Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

Minh_KyYen1010

Thành Viên
Tham gia
21 Tháng mười 2010
Bài viết
275
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Đối với người chơi chim nói chung và chơi Chào mào nói riêng thì một nỗi lo không nhỏ là các chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình. Những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng dẫn đến chim bị chết.
Mình tạo Chủ đề này để ae tham khảo, chia xẻ kinh nghiệm phòng và trị bệnh hay gặp của Chim Chào mào. Vì thời gian chơi chim chưa lâu, kinh nghiệm chưa nhiều nên các thông tin chủ yếu do mình học hỏi qua bạn bè và internet, xét thấy nó đúng nên viết ra đây, mong ae thảo luận thêm.
- Có câu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", vì thế trước hết mình đưa ra cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào:
+ Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp chim khỏe, nâng cao sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: thức ăn chính hằng ngày là cám (có thể tự chế biến hoặc mua) + mồi tươi (sâu, dế, cào cào,...); thức ăn bổ xung là hoa quả (bổ xung các Vitamin và khoáng) hoặc có thể dùng một số loại thuốc bổ tổng hơp (dầu gấc, dầu cá, các loại thuốc bỏ dành cho gia cầm...)
+ Chế độ vệ sinh: đối với chim thì thường xuyên cho chim tắm bằng nước muối pha loãng - mùa hè tắm 1 lần/ngày, mùa đông thì cho chim tắm những ngày có nắng; cho chim phơi nắng cũng là 1 biện pháp phòng bệnh tốt - các thời điểm cho chim phơi nắng tốt nhât là: lúc bình minh (phơi khoảng 15-20 phút) giúp chim tăng cường tổng hợp Vitamin D; từ 8h-10h, thời điểm này nắng chua gắt chim vừa phơi nắng vừa làm sạch bộ lông của nó đồng thời tốt cho Hệ tuần hoàn của chim; từ 15h-17h, thời điểm này tuy nắng gắt nhưng ta có thể áp dụng cho những chim mồi nhăm tăng khả năng chinh chiến khi đi bẫy. Đối với lồng, cóng, cầu đậu, áo lồng ta cũng phải vệ sinh thường xuyên 2 ngày/lần là tốt nhất, để loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân, cóng đựng thức ăn.
+ Các chế độ khác như tập dượt ở cội áp dụng tùy điều kiện mỗi người; chế độ ngủ của chim: khi ngủ tốt nhất là phủ áo lồng cho chim, treo nơi yên tĩnh, tránh xa mèo chuột, kiến, mối (thạch thùng), cho chim ngủ sớm khi hết ánh nắng tự nhiên.
Trên đây là các cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào. Sau đây mình nêu ra một số Bênh hay gặp ở Chim Chào mào:
* Bệnh tiêu chảy cấp: bệnh này thường diễn biến nhanh, dễ lây lan
- Nguyên nhân: do chim nhiễm phải một số loại vi khuẩn gậy hại ở đường ruột, do ngộ độc thức ăn,...
- Biểu hiện: Chim đứng ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ỉa phân lỏng màu trắng hoặc xanh có khi lẫn cả máu, chim có thể chết chỉ qua 1 đêm hoặc từ sáng đến chiều.
- Điều trị: + Nếu bệnh nhẹ (chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động bình còn linh hoạt chỉ đi ỉa phân lỏng trắng) thì cho uống nước chè hoặc nghiền 01 viên Becberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục trong 2,3 ngày.
+ Dùng kháng sinh khi chim có các biểu hiện nặng hơn như đã mô tả ở trên, một số kháng sinh có thể dùng: Chloramphenicol (hay còn gọi là Cờ-lo-xit) 10mg/100g trọng lượng chim, pha 1 thuốc/10 nước cho chim uống liên tục trong 3-5 ngày. Tetracyclin + Bespton 10mg/100g thể trọng pha vào nước theo tỷ lệ 1:10 cho chim uống liên tục 3-5 ngày.
+ Dùng Vitamin B1 10mg, nghiền thành bột, trộn vào cám cho chim ăn để trợ lực cho chim.
- Phòng bệnh: + Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, cầu đậu, áo lồng.
+ Cách ly chim bệnh nếu nhà nuôi nhiều.
+ Cho chim khỏe uống kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị chim bệnh.
+ Tăng cường dinh dưỡng, các sinh tố trong hoa quả tươi.
Còn tiếp...
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

