M
maxdu_222
Guest
--------------------------------------------------------------------------------
Mình mê khuyên nhưng cũng đá đưa sang CM chút,bài này mình sưu tầm đc chia sẻ cùng các bác
Chào mào hiện nay đã có nhiều fan hâm mộ rồi. AE giao lưu ở diễn đàn này và các diễn đàn khác chỉ là phần nổi của tảng băng chơi Chào mào thôi.
Tôi chơi Chào mào thì cũng dạng phọt phẹt. Mấy cách thức chăm nuôi là do tìm tòi, học hỏi, lụm lặt là chính chứ tự đúc rút thì cũng chẳng được bao nhiêu. Bây giờ vẫn còn phải đang học hỏi, tìm tòi về nó. Vậy mà cũng có AE khuyến khích, động viên chia sẻ về cách chọn nuôi, chăm sóc chim.
Tôi sẽ trao đổi một số vấn đề cơ bản để góp phần giúp các bạn mới chơi tự tin hơn khi chọn chơi loại này - một loài chim bình dị nhưng uy nghi – không lộng lẫy kiêu sa nhưng hoành tráng. Dưới đây vừa là trao đổi, vừa là đặt vấn đề, có thể có những ý kiến chủ quan của tôi không đúng, các bạn thoải mái trao đổi lại.
Tôi sẽ lần lượt trao đổi về các vấn đề:
1/ Chọn chim
Chọn chim đã sành
Chọn chim bổi già rừng
Chọn chim non, má trắng
Phân biệt trống mái
2/ Thức ăn, nước uống
Thức ăn chính
Thức ăn bổ sung
Bổ sung vi chất dinh dưỡng – vô thuốc
4/ Phơi phóng, vệ sinh, tắm táp
5/ Bảo vệ chim (chỗ treo, tủ áo …)
6/ Tập dượt
7/ Một số vấn đề khác
Chim suy lông, nín lông
Chim nhát quá
Chim lâu sung
Chim bị đè
Nuôi chim mái
Chim sợ linh tinh
Chim chơi cà dựt
Khuyết tật
Cầu đậu
Về giọng chim
Vận chuyển đi xa
Đi đấu, cho cắn, đá
Đi bẫy
…
Chọn chim đã sành:
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim - vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp.
Chi tiết thì cơ bản là:
- Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ - không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ - chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
- Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
- Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
- Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
- Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi.
Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to …
Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.
- Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
- Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
- Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự - giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
- Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
- Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
- Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
- Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.
- Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
Tiếp theo là về nết – lối chơi của con chim:
Cái này thì mỗi người thích mỗi kiểu, có người thích chim lăng xăng, năng động; có người thích chim trầm tĩnh điềm đạm. Về nết thì tôi xin nói chung chung thôi:
- Nết bền: Chim chơi bền bỉ ngày này qua tháng nọ. Cảm giác như nó không biết mệt là gì, cứ đều đều chơi như thế.
- Nết siêng: là nó chơi suốt ngày, mau mồm miệng, lúc nào cũng chơi được từ sáng tới tối, hế móc ra là chơi.
- Nết dữ: là chim có bản tính cô hồn chuyên muốn chèn ép bắt nạt kẻ khác, khi đấu thì cố to mồm hơn, khi đá thì cố khỏe hơn, chim dữ thường hay chẻ nẹt để trấn át chim khác.
- Nết đằm: đằm chứ không phải hiền nhá – nết này hiểm. Con chim nó vẫn chơi đều đều nhưng mà không lăng xăng, nó biết làm thế nào để chim kia phải sợ nó – nhìn nó có cái thần rất khác biệt với đám kia.
- Kết hợp: có nhiều nết trong một con chim.
- Lối chơi của chim CM: Về cơ bản thì có:
+ Giang cánh xòe đuôi: lối này làm mát lòng “điểu sĩ”! Chim đứng cầu dang rộng 2 cánh xòe đuôi, đôi khi kết hợp sổ, chẻ.
+ Chớp: 2 cánh máy liên tục trong khi xáp đấu.
+ Rũ: chim xếp mào lại, đầu lượn như lươn, lưỡi lè như rắn, mình uốn như vũ nữ Ha-oai, cánh + đuôi vỗ nhẹ nhịp nhàng như đàn cò bay chậm. Nhìn có vẻ đẹp vậy nhưng nó làm thế là để … chọc tức đối thủ là chính, với lại là để tán gái đó, thông qua tán gái để chọc tức đối thủ.
+ Bu, chụp: Chim đấu cứ hay nhảy bổ về phía đối thủ, chụp nan lồng, thò đầu ra rướn về phía giặc đòi cấu xé …
+ Nhứ: Con chim khi đấu nó vừa chớp cánh vừa giật giật hướng về phía đối thủ của nó – cái lối này là dễ “tiễn đưa” đối thủ nhất, nhiều con chẻ nẹt tóac tóac chứ không nguy hiểm, hiệu quả như cái lối quái đản này.
+ Chao: Chim chao bên này, bên kia cầu như kiểu vừa bỏ chạy vừa rủ rê. Lối này thường có ở chim mồi sành hay đi bẫy.
+ Kết hợp: chim có nhiều lối chơi như ở trên.
Về giọng chim CM thì cứ xoay quanh mấy âm thanh witch witch whèo whèo thôi.
Cơ bản có:
- Rao: chim hót giọng bình thường, hót đều đều để thỏa cái bản năng trời phú cho nó. Rao là khi nó đứng một mình, tâm trạng phấn chấn, nó đứng thẳng vươn cổ ra hót. Chim rao càng nhiều thì là càng siêng. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang, đều đặn và chuyển đổi âm điệu luyến láy. Chứ cứ rao như rao kẹo kéo thì nghe một chặp là oải người rồi.
- Whitch: là tiếng chim kêu – nó whitch để gọi bầy, chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. chim whitch nhiều thì không tốt, nhưng khi treo trong rừng nghe tiếng whitch nó vang vang cũng cảm giác run người.
- Sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt – nghe mới ép-phê. Khi con chim sung nó đang rao mà có con khác “chõ mõm” vào là nó chuyển qua giọng sổ – ôi thôi rồi … nghe mà sướng tái tê …
- Chẻ: em chim nó sung tột độ thì nó ré lên, chẻ là tiếng sổ quíu của nó – khi nó muốn tuôn ra một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn thì nó chẻ. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang. Có nhiều con chim khi nó ra giọng chẻ là lũ chim kia giật mình nhốn nháo, có ku trốn tuốt xuống đáy lồng nhòm lên ngơ ngác cứ như né bom …
- Rọt: Cũng là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó ko há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.
- Nẹt: là tiếng whet mạnh, đanh, đay nghiến, có khi chỉ có một âm, có khi 4-5 âm. Nó nẹt là để quát đối thủ trấn át theo kiểu to mồm hàm hồ. Kiểu như mình quát trâu bò khi chúng sực lúa vậy.
Về chọn chim sành thì cơ bản là như vậy, hy vọng đã góp thêm thông tin cho các bạn khi chọn mua chim./.
Chọn chim bổi già rừng:
Nếu mới bắt đầu chơi CM thì theo tôi là không nên chơi chim bổi jà rừng, vì dễ nản lắm. Lúc mới bắt về còn mướt mát thế mà sau một thời gian ngắn thôi là nhìn em chim nó xác sơ, đầu mào, đuôi cánh toe toét hết. Nhác thấy bóng người là nhẩy thúc tưng bừng. Tuy nhiên nếu bạn thích chọn nuôi bổi jà rừng thì có một số đặc điểm để có thể nâng cao xác xuất chọn được một con chim hay.
Việc chọn được một con ưng ý trong lồng bổi đã khó rồi, việc bắt ra cho đúng là nó là điều khó gấp chục lần – khi mà lồng bổi có cả trăm con, đưa vợt vào là chúng bay tán loạn lên, chủ quầy bắt ra đâu có jì đảm bảo đó đúng là con chim bạn chọn. Vì vậy, khi chọn được chim rồi, bạn phải để ý một đặc điểm nhận dạng đặc biệt nào đó để yêu cầu chủ quầy bắt ra cho đúng con chim bạn chọn (một vệt phân trắng dính trên cánh hoặc là một cọng lông tơ vướng ở ngón chân chẳng hạn).
Khi chọn chim thì cần ngồi im mà nhìn, hạn chế cử động. Đi lựa chim trong lồng bổi mà xông xáo quanh lồng thì có mà cả ngày chẳng lựa được con nào. Bạn nên đi chọn vào lúc khoảng 9h30 – 10h sáng hoặc 2h30-3h chiều là tiện nhất, vì lúc này đa phần chim đã no rồi, nó ít bay nhảy nếu không bị động lồng, với lại giờ đó mà có con nào còn mon men đi tìm ăn thì nên bỏ qua đi, con đó yếu quá không tranh lại mấy con khác ngay trong lồng bổi thì còn để ý làm jì!? Hơn nữa đi chọn vào giờ đó thì nắng ấm làm bộ lông của nó ôm vào người hơn dễ chọn dáng hơn.
Chọn bổi già thì bạn cần phải nhìn tướng con chim, thấy nó cân đối, đẹp là được. Mình chim thon, dài, được quả lưng hơi gù thì đẹp. Chim bổi trong lồng tập thể thì không lộ nhiều thông tin cho mình chọn đâu. Chỉ cần xem mào có dài, dầy không. Bộ yếm càng đậm càng tốt.
Chọn chim có mặt to nhưng không bị xù lông, mình dài, đuôi, cánh dài là đẹp. Đầu mào, đuôi phải còn nguyên, không toét ra là chim khôn, hoảng bay thúc lồng nhưng biết giữ cho không bị tổn thương (Lồng bổi thì thường được bọc = lưới ruồi nên chim ít bị toác đầu nhưng nếu chim đần thì bộ đuôi vẫn bị xơ).
Chân nhỏ, cao, ngón chân to, dài, móng phải còn nguyên (chắc rồi, chứ mà bàn chân 4 ngón cưa 2 còn 2 thì nói chi nữa …!??), móng to, ngắn và cong đều là đẹp. Chọn chim mỏ mảnh, hai mép rộng, xương hàm bạnh ra là tốt.
Chọn hai mí đều nhau, gọn. Khi nhắm được một con rồi thì bạn nên so sánh nó với mấy đứa chung quanh, thấy nó có phần nhỉnh hơn thì yên tâm bắt nó ra được rồi.
Việc chọn chim bổi jà thì ngoài việc chọn dáng tướng, một số chi tiết cơ bản như trên, bạn còn phải tìm xem nó có những điểm nào làm cho bạn … không thích. Điều này tôi học được của các bạn trên diễn đàn. Theo tôi thì nếu tìm ra được khoảng 3 điểm cố định làm cho mình không thích nó thì nên bỏ qua nó, chọn con khác …
Chọn chim là một khâu rất quan trọng trong “sự nghiệp nghiện chim” của bạn. Ngay từ đầu, bạn khó tính bao nhiêu, thì về sau này bạn sẽ được hài lòng bấy nhiêu. Chính vì vậy, không nên quá dễ dãi nếu bạn có nhiều sự lựa chọn.
Chọn chim non, chim má trắng:
Nếu bắt đầu chơi chào mào thì theo tôi là nên chọn chơi loại này. Thời gian đầu mới bắt về thì lũ này rất nhát, nhưng chúng cũng rất nhanh dạn dĩ và cũng dễ chăm sóc.
Chọn chim má trắng thì cơ bản là như chọn bổi jà, nhưng bạn lưu ý là ưu tiên chọn những con mào dài (Bạn phải để ý mấy cọng lông mào luơ huơ để xác định độ dài của nó) và đặc biệt là dài đòn, mập ốm to nhỏ không quan trọng, quan trọng là dài đòn.
Vì khi ở rừng thì có thể nó ăn uống thiếu chất nên không to, nhưng những con có bản cốt tốt thường là những con chân cao + dài đòn. Đem về nuôi trong lồng cho ăn uống đầy đủ thì nó sẽ bung hết bản cốt tiềm ẩn ra, lúc đó mới thấy lợi hại.
Phân biệt trống mái:
Ay za, cái này AE bàn luận hiều rồi – đây là chủ đề khá phức tạp. Đôi khi tôi còn bị nhầm lẫn, hic. Thôi thì tôi cũng cứ mạo muội đưa ra mấy điểm so sánh rồi các bạn bàn thêm.
Khi nhìn quen thì chỉ cần nhìn thôi là có cảm giác nó là chim mái - vụ này mấy ông chủ quầy rành lắm. Nhưng nhìn quen rồi thì nói làm jì, quan trọng là đặc điểm kìa.
Chim mái thường thì nó nhỏ hơn trống (to chỉ = khoảng 2/3 đến 3/4 chim trống thôi). Chim mái thường có đầu nhỏ, mào thấp, cui chứ không nhọn đỉnh. Bàn chân chim mái thường nhỏ nhắn, móng nó nhìn mảnh mai. Lông chim mái thường mềm và mịn hơn chim trống. Sắc mặt chim mái thường thì nhìn nó hay ngơ ngơ ngác ngác.
Trong bầy mà có con nào lúc đứng một chỗ mà hay nhìn ngang nhìn dọc thì rất nhiều khả năng đó là phái yếu. Cảm giác chung khi nhìn vào một con chim mái là: nhỏ con, gọn gẽ, ít nhảy nhót nhưng hay nhìn dáo giác, đặc biệt là nhìn nó hiền hiền tội tội.
Về chim mái thì tôi cảm được nhiêu đó thôi, tả thêm một chặp nữa nó ra .. chim trống mất.
Trên đây là phần chọn chim. Các bạn có kinh nghiệm thì trao đổi thêm AE ta học hỏi lẫn nhau. Vui là chính./.
P/S: Vì viết xong post lên luôn nên mình ngại post lắt nhắt mất công. Nếu AE thấy bài dài quá thì báo cho mình, mấy bài sau, viết xong mà lê thê thế này thì mình sẽ ngắt ra để đọc cho đỡ ngán.
Chăm sóc Chào mào:
Chăm sóc Chào mào là cả quá trình kết hợp nhiều vấn đề: thức ăn, nước uống, thuốc thang, phòng và trị bệnh thường gặp, vệ sinh, bảo vệ, tập dượt … Theo tôi thì đối với chăm sóc Chào mào (hay đối với bất kì loài nào khác) thì các khâu trên đều quan trọng như nhau, không thể coi trọng hay xem nhẹ khâu nào cả.
Đương nhiên, nuôi chim chỉ để giải trí (đại đa số) – vì vậy, tuỳ điều kiện mỗi người, cần có thời gian biểu cho việc chăm sóc lũ chim trong tuần. Chăm có kế hoạch và định hướng như vậy khi làm quen thì sẽ đỡ mất thời gian, đỡ mất công và đặc biệt là sẽ không bị quên, không bỏ sót nếu nhà nuôi nhiều chim. Hơn nữa, làm như vậy là bạn đang dịu dàng áp đặt một trật tự kỷ luật cho lũ chim ở nhà.
Thời gian chăm chim cần phải được bố trí hợp lý nữa. Đừng để đến một lúc nào đó, ta giật mình thốt lên “Ôh, thì ra bấy lâu nay mình làm tôi mọi cho cái lũ chim trết tiệt này àh ?!!”
Để các bạn mới chơi dễ theo dõi tham khảo và các AE muốn trao đổi thêm được thuận tiện trong việc chọn chủ đề, tôi xin được chia ra làm 4 vấn đề chính là:
- Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ vệ sinh
- Chế độ tập dượt
- Các vấn đề khác
Phần này mỗi người, mỗi vùng có cách chăm riêng nhưng cơ bản là đều có hiệu quả. AE đọc nếu thấy không đúng, hoặc có cách chăm khác thì trao đổi lại để cùng học hỏi kinh nghiệm của nhau - mục đích viết bài của tôi chỉ có vậy, mong AE nhiệt tình tham gia.
