1- Đau mắt do nhiễm khuẩn:
Có người cho là do ăn nhiều sâu quy nên đau mắt. Mình không nghĩ như vậy vì mình cho chim ăn sâu quy thường xuyên nhưng chưa có con nào bó lông hay đau mắt, tuy nhiên mấy ông bạn thì có chim đau mắt rồi và đến nhờ mình chữa.
+ Nguyên nhân: Do cách chăm nuôi thiếu vệ sinh, để lồng chuồng bẩn, ít tắm dẫn đến mắt bị nhiễm khuẩn.
+ Triệu chứng: Mắt chim chảy nước, không mở to được, chớp hấp háy. Chim bị đau nên cù rù và có thể ăn ít.
+ Điều trị: Trước hết cần chuyển chim sang một lồng sạch khác đã được khử trùng rồi làm vệ sinh lồng cũ, rửa kỹ bằng nước xà phòng, phơi nắng cho thật khô mới dùng lại. Mua lọ thuốc đau mắt nước Cloramphenicol về nhỏ mỗi ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con nào cũng khỏi cả. Bệnh này xuất hiện ở cả họa mi lân chi cu gáy nhưng chim cu gáy mắc nhiều hơn họa mi.
2- Hỏng mắt do nhiễm ấu trùng ký sinh trùng:
+ Nguyên nhân: Chủ yếu ấu trùng ký sinh trùng dưới dạng trứng, thông qua thức ăn sống vào máu rồi đi đến các vị trí trong cơ thể chim như não, mắt và cả các phủ tạng khác, nở thành ấu trùng phá hoại cơ thể chim. Trong số này cần lưu ý nhất là ấu trùng sán dây trong châu chấu. Châu chấu là côn trùng sống hoang dã trong đồng cỏ, nhiễm nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, có những con rút đầu ra sẽ thấy những con sán nhỏ xíu như đầu kim trắng muốt ngo ngoe rất ghê. Chim ăn phải những con châu chấu này sẽ nhiễm trứng sán. Trứng sán này rất nhỏ, đi theo đường máu lên não và mắt gây bệnh.
+ Triệu chứng: Mắt chim mờ đục, kéo màng trắng hoặc kết vảy trắng, có thể sưng đau có mủ và chảy nước (xem ảnh dưới). Có trường hợp chim đau nhức quá, bỏ ăn rồi chết
+ Điều trị: Nói chung mắt chim đã bị nhiễm sán không thể trở lại bình thường được nữa, ta chỉ có thể điều trị để chống bội nhiễm, cứu cho chim khỏi tử vong mà thôi.
Nếu mắt chim sưng to có mủ, cần cho uống kháng sinh Penicilin để tiêu mủ, mỗi ngày một viên 200 000 đv bẻ đôi (chia 2 lần). Đồng thời hòa 2 viên Clorocid với 5 ml nước cất gạn lấy nước trong nhỏ vào mắt cho chim. Cũng có thể hòa 2 viên Clorocid với một lọ Cloramphenicol để lắng xuống, gạn phần trong suốt nhỏ mắt cho chim. Làm vậy trong vòng một tuần, mắt chim hết sưng đau nhưng không sáng lại được.
Trường hợp mắt chim có ổ kén, phải lấy mũi kim hoặc mũi dao rất nhỏ và sắc chế từ lưỡi dao tem mà mổ và khêu hết kén ra rồi nhỏ hỗn hợp thuốc Clorocid như trên. Nếu khêu hết được kén và nhỏ thuốc đều, chỉ 5 đến 7 ngày là khỏi hoàn toàn, có con ba ngày đã khoi hẳn.
+ Phòng bệnh: Đối với bệnh này cần coi trọng phòng bệnh là chính, không nên cho chim ăn châu chấu sống, hãy làm chín như trong phần II của bài số 2 để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Có bạn phản biện rằng: Chim hoang dã nó ăn châu sống có sao đâu?
Thực ra chim hoang dã có bị bệnh đấy, những những con bị bệnh thường bị thú ăn thịt bắt, hoặc chết nơi nào làm sao ta theo dõi được chúng mà biết.
Có một vài trang Web nói là chim ăn châu chấu sống không gây hại gì. Đó là quan điểm của tác giả đó, còn trên thực tế rất nhiều chim ăn châu chấu sống mặc bệnh. Bạn nào đó tin hay không tin là tùy.
3- Đục nhân mắt do thiếu nguyên tố vi lượng
Như trong bài 3 đã nói, dù chúng ta có chăm chút con chim đến đâu cũng không thể cung cấp đủ chất cho nó như khi nó sống trong thiên nhiên. Điều đó dẫn đến phát sinh rất nhiều bệnh, một trong những bệnh đó là đục nhân mắt.
