiểu rằng doanh số bán hàng phụ thuộc vào tính phổ biến của thương hiệu đó, và yếu tố này quan trọng chẳng kém gì chất lượng của sản phẩm.
Thường thì thương hiệu là yếu tố đem lại sự khác biệt. Các sản phẩm dầu gội đầu khá giống nhau ở cùng một mức giá nhất định. Điều gì khiến cho một công ty chiếm lĩnh được thị trường? Đó chính là thương hiệu.
Ngày nay, những bếp trưởng hàng đầu ở Anh đã trở thành những người xây dựng hình ảnh quan trọng cho bản thân họ và cho những người khác. Jamie Oliver, một thanh niên xuất thân từ tầng lớp bình dân, đã trở thành gương mặt đại diện của chuỗi siêu thị Sainsburys. Anh ta đã làm thay đổi hình ảnh của chuỗi siêu thị này. Người mua hàng nghĩ đến hình ảnh Oliver khi họ đến Sainsbury"s.
Một bếp trưởng người Anh khác Gordon Ramsay đã tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Thông qua các chương trình tivi thực tế, ông đã tự xây dựng cho bản thân mình một hình ảnh về người bếp trưởng tài năng và một thiên tài kinh doanh. Ông đã có nhiều nhà hàng ở London và trên khắp thế giới. Mọi người đến đây vì tên tuổi của Ramsay dẫu rằng ông hoàn toàn không có thời gian để nấu nướng. Tất cả là nhờ sức mạnh của thương hiệu Ramsay.
Nếu nói rằng chúng ta phải tiếp cận với thương hiệu của cá nhân giống như với công việc sản xuất ô tô hay quản lý nhà hàng thì đúng là đã đi hơi quá xa. Nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới hỗn loạn với đa quốc gia, đa sắc tộc. Ai cũng muốn trở nên khác biệt và được mọi người biết đến. Chúng ta phải tự hỏi bản rằng: Chúng ta lĩnh hội như thế nào? Làm thế nào để có thể nâng tầm hình ảnh của mình, làm sao để chúng ta có thể làm tốt hơn năng lực hiện có? Làm sao chúng ta có thể làm tất cả những điều này mà không cảm thấy giả dối?
Tom Peters, tên thật là Thomas J. Peters (7/11/1942) là một tác giả người Mỹ, chuyên viết về quản lý kinh doanh. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là In Search of Excellence (TD: Xuất sắc trong tìm kiếm), cùng viết với Robert H. Waterman, Jr.