I/ Chế độ dinh dưỡng:
1/ Thức ăn cho Chào mào:
Thức ăn chính: quan điểm của tôi là không quá cầu kỳ đối với các thành phần của cám. Chào mào có nhiều nguồn thức ăn bổ sung, nhiều nguồn cung cấp bổ sung vi chất dinh dưỡng nên đối với cám ăn hàng ngày của nó, theo tôi chỉ cần đủ chất dinh dưỡng cơ bản là ok. Cám chim thì có nhiều hãng sản xuất, đóng gói bán nhiều trên thị trường, có thể mua về trộn thêm thuốc (nói kỹ phần sau) và một số thành phần bổ sung như trứng, tép khô lạt, tôm … Tôi nói vậy không có nghĩa chê bai cám tự làm. Nếu có điều kiện, chọn được một công thức hợp với chim thì tự làm cám cho chim theo các thành phần đó là tốt nhất.
Đối với cám tự làm hay với cám bán sẵn, sau khi mở gói thì không nên để quá 1 tháng. Nhiều khi nhìn cám vẫn tươi nguyên, mùi vẫn thơm ngậy nhưng đã có một số chất khi tiếp xúc với không khí nó bị biến đổi gây rối loạn tiêu hoá.
Một điều quan trọng nữa, đã được nói đi nói lại nhiều rồi, nhưng tôi vẫn xin nhắc lại: khi đã xác định được công thức cám thích hợp rồi thì phải theo đuổi công thức này lâu bền, tuyệt đối không được đột ngột thay đổi các thành phần cơ bản của cám.
Lý do là: cơ thể của chim đang thích nghi, đang phát triển bình thường với các thành phần cơ bản nào đó rồi, việc trao đổi, hấp thụ chất đang được diễn ra bình thường, nhưng đột ngột bị ngắt đi, thay vào một chất khác - điều này làm chim bị shock, cơ thể của nó vừa bị thiếu hụt các chất quen thuộc (bị cắt đi) vừa phải đối phó với mấy thứ lạ lẫm (mới bị tống vào).
Nhẹ thì chim bị rối loạn tiêu hoá, suy nhược một thời gian, khi nào thích nghi với cám mới thì phát triển bình thường. Nặng thì đi tiêu chảy dài ngày, xù lông, thay lông bất thường, suy dinh dưỡng, suy kiệt, quy tiên … Muốn đổi cám thì bắt buộc phải làm từ từ, bạn trộn hai loại cám vào với nhau rồi hàng ngày rút dần tỷ lệ cám cũ đi, tăng dần tỷ lệ cám mới lên.
Về công thức làm cám thì ở diễn đàn cũng đã nói rất nhiều, với lại tôi cũng không muốn giới thiệu một công thức cố định. Tôi chỉ xin đưa ra (đề nghị) một số thành phần chính cho cám Chào mào:
- Các loại cám cho gia cầm bán đóng gói sẵn (Cám Ba vì, cám Con cò …),
- Trứng vịt, trứng gà: nếu trộn 10 quả thì lấy 10 lòng đỏ + 3 lòng trắng. Nếu không có điều kiện phơi, sấy thì nên luộc chín rồi cà nhỏ ra để trộn sau đó phơi, sấy thật khô. Cám trộn trứng thì mỗi mẻ làm cho ăn trong vòng 15-20 ngày thôi,
- Trứng vịt lộn, trứng cút lộn,
- Thịt rắn mối, thịt bò, tôm tươi,
- Tép lạt khô: theo tôi cái này chủ yếu cung cấp thêm can-xi,
- Bột ngũ cốc hoa quả (bột dinh dưỡng dành cho trẻ em),
- Cơm nấu từ gạo nếp lức: thứ này nóng, nếu chọn thì nên cho ít thôi.
Trên đây là một số thành phần chủ yếu tôi tham khảo được của mấy AE tự làm cám cho chim. Các bạn muốn tự làm thì có thể chọn thành phần theo tỷ lệ riêng của mình rồi tiến hành. Có điều – tôi xin được nhắc lại, đối với Chào mào thì không cần phải cầu kỳ lắm đâu. Làm càng cầu kỳ càng khó theo đuôi lâu dài.
Thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung đối với Chào mào là trái cây, côn trùng.
- Trái cây: Chào mào đặt biệt thích chuối (zám nó có họ hạng với … khỉ ??!). Có điều kiện thì cho ăn chuối tây (chuối cúng) là tốt nhất, không làm cho chim bị tiêu chảy. Ngoài ra nó cũng thích ăn nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu … – nói chung là các loại trái cây chín có vị ngọt. Về liều lượng thì trong một tuần có ít nhất 3 ngày chim được ăn trái cây.
Chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc - thứ này cho nó ăn nhiều cũng tốt (bạn phải luộc lên, nếu không thì nó không thể nào nhá nổi).
- Côn trùng: Cào cào non là lựa chọn số 1, nhưng có con thích ăn cào cào, có con không thích, không ăn, bạn phải tập cho nó ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng (bẻ cẳng cào cào đi, chỉ cho nhúc nhích được thôi). Có điều kiện cho ăn đều đặn hàng ngày thì quá tốt, nếu không thì vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5-7 con là vừa.
Sâu quy: cho ăn ít thôi, ăn cho vui, cho đỡ nhạt mồm thôi – như thể mình cắn hột dưa vậy. Không nên cho Chào mào ăn nhiều sâu. Mỗi tuần mỗi con chào mào ăn chừng 1,5-2 muỗng cà phê sâu là vừa. Không nên cho Chào mào ăn dế - dế hăng không hợp với Chào mào. Bạn cũng không nên tập cho Chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.
Có điều này các bạn cần lưu ý: khi dọn lồng chim thì hay có mấy con sâu bị ku chim làm vãi xuống đáy lồng. Các bạn tuyệt đối không được tiết kiệm = cách cho nó ăn lại mấy con đó, mà phải làm mấy lỗ nhỏ ở đáy lồng để sâu vãi lọt hẳn đi. Sâu vãi nó sống nhờ phân chào mào, cho ăn lại như vậy khác jì bạn cho Chào mào ăn phân của chính nó - ruột gan nào chịu nổi ?!
Nước uống: Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội chi cho cầu kỳ, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 03 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu ông chim ị vào là phải đem ra thay ngay. Gớm! có nhiều ông nuôi chim nhiều quá không chịu dọn dẹp để cho cái cóng nước như cháo loãng mới chịu thay … Cóng nước thì bạn nên để cóng sành để tiện theo dõi – chim có thể nhịn đói được chứ tuyệt đối không thể nhịn khát.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng – vô thuốc: Vấn đề này tôi định không viết, vì thuốc là con dao hai lưỡi, khi sử dụng thuốc phải hết sức cẩn thận và phải theo dõi sát sao bầy chim. Về vấn đề này, các bạn chỉ nên tham khảo thông tin - hiểu thật rõ thì mới làm, không áp dụng một cách máy móc.
Đắn đo mãi rồi cũng viết ra luôn, không lại có người trách : “Đã học mót được lại cờn bầy đặt giấu nghề …!!!”
Các bạn nhận thấy Chào mào dễ chơi, nhanh sung là do chế độ ăn uống tự nhiên của nó - đầy đủ chất dinh dưỡng và đầy đủ vitamin cần thiết. Nếu có điều kiện mua thuốc chuyên dụng cho chim thì cứ theo hướng dẫn sử dụng mà thực hiện, còn nếu không có điều kiện thì vẫn có cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho nó thông qua các loại thuốc dùng cho người – tôi sẽ cố gắng giới thiệu các loại thuốc được bán phổ biến ở hiệu thuốc.
Thuốc trộn vào cám thì có Carbomango - hoặc các loại thuốc tiêu thực để hỗ trợ hệ tiêu hoá, bước đầu tiếp xúc với thức ăn mới, ENEVON C viên thuốc hình con nhộng màu cam (hình như 2000đ 5 viên). 2 viên Carbon + 2 viên ENE nghiền nhuyễn ra trộn với 1kg cám cho chim ăn hàng ngày.
Thuốc trộn vô nước cho uống thì dùng các loại thuốc bổ dành cho trẻ em dưới 1 tuổi – có rất nhiều loại được bày bán đầy giẫy ngoài hiệu thuốc. Tuỳ điều kiện mà chọn một loại rồi dùng lâu dài cho cả bầy chim, không cần thiết phải chọn loại đắt tiền làm jì cả.
Các giai đoạn vô thuốc – loại thuốc, cách thức, liều lượng:
- Chim bổi, chim non mới bắt về: Loại này cần phải được vô thuốc ngay, với liều lượng thấp nhất rồi tăng dần lên. Cho ăn cám có thuốc hàng ngày. Đối với thuốc cho uống theo nước: lần đầu bạn pha khoảng 0.2-0.3 cc vào 2/3 cóng nước cho chim uống, sau 3 ngày thì ngưng, lấy cóng ra rửa thật sạch rồi cho uống nước sạch bình thường. Bạn theo dõi chim trong vòng một tuần, nếu chim vẫn bình thường thì khoảng 7-10 ngày sau nâng liều lên 0.3-0.4 cc vào 2/3 cóng nước, cho uống liên tục trong 3 ngày và lại ngưng để theo dõi như trên.
Thời gian đầu vô thuốc chim sẽ đi phân hơi lỏng màu vàng kéo dài khoảng 2-3 ngày - điều này bình thường.
Nếu chim hợp thuốc thì nó sẽ trở lại bình thường thôi. Bạn theo dõi thấy con nào đi phân lỏng hơn bình thường là phải ngưng ngay, lại giảm liều xuống và nâng lên lại chậm hơn. Không pha quá 0.5 cc thuốc vào 2/3 cóng nước, mỗi lần vô thuốc thì không kéo dài liên tục quá 3 ngày. Các bạn phải hết sức chú ý vấn đề này.
Thuốc nó sẽ có tác dụng từ từ khi được dùng đúng liều (khó khăn là mỗi con chim chỉ hợp với một liều lượng nhất định – cái này tự các bạn phải theo dõi và xác định). Đến khi thấy thuốc có hiệu quả, nhiều người sướng quá tăng liều lên làm cho em chim shock thuốc quy tiên luôn rồi ngồi than trách …
Sau khi xác định được liều lượng thì cứ sau mỗi tháng vô thuốc một lần.
Chim non hoặc chim bổi mới bắt về nếu được vô thuốc đầy đủ thì nó phát triển rất tốt – sau khi thay lông nó sẽ bung hết bản cốt ra, lộ hết dáng tướng, lông lá mượt gọn và ra lông rất nhanh.
- Chim thuần thì sau 1 hoặc 2 tháng vô thuốc một lần, tuỳ vào điều kiện của bạn có cho nó ăn được nhiều thức ăn bổ sung hay không. Nếu nhiều thức ăn bổ sung thì thời gian giữa 2 lần vô thuốc dài ra, và ngược lại.
- Chim thay lông: khi chim chuẩn bị thay lông và mới bắt đầu rụng lông thì không vô thuốc – vì có thể sẽ làm nín lông luôn. Khi thấy chim bắt đầu ra lông non thì bắt đầu vô thuốc, liều lượng như đối với chim non và chim bổi mới bắt về.
Khi bắt đầu vô thuốc thì bạn phải chịu khó quan sát theo dõi bầy chim của mình. Mỗi con sẽ hợp với một liều lượng khác nhau, vì thế bạn phải nhớ và cho thuốc cho “đúng người đúng tội”. Và lúc nào cùng phải nhớ “Cái jì dù có tốt mấy đi nữa, nhưng quá lố thì sẽ tai hoạ”. Tôi mua một lọ thuốc, cho hơn 10 con Chào mào mà cả 6 tháng nay chưa dùng hết một nửa.
Cơ bản về chế độ dinh dường cho Chào mào là như thế, AE nào có chế độ khác thì trao đổi thêm. AE mình cùng học hỏi giao lưu với
Chế độ vệ sinh:
“Đồ nghề” để bắt đầu chơi Chào mào, tối thiểu bạn phải sắm:
- Lồng chim: Lồng vuông hay tròn jì tuỳ sở thích người chơi, lồng Chào mào thì loại tầm 52-56 nan là vừa, khoảng cách nan thì đủ chỗ để ông ku thò đầu ra ngoài là được. Nếu sử dụng lồng tròn thì nóc lồng nên dùng nan đôi hoặc nan 3. Vì lúc bay hoảng hoặc lúc xáp lồng cho cắn nhau, Chào mào nó thường hay vươn lên phần nóc và bị kẹt đầu vào phần uốn giữa nóc lồng và thân lồng. Hic, nó bị treo cổ như thế thì khốn khổ lắm, giãy hoài mới lọt ra được, lông lá tung toé xác xơ ra, bị đơ cả cổ, đau 2 bên hàm – chim đang sung mà bị vậy thì còn nói jì được nữa - bị xong nó sẽ hoảng, nhát trở lại mất cả tháng.
Lồng tháo đáy thì tiện cho việc dọn vệ sinh lồng, nhưng tháo hay không tháo thì vẫn nên dùng lồng đáy kín để tránh gió lùa thốc từ dưới lên – nguy hại cho ông ku chim. Khi lồng để không không sử dụng thì bạn nên kéo cửa ra, để nhỡ có ông ku chuột nào muốn vào thám hiểm thì có đường ra vào, nếu không ông í sẽ cắn nan chui vào, xong lại cắn nan chui ra - phiền toái cho ông í và cho cả mình nữa.
- Áo lồng: Theo tôi cái áo lồng rất quan trọng – nó có nhiều tác dụng: tủ ấm cho chim, tránh gió lùa. Đối với chim bổi mới bắt về thì nó còn là chỗ núp kín đáo giúp chim bớt căng thẳng, Đối với chim thuần thì áo lồng che mặt không cho giang hồ thấy nhau – có tác dụng kích sung chim, khi vận chuyển đi xa thì phải tủ áo lồng, áo lồng góp phần hạn chế mèo, chuột tấn công chim vào buổi tối nữa. Mỗi một lồng chim cần có một áo lồng và cần phải được sử dụng hợp lý. Treo chim ra ngoài cho chơi thì cuộn hết áo lên, khi cất đi thì trùm lại để hở ½ lồng ra, tối thì tủ kín lại.
Đối với chim bổi mới bắt về thì nhất thiết phải tủ áo lồng lại nhưng không được tủ kín mít, ban đầu thì hé sơ chỗ phần cửa lồng ra, rồi mở ra từ từ đến khi nào mở hết được ½ lồng là tạm ổn. Làm như vậy nó sẽ mau dạn hơn, lý do là: chim mới bị tống vào lồng thường nó hoảng sẽ nhảy lung tung, thấy jì cũng sợ, cũng nhảy, càng nhảy thì đầu đuôi càng toét ra, càng đau, càng đau thì càng nhát, càng nhát thì càng nhảy … cứ luẩn quẩn mãi vậy thành thử con chim nó lâu dạn. Không có áo thì nó cứ thấy chỗ nào thoáng là xăm đầu xông ra, có cái áo, nó có chỗ núp kín đáo, hễ động là nó bu vào đâu đó trong áo và yên tâm nghe ngóng.
Đối với chim bổi mà tủ kín mít hết lại thì cũng không ổn, nó nghe động đì đùng bên ngoài nhưng mà không thấy, không hiểu chuyện jì đang xảy ra ngoài í thì nghĩ cũng khiếp, phải hé ra cho nó đừng có bị tò mò, nghi ngờ rồi nghĩ ngợi linh tinh. Phải tạo điều kiện cho nó lén nhìn ra, thấy sợ thì có chỗ trốn, cứ vậy từ từ nó quen và nhanh chóng dạn dĩ. ở trong áo nó cứ thấy dáng người đi qua đi lại hoài thì cũng quen dần và dạn với người.
- Bộ cóng: Cần phải có tối thiểu là 3 cóng: 1 đựng cám, 1 đựng nước, một đựng sâu. Cóng nước thì nên dùng cóng sành, cóng thuỷ tinh loại trong để dễ theo dõi, đảm bảo nước sạch và luôn luôn có nước.
Nước hay cám jì thì cũng không nên để lâu quá 3 ngày. Khi châm cám cho chim các bạn lưu ý là không nên cứ thế đổ cám thêm vào cóng mà nên chịu khó lấy cóng cám ra, lấy hết phần cám cũ ra để kiểm tra xem có bị mốc hay không, đổ cám mới vào rồi đổ cám cũ lên trên. Làm như vậy để đảm bảo là ông ku chim không bị xơi cám mốc.
Cám để trong cóng tầm 5 ngày là bị mốc, mà thường thì mình chu đáo, đâu có để hết sạch mới châm, nếu không để ý mà cứ thế đổ vào là ông chim lúc nào cũng phải xơi cám mốc mà mình không biết.