...mình xin được tiếp tục các bệnh hay gặp ở Chào mào:
* Bệnh về đường hô hấp:
- Nguyên nhân: do nhiễm vi khuẩn, virus, do chim hít phải hơi độc, khói thuốc...
- Dấu hiệu nhận biết sớm: chim có động tác vảy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở hắt ra (giống như hắt hơi), chảy nước mắt, nước mũi, chim hót ít hơn nhưng vẫn nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng lên khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, phải há mỏ để thở, thân mình rung lên theo nhịp thở; kèm theo là chim đi ỉa phân toàn nước màu trắng hoặc xanh, mùi phân tanh...
- Điều trị:
+ Nếu chim mắc bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp thì dùng thuốc kháng khuẩn (Amoxicillin, erythromycin..., dùng 1 trong các loại kháng sinh này, đóng gói dạng bột 250mg cho trẻ em + 1 gói Bé Ho hòa vào nước theo tỷ lệ 10mg/100g thể trọng, pha vào 10ml nước cho chim uống liên tục trong ngày.
+ Chim bị bệnh cúm mùa hoặc H5N1, SARS... ta có thể dùng 1 số các loại thuốc dành cho người như: Arbidol, Tamiflu... (trường hợp này mình chưa gặp nên chỉ giới thiệu để các bạn tham khảo)
+ Cho chim dùng kết hợp các sinh tố Vitamin B1, Vitamin C để trợ lưc.
- Phòng bệnh: (các bước tiến hành tương tự như bệnh ỉa chảy)
* Bệnh bại chân: (chào mào rất hay gặp bệnh này)
- Nguyên nhân: do lạnh, thiếu sinh tố B1, có thể do một loại virus (vì chưa có nghiên cứu cụ thể).
- Biểu hiện: một hoặc 2 chân cm duỗi thẳng cứng, chim di chuyển khó, chân bị bại không bám được cầu, một số còn kèm theo cả nghẹo cứng cổ, đầu không ngóc lên được.
- Điều trị: mình đã chữa thành công đến 80% cho một chú chim bị bại 1 chân bằng cách cho ăn cơm nóng (theo kinh nghiệm chữa bệnh này ở gà và bồ câu của các cụ ngày trước) - trước bữa ăn cơm khoảng 2-3 tiếng ta bỏ đói chim xong cho 1 thìa cafe cơm nóng vừa đun chin vào cóng thức ăn bỏ vào lồng cho cm ăn. Hoặc cho chim uống Vitamin B1.
- Phòng bệnh: tăng cường dinh dưỡng cho chim. Thuốc Vitamin B1 10mg dạng viên nén nghiền nhỏ 1 viên trộn vào thức ăn cho chim dùng trong ngày. Dùng 1 đợt 10 ngày liền.
+ Vệ sinh lồng, cầu đậu sạch 2 ngày/lần.

Trên đây là 3 bệnh những chú cm nhà mình đã bị qua, mình đã áp dụng cách chữa trị có tỷ lệ thành công cao (80-90%), xin chia xẻ để ae tham khảo và bổ xung thêm các kinh nghiệm khác để các chú CM luôn khoẻ mạnh.
Thân!
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

Cám ơn những đóng góp bổ ích của bạn.
Đọc đến phần chim bị đi ỉa mà thấy sờ sợ, vì mình mới bị chết 1 em khuyên do đau bụng lâu ngày, không biết nó có lây qua dàn chim của mình ko nữa hĩ.
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

thanh kiu bác hây!
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

Cám ơn những đóng góp bổ ích của bạn.
Đọc đến phần chim bị đi ỉa mà thấy sờ sợ, vì mình mới bị chết 1 em khuyên do đau bụng lâu ngày, không biết nó có lây qua dàn chim của mình ko nữa hĩ.
Lây hay không còn tùy vào nguyên nhân bị bệnh bạn à. Phòng hơn chống, bạn nên làm vệ sinh tất các lồng chim và phun thuốc khử trùng hoặc tẩy rửa bằng nước vôi trong những lồng chim đó và cho các chú chim kia uống thuốc phòng theo hướng dẫn bài viết trên. Thân!
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

cảm ơn bác đã cho anh em mới chơi thêm kinh nghiệm e ở Hưng yên bác nào ở Hưng Yên quê mình thì add nick em nha anh em làm quen nick em: daotinh_sos_96
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

cảm ơn bác đã cho anh em mới chơi thêm kinh nghiệm e ở Hưng yên bác nào ở Hưng Yên quê mình thì add nick em nha anh em làm quen nick em: daotinh_sos_96
Dưới các bài viết đã có "button Thanks", chỉ cần nhấp chuột vào đó là bạn đã thể hiện lời cảm ơn với mỗi bài viết rồi. Giao lưu, làm quen các bạn có thể vào box Câu lạc bộ ba miền gửi bài liên hệ với ae ở các vùng miền trên cả nước và ngoài nước. Topic này mình tạo để ae thảo luận về Bệnh thường gặp ở CM, mong các bạn lưu ý!
Thời tiết ngoài Bắc đã chuyển sang mùa lạnh, là thời điểm bệnh cúm gia cầm thủy cầm có điều kiện bùng phát nên các bạn lưu ý chăm sóc các chú CM thật tốt để có đủ sức khỏe đề kháng với bệnh. Cần theo dõi thông tin về dịch cúm gia cầm trên địa bàn mình sinh sống để có biện pháp phòng tránh hợp lý (sẽ rất buồn và đáng tiếc nếu cơ quan kiểm dịch đến tiêu hủy cả bầy chim yêu quý). Cho CM ăn hoa quả (Cam, Táo tàu, Chuối, Câu kỷ tử, Cà - rốt) với chế độ hợp lý để bổ sung các sinh tố rất tốt cho sức đề kháng của chim.
Thân!
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

Còn một số bệnh như rụng lông, mạt , phá vĩ, rụng móng........anh em ai biết cho ý kiến nhé.
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

Còn một số bệnh như rụng lông, mạt , phá vĩ, rụng móng........anh em ai biết cho ý kiến nhé.