+ Nguyên nhân: Do trong thức ăn thiếu nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Kẽm (Zn) và Selen (Se). Có khoảng 100 loại enzyme cần có Kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Tỷ lệ kẽm trong cơ thể sống chiếm khoảng 4 đến 5/100 000, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, tinh hoàn, da, lông và móng. Mất đi một lượng nhỏ Kẽm có thể con đực sút cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Cơ thể cái thiếu kẽm sẽ dẫn đến ung trứng, lưu thai… Cơ thể non thiếu Kẽm đưa đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng… …
Kẽm còn rất cần thiết cho thị lực, chim có thị lực phát triển cao nên rất cần có kẽm. Thiếu kẽm sẽ gây ra nhiều bệnh ở mắt.
Cùng với kẽm, Selen là nguyên tố rất cần cho mắt chim, sở dĩ mắt chim tinh gấp 5 đến 7 lần mắt người là vì trong võng mạc chim chứa lượng Selen cao gấp hàng trăm lần mắt người. Vì thế khi chim ăn quá đạm bạc và thiếu chất sẽ dẫn đến thoái hóa mắt là điều khó tránh khỏi.
+ Triệu chứng: Mắt chim không sưng đau nhưng mờ đục dần, phần đen biến dần thành trắng đục, thị lực giảm sút, chim ko nhìn thấy nữa.
+ Điều trị: Việc điều trị bệnh này rất mất thời gian, yêu cầu người quản điểu phải chịu khó và kiên nhẫn. Hãy chế khoáng chất cho chim ăn, theo công thức ở bài số 3. Tỷ lệ khoáng/cám là 1,7% đến 2%. Trường hợp chim mới mắc bệnh, cần điều trị 3 đến 6 tháng chim sẽ hổi phục. Nếu chim mắc bệnh lâu, thoái hóa võng mạc, đa số tế bào đáy mắt bị hỏng thì ko chữa đc nữa.
+ Phòng bệnh: Để đề phòng tình trạng trên, nên làm khoáng cho chim ăn thường xuyên với tỷ lệ khoáng/cám = 1,2% đến 1,5%, theo hướng dẫn ở bài số 3.
Chúc ace luôn vui vẻ và may mắn!
Chào thân ái!
Lâm Kiệt Atpic
Có người cho là do ăn nhiều sâu quy nên đau mắt. Mình không nghĩ như vậy vì mình cho chim ăn sâu quy thường xuyên nhưng chưa có con nào bó lông hay đau mắt, tuy nhiên mấy ông bạn thì có chim đau mắt rồi và đến nhờ mình chữa.
+ Nguyên nhân: Do cách chăm nuôi thiếu vệ sinh, để lồng chuồng bẩn, ít tắm dẫn đến mắt bị nhiễm khuẩn.
+ Triệu chứng: Mắt chim chảy nước, không mở to được, chớp hấp háy. Chim bị đau nên cù rù và có thể ăn ít.
+ Điều trị: Trước hết cần chuyển chim sang một lồng sạch khác đã được khử trùng rồi làm vệ sinh lồng cũ, rửa kỹ bằng nước xà phòng, phơi nắng cho thật khô mới dùng lại. Mua lọ thuốc đau mắt nước Cloramphenicol về nhỏ mỗi ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con nào cũng khỏi cả. Bệnh này xuất hiện ở cả họa mi lân chi cu gáy nhưng chim cu gáy mắc nhiều hơn họa mi.
2- Hỏng mắt do nhiễm ấu trùng ký sinh trùng:
+ Nguyên nhân: Chủ yếu ấu trùng ký sinh trùng dưới dạng trứng, thông qua thức ăn sống vào máu rồi đi đến các vị trí trong cơ thể chim như não, mắt và cả các phủ tạng khác, nở thành ấu trùng phá hoại cơ thể chim. Trong số này cần lưu ý nhất là ấu trùng sán dây trong châu chấu. Châu chấu là côn trùng sống hoang dã trong đồng cỏ, nhiễm nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, có những con rút đầu ra sẽ thấy những con sán nhỏ xíu như đầu kim trắng muốt ngo ngoe rất ghê. Chim ăn phải những con châu chấu này sẽ nhiễm trứng sán. Trứng sán này rất nhỏ, đi theo đường máu lên não và mắt gây bệnh.
+ Triệu chứng: Mắt chim mờ đục, kéo màng trắng hoặc kết vảy trắng, có thể sưng đau có mủ và chảy nước (xem ảnh dưới). Có trường hợp chim đau nhức quá, bỏ ăn rồi chết
+ Điều trị: Nói chung mắt chim đã bị nhiễm sán không thể trở lại bình thường được nữa, ta chỉ có thể điều trị để chống bội nhiễm, cứu cho chim khỏi tử vong mà thôi.