- Bố lồng: dùng để lót vào đáy lồng chim tiện cho việc vệ sinh. Trên bố lồng, các bạn nên lót thêm 3-4 lớp giấy báo để hút nước của phân chim. Hai ngày là phải thay báo một lần, nếu càng để lâu thì càng được nghe người nhà càm ràm và càng có nhiều cơ hội nhiễm bệnh về hô hấp (cả bạn và chim). Hơn nữa, phân chim nó nhiều khí cacbonic, lại tủ áo thường xuyên nên phải hạn chế việc để nhiều phân trong lồng. Có nhiều người chơi chim mà nhìn vào đáy lồng cứ như mấy hòn non bộ (hic, viết ra mấy dòng này mà tôi thấy … xấu hổ quá … !!!).
- Cầu đậu: Cầu đậu cho chim Chào mào cần phải nhám và nhỏ thôi, cầu tròn đường kính tầm 1-1.2cm là ok. Nếu dùng cầu lượn cho đẹp thì cũng tốt, nhưng nhất thiết phải có một chỗ cao, bằng phẳng để chim đậu trên đó, chim đậu cầu lượn mà không có chỗ thăng bằng thì hay bị yếu một bên chân, hoặc nó có thói quen đậu cóng. Lắp thêm cầu phụ nếu lồng tương đối cao và rộng rãi. Các bạn lưu ý khi lắp cầu phụ thì gài cái thế để chim khi lên đậu cầu phụ thì đừng có ép sát lồng quá, lông đuôi sẽ bị mài vào nan lồng hỏng hết.
- Lồng tắm: Đồ chuyên dụng dùng để tắm cho chim, sang qua lồng tắm để vệ sinh lồng nuôi. Lồng tắm thì bán sẵn rất nhiều. Các bạn lưu ý 90% chim bị sẩy là sẩy từ lồng tắm ra. Lồng tắm thường có nhiều cửa, cửa nào không sử dụng thì nên cột cố định lại cho chắc ăn. Trong lồng tắm không nên để cầu đậu. Nhiều bạn nghĩ để cầu đậu vào đó để cho nó khi nào tắm xong thì lên đó đứng rỉa lông – không có đâu, gặp con lười tắm nó cứ đứng ì trên cầu khó chịu lắm, lấy cầu ra thì chim nhanh chịu tắm hơn.
- Lồng bẫy: Cũng nên sắm sẵn một cái, trước là để phòng hờ nhỡ chim bị sẩy thì còn có cái để mà hy vọng, sau là khi rảnh rỗi thì cũng đi dợt rừng với chị với em …
Chim mỗi tuần phải được tắm ít nhất hai lần bất kể thời tiết. Nếu trời lạnh quá thì cho em nó tắm bằng nước ấm. Chim thay lông vẫn phải cho tắm bình thường. Có nhiều con chim nó không chịu tắm thì bạn cho nó ở gần với con ham tắm trong lúc tắm. Nó thấy nó sẽ bắt chước tắm theo, hơn nữa con kia vẩy nước ướt bê bết vào người nó, ngứa ngáy nó sẽ xuống tắm. Cho tắm thoải mái đến khi nào nó lên thành chậu rỉa lông là coi như xong.
Về phơi nắng thì mỗi ngày phơi chừng 1-1,5 tiếng đồng hồ là đủ, phơi vào buổi sáng hoặc trưa, mỗi buổi nửa tiếng – nói chung khi nào rảnh + có nắng thì cho phơi. Bạn kết hợp việc sách ra cất vào khi phơi nắng để tập cho chim quen với người nữa. Hạn chế việc phơi nắng qua cửa kính – tia nắng đi xuyên qua kính có nhiều tia tử ngoại không tốt cho cả chim và người.
Phòng trừ bọ, rệp chim: Khoảng 2-3 tháng bạn nên phun thuốc chỗ treo cất chim một lần, trong lúc cho chim tắm thì phun thuốc trừ bọ, rệp cho lồng chim, để khô lồng rồi cho chim vào.
Các bạn ra quầy thuốc thú y mua một sợi dây đeo cổ chống bọ chét của chó, mèo, rồi cắt ra nhiều đoạn, mỗi đoạn chừng 3-4cm (một sợi dây đeo dài 60 cm – đeo cho chó mèo thì được 6 tháng – giá trung bình 70.000-80.000đ/sợi), rồi bạn để vào mỗi lồng chim 1-2 miếng đó, để ở dưới bố lồng để chim không nghịch ngợm nếm thử - cách này phòng trừ rệp chim rất hiệu quả và đơn giản.
Chỗ treo cất chim: vấn đề này quan trọng. Bạn cần chọn được chỗ treo cất chim sao cho: khuất gió, thoáng khí, an toàn đối với chó, mèo, chuột, tránh kiến vào tha cám, tha sâu, ngăn không cho chim thấy mặt nhau, Tốt nhất là treo cao quá đầu người – hơi bất tiện trong việc chăm sóc nhưng làm thế thì gọn gàng và chim đỡ bị hoảng khi có người hay chó, mèo qua lại.
Khi móc cất chim thì nên chỉ có một điểm tiếp xúc duy nhất giữa lồng chim với chỗ móc thôi – là cái móc lồng, ngay ở cổ móc lồng, bạn quấn một miếng vải to khoảng ngón chân cái rồi tẩm nhớt thải vào đó – làm vậy để tránh kiến - kiến chỉ có duy nhất một đường vào lồng chim là chỗ móc lồng, mà bị chặn vậy là coi như xong, hết đường.
Bạn nên làm một cái sào dài để ngang ở chỗ treo chim, hai đầu sào thì bạn lắp 2 miếng tôn tròn, đường kính khoảng 35-40cm, 2 miếng tôn này xoay tròn được quanh sào, ở giữa sào thì treo chim – làm vậy để ngăn chuột. Chuột leo lên sào, muốn vào tới lồng chim thì nó phải bò qua miếng tôn, cơ mà miếng tôn nó quay tròn nên bám vào được thì miếng tôn nó xoay đưa ông ku chuột xuống đất. Hic, nghĩ mà tội cho ông í, xơi được em chim cũng khá là vất vả !!!
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về vệ sinh, phơi phóng bảo vệ chim. Quan điểm chung là chăm chim kết hợp giải trí – không nên để cho việc này nó chiếm nhiều thời gian quá *** ra ta lại bị phụ thuộc vào thú vui của chính mình thì quả là không ổn.
Chế độ tập dượt:
Tập ăn cám: Chào mào bổi mới bắt về, bạn phải tập cho ăn cám nếu không, nó chết chắc. Cách tập rất đơn giản - bạn lột trần truồng quả chuối ra, lấy khoảng 1/3 quả rồi bỏ vào trong cóng cám, đổ cám đầy lên sao cho lộ một phần quả chuối trên mặt cóng cám là được - cứ để như vậy chim nó ăn chuối + liếm láp cám, dần dần nó sẽ biết ăn cám. Mất tầm 5-7 ngày để tập cho chim ăn cám.
Tập cho dạn: Bản chất của chim hay thú hoang nói chung là nhát người, khi bị bắt giam thì chúng sợ thêm đồ vật và thú nuôi khác nữa. Vì vậy khi bắt đầu nuôi chim bổi thì trước tiên bạn phải để chim làm quen với sự hiện diện của con người, thú nuôi và đồ vật chung quanh nó. Tốt nhất là để cho nó tự thích nghi dần dần bằng cách tủ áo như phần trên, treo ở nơi hay có người qua lại, dần dần nó thấy con người không nguy hiểm như nó tưởng (Hic, mà ác ôn hơn nhiều !).
Muốn chim mau dạn thì phải để cho nó luôn luôn đói (đừng để đói quá nó chầu zời mất). Hàng ngày bạn cho nó ăn 2-3 lần, canh sao đó để khi bạn cho ăn là lúc em nó đói lả lơi, rồi cho ăn cầm hơi thôi. Buổi sáng bạn đến vén áo lồng ra, lạnh lùng bỏ vài hạt cám hoặc một mẩu chuối vào lồng rồi bỏ đi, đi biền biệt đến trưa mới đến, vén áo lồng ra, lạnh lùng … cứ thế đến khi nào bạn đến mà nó nhón nhón lên nhìn vào cóng thức ăn - thế là bạn thành công rồi – lúc này nó mong mỏi được nhìn thấy bạn lắm … Chỉ khi nào chim bắt đầu đứng lồng rồi thì mới tập cho như vậy, chim còn quá nhát thì cứ phải từ từ.
Cần lưu ý là khi cho chim đói thì phải dọn sạch sẽ bố lồng đi, nếu không đói quá nó xơi luôn … phân của nó. Một điều nữa, bạn nên để đôi găng tay mà bạn hay đeo để làm vệ sinh lồng chim ở gần gần lồng chim, chỗ nào mà nó có thể nhìn thấy được ấy, để nó nhìn cho quen. Trong cơ thể con người thì ông chim ông í hãi nhất là đôi bàn tay, vì vậy cứ để cho ông ý nhìn ngắm mãi cái của nợ ấy cho quen đi, để rồi thấy chẳng có jì phải sợ cả.
Tạo điều kiện, dụ cho chim mở miệng hót: Chim đứng trong lồng mà vươn cổ cất tiếng hót tự nhiên như ở rừng là mục đích chính của người chơi chim. Chỉ khi nào chim đã đứng lồng, coi cái lồng chim và không gian quanh nó là nhà, là địa phận của nó thì nó mới thực sự hót. Còn chưa được như thế, thì theo tôi, chưa phải là hót thực sự - mà chỉ là tiếng kêu do nhớ rừng, nhớ bầy, nhớ cặp của nó (whiuuuu, không biết jờ này nàng đẻ được mấy trứng với thằng cha nào rồi? Mà nàng có tình ý jì với cái thằng cánh trắng ở phía bờ suối không ta !? …), hoặc tiếng than khóc cho cái số phận hẩm hiu khốn khổ được phát âm theo bản năng nghe tương tự như tiếng hót mà thôi. Hic, tội thế! Thôi thì tạo điều kiện cho khóc than thoải mái chán chê đi, rồi thì “biến đau thương thành hành động” mà hót cho khoả lấp cái nỗi nhớ rừng, nhớ bạn.
Khi nó bắt đầu sổ đều thì bạn nên thường xuyên cho nó đứng một mình, chỗ có lùm cây hoặc một chỗ khuất nào đó – càng yên tĩnh nó sẽ càng hót nhiều hơn. Giai đoạn này rất quan trọng. Đây là dịp để nó ôn lại tất cả giọng điệu vốn có của nó hồi xa xưa, hồi nó đem rêu rao khắp đồi này núi nọ - bị bặt đi một thời gian do “biến cố chính trị”, đây là lúc mà nó đem ra ôn luyện lại, lúc đầu sẽ còn ngượng ngập nhưng sẽ nhanh chóng trơn tru trở lại như hồi còn ở rừng.
Đem đi dợt ở tụ: Khi mà ở nhà treo đâu nó cũng hót. Móc nó ra ngoài, vừa buông tay quay lưng đi là nó bắt đầu hót – là đến lúc có thể bắt đầu đem nó đến tụ cho dợt dần được rồi. Đây là lúc dễ phá hỏng con chim nhất. Những lần đầu đem ra tụ thì chỉ nên để cho nó ở xa xa, nơi một góc khuất nào đó để cho nó nghe và thấy thấp thoáng đồng loại của nó thôi. Tư từ nó sẽ sung dần lên. Bạn hãy để ý lúc nó hót, thường những con sành thì cứ thế sổ thẳng cánh, nhưng những con yếu hơn thường nương vào một giọng nào đó để sổ theo, cái này phải để ý kỹ mới thấy.
Khi xác định được con mà nó kết giọng rồi thì bạn cho nó lân la lại gần gần con đó, thời gian đầu thì cứ cho đấu cái đã, Chim căng rồi thì hãy cho xáp đấu, không nên cho cắn nhiều – chim sung quá thì cho làm vài mỏ rồi tách ra ngay để nó càng sung thêm. Lúc mới đến tụ, khoan hãy mở áo ra ngay mà để nó bưng bít trong áo một tý cho nó rạo rực đã, làm vậy khi mở áo chim sẽ đấu sung hơn. Làm quen như vậy, mỗi khi bạn rờ vào áo lồng là nó dễ chẻ lắm – sung + gấp gáp muốn ra đấu đá ngay mà …
Đi dợt rừng: Chim chơi sung mãn ở nhà, ở tụ thì nên cho đi rừng. Trước khi cho đi rừng thì bạn phải tập cho nó quen ở trong lồng bẫy đã. Đầu tiên phải cho qua lồng tắm, rồi từ lồng tắm sang qua lồng bẫy. Bạn phải lấy lá cây nguỵ trang cho lồng bẫy. Không muốn cho chim rừng bu cắn ở phần nào thì lấy lá che chắn phần đó lại. Đi rừng thì nên có 2-3 con cùng đi để chim mồi dựa nhau mà đấu đón chim rừng, treo cách nhau chừng 20-30m thôi, đừng treo xa quá để còn chia sẻ áp lực của lũ chim rừng cho nhau.
Phần đi dợt tụ, dợt rừng thì AE diễn đàn đã nói khá nhiều, tôi cũng có viết mấy bài tương đối chi tiết ở diễn đàn này rồi - thế nên tôi xin phép bàn đến đây thôi, không nhắc lại thêm nữa.
Các vấn đề khác:
Tập thả ra: Đối với một con chim mà bạn đã ưng ý chon nuôi rồi, thì nên dành một ít thời gian … tập thả nó ra, phòng khi nó xổng thì có nhiều cơ hội túm về lại. Chim nuôi tầm 2-3 năm ở nhà khi bị xảy thì nó sẽ chưa đi ngay mà còn lẩn quẩn ở nhà vài hôm đã, sau đó mới đi mất (cũng có thể đói quá chết lả ở đâu đó, hay bị mèo nó chụp trong lúc đói khát hoa cả mắt lên, vì nó đâu còn bản năng kiếm mồi ngoài thiên nhiên đâu). Gọi là tập thả chứ thực chất là tập cho nó tìm về lồng của nó.
Việc này bạn nào có điều kiện mới làm được. Để thực hiện thì nhà phải có một căn phòng tương đối rộng, đảm bảo kín không có chỗ cho chim lọt được ra ngoài, buổi sáng bạn đem lồng chim vào đó, ban đầu thì để 1 trái chuối trên nóc lồng, để lồng chim ở giữa phòng, rồi lùa chim ra, cứ để cho nó ở trong phòng.
Đến trưa thì bạn vô phòng cho trái chuối vào bên trong lồng, chiều về kiểm tra xem em nó mò vào lồng chưa. Cứ làm vậy đến khi nào thấy em nó đói tự biết mò vô lồng ăn thì bạn cố tình dấu cái lồng vào chỗ kin kín cho nó tìm.
Khi no thì bay nhảy bu bám chỗ nọ chỗ kia, nhưng khi đói là tìm đến cái lồng - riết vậy nó quen, khi nó quen rồi thì thỉnh thoảng vẫn phải thả ra như vậy, mà chỉ thả trong phòng thôi, khi nào tin tưởng lắm + xác định tư tưởng cho mình đã (hic!) thì mới thả ở ngoài. Làm vậy chim giữ được lửa + được tự do bay nhảy giãn gân giãn cốt - rất tốt cho em nó.
Chim thay lông: Chim mái thì cứ đúng 12 tháng là thay lông, chim trống thì chu kù thay lông ngắn hơn 9-10 tháng, có con 8 tháng là thay. Vì vậy, nói con chim 4-5 mùa lông nhưng chưa chắc nó đã được 4-5 năm tuổi. Chim thay lông thì sẽ được chăm sóc đặc biệt hơn một tý, lồng luôn tủ áo chỉ để hở sơ sơ như chim bổi thôi, lồng cóng lúc nào cũng phải sạch sẽ, treo cất chỗ yên tĩnh - mục đích là để cho chim ngủ nhiều. Lông chỉ mọc và dài ra trong lúc chim ngủ.
Chim đang thay lông thì tuyệt đối không cho đấu đá - mặc dù có nhiều con thay lông thì cứ thay, nhưng sung vẫn cứ sung. Lúc thay lông nó ê ẩm khắp mình, hơi sức đâu mà đấu ?!