- Về hiện tượng rụng lông có thể chia làm 2 thể:

+ Rụng lông sinh lý: có thể thấy trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của chim do các lông già được thay thế (thường gặp ở các lông nhỏ phủ trên mình chim, ít gặp các lông cánh, lông đuôi). Vào thời điểm chim thay lông chuyện rụng lông là bình thường trong khoảng trên dưới 1 tháng.

+ Rụng lông bệnh lý: có nhiều nguyên nhân do thể lực chim yếu, thay đổi cám, môi trường sống đột ngột, sâu lông, khô lông làm lông bị gãy... Tùy theo nguyên nhân đưa ra phương pháp điều trị tương ứng như chế độ chăm dinh dưỡng tăng cường thể lực, sức đề kháng cho chim, chế độ tắm thường xuyên...

- Bọ, mạt ký sinh trên lông: nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống của chim bẫn, ẩm thấp vì đây là điều kiện lý tưởng cho Mạt sinh sống, lây lan.
Cách phòng ngừa, điều trị: thường xuyên vệ sinh lồng, áo lồng (2 lần/ngày), cho chim tắm nắng (vào những ngày có nắng) ít nhất là 10 phút/ngày, tắm bằng nước muối pha loãng, hoặc nước pha 1-2ml dung dịch cồn iod (loại cồn sát khuẩn vết thương dùng cho người) pha vào nước sạch, hoặc dùng một số loại lá cây (lá Đào, lá Xoan, là Xà cừ...) vò lấy nước pha loãng cho chim tắm.
Lưu ý phòng chống lây lan giữa các lồng chim.

- Rụng móng (thối móng): đây là hiện tượng móng chân chim bị nhiễm khuẩn do lồng bẩn, chân chim tiếp xúc nhiều với phân.
Phòng bệnh là chính, bằng cách thường xuyên vệ sinh lồng, cho chim tắm bằng nước muối pha loãng; tăng cường dinh dưỡng để chim có thể đề kháng tốt với bệnh.
Khi chim đã bị bệnh thì khó điều trị khỏi và thường là chim bị rụng mất móng.
Dùng thuốc sát khuẩn vệ sinh chân, móng bị nhiễm khuẩn; dùng kháng sinh đường uống (một số thuốc kháng khuẩn dùng cho người như Chloramphenicol, Amoxicillin, erythromycin...-loại gói bột dùng cho trẻ em), pha thuốc vào nước theo tỷ lệ hợp lý cho chim uống liên tục trong 5-7 ngày.

- Phá vĩ: theo ý kiến của mình thì đây không phải là bệnh của chim mà do nết của từng con có thế bám nan lồng gây hư hại cho lông đuôi. Chế độ dinh dưỡng chưa đủ chất làm cho lông bị khô, sơ nên khi chim nhảy bám nan lồng làm lông bị gãy hoặc không xếp thành nếp.


Thân!
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

anh ơi cho em hỏi con chim của em bị rủ lông thì không biết bị bệnh gì nó không bay nhảy nhiều mà cứ lằm trên cầu thôi
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

bác cho tôi hỏi cách chữa cm bị sưng cổ bàn chân như thế nào nhé.thanks
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

cảm ơn cá bác về những kinh nghiệm bổ ích.chú bổi nhà em hum nay cũng bị đi ngoài fan trắng.em đang ko biết sao thì đọc đc bài này.thanks các bác nha.
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

Anh em cho mình hỏi , Chào mào nhà mình khi đi ị rất khó khăn và ra 1 dây dài 5cm đến 7cm . Mình đã kiểm tra không phải là sán dây, chế độ ăn thì mình cho ăn cám và luôn luôn có chuối cho CM ăn. AI biết chỉ cách chữa cho mình với. Thank AE
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

anh vui lòng cho em hỏi ! Chim CM của em vẫn khỏe mạnh, hót bình thường nhưng ko hiểu sao gần 2 tháng nay nó hay cắn trụi lông cắn bên phải,có phải nó bị thiếu chất gì ko anh ? hey nó bi bệnh rồi
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

chim của bạn nuôi tơ lên hả? có lẽ nó đang căng lửa và mắc chứng tự phá lông rồi...
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

da. no cung dang cang lua lam anh,
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

cá cụ có cách phòng ngừa hay đó