Nếu mắt chim sưng to có mủ, cần cho uống kháng sinh Penicilin để tiêu mủ, mỗi ngày một viên 200 000 đv bẻ đôi (chia 2 lần). Đồng thời hòa 2 viên Clorocid với 5 ml nước cất gạn lấy nước trong nhỏ vào mắt cho chim. Cũng có thể hòa 2 viên Clorocid với một lọ Cloramphenicol để lắng xuống, gạn phần trong suốt nhỏ mắt cho chim. Làm vậy trong vòng một tuần, mắt chim hết sưng đau nhưng không sáng lại được.
Trường hợp mắt chim có ổ kén, phải lấy mũi kim hoặc mũi dao rất nhỏ và sắc chế từ lưỡi dao tem mà mổ và khêu hết kén ra rồi nhỏ hỗn hợp thuốc Clorocid như trên. Nếu khêu hết được kén và nhỏ thuốc đều, chỉ 5 đến 7 ngày là khỏi hoàn toàn, có con ba ngày đã khoi hẳn.
+ Phòng bệnh: Đối với bệnh này cần coi trọng phòng bệnh là chính, không nên cho chim ăn châu chấu sống, hãy làm chín như trong phần II của bài số 2 để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Có bạn phản biện rằng: Chim hoang dã nó ăn châu sống có sao đâu?
Thực ra chim hoang dã có bị bệnh đấy, những những con bị bệnh thường bị thú ăn thịt bắt, hoặc chết nơi nào làm sao ta theo dõi được chúng mà biết.
Có một vài trang Web nói là chim ăn châu chấu sống không gây hại gì. Đó là quan điểm của tác giả đó, còn trên thực tế rất nhiều chim ăn châu chấu sống mặc bệnh. Bạn nào đó tin hay không tin là tùy.
3- Đục nhân mắt do thiếu nguyên tố vi lượng
Như trong bài 3 đã nói, dù chúng ta có chăm chút con chim đến đâu cũng không thể cung cấp đủ chất cho nó như khi nó sống trong thiên nhiên. Điều đó dẫn đến phát sinh rất nhiều bệnh, một trong những bệnh đó là đục nhân mắt.
+ Nguyên nhân: Do trong thức ăn thiếu nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Kẽm (Zn) và Selen (Se). Có khoảng 100 loại enzyme cần có Kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Tỷ lệ kẽm trong cơ thể sống chiếm khoảng 4 đến 5/100 000, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, tinh hoàn, da, lông và móng. Mất đi một lượng nhỏ Kẽm có thể con đực sút cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Cơ thể cái thiếu kẽm sẽ dẫn đến ung trứng, lưu thai… Cơ thể non thiếu Kẽm đưa đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng… …
Kẽm còn rất cần thiết cho thị lực, chim có thị lực phát triển cao nên rất cần có kẽm. Thiếu kẽm sẽ gây ra nhiều bệnh ở mắt.
Cùng với kẽm, Selen là nguyên tố rất cần cho mắt chim, sở dĩ mắt chim tinh gấp 5 đến 7 lần mắt người là vì trong võng mạc chim chứa lượng Selen cao gấp hàng trăm lần mắt người. Vì thế khi chim ăn quá đạm bạc và thiếu chất sẽ dẫn đến thoái hóa mắt là điều khó tránh khỏi.
+ Triệu chứng: Mắt chim không sưng đau nhưng mờ đục dần, phần đen biến dần thành trắng đục, thị lực giảm sút, chim ko nhìn thấy nữa.
+ Điều trị: Việc điều trị bệnh này rất mất thời gian, yêu cầu người quản điểu phải chịu khó và kiên nhẫn. Hãy chế khoáng chất cho chim ăn, theo công thức ở bài số 3. Tỷ lệ khoáng/cám là 1,7% đến 2%. Trường hợp chim mới mắc bệnh, cần điều trị 3 đến 6 tháng chim sẽ hổi phục. Nếu chim mắc bệnh lâu, thoái hóa võng mạc, đa số tế bào đáy mắt bị hỏng thì ko chữa đc nữa.
+ Phòng bệnh: Để đề phòng tình trạng trên, nên làm khoáng cho chim ăn thường xuyên với tỷ lệ khoáng/cám = 1,2% đến 1,5%, theo hướng dẫn ở bài số 3.
Chúc ace luôn vui vẻ và may mắn!
Chào thân ái!
Lâm Kiệt Atpic
Relate Threads
mi mộc
bởi phamvansang,
Latest Threads
mi mộc
bởi phamvansang,