Khi chim gần xong lông – nhìn con chim tương đối mượt mà rồi là bắt đầu phơi nắng cho bộ lông cứng cáp dần là vừa. Lúc này bộ lông của nó vẫn còn yếu lắm, mới bung hết bản ra thôi chứ gốc lông vẫn còn máu và chưa bám chắc đâu - chỉ khi nào nhìn vào bộ mào của nó thấy gom nhọn + bộ lông đuôi gom lại, viền trắng chóp đuôi xếp tháp đều đặn thì lúc đó nó mới hoàn tất việc thay lông.
Chim bị nín lông: Là con chim không chịu thay lông, khoác bộ lông cả 15-17 tháng trời, bộ lông thì tả như cái áo tơi mà không chịu thay, chim vẫn chơi đều đều. Hoặc đang rớt được vài cọng rồi nín luôn, không rớt nữa.
Lý do: chế độ ăn uống của chim thiếu chất, không đủ chất và năng lượng để cung cấp cho một bộ lông mới. Chim bị shock do thay đổi chế độ chăm sóc đột ngột – khi chim rớt vài cọng lông theo mùa là báo hiệu nó chuẩn bị thay lông - gọi là rớt lông báo, khi này vẫn chăm chơi bình thường.
Chỉ đến khi nó rớt đến lông cánh và rớt nhiều, sáng ra mở tủ thấy đầy lông dưới bố lồng thì khi đó mới chuyển dần qua chế độ chăm thời kỳ thay lông. Chứ chưa jì người ta mới rớt có vài cọng lông báo mà tủ kín mít luôn thì nín luôn là đáng rồi !!!
Chim bị vậy thì phải điều chỉnh, bổ sung chế độ dinh dưỡng cho nó rồi giúp nó rớt bộ lông bằng cách cho tắm (phun) nước pha với dấm ăn cho nó rồi tủ lại (2 muỗng canh dấm pha với 1 lit nước cho nó tắm, nó không tắm thì phun – làm vậy nó rớt lông rất nhanh do dấm thấm vào da làm mềm chân lông ra + với việc con chim nó ngứa ngáy cứ rỉa lông miết nên lông rụng nhanh. Với lại khi rụng được rồi là có đà, có sự kích thích nên nó sẽ rớt cả bộ nhanh chóng thôi.
Chim suy lông, sâu lông: Bộ lông mới mọc ra còn tơi tả hơn bộ lông cũ, lông ống thì èo uột, ra gần cứng thì teo gốc, nghẹo xuống rồi rụng đi, gốc vàng khè hoặc đen thui, có nước nhờn – Chim bị thiếu chất trầm trọng, trong lúc thay lông không được chăm sóc chu đáo, lồng không vệ sinh + rệp, mạt cắn chân lông làm nhiễm trùng da + thúi cuống lông. Chim mà ra cơ sự này thì chỉ còn nước tủ lại tiếp, dập cho ra bộ lông khác thôi – nhưng trước hết là triệt cái gốc nguyên nhân cái đã.
Có một vài trường hợp chim vẫn được chăm sóc chu đáo, chế độ dinh dưỡng vẫn đảm bảo nhưng nó vẫn bị rụng vài cọng lông máu. Trường hợp này, nếu tin tưởng vào chế độ chăm + dinh dưỡng rồi thì không có jì đáng ngại – có thể do tai nạn, bạn cần để ý lại chỗ treo cất xem chó mèo hay người qua lại có khả năng làm cho nó hoảng không. Hoặc có thể do cơ thể nó đào thải sớm một số cọng lông không phù hợp - điều này bình thường.
Thay lông bất thường: Đây là điều khủng khiếp đứng hàng thứ 2 trong việc chơi chim (điều đứng hạng 1 là : chim quy tiên). Thay lông bất thường là con chim thay một phần lông, có khi 1/3, khi 1/2, khi thì thay cả bộ lông luôn, nhưng có thể chỉ rớt vài cọng (mức độ nhẹ), nhưng mà không theo chu kỳ nào cả, thay đột xuất như vậy bất cứ lúc nào. Rồi con chim nó suy hẳn đi, lúc nào cũng xù ra, kích kiểu jì cũng không sung, cứ vật vờ vậy hàng … mấy năm zời …
Hiện tượng thay lông đột suất chỉ là triệu chứng, còn nguyên căn chính là do em nó bị shock quá nặng nề. Còn shock thì có nhiều lý do làm cho em nó shock. Cái này khi ai là nạn nhân sẽ tự tìm hiểu được.
Chim nhát quá: Khi gặp phải mấy con chim nhát quá thì bạn đừng có cố làm cho nó dạn làm jì, vì càng cố nó sẽ càng nhát thêm thôi. Con chim nó đã sợ người mà lúc nào cũng cứ lăn tăn bên nó lại còn để chỗ đông người qua lại, để xuống đất ép nó, thế thì nó càng ngày càng sợ hơn chứ dạn kiểu jì.
Điều cần phải làm là tìm cách trấn an nó. Cho nó một khoảng không yên tĩnh, chỉ thấy thấp thoáng người cho quen dần thôi, cho nó một chỗ trú an toàn cho nó đứng đó yên tân quan sát và làm quen từ từ. Để tự nó dạn chứ không ép, tự nó có khả năng thích nghi mà. Rồi khi sung lên thì nó sẽ dạn người dần lên.
Chim lâu sung: Có nhiều con chim thay lông xong rồi mãi chẳng chịu chơi, riết rồi bạn chán nó bỏ thí coi nó như cây ổi ngoài vườn vậy – Đây là do nết của nó, con nhanh con chậm, nhưng rồi đến lúc nó sẽ chơi - loại này khi bung ra chơi là hết bài vở. Bạn cần chăm nó đều hơn, năng đi dợt hơn, nhưng đem ra để đó. Kiên trì, rồi sẽ gặp được một tác động nào đó kích nó sung lên.
Chim bị đè: Treo cất chim mà cứ để cho thấy mặt nhau lần hồi chim nó sẽ phân chia ngôi thứ. Trong bầy sẽ có một đại ca nổi lên, chơi căng nhất, to mồm nhất. Chính nó quyết định có để hay không để mấy con còn lại chơi - tuỳ theo tâm trạng của nó ngày hôm đó như thế nào.
Để tránh chim bị đè nhau như vậy thì lúc treo cất không nên để cho chim thấy mặt nhau, tranh thủ lúc chim sung mãn thì cho cắn mấy mỏ cho nó ghét nhau. Bạn cần bắt cặp búa xua cho cắn để không con nào sợ con nào. Tranh thủ làm được vài mỏ thòm thèm như vậy thì con chim nó sẽ không sợ nhau nữa – mà càng nghe giọng con kia vang lên nó càng sung, càng hậm hực.
Nuôi chim mái: Trong nhà nuôi > 5 con Chào mào thì nên nuôi một con chim mái. Nuôi mái để kích cho tụi kia sung lên. Khi đã chọn nuôi mái thì con mái phải được chăm ngang với chim trống chứ không lơ là trọng nam khinh nữ được. Mái càng sung thì kích trống càng hiệu quả.
Ở mấy quầy chim nhiều chào mào, chủ quầy thường nuôi thả 1-2 con chim mái cho bay lòng vòng trong quầy, nó làm cho chim sung bền, không bị đè nhau. Đặc biệt, khi xuất hiện chim lạ vào là cả bầy chim lồng lộn lên như thể cái con lạ kia sắp tia em mái của chúng đi mất. Nuôi chim mái hiệu quả nhất là phải thả được.
Sáng đẹp trời, cả bầy chim đang hừng hực khí thế chiến đấu, mình xếp chúng ra vừa cho phơi nắng vừa tranh thủ cho đấu - để cho chúng rậm rực cự nự đề - pa một lát rồi từ từ lôi một cô nàng ra thả cho đi ngúng nga ngúng nguẩy – ôi giời ôi … Rồi cô nàng bò lên nóc lồng này rũ rũ một tý, lần sang nóc lồng kia lượn lượn le le một tý, tạt sang lồng nọ mơn mơn miếng chuối – ôi giời ôi … rồi nàng vù ra xa xa, lụm lụm jì đó – ôi giời ôi … Khi nàng ở bên này thì bên kia nhao nhao lên, khi nàng sang bên kia thì bên này ầm ĩ cả, ôi giờ ôi … thôi thì chẻ nẹt quát tháo um sùm. Túm lại là không chim nào chịu nổi !!!
Chim sợ linh tinh: Chim bổi và đặc biệt là chim con thường nó hay sợ linh tinh, nuôi cho đến lớn, cho thuần rồi, nó vẫn cứ nhè vào một hoặc một số thứ jì đó để mà sợ - rất là vô lý khó chịu.
Chim sợ linh tinh cũng có lý do của nó – do khi còn nhát có một điều jì đó làm cho nó giật mình hoảng hốt, khi định thần lại thì cái vật nó nhìn thấy đầu tiên (ở bên ngoài lồng nuôi nó) sau khi hoàn hồn gây ấn tượng với nó, thế là nó nhè cái đó để sợ chơi cho zui, hễ thấy thứ đó là khiếp.
Khi chim bị vậy thì bạn cần xác đinh chính xác nó sợ cái thứ gì, rồi cho nó tiếp xúc dần với mấy thứ đó như cách làm ở phần trên là ổn - cứ từ từ rồi nó quen thôi.
Chim chơi cà dựt: Nhiều con chim ở nhà chơi rất rát, nhưng đem ra quầy thì tịt mít. Có con ra quầy thì hầm hố là thế mà về nhà thì xụi lơ. Lại có con chỉ đi rừng thì chơi miệt mài chứ ở nhà hay ra quầy thì iem chã … Chơi thì bữa sung, bữa xìu chẳng hiểu ra làm sao, chả biết đâu mà lần.
Cái này thì do nết con chim, khi chim thuần sành mà có nết này thì khó sửa lắm. Mình chỉ có thể thử can thiệp bằng cách ghẹo ghẹo cho nó kết với một con nào đó, hễ gặp con đó là nó điên tiết lên, rồi thì đi đâu cũng sách cả cặp đi, nhứ nhứ cho nó tức con đó nó chơi cái đã, hic biết đâu không làm jì được nhau, nó lại đổ vào đầu con khác thì may …
Khuyết tật: Chơi chim thì nên ráng giữ cho chim đừng bị khuyết tật. Nhưng nếu xui xẻo mà chim nó lâm nạn thì phải xác định ngay từ đầu là có nên tiếp tục nuôi hay không - vụ này phải thật nhẫn tâm và dứt khoát - nhắm chữa được thì để, không là loại ngay lập tức, hơi tiếc nhưng đỡ dặt dẹo về sau. Đây là quan điểm cá nhân tôi nêu ra để AE tham khảo thêm thôi. Ép chim non: Vấn đề này tôi có viết một bài tương đối chi tiết ở diễn đàn nên xin phép không nhắc lại nữa.
Chim độc: Chào mào độc là Chào mào khác thường: Bạch tạng, bông mơ, điểm đốm, cánh trắng đuôi trắng … sở hữu được một con chim độc là mơ ước của biết bao thế hệ “điểu sĩ”. Ấy nhưng mà các bạn săn hàng độc cần lưu ý vài điểm: - Giờ ra đường Thạch Sanh thì ít – Lý Thông thời nhiều, thế nên chưa được mắt thấy, tai nghe, tay sờ, chờ kết quả xét nghiệm thì khoan hãy tin vội.
Cách làm cho chim có màu bạc phếch gần như màu trắng: chim thay lông vừa xong lấy ôxy già tẩy lông chim đi, pha thêm NAOH vào nữa là lông gần có màu ngà luôn; Màu cà phê sữa: tẩy = ôxy già, khi lông còn ướt thì nhuộm màu tóc Hàn Quốc vào, làm xong kể cả lấy aceton rửa lại cũng không phai màu – nhưng phơi nắng nhiều lông sẽ bạc màu dần đi. - Hàng độc xịn đa phần là phái yếu. - Hiện ở Thái Lan họ đã nhân giống được Chào mào trắng rồi, nhưng do chưa làm đại trà được nên hàng vẫn còn đắt đỏ. Trước sau jì họ cũng có thể nhân giống đại trà, thế lúc ấy Chào mào Bạch tạng còn độc nữa không ??!
Vận chuyển đi xa: Chim bị vận chuyển đi xa thường là bị lậm nước, khựng lại không chơi nữa, ra chỗ mới, lạ nước lạ khí hậu, lạng quạng nó thay lông bất thường luôn. Vì vậy có nhiều AE nhờ tôi tuyển hộ chim thuần nhưng tôi rất ngại, không muốn giúp - ở đây nó chơi khác, gửi đến đấy nó chơi kiểu jì đâu ai đoán được, phụ thuộc nhiều điều quá.
Có một bài thuốc giúp chim đỡ bị lạ nước hiệu quả như sau: Bạn tìm một cục đất do con giun nó đùn lên, đất còn mềm ấy, to khoảng = một đốt ngón tay cái, rồi hoà tan vào ½ lít nước sạch, đun cho sôi kỹ. Bạn để cho nguội đi rồi lấy bông gòn lọc cho sạch bùn, lọc thật sạch thì nước vẫn còn hơi vàng vàng. Sau đó lấy ½ viên thuốc ENEVON C nghiền nhuyễn ra, hoà vào ½ lít nước đó, cho chim uống ngay khi đến nơi, cho uống hết ½ lít nước đó thì thôi. Bài này tôi đã áp dụng nhiều (cho cả chim, gà đá) và bày cho mấy AE làm đều có hiệu quả. Lý do thế nào thì tôi không biết – tôi cũng được chỉ lại như thế thôi.
Về giọng chim: Sau đây là quan điểm cá nhân tôi đưa ra để tán chuyện. Xin mời các bạn tham gia thêm. Chơi chim quan trọng là chất giọng, chim đẹp lộng lẫy, nết hay hút hồn mà chất giọng “hở hàm ếch” thì đúng là khiếm khuyết quá lớn. Giọng hót thì phải cho ra giọng hót, mà đã là Chào mào thì phải hót giọng Chào mào. Chứ mà Chào mào chơi giọng Chi chi, chim Sẻ thì ta nuôi Chi chi, chim Sẻ thích hơn chứ. Tuỳ mỗi vùng, mỗi bạn có sở thích riêng về giọng Chào mào thế nào gọi là hay, nhưng cơ bản thì giọng phải rõ ràng, nhiều âm tiết, luyến láy đa dạng, đổi đảo liên tục thì là hay.
Chi tiết thì:
- Giọng rõ ràng: giọng hót sổ phải có đầy đủ âm chính (whitch, whèo, whiu, whìu), âm phụ (ch, t-tr). Khi thu âm phát ra thường thì âm phụ bị lặn mất tiêu, vì vậy nghe qua âm khó mà phân biệt được. Khi chim phát ra một giọng thì phải đủ âm chính âm phụ, chỉ âm chính không thì nghe như tiếng chim mái kêu, chỉ âm phụ không thì là nó lầm bầm trong họng chứ chưa sổ.
- Nhiều âm tiết: số lượng âm chính nhiều, làm cho giọng sổ kéo dài ra, hoặc (và) một giọng sổ rõ ràng đó được phang liên tục 3-4 hoặc 5 lần liền – ôi giờ ôi !!!
- Luyến láy đa dạng: Âm chính, âm phụ đổi đảo chỗ cho nhau, khác nhau trong từng lần đổ giọng. Cái này cần thiết đây, như vậy nghe hoài không chán, chứ nó cứ rao đều đều như rao “trứng cút hột vịt lộn” cả ngày thì nghe sao lọt … ??!
- Đổi đảo liên tục: Hết rao tới sổ, sổ đang căng thì chẻ, lâu lâu quát vài tiếng, nghỉ chút lại rao … – ôi giời ôi !!! …
Trên đây là một số vấn đề cơ bản dành cho các bạn bắt đầu chơi Chào mào tham khảo thêm. Hy vọng sau khi đọc xong mấy bài viết này và tham khảo một số thông tin trên diễn đàn, các bạn đã đủ tự tin đi tuyển ngay một em Chào mào về nhà bắt đầu Khám + Phá./.
Bài viết của bác HoangDL Nguồn chaomao.vn
Mình mê khuyên nhưng cũng đá đưa sang CM chút,bài này mình sưu tầm đc chia sẻ cùng các bác
Chào mào hiện nay đã có nhiều fan hâm mộ rồi. AE giao lưu ở diễn đàn này và các diễn đàn khác chỉ là phần nổi của tảng băng chơi Chào mào thôi.
Tôi chơi Chào mào thì cũng dạng phọt phẹt. Mấy cách thức chăm nuôi là do tìm tòi, học hỏi, lụm lặt là chính chứ tự đúc rút thì cũng chẳng được bao nhiêu. Bây giờ vẫn còn phải đang học hỏi, tìm tòi về nó. Vậy mà cũng có AE khuyến khích, động viên chia sẻ về cách chọn nuôi, chăm sóc chim.
Tôi sẽ trao đổi một số vấn đề cơ bản để góp phần giúp các bạn mới chơi tự tin hơn khi chọn chơi loại này - một loài chim bình dị nhưng uy nghi – không lộng lẫy kiêu sa nhưng hoành tráng. Dưới đây vừa là trao đổi, vừa là đặt vấn đề, có thể có những ý kiến chủ quan của tôi không đúng, các bạn thoải mái trao đổi lại.
Tôi sẽ lần lượt trao đổi về các vấn đề:
1/ Chọn chim
Chọn chim đã sành
Chọn chim bổi già rừng
Chọn chim non, má trắng
Phân biệt trống mái
2/ Thức ăn, nước uống
Thức ăn chính
Thức ăn bổ sung
Bổ sung vi chất dinh dưỡng – vô thuốc
4/ Phơi phóng, vệ sinh, tắm táp
5/ Bảo vệ chim (chỗ treo, tủ áo …)
6/ Tập dượt
7/ Một số vấn đề khác
Chim suy lông, nín lông
Chim nhát quá
Chim lâu sung
Chim bị đè
Nuôi chim mái
Chim sợ linh tinh
Chim chơi cà dựt
Khuyết tật
Cầu đậu
Về giọng chim
Vận chuyển đi xa
Đi đấu, cho cắn, đá
Đi bẫy
…
Chọn chim đã sành:
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim - vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp.
Chi tiết thì cơ bản là:
- Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ - không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ - chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
- Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
- Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
- Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
- Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi.
Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to …
Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.
- Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
- Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
- Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự - giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
- Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
- Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
- Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
- Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.
- Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
Tiếp theo là về nết – lối chơi của con chim:
Cái này thì mỗi người thích mỗi kiểu, có người thích chim lăng xăng, năng động; có người thích chim trầm tĩnh điềm đạm. Về nết thì tôi xin nói chung chung thôi:
- Nết bền: Chim chơi bền bỉ ngày này qua tháng nọ. Cảm giác như nó không biết mệt là gì, cứ đều đều chơi như thế.
- Nết siêng: là nó chơi suốt ngày, mau mồm miệng, lúc nào cũng chơi được từ sáng tới tối, hế móc ra là chơi.
- Nết dữ: là chim có bản tính cô hồn chuyên muốn chèn ép bắt nạt kẻ khác, khi đấu thì cố to mồm hơn, khi đá thì cố khỏe hơn, chim dữ thường hay chẻ nẹt để trấn át chim khác.
- Nết đằm: đằm chứ không phải hiền nhá – nết này hiểm. Con chim nó vẫn chơi đều đều nhưng mà không lăng xăng, nó biết làm thế nào để chim kia phải sợ nó – nhìn nó có cái thần rất khác biệt với đám kia.
- Kết hợp: có nhiều nết trong một con chim.
- Lối chơi của chim CM: Về cơ bản thì có:
+ Giang cánh xòe đuôi: lối này làm mát lòng “điểu sĩ”! Chim đứng cầu dang rộng 2 cánh xòe đuôi, đôi khi kết hợp sổ, chẻ.
+ Chớp: 2 cánh máy liên tục trong khi xáp đấu.
+ Rũ: chim xếp mào lại, đầu lượn như lươn, lưỡi lè như rắn, mình uốn như vũ nữ Ha-oai, cánh + đuôi vỗ nhẹ nhịp nhàng như đàn cò bay chậm. Nhìn có vẻ đẹp vậy nhưng nó làm thế là để … chọc tức đối thủ là chính, với lại là để tán gái đó, thông qua tán gái để chọc tức đối thủ.
+ Bu, chụp: Chim đấu cứ hay nhảy bổ về phía đối thủ, chụp nan lồng, thò đầu ra rướn về phía giặc đòi cấu xé …
+ Nhứ: Con chim khi đấu nó vừa chớp cánh vừa giật giật hướng về phía đối thủ của nó – cái lối này là dễ “tiễn đưa” đối thủ nhất, nhiều con chẻ nẹt tóac tóac chứ không nguy hiểm, hiệu quả như cái lối quái đản này.
+ Chao: Chim chao bên này, bên kia cầu như kiểu vừa bỏ chạy vừa rủ rê. Lối này thường có ở chim mồi sành hay đi bẫy.
+ Kết hợp: chim có nhiều lối chơi như ở trên.
Về giọng chim CM thì cứ xoay quanh mấy âm thanh witch witch whèo whèo thôi.
Cơ bản có:
- Rao: chim hót giọng bình thường, hót đều đều để thỏa cái bản năng trời phú cho nó. Rao là khi nó đứng một mình, tâm trạng phấn chấn, nó đứng thẳng vươn cổ ra hót. Chim rao càng nhiều thì là càng siêng. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang, đều đặn và chuyển đổi âm điệu luyến láy. Chứ cứ rao như rao kẹo kéo thì nghe một chặp là oải người rồi.
- Whitch: là tiếng chim kêu – nó whitch để gọi bầy, chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. chim whitch nhiều thì không tốt, nhưng khi treo trong rừng nghe tiếng whitch nó vang vang cũng cảm giác run người.
- Sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt – nghe mới ép-phê. Khi con chim sung nó đang rao mà có con khác “chõ mõm” vào là nó chuyển qua giọng sổ – ôi thôi rồi … nghe mà sướng tái tê …
- Chẻ: em chim nó sung tột độ thì nó ré lên, chẻ là tiếng sổ quíu của nó – khi nó muốn tuôn ra một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn thì nó chẻ. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang. Có nhiều con chim khi nó ra giọng chẻ là lũ chim kia giật mình nhốn nháo, có ku trốn tuốt xuống đáy lồng nhòm lên ngơ ngác cứ như né bom …
- Rọt: Cũng là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó ko há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.
- Nẹt: là tiếng whet mạnh, đanh, đay nghiến, có khi chỉ có một âm, có khi 4-5 âm. Nó nẹt là để quát đối thủ trấn át theo kiểu to mồm hàm hồ. Kiểu như mình quát trâu bò khi chúng sực lúa vậy.
Về chọn chim sành thì cơ bản là như vậy, hy vọng đã góp thêm thông tin cho các bạn khi chọn mua chim./.
Chọn chim bổi già rừng:
Nếu mới bắt đầu chơi CM thì theo tôi là không nên chơi chim bổi jà rừng, vì dễ nản lắm. Lúc mới bắt về còn mướt mát thế mà sau một thời gian ngắn thôi là nhìn em chim nó xác sơ, đầu mào, đuôi cánh toe toét hết. Nhác thấy bóng người là nhẩy thúc tưng bừng. Tuy nhiên nếu bạn thích chọn nuôi bổi jà rừng thì có một số đặc điểm để có thể nâng cao xác xuất chọn được một con chim hay.
Việc chọn được một con ưng ý trong lồng bổi đã khó rồi, việc bắt ra cho đúng là nó là điều khó gấp chục lần – khi mà lồng bổi có cả trăm con, đưa vợt vào là chúng bay tán loạn lên, chủ quầy bắt ra đâu có jì đảm bảo đó đúng là con chim bạn chọn. Vì vậy, khi chọn được chim rồi, bạn phải để ý một đặc điểm nhận dạng đặc biệt nào đó để yêu cầu chủ quầy bắt ra cho đúng con chim bạn chọn (một vệt phân trắng dính trên cánh hoặc là một cọng lông tơ vướng ở ngón chân chẳng hạn).
Khi chọn chim thì cần ngồi im mà nhìn, hạn chế cử động. Đi lựa chim trong lồng bổi mà xông xáo quanh lồng thì có mà cả ngày chẳng lựa được con nào. Bạn nên đi chọn vào lúc khoảng 9h30 – 10h sáng hoặc 2h30-3h chiều là tiện nhất, vì lúc này đa phần chim đã no rồi, nó ít bay nhảy nếu không bị động lồng, với lại giờ đó mà có con nào còn mon men đi tìm ăn thì nên bỏ qua đi, con đó yếu quá không tranh lại mấy con khác ngay trong lồng bổi thì còn để ý làm jì!? Hơn nữa đi chọn vào giờ đó thì nắng ấm làm bộ lông của nó ôm vào người hơn dễ chọn dáng hơn.
Chọn bổi già thì bạn cần phải nhìn tướng con chim, thấy nó cân đối, đẹp là được. Mình chim thon, dài, được quả lưng hơi gù thì đẹp. Chim bổi trong lồng tập thể thì không lộ nhiều thông tin cho mình chọn đâu. Chỉ cần xem mào có dài, dầy không. Bộ yếm càng đậm càng tốt.
Chọn chim có mặt to nhưng không bị xù lông, mình dài, đuôi, cánh dài là đẹp. Đầu mào, đuôi phải còn nguyên, không toét ra là chim khôn, hoảng bay thúc lồng nhưng biết giữ cho không bị tổn thương (Lồng bổi thì thường được bọc = lưới ruồi nên chim ít bị toác đầu nhưng nếu chim đần thì bộ đuôi vẫn bị xơ).
Chân nhỏ, cao, ngón chân to, dài, móng phải còn nguyên (chắc rồi, chứ mà bàn chân 4 ngón cưa 2 còn 2 thì nói chi nữa …!??), móng to, ngắn và cong đều là đẹp. Chọn chim mỏ mảnh, hai mép rộng, xương hàm bạnh ra là tốt.
Chọn hai mí đều nhau, gọn. Khi nhắm được một con rồi thì bạn nên so sánh nó với mấy đứa chung quanh, thấy nó có phần nhỉnh hơn thì yên tâm bắt nó ra được rồi.
Việc chọn chim bổi jà thì ngoài việc chọn dáng tướng, một số chi tiết cơ bản như trên, bạn còn phải tìm xem nó có những điểm nào làm cho bạn … không thích. Điều này tôi học được của các bạn trên diễn đàn. Theo tôi thì nếu tìm ra được khoảng 3 điểm cố định làm cho mình không thích nó thì nên bỏ qua nó, chọn con khác …
Chọn chim là một khâu rất quan trọng trong “sự nghiệp nghiện chim” của bạn. Ngay từ đầu, bạn khó tính bao nhiêu, thì về sau này bạn sẽ được hài lòng bấy nhiêu. Chính vì vậy, không nên quá dễ dãi nếu bạn có nhiều sự lựa chọn.
Chọn chim non, chim má trắng:
Nếu bắt đầu chơi chào mào thì theo tôi là nên chọn chơi loại này. Thời gian đầu mới bắt về thì lũ này rất nhát, nhưng chúng cũng rất nhanh dạn dĩ và cũng dễ chăm sóc.
Chọn chim má trắng thì cơ bản là như chọn bổi jà, nhưng bạn lưu ý là ưu tiên chọn những con mào dài (Bạn phải để ý mấy cọng lông mào luơ huơ để xác định độ dài của nó) và đặc biệt là dài đòn, mập ốm to nhỏ không quan trọng, quan trọng là dài đòn.
Vì khi ở rừng thì có thể nó ăn uống thiếu chất nên không to, nhưng những con có bản cốt tốt thường là những con chân cao + dài đòn. Đem về nuôi trong lồng cho ăn uống đầy đủ thì nó sẽ bung hết bản cốt tiềm ẩn ra, lúc đó mới thấy lợi hại.
Phân biệt trống mái:
Ay za, cái này AE bàn luận hiều rồi – đây là chủ đề khá phức tạp. Đôi khi tôi còn bị nhầm lẫn, hic. Thôi thì tôi cũng cứ mạo muội đưa ra mấy điểm so sánh rồi các bạn bàn thêm.
Khi nhìn quen thì chỉ cần nhìn thôi là có cảm giác nó là chim mái - vụ này mấy ông chủ quầy rành lắm. Nhưng nhìn quen rồi thì nói làm jì, quan trọng là đặc điểm kìa.
Chim mái thường thì nó nhỏ hơn trống (to chỉ = khoảng 2/3 đến 3/4 chim trống thôi). Chim mái thường có đầu nhỏ, mào thấp, cui chứ không nhọn đỉnh. Bàn chân chim mái thường nhỏ nhắn, móng nó nhìn mảnh mai. Lông chim mái thường mềm và mịn hơn chim trống. Sắc mặt chim mái thường thì nhìn nó hay ngơ ngơ ngác ngác.
Trong bầy mà có con nào lúc đứng một chỗ mà hay nhìn ngang nhìn dọc thì rất nhiều khả năng đó là phái yếu. Cảm giác chung khi nhìn vào một con chim mái là: nhỏ con, gọn gẽ, ít nhảy nhót nhưng hay nhìn dáo giác, đặc biệt là nhìn nó hiền hiền tội tội.
Về chim mái thì tôi cảm được nhiêu đó thôi, tả thêm một chặp nữa nó ra .. chim trống mất.
Trên đây là phần chọn chim. Các bạn có kinh nghiệm thì trao đổi thêm AE ta học hỏi lẫn nhau. Vui là chính./.
P/S: Vì viết xong post lên luôn nên mình ngại post lắt nhắt mất công. Nếu AE thấy bài dài quá thì báo cho mình, mấy bài sau, viết xong mà lê thê thế này thì mình sẽ ngắt ra để đọc cho đỡ ngán.
Chăm sóc Chào mào:
Chăm sóc Chào mào là cả quá trình kết hợp nhiều vấn đề: thức ăn, nước uống, thuốc thang, phòng và trị bệnh thường gặp, vệ sinh, bảo vệ, tập dượt … Theo tôi thì đối với chăm sóc Chào mào (hay đối với bất kì loài nào khác) thì các khâu trên đều quan trọng như nhau, không thể coi trọng hay xem nhẹ khâu nào cả.
Đương nhiên, nuôi chim chỉ để giải trí (đại đa số) – vì vậy, tuỳ điều kiện mỗi người, cần có thời gian biểu cho việc chăm sóc lũ chim trong tuần. Chăm có kế hoạch và định hướng như vậy khi làm quen thì sẽ đỡ mất thời gian, đỡ mất công và đặc biệt là sẽ không bị quên, không bỏ sót nếu nhà nuôi nhiều chim. Hơn nữa, làm như vậy là bạn đang dịu dàng áp đặt một trật tự kỷ luật cho lũ chim ở nhà.
Thời gian chăm chim cần phải được bố trí hợp lý nữa. Đừng để đến một lúc nào đó, ta giật mình thốt lên “Ôh, thì ra bấy lâu nay mình làm tôi mọi cho cái lũ chim trết tiệt này àh ?!!”
Để các bạn mới chơi dễ theo dõi tham khảo và các AE muốn trao đổi thêm được thuận tiện trong việc chọn chủ đề, tôi xin được chia ra làm 4 vấn đề chính là:
- Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ vệ sinh
- Chế độ tập dượt
- Các vấn đề khác
Phần này mỗi người, mỗi vùng có cách chăm riêng nhưng cơ bản là đều có hiệu quả. AE đọc nếu thấy không đúng, hoặc có cách chăm khác thì trao đổi lại để cùng học hỏi kinh nghiệm của nhau - mục đích viết bài của tôi chỉ có vậy, mong AE nhiệt tình tham gia.
I/ Chế độ dinh dưỡng:
1/ Thức ăn cho Chào mào:
Thức ăn chính: quan điểm của tôi là không quá cầu kỳ đối với các thành phần của cám. Chào mào có nhiều nguồn thức ăn bổ sung, nhiều nguồn cung cấp bổ sung vi chất dinh dưỡng nên đối với cám ăn hàng ngày của nó, theo tôi chỉ cần đủ chất dinh dưỡng cơ bản là ok. Cám chim thì có nhiều hãng sản xuất, đóng gói bán nhiều trên thị trường, có thể mua về trộn thêm thuốc (nói kỹ phần sau) và một số thành phần bổ sung như trứng, tép khô lạt, tôm … Tôi nói vậy không có nghĩa chê bai cám tự làm. Nếu có điều kiện, chọn được một công thức hợp với chim thì tự làm cám cho chim theo các thành phần đó là tốt nhất.
Đối với cám tự làm hay với cám bán sẵn, sau khi mở gói thì không nên để quá 1 tháng. Nhiều khi nhìn cám vẫn tươi nguyên, mùi vẫn thơm ngậy nhưng đã có một số chất khi tiếp xúc với không khí nó bị biến đổi gây rối loạn tiêu hoá.
Một điều quan trọng nữa, đã được nói đi nói lại nhiều rồi, nhưng tôi vẫn xin nhắc lại: khi đã xác định được công thức cám thích hợp rồi thì phải theo đuổi công thức này lâu bền, tuyệt đối không được đột ngột thay đổi các thành phần cơ bản của cám.
Lý do là: cơ thể của chim đang thích nghi, đang phát triển bình thường với các thành phần cơ bản nào đó rồi, việc trao đổi, hấp thụ chất đang được diễn ra bình thường, nhưng đột ngột bị ngắt đi, thay vào một chất khác - điều này làm chim bị shock, cơ thể của nó vừa bị thiếu hụt các chất quen thuộc (bị cắt đi) vừa phải đối phó với mấy thứ lạ lẫm (mới bị tống vào).
Nhẹ thì chim bị rối loạn tiêu hoá, suy nhược một thời gian, khi nào thích nghi với cám mới thì phát triển bình thường. Nặng thì đi tiêu chảy dài ngày, xù lông, thay lông bất thường, suy dinh dưỡng, suy kiệt, quy tiên … Muốn đổi cám thì bắt buộc phải làm từ từ, bạn trộn hai loại cám vào với nhau rồi hàng ngày rút dần tỷ lệ cám cũ đi, tăng dần tỷ lệ cám mới lên.
Về công thức làm cám thì ở diễn đàn cũng đã nói rất nhiều, với lại tôi cũng không muốn giới thiệu một công thức cố định. Tôi chỉ xin đưa ra (đề nghị) một số thành phần chính cho cám Chào mào:
- Các loại cám cho gia cầm bán đóng gói sẵn (Cám Ba vì, cám Con cò …),
- Trứng vịt, trứng gà: nếu trộn 10 quả thì lấy 10 lòng đỏ + 3 lòng trắng. Nếu không có điều kiện phơi, sấy thì nên luộc chín rồi cà nhỏ ra để trộn sau đó phơi, sấy thật khô. Cám trộn trứng thì mỗi mẻ làm cho ăn trong vòng 15-20 ngày thôi,
- Trứng vịt lộn, trứng cút lộn,
- Thịt rắn mối, thịt bò, tôm tươi,
- Tép lạt khô: theo tôi cái này chủ yếu cung cấp thêm can-xi,
- Bột ngũ cốc hoa quả (bột dinh dưỡng dành cho trẻ em),
- Cơm nấu từ gạo nếp lức: thứ này nóng, nếu chọn thì nên cho ít thôi.
Trên đây là một số thành phần chủ yếu tôi tham khảo được của mấy AE tự làm cám cho chim. Các bạn muốn tự làm thì có thể chọn thành phần theo tỷ lệ riêng của mình rồi tiến hành. Có điều – tôi xin được nhắc lại, đối với Chào mào thì không cần phải cầu kỳ lắm đâu. Làm càng cầu kỳ càng khó theo đuôi lâu dài.
Thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung đối với Chào mào là trái cây, côn trùng.
- Trái cây: Chào mào đặt biệt thích chuối (zám nó có họ hạng với … khỉ ??!). Có điều kiện thì cho ăn chuối tây (chuối cúng) là tốt nhất, không làm cho chim bị tiêu chảy. Ngoài ra nó cũng thích ăn nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu … – nói chung là các loại trái cây chín có vị ngọt. Về liều lượng thì trong một tuần có ít nhất 3 ngày chim được ăn trái cây.
Chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc - thứ này cho nó ăn nhiều cũng tốt (bạn phải luộc lên, nếu không thì nó không thể nào nhá nổi).
- Côn trùng: Cào cào non là lựa chọn số 1, nhưng có con thích ăn cào cào, có con không thích, không ăn, bạn phải tập cho nó ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng (bẻ cẳng cào cào đi, chỉ cho nhúc nhích được thôi). Có điều kiện cho ăn đều đặn hàng ngày thì quá tốt, nếu không thì vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5-7 con là vừa.
Sâu quy: cho ăn ít thôi, ăn cho vui, cho đỡ nhạt mồm thôi – như thể mình cắn hột dưa vậy. Không nên cho Chào mào ăn nhiều sâu. Mỗi tuần mỗi con chào mào ăn chừng 1,5-2 muỗng cà phê sâu là vừa. Không nên cho Chào mào ăn dế - dế hăng không hợp với Chào mào. Bạn cũng không nên tập cho Chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.
Có điều này các bạn cần lưu ý: khi dọn lồng chim thì hay có mấy con sâu bị ku chim làm vãi xuống đáy lồng. Các bạn tuyệt đối không được tiết kiệm = cách cho nó ăn lại mấy con đó, mà phải làm mấy lỗ nhỏ ở đáy lồng để sâu vãi lọt hẳn đi. Sâu vãi nó sống nhờ phân chào mào, cho ăn lại như vậy khác jì bạn cho Chào mào ăn phân của chính nó - ruột gan nào chịu nổi ?!
Nước uống: Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội chi cho cầu kỳ, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 03 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu ông chim ị vào là phải đem ra thay ngay. Gớm! có nhiều ông nuôi chim nhiều quá không chịu dọn dẹp để cho cái cóng nước như cháo loãng mới chịu thay … Cóng nước thì bạn nên để cóng sành để tiện theo dõi – chim có thể nhịn đói được chứ tuyệt đối không thể nhịn khát.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng – vô thuốc: Vấn đề này tôi định không viết, vì thuốc là con dao hai lưỡi, khi sử dụng thuốc phải hết sức cẩn thận và phải theo dõi sát sao bầy chim. Về vấn đề này, các bạn chỉ nên tham khảo thông tin - hiểu thật rõ thì mới làm, không áp dụng một cách máy móc.
Đắn đo mãi rồi cũng viết ra luôn, không lại có người trách : “Đã học mót được lại cờn bầy đặt giấu nghề …!!!”
Các bạn nhận thấy Chào mào dễ chơi, nhanh sung là do chế độ ăn uống tự nhiên của nó - đầy đủ chất dinh dưỡng và đầy đủ vitamin cần thiết. Nếu có điều kiện mua thuốc chuyên dụng cho chim thì cứ theo hướng dẫn sử dụng mà thực hiện, còn nếu không có điều kiện thì vẫn có cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho nó thông qua các loại thuốc dùng cho người – tôi sẽ cố gắng giới thiệu các loại thuốc được bán phổ biến ở hiệu thuốc.
Thuốc trộn vào cám thì có Carbomango - hoặc các loại thuốc tiêu thực để hỗ trợ hệ tiêu hoá, bước đầu tiếp xúc với thức ăn mới, ENEVON C viên thuốc hình con nhộng màu cam (hình như 2000đ 5 viên). 2 viên Carbon + 2 viên ENE nghiền nhuyễn ra trộn với 1kg cám cho chim ăn hàng ngày.
Thuốc trộn vô nước cho uống thì dùng các loại thuốc bổ dành cho trẻ em dưới 1 tuổi – có rất nhiều loại được bày bán đầy giẫy ngoài hiệu thuốc. Tuỳ điều kiện mà chọn một loại rồi dùng lâu dài cho cả bầy chim, không cần thiết phải chọn loại đắt tiền làm jì cả.
Các giai đoạn vô thuốc – loại thuốc, cách thức, liều lượng:
- Chim bổi, chim non mới bắt về: Loại này cần phải được vô thuốc ngay, với liều lượng thấp nhất rồi tăng dần lên. Cho ăn cám có thuốc hàng ngày. Đối với thuốc cho uống theo nước: lần đầu bạn pha khoảng 0.2-0.3 cc vào 2/3 cóng nước cho chim uống, sau 3 ngày thì ngưng, lấy cóng ra rửa thật sạch rồi cho uống nước sạch bình thường. Bạn theo dõi chim trong vòng một tuần, nếu chim vẫn bình thường thì khoảng 7-10 ngày sau nâng liều lên 0.3-0.4 cc vào 2/3 cóng nước, cho uống liên tục trong 3 ngày và lại ngưng để theo dõi như trên.
Thời gian đầu vô thuốc chim sẽ đi phân hơi lỏng màu vàng kéo dài khoảng 2-3 ngày - điều này bình thường.
Nếu chim hợp thuốc thì nó sẽ trở lại bình thường thôi. Bạn theo dõi thấy con nào đi phân lỏng hơn bình thường là phải ngưng ngay, lại giảm liều xuống và nâng lên lại chậm hơn. Không pha quá 0.5 cc thuốc vào 2/3 cóng nước, mỗi lần vô thuốc thì không kéo dài liên tục quá 3 ngày. Các bạn phải hết sức chú ý vấn đề này.
Thuốc nó sẽ có tác dụng từ từ khi được dùng đúng liều (khó khăn là mỗi con chim chỉ hợp với một liều lượng nhất định – cái này tự các bạn phải theo dõi và xác định). Đến khi thấy thuốc có hiệu quả, nhiều người sướng quá tăng liều lên làm cho em chim shock thuốc quy tiên luôn rồi ngồi than trách …
Sau khi xác định được liều lượng thì cứ sau mỗi tháng vô thuốc một lần.
Chim non hoặc chim bổi mới bắt về nếu được vô thuốc đầy đủ thì nó phát triển rất tốt – sau khi thay lông nó sẽ bung hết bản cốt ra, lộ hết dáng tướng, lông lá mượt gọn và ra lông rất nhanh.
- Chim thuần thì sau 1 hoặc 2 tháng vô thuốc một lần, tuỳ vào điều kiện của bạn có cho nó ăn được nhiều thức ăn bổ sung hay không. Nếu nhiều thức ăn bổ sung thì thời gian giữa 2 lần vô thuốc dài ra, và ngược lại.
- Chim thay lông: khi chim chuẩn bị thay lông và mới bắt đầu rụng lông thì không vô thuốc – vì có thể sẽ làm nín lông luôn. Khi thấy chim bắt đầu ra lông non thì bắt đầu vô thuốc, liều lượng như đối với chim non và chim bổi mới bắt về.
Khi bắt đầu vô thuốc thì bạn phải chịu khó quan sát theo dõi bầy chim của mình. Mỗi con sẽ hợp với một liều lượng khác nhau, vì thế bạn phải nhớ và cho thuốc cho “đúng người đúng tội”. Và lúc nào cùng phải nhớ “Cái jì dù có tốt mấy đi nữa, nhưng quá lố thì sẽ tai hoạ”. Tôi mua một lọ thuốc, cho hơn 10 con Chào mào mà cả 6 tháng nay chưa dùng hết một nửa.
Cơ bản về chế độ dinh dường cho Chào mào là như thế, AE nào có chế độ khác thì trao đổi thêm. AE mình cùng học hỏi giao lưu với
Chế độ vệ sinh:
“Đồ nghề” để bắt đầu chơi Chào mào, tối thiểu bạn phải sắm:
- Lồng chim: Lồng vuông hay tròn jì tuỳ sở thích người chơi, lồng Chào mào thì loại tầm 52-56 nan là vừa, khoảng cách nan thì đủ chỗ để ông ku thò đầu ra ngoài là được. Nếu sử dụng lồng tròn thì nóc lồng nên dùng nan đôi hoặc nan 3. Vì lúc bay hoảng hoặc lúc xáp lồng cho cắn nhau, Chào mào nó thường hay vươn lên phần nóc và bị kẹt đầu vào phần uốn giữa nóc lồng và thân lồng. Hic, nó bị treo cổ như thế thì khốn khổ lắm, giãy hoài mới lọt ra được, lông lá tung toé xác xơ ra, bị đơ cả cổ, đau 2 bên hàm – chim đang sung mà bị vậy thì còn nói jì được nữa - bị xong nó sẽ hoảng, nhát trở lại mất cả tháng.
Lồng tháo đáy thì tiện cho việc dọn vệ sinh lồng, nhưng tháo hay không tháo thì vẫn nên dùng lồng đáy kín để tránh gió lùa thốc từ dưới lên – nguy hại cho ông ku chim. Khi lồng để không không sử dụng thì bạn nên kéo cửa ra, để nhỡ có ông ku chuột nào muốn vào thám hiểm thì có đường ra vào, nếu không ông í sẽ cắn nan chui vào, xong lại cắn nan chui ra - phiền toái cho ông í và cho cả mình nữa.
- Áo lồng: Theo tôi cái áo lồng rất quan trọng – nó có nhiều tác dụng: tủ ấm cho chim, tránh gió lùa. Đối với chim bổi mới bắt về thì nó còn là chỗ núp kín đáo giúp chim bớt căng thẳng, Đối với chim thuần thì áo lồng che mặt không cho giang hồ thấy nhau – có tác dụng kích sung chim, khi vận chuyển đi xa thì phải tủ áo lồng, áo lồng góp phần hạn chế mèo, chuột tấn công chim vào buổi tối nữa. Mỗi một lồng chim cần có một áo lồng và cần phải được sử dụng hợp lý. Treo chim ra ngoài cho chơi thì cuộn hết áo lên, khi cất đi thì trùm lại để hở ½ lồng ra, tối thì tủ kín lại.
Đối với chim bổi mới bắt về thì nhất thiết phải tủ áo lồng lại nhưng không được tủ kín mít, ban đầu thì hé sơ chỗ phần cửa lồng ra, rồi mở ra từ từ đến khi nào mở hết được ½ lồng là tạm ổn. Làm như vậy nó sẽ mau dạn hơn, lý do là: chim mới bị tống vào lồng thường nó hoảng sẽ nhảy lung tung, thấy jì cũng sợ, cũng nhảy, càng nhảy thì đầu đuôi càng toét ra, càng đau, càng đau thì càng nhát, càng nhát thì càng nhảy … cứ luẩn quẩn mãi vậy thành thử con chim nó lâu dạn. Không có áo thì nó cứ thấy chỗ nào thoáng là xăm đầu xông ra, có cái áo, nó có chỗ núp kín đáo, hễ động là nó bu vào đâu đó trong áo và yên tâm nghe ngóng.
Đối với chim bổi mà tủ kín mít hết lại thì cũng không ổn, nó nghe động đì đùng bên ngoài nhưng mà không thấy, không hiểu chuyện jì đang xảy ra ngoài í thì nghĩ cũng khiếp, phải hé ra cho nó đừng có bị tò mò, nghi ngờ rồi nghĩ ngợi linh tinh. Phải tạo điều kiện cho nó lén nhìn ra, thấy sợ thì có chỗ trốn, cứ vậy từ từ nó quen và nhanh chóng dạn dĩ. ở trong áo nó cứ thấy dáng người đi qua đi lại hoài thì cũng quen dần và dạn với người.
- Bộ cóng: Cần phải có tối thiểu là 3 cóng: 1 đựng cám, 1 đựng nước, một đựng sâu. Cóng nước thì nên dùng cóng sành, cóng thuỷ tinh loại trong để dễ theo dõi, đảm bảo nước sạch và luôn luôn có nước.
Nước hay cám jì thì cũng không nên để lâu quá 3 ngày. Khi châm cám cho chim các bạn lưu ý là không nên cứ thế đổ cám thêm vào cóng mà nên chịu khó lấy cóng cám ra, lấy hết phần cám cũ ra để kiểm tra xem có bị mốc hay không, đổ cám mới vào rồi đổ cám cũ lên trên. Làm như vậy để đảm bảo là ông ku chim không bị xơi cám mốc.
Cám để trong cóng tầm 5 ngày là bị mốc, mà thường thì mình chu đáo, đâu có để hết sạch mới châm, nếu không để ý mà cứ thế đổ vào là ông chim lúc nào cũng phải xơi cám mốc mà mình không biết.
- Bố lồng: dùng để lót vào đáy lồng chim tiện cho việc vệ sinh. Trên bố lồng, các bạn nên lót thêm 3-4 lớp giấy báo để hút nước của phân chim. Hai ngày là phải thay báo một lần, nếu càng để lâu thì càng được nghe người nhà càm ràm và càng có nhiều cơ hội nhiễm bệnh về hô hấp (cả bạn và chim). Hơn nữa, phân chim nó nhiều khí cacbonic, lại tủ áo thường xuyên nên phải hạn chế việc để nhiều phân trong lồng. Có nhiều người chơi chim mà nhìn vào đáy lồng cứ như mấy hòn non bộ (hic, viết ra mấy dòng này mà tôi thấy … xấu hổ quá … !!!).
- Cầu đậu: Cầu đậu cho chim Chào mào cần phải nhám và nhỏ thôi, cầu tròn đường kính tầm 1-1.2cm là ok. Nếu dùng cầu lượn cho đẹp thì cũng tốt, nhưng nhất thiết phải có một chỗ cao, bằng phẳng để chim đậu trên đó, chim đậu cầu lượn mà không có chỗ thăng bằng thì hay bị yếu một bên chân, hoặc nó có thói quen đậu cóng. Lắp thêm cầu phụ nếu lồng tương đối cao và rộng rãi. Các bạn lưu ý khi lắp cầu phụ thì gài cái thế để chim khi lên đậu cầu phụ thì đừng có ép sát lồng quá, lông đuôi sẽ bị mài vào nan lồng hỏng hết.
- Lồng tắm: Đồ chuyên dụng dùng để tắm cho chim, sang qua lồng tắm để vệ sinh lồng nuôi. Lồng tắm thì bán sẵn rất nhiều. Các bạn lưu ý 90% chim bị sẩy là sẩy từ lồng tắm ra. Lồng tắm thường có nhiều cửa, cửa nào không sử dụng thì nên cột cố định lại cho chắc ăn. Trong lồng tắm không nên để cầu đậu. Nhiều bạn nghĩ để cầu đậu vào đó để cho nó khi nào tắm xong thì lên đó đứng rỉa lông – không có đâu, gặp con lười tắm nó cứ đứng ì trên cầu khó chịu lắm, lấy cầu ra thì chim nhanh chịu tắm hơn.
- Lồng bẫy: Cũng nên sắm sẵn một cái, trước là để phòng hờ nhỡ chim bị sẩy thì còn có cái để mà hy vọng, sau là khi rảnh rỗi thì cũng đi dợt rừng với chị với em …
Chim mỗi tuần phải được tắm ít nhất hai lần bất kể thời tiết. Nếu trời lạnh quá thì cho em nó tắm bằng nước ấm. Chim thay lông vẫn phải cho tắm bình thường. Có nhiều con chim nó không chịu tắm thì bạn cho nó ở gần với con ham tắm trong lúc tắm. Nó thấy nó sẽ bắt chước tắm theo, hơn nữa con kia vẩy nước ướt bê bết vào người nó, ngứa ngáy nó sẽ xuống tắm. Cho tắm thoải mái đến khi nào nó lên thành chậu rỉa lông là coi như xong.
Về phơi nắng thì mỗi ngày phơi chừng 1-1,5 tiếng đồng hồ là đủ, phơi vào buổi sáng hoặc trưa, mỗi buổi nửa tiếng – nói chung khi nào rảnh + có nắng thì cho phơi. Bạn kết hợp việc sách ra cất vào khi phơi nắng để tập cho chim quen với người nữa. Hạn chế việc phơi nắng qua cửa kính – tia nắng đi xuyên qua kính có nhiều tia tử ngoại không tốt cho cả chim và người.
Phòng trừ bọ, rệp chim: Khoảng 2-3 tháng bạn nên phun thuốc chỗ treo cất chim một lần, trong lúc cho chim tắm thì phun thuốc trừ bọ, rệp cho lồng chim, để khô lồng rồi cho chim vào.
Các bạn ra quầy thuốc thú y mua một sợi dây đeo cổ chống bọ chét của chó, mèo, rồi cắt ra nhiều đoạn, mỗi đoạn chừng 3-4cm (một sợi dây đeo dài 60 cm – đeo cho chó mèo thì được 6 tháng – giá trung bình 70.000-80.000đ/sợi), rồi bạn để vào mỗi lồng chim 1-2 miếng đó, để ở dưới bố lồng để chim không nghịch ngợm nếm thử - cách này phòng trừ rệp chim rất hiệu quả và đơn giản.
Chỗ treo cất chim: vấn đề này quan trọng. Bạn cần chọn được chỗ treo cất chim sao cho: khuất gió, thoáng khí, an toàn đối với chó, mèo, chuột, tránh kiến vào tha cám, tha sâu, ngăn không cho chim thấy mặt nhau, Tốt nhất là treo cao quá đầu người – hơi bất tiện trong việc chăm sóc nhưng làm thế thì gọn gàng và chim đỡ bị hoảng khi có người hay chó, mèo qua lại.
Khi móc cất chim thì nên chỉ có một điểm tiếp xúc duy nhất giữa lồng chim với chỗ móc thôi – là cái móc lồng, ngay ở cổ móc lồng, bạn quấn một miếng vải to khoảng ngón chân cái rồi tẩm nhớt thải vào đó – làm vậy để tránh kiến - kiến chỉ có duy nhất một đường vào lồng chim là chỗ móc lồng, mà bị chặn vậy là coi như xong, hết đường.
Bạn nên làm một cái sào dài để ngang ở chỗ treo chim, hai đầu sào thì bạn lắp 2 miếng tôn tròn, đường kính khoảng 35-40cm, 2 miếng tôn này xoay tròn được quanh sào, ở giữa sào thì treo chim – làm vậy để ngăn chuột. Chuột leo lên sào, muốn vào tới lồng chim thì nó phải bò qua miếng tôn, cơ mà miếng tôn nó quay tròn nên bám vào được thì miếng tôn nó xoay đưa ông ku chuột xuống đất. Hic, nghĩ mà tội cho ông í, xơi được em chim cũng khá là vất vả !!!
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về vệ sinh, phơi phóng bảo vệ chim. Quan điểm chung là chăm chim kết hợp giải trí – không nên để cho việc này nó chiếm nhiều thời gian quá *** ra ta lại bị phụ thuộc vào thú vui của chính mình thì quả là không ổn.
Chế độ tập dượt:
Tập ăn cám: Chào mào bổi mới bắt về, bạn phải tập cho ăn cám nếu không, nó chết chắc. Cách tập rất đơn giản - bạn lột trần truồng quả chuối ra, lấy khoảng 1/3 quả rồi bỏ vào trong cóng cám, đổ cám đầy lên sao cho lộ một phần quả chuối trên mặt cóng cám là được - cứ để như vậy chim nó ăn chuối + liếm láp cám, dần dần nó sẽ biết ăn cám. Mất tầm 5-7 ngày để tập cho chim ăn cám.
Tập cho dạn: Bản chất của chim hay thú hoang nói chung là nhát người, khi bị bắt giam thì chúng sợ thêm đồ vật và thú nuôi khác nữa. Vì vậy khi bắt đầu nuôi chim bổi thì trước tiên bạn phải để chim làm quen với sự hiện diện của con người, thú nuôi và đồ vật chung quanh nó. Tốt nhất là để cho nó tự thích nghi dần dần bằng cách tủ áo như phần trên, treo ở nơi hay có người qua lại, dần dần nó thấy con người không nguy hiểm như nó tưởng (Hic, mà ác ôn hơn nhiều !).
Muốn chim mau dạn thì phải để cho nó luôn luôn đói (đừng để đói quá nó chầu zời mất). Hàng ngày bạn cho nó ăn 2-3 lần, canh sao đó để khi bạn cho ăn là lúc em nó đói lả lơi, rồi cho ăn cầm hơi thôi. Buổi sáng bạn đến vén áo lồng ra, lạnh lùng bỏ vài hạt cám hoặc một mẩu chuối vào lồng rồi bỏ đi, đi biền biệt đến trưa mới đến, vén áo lồng ra, lạnh lùng … cứ thế đến khi nào bạn đến mà nó nhón nhón lên nhìn vào cóng thức ăn - thế là bạn thành công rồi – lúc này nó mong mỏi được nhìn thấy bạn lắm … Chỉ khi nào chim bắt đầu đứng lồng rồi thì mới tập cho như vậy, chim còn quá nhát thì cứ phải từ từ.
Cần lưu ý là khi cho chim đói thì phải dọn sạch sẽ bố lồng đi, nếu không đói quá nó xơi luôn … phân của nó. Một điều nữa, bạn nên để đôi găng tay mà bạn hay đeo để làm vệ sinh lồng chim ở gần gần lồng chim, chỗ nào mà nó có thể nhìn thấy được ấy, để nó nhìn cho quen. Trong cơ thể con người thì ông chim ông í hãi nhất là đôi bàn tay, vì vậy cứ để cho ông ý nhìn ngắm mãi cái của nợ ấy cho quen đi, để rồi thấy chẳng có jì phải sợ cả.
Tạo điều kiện, dụ cho chim mở miệng hót: Chim đứng trong lồng mà vươn cổ cất tiếng hót tự nhiên như ở rừng là mục đích chính của người chơi chim. Chỉ khi nào chim đã đứng lồng, coi cái lồng chim và không gian quanh nó là nhà, là địa phận của nó thì nó mới thực sự hót. Còn chưa được như thế, thì theo tôi, chưa phải là hót thực sự - mà chỉ là tiếng kêu do nhớ rừng, nhớ bầy, nhớ cặp của nó (whiuuuu, không biết jờ này nàng đẻ được mấy trứng với thằng cha nào rồi? Mà nàng có tình ý jì với cái thằng cánh trắng ở phía bờ suối không ta !? …), hoặc tiếng than khóc cho cái số phận hẩm hiu khốn khổ được phát âm theo bản năng nghe tương tự như tiếng hót mà thôi. Hic, tội thế! Thôi thì tạo điều kiện cho khóc than thoải mái chán chê đi, rồi thì “biến đau thương thành hành động” mà hót cho khoả lấp cái nỗi nhớ rừng, nhớ bạn.
Khi nó bắt đầu sổ đều thì bạn nên thường xuyên cho nó đứng một mình, chỗ có lùm cây hoặc một chỗ khuất nào đó – càng yên tĩnh nó sẽ càng hót nhiều hơn. Giai đoạn này rất quan trọng. Đây là dịp để nó ôn lại tất cả giọng điệu vốn có của nó hồi xa xưa, hồi nó đem rêu rao khắp đồi này núi nọ - bị bặt đi một thời gian do “biến cố chính trị”, đây là lúc mà nó đem ra ôn luyện lại, lúc đầu sẽ còn ngượng ngập nhưng sẽ nhanh chóng trơn tru trở lại như hồi còn ở rừng.
Đem đi dợt ở tụ: Khi mà ở nhà treo đâu nó cũng hót. Móc nó ra ngoài, vừa buông tay quay lưng đi là nó bắt đầu hót – là đến lúc có thể bắt đầu đem nó đến tụ cho dợt dần được rồi. Đây là lúc dễ phá hỏng con chim nhất. Những lần đầu đem ra tụ thì chỉ nên để cho nó ở xa xa, nơi một góc khuất nào đó để cho nó nghe và thấy thấp thoáng đồng loại của nó thôi. Tư từ nó sẽ sung dần lên. Bạn hãy để ý lúc nó hót, thường những con sành thì cứ thế sổ thẳng cánh, nhưng những con yếu hơn thường nương vào một giọng nào đó để sổ theo, cái này phải để ý kỹ mới thấy.
Khi xác định được con mà nó kết giọng rồi thì bạn cho nó lân la lại gần gần con đó, thời gian đầu thì cứ cho đấu cái đã, Chim căng rồi thì hãy cho xáp đấu, không nên cho cắn nhiều – chim sung quá thì cho làm vài mỏ rồi tách ra ngay để nó càng sung thêm. Lúc mới đến tụ, khoan hãy mở áo ra ngay mà để nó bưng bít trong áo một tý cho nó rạo rực đã, làm vậy khi mở áo chim sẽ đấu sung hơn. Làm quen như vậy, mỗi khi bạn rờ vào áo lồng là nó dễ chẻ lắm – sung + gấp gáp muốn ra đấu đá ngay mà …
Đi dợt rừng: Chim chơi sung mãn ở nhà, ở tụ thì nên cho đi rừng. Trước khi cho đi rừng thì bạn phải tập cho nó quen ở trong lồng bẫy đã. Đầu tiên phải cho qua lồng tắm, rồi từ lồng tắm sang qua lồng bẫy. Bạn phải lấy lá cây nguỵ trang cho lồng bẫy. Không muốn cho chim rừng bu cắn ở phần nào thì lấy lá che chắn phần đó lại. Đi rừng thì nên có 2-3 con cùng đi để chim mồi dựa nhau mà đấu đón chim rừng, treo cách nhau chừng 20-30m thôi, đừng treo xa quá để còn chia sẻ áp lực của lũ chim rừng cho nhau.
Phần đi dợt tụ, dợt rừng thì AE diễn đàn đã nói khá nhiều, tôi cũng có viết mấy bài tương đối chi tiết ở diễn đàn này rồi - thế nên tôi xin phép bàn đến đây thôi, không nhắc lại thêm nữa.
Các vấn đề khác:
Tập thả ra: Đối với một con chim mà bạn đã ưng ý chon nuôi rồi, thì nên dành một ít thời gian … tập thả nó ra, phòng khi nó xổng thì có nhiều cơ hội túm về lại. Chim nuôi tầm 2-3 năm ở nhà khi bị xảy thì nó sẽ chưa đi ngay mà còn lẩn quẩn ở nhà vài hôm đã, sau đó mới đi mất (cũng có thể đói quá chết lả ở đâu đó, hay bị mèo nó chụp trong lúc đói khát hoa cả mắt lên, vì nó đâu còn bản năng kiếm mồi ngoài thiên nhiên đâu). Gọi là tập thả chứ thực chất là tập cho nó tìm về lồng của nó.
Việc này bạn nào có điều kiện mới làm được. Để thực hiện thì nhà phải có một căn phòng tương đối rộng, đảm bảo kín không có chỗ cho chim lọt được ra ngoài, buổi sáng bạn đem lồng chim vào đó, ban đầu thì để 1 trái chuối trên nóc lồng, để lồng chim ở giữa phòng, rồi lùa chim ra, cứ để cho nó ở trong phòng.
Đến trưa thì bạn vô phòng cho trái chuối vào bên trong lồng, chiều về kiểm tra xem em nó mò vào lồng chưa. Cứ làm vậy đến khi nào thấy em nó đói tự biết mò vô lồng ăn thì bạn cố tình dấu cái lồng vào chỗ kin kín cho nó tìm.
Khi no thì bay nhảy bu bám chỗ nọ chỗ kia, nhưng khi đói là tìm đến cái lồng - riết vậy nó quen, khi nó quen rồi thì thỉnh thoảng vẫn phải thả ra như vậy, mà chỉ thả trong phòng thôi, khi nào tin tưởng lắm + xác định tư tưởng cho mình đã (hic!) thì mới thả ở ngoài. Làm vậy chim giữ được lửa + được tự do bay nhảy giãn gân giãn cốt - rất tốt cho em nó.
Chim thay lông: Chim mái thì cứ đúng 12 tháng là thay lông, chim trống thì chu kù thay lông ngắn hơn 9-10 tháng, có con 8 tháng là thay. Vì vậy, nói con chim 4-5 mùa lông nhưng chưa chắc nó đã được 4-5 năm tuổi. Chim thay lông thì sẽ được chăm sóc đặc biệt hơn một tý, lồng luôn tủ áo chỉ để hở sơ sơ như chim bổi thôi, lồng cóng lúc nào cũng phải sạch sẽ, treo cất chỗ yên tĩnh - mục đích là để cho chim ngủ nhiều. Lông chỉ mọc và dài ra trong lúc chim ngủ.
Chim đang thay lông thì tuyệt đối không cho đấu đá - mặc dù có nhiều con thay lông thì cứ thay, nhưng sung vẫn cứ sung. Lúc thay lông nó ê ẩm khắp mình, hơi sức đâu mà đấu ?!
Khi chim gần xong lông – nhìn con chim tương đối mượt mà rồi là bắt đầu phơi nắng cho bộ lông cứng cáp dần là vừa. Lúc này bộ lông của nó vẫn còn yếu lắm, mới bung hết bản ra thôi chứ gốc lông vẫn còn máu và chưa bám chắc đâu - chỉ khi nào nhìn vào bộ mào của nó thấy gom nhọn + bộ lông đuôi gom lại, viền trắng chóp đuôi xếp tháp đều đặn thì lúc đó nó mới hoàn tất việc thay lông.
Chim bị nín lông: Là con chim không chịu thay lông, khoác bộ lông cả 15-17 tháng trời, bộ lông thì tả như cái áo tơi mà không chịu thay, chim vẫn chơi đều đều. Hoặc đang rớt được vài cọng rồi nín luôn, không rớt nữa.
Lý do: chế độ ăn uống của chim thiếu chất, không đủ chất và năng lượng để cung cấp cho một bộ lông mới. Chim bị shock do thay đổi chế độ chăm sóc đột ngột – khi chim rớt vài cọng lông theo mùa là báo hiệu nó chuẩn bị thay lông - gọi là rớt lông báo, khi này vẫn chăm chơi bình thường.
Chỉ đến khi nó rớt đến lông cánh và rớt nhiều, sáng ra mở tủ thấy đầy lông dưới bố lồng thì khi đó mới chuyển dần qua chế độ chăm thời kỳ thay lông. Chứ chưa jì người ta mới rớt có vài cọng lông báo mà tủ kín mít luôn thì nín luôn là đáng rồi !!!
Chim bị vậy thì phải điều chỉnh, bổ sung chế độ dinh dưỡng cho nó rồi giúp nó rớt bộ lông bằng cách cho tắm (phun) nước pha với dấm ăn cho nó rồi tủ lại (2 muỗng canh dấm pha với 1 lit nước cho nó tắm, nó không tắm thì phun – làm vậy nó rớt lông rất nhanh do dấm thấm vào da làm mềm chân lông ra + với việc con chim nó ngứa ngáy cứ rỉa lông miết nên lông rụng nhanh. Với lại khi rụng được rồi là có đà, có sự kích thích nên nó sẽ rớt cả bộ nhanh chóng thôi.
Chim suy lông, sâu lông: Bộ lông mới mọc ra còn tơi tả hơn bộ lông cũ, lông ống thì èo uột, ra gần cứng thì teo gốc, nghẹo xuống rồi rụng đi, gốc vàng khè hoặc đen thui, có nước nhờn – Chim bị thiếu chất trầm trọng, trong lúc thay lông không được chăm sóc chu đáo, lồng không vệ sinh + rệp, mạt cắn chân lông làm nhiễm trùng da + thúi cuống lông. Chim mà ra cơ sự này thì chỉ còn nước tủ lại tiếp, dập cho ra bộ lông khác thôi – nhưng trước hết là triệt cái gốc nguyên nhân cái đã.
Có một vài trường hợp chim vẫn được chăm sóc chu đáo, chế độ dinh dưỡng vẫn đảm bảo nhưng nó vẫn bị rụng vài cọng lông máu. Trường hợp này, nếu tin tưởng vào chế độ chăm + dinh dưỡng rồi thì không có jì đáng ngại – có thể do tai nạn, bạn cần để ý lại chỗ treo cất xem chó mèo hay người qua lại có khả năng làm cho nó hoảng không. Hoặc có thể do cơ thể nó đào thải sớm một số cọng lông không phù hợp - điều này bình thường.
Thay lông bất thường: Đây là điều khủng khiếp đứng hàng thứ 2 trong việc chơi chim (điều đứng hạng 1 là : chim quy tiên). Thay lông bất thường là con chim thay một phần lông, có khi 1/3, khi 1/2, khi thì thay cả bộ lông luôn, nhưng có thể chỉ rớt vài cọng (mức độ nhẹ), nhưng mà không theo chu kỳ nào cả, thay đột xuất như vậy bất cứ lúc nào. Rồi con chim nó suy hẳn đi, lúc nào cũng xù ra, kích kiểu jì cũng không sung, cứ vật vờ vậy hàng … mấy năm zời …
Hiện tượng thay lông đột suất chỉ là triệu chứng, còn nguyên căn chính là do em nó bị shock quá nặng nề. Còn shock thì có nhiều lý do làm cho em nó shock. Cái này khi ai là nạn nhân sẽ tự tìm hiểu được.
Chim nhát quá: Khi gặp phải mấy con chim nhát quá thì bạn đừng có cố làm cho nó dạn làm jì, vì càng cố nó sẽ càng nhát thêm thôi. Con chim nó đã sợ người mà lúc nào cũng cứ lăn tăn bên nó lại còn để chỗ đông người qua lại, để xuống đất ép nó, thế thì nó càng ngày càng sợ hơn chứ dạn kiểu jì.
Điều cần phải làm là tìm cách trấn an nó. Cho nó một khoảng không yên tĩnh, chỉ thấy thấp thoáng người cho quen dần thôi, cho nó một chỗ trú an toàn cho nó đứng đó yên tân quan sát và làm quen từ từ. Để tự nó dạn chứ không ép, tự nó có khả năng thích nghi mà. Rồi khi sung lên thì nó sẽ dạn người dần lên.
Chim lâu sung: Có nhiều con chim thay lông xong rồi mãi chẳng chịu chơi, riết rồi bạn chán nó bỏ thí coi nó như cây ổi ngoài vườn vậy – Đây là do nết của nó, con nhanh con chậm, nhưng rồi đến lúc nó sẽ chơi - loại này khi bung ra chơi là hết bài vở. Bạn cần chăm nó đều hơn, năng đi dợt hơn, nhưng đem ra để đó. Kiên trì, rồi sẽ gặp được một tác động nào đó kích nó sung lên.
Chim bị đè: Treo cất chim mà cứ để cho thấy mặt nhau lần hồi chim nó sẽ phân chia ngôi thứ. Trong bầy sẽ có một đại ca nổi lên, chơi căng nhất, to mồm nhất. Chính nó quyết định có để hay không để mấy con còn lại chơi - tuỳ theo tâm trạng của nó ngày hôm đó như thế nào.
Để tránh chim bị đè nhau như vậy thì lúc treo cất không nên để cho chim thấy mặt nhau, tranh thủ lúc chim sung mãn thì cho cắn mấy mỏ cho nó ghét nhau. Bạn cần bắt cặp búa xua cho cắn để không con nào sợ con nào. Tranh thủ làm được vài mỏ thòm thèm như vậy thì con chim nó sẽ không sợ nhau nữa – mà càng nghe giọng con kia vang lên nó càng sung, càng hậm hực.
Nuôi chim mái: Trong nhà nuôi > 5 con Chào mào thì nên nuôi một con chim mái. Nuôi mái để kích cho tụi kia sung lên. Khi đã chọn nuôi mái thì con mái phải được chăm ngang với chim trống chứ không lơ là trọng nam khinh nữ được. Mái càng sung thì kích trống càng hiệu quả.
Ở mấy quầy chim nhiều chào mào, chủ quầy thường nuôi thả 1-2 con chim mái cho bay lòng vòng trong quầy, nó làm cho chim sung bền, không bị đè nhau. Đặc biệt, khi xuất hiện chim lạ vào là cả bầy chim lồng lộn lên như thể cái con lạ kia sắp tia em mái của chúng đi mất. Nuôi chim mái hiệu quả nhất là phải thả được.
Sáng đẹp trời, cả bầy chim đang hừng hực khí thế chiến đấu, mình xếp chúng ra vừa cho phơi nắng vừa tranh thủ cho đấu - để cho chúng rậm rực cự nự đề - pa một lát rồi từ từ lôi một cô nàng ra thả cho đi ngúng nga ngúng nguẩy – ôi giời ôi … Rồi cô nàng bò lên nóc lồng này rũ rũ một tý, lần sang nóc lồng kia lượn lượn le le một tý, tạt sang lồng nọ mơn mơn miếng chuối – ôi giời ôi … rồi nàng vù ra xa xa, lụm lụm jì đó – ôi giời ôi … Khi nàng ở bên này thì bên kia nhao nhao lên, khi nàng sang bên kia thì bên này ầm ĩ cả, ôi giờ ôi … thôi thì chẻ nẹt quát tháo um sùm. Túm lại là không chim nào chịu nổi !!!
Chim sợ linh tinh: Chim bổi và đặc biệt là chim con thường nó hay sợ linh tinh, nuôi cho đến lớn, cho thuần rồi, nó vẫn cứ nhè vào một hoặc một số thứ jì đó để mà sợ - rất là vô lý khó chịu.
Chim sợ linh tinh cũng có lý do của nó – do khi còn nhát có một điều jì đó làm cho nó giật mình hoảng hốt, khi định thần lại thì cái vật nó nhìn thấy đầu tiên (ở bên ngoài lồng nuôi nó) sau khi hoàn hồn gây ấn tượng với nó, thế là nó nhè cái đó để sợ chơi cho zui, hễ thấy thứ đó là khiếp.
Khi chim bị vậy thì bạn cần xác đinh chính xác nó sợ cái thứ gì, rồi cho nó tiếp xúc dần với mấy thứ đó như cách làm ở phần trên là ổn - cứ từ từ rồi nó quen thôi.
Chim chơi cà dựt: Nhiều con chim ở nhà chơi rất rát, nhưng đem ra quầy thì tịt mít. Có con ra quầy thì hầm hố là thế mà về nhà thì xụi lơ. Lại có con chỉ đi rừng thì chơi miệt mài chứ ở nhà hay ra quầy thì iem chã … Chơi thì bữa sung, bữa xìu chẳng hiểu ra làm sao, chả biết đâu mà lần.
Cái này thì do nết con chim, khi chim thuần sành mà có nết này thì khó sửa lắm. Mình chỉ có thể thử can thiệp bằng cách ghẹo ghẹo cho nó kết với một con nào đó, hễ gặp con đó là nó điên tiết lên, rồi thì đi đâu cũng sách cả cặp đi, nhứ nhứ cho nó tức con đó nó chơi cái đã, hic biết đâu không làm jì được nhau, nó lại đổ vào đầu con khác thì may …
Khuyết tật: Chơi chim thì nên ráng giữ cho chim đừng bị khuyết tật. Nhưng nếu xui xẻo mà chim nó lâm nạn thì phải xác định ngay từ đầu là có nên tiếp tục nuôi hay không - vụ này phải thật nhẫn tâm và dứt khoát - nhắm chữa được thì để, không là loại ngay lập tức, hơi tiếc nhưng đỡ dặt dẹo về sau. Đây là quan điểm cá nhân tôi nêu ra để AE tham khảo thêm thôi. Ép chim non: Vấn đề này tôi có viết một bài tương đối chi tiết ở diễn đàn nên xin phép không nhắc lại nữa.
Chim độc: Chào mào độc là Chào mào khác thường: Bạch tạng, bông mơ, điểm đốm, cánh trắng đuôi trắng … sở hữu được một con chim độc là mơ ước của biết bao thế hệ “điểu sĩ”. Ấy nhưng mà các bạn săn hàng độc cần lưu ý vài điểm: - Giờ ra đường Thạch Sanh thì ít – Lý Thông thời nhiều, thế nên chưa được mắt thấy, tai nghe, tay sờ, chờ kết quả xét nghiệm thì khoan hãy tin vội.
Cách làm cho chim có màu bạc phếch gần như màu trắng: chim thay lông vừa xong lấy ôxy già tẩy lông chim đi, pha thêm NAOH vào nữa là lông gần có màu ngà luôn; Màu cà phê sữa: tẩy = ôxy già, khi lông còn ướt thì nhuộm màu tóc Hàn Quốc vào, làm xong kể cả lấy aceton rửa lại cũng không phai màu – nhưng phơi nắng nhiều lông sẽ bạc màu dần đi. - Hàng độc xịn đa phần là phái yếu. - Hiện ở Thái Lan họ đã nhân giống được Chào mào trắng rồi, nhưng do chưa làm đại trà được nên hàng vẫn còn đắt đỏ. Trước sau jì họ cũng có thể nhân giống đại trà, thế lúc ấy Chào mào Bạch tạng còn độc nữa không ??!
Vận chuyển đi xa: Chim bị vận chuyển đi xa thường là bị lậm nước, khựng lại không chơi nữa, ra chỗ mới, lạ nước lạ khí hậu, lạng quạng nó thay lông bất thường luôn. Vì vậy có nhiều AE nhờ tôi tuyển hộ chim thuần nhưng tôi rất ngại, không muốn giúp - ở đây nó chơi khác, gửi đến đấy nó chơi kiểu jì đâu ai đoán được, phụ thuộc nhiều điều quá.
Có một bài thuốc giúp chim đỡ bị lạ nước hiệu quả như sau: Bạn tìm một cục đất do con giun nó đùn lên, đất còn mềm ấy, to khoảng = một đốt ngón tay cái, rồi hoà tan vào ½ lít nước sạch, đun cho sôi kỹ. Bạn để cho nguội đi rồi lấy bông gòn lọc cho sạch bùn, lọc thật sạch thì nước vẫn còn hơi vàng vàng. Sau đó lấy ½ viên thuốc ENEVON C nghiền nhuyễn ra, hoà vào ½ lít nước đó, cho chim uống ngay khi đến nơi, cho uống hết ½ lít nước đó thì thôi. Bài này tôi đã áp dụng nhiều (cho cả chim, gà đá) và bày cho mấy AE làm đều có hiệu quả. Lý do thế nào thì tôi không biết – tôi cũng được chỉ lại như thế thôi.
Về giọng chim: Sau đây là quan điểm cá nhân tôi đưa ra để tán chuyện. Xin mời các bạn tham gia thêm. Chơi chim quan trọng là chất giọng, chim đẹp lộng lẫy, nết hay hút hồn mà chất giọng “hở hàm ếch” thì đúng là khiếm khuyết quá lớn. Giọng hót thì phải cho ra giọng hót, mà đã là Chào mào thì phải hót giọng Chào mào. Chứ mà Chào mào chơi giọng Chi chi, chim Sẻ thì ta nuôi Chi chi, chim Sẻ thích hơn chứ. Tuỳ mỗi vùng, mỗi bạn có sở thích riêng về giọng Chào mào thế nào gọi là hay, nhưng cơ bản thì giọng phải rõ ràng, nhiều âm tiết, luyến láy đa dạng, đổi đảo liên tục thì là hay.
Chi tiết thì:
- Giọng rõ ràng: giọng hót sổ phải có đầy đủ âm chính (whitch, whèo, whiu, whìu), âm phụ (ch, t-tr). Khi thu âm phát ra thường thì âm phụ bị lặn mất tiêu, vì vậy nghe qua âm khó mà phân biệt được. Khi chim phát ra một giọng thì phải đủ âm chính âm phụ, chỉ âm chính không thì nghe như tiếng chim mái kêu, chỉ âm phụ không thì là nó lầm bầm trong họng chứ chưa sổ.
- Nhiều âm tiết: số lượng âm chính nhiều, làm cho giọng sổ kéo dài ra, hoặc (và) một giọng sổ rõ ràng đó được phang liên tục 3-4 hoặc 5 lần liền – ôi giờ ôi !!!
- Luyến láy đa dạng: Âm chính, âm phụ đổi đảo chỗ cho nhau, khác nhau trong từng lần đổ giọng. Cái này cần thiết đây, như vậy nghe hoài không chán, chứ nó cứ rao đều đều như rao “trứng cút hột vịt lộn” cả ngày thì nghe sao lọt … ??!
- Đổi đảo liên tục: Hết rao tới sổ, sổ đang căng thì chẻ, lâu lâu quát vài tiếng, nghỉ chút lại rao … – ôi giời ôi !!! …
Trên đây là một số vấn đề cơ bản dành cho các bạn bắt đầu chơi Chào mào tham khảo thêm. Hy vọng sau khi đọc xong mấy bài viết này và tham khảo một số thông tin trên diễn đàn, các bạn đã đủ tự tin đi tuyển ngay một em Chào mào về nhà bắt đầu Khám + Phá./.
Bài viết của bác HoangDL Nguồn chaomao.vn
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
Latest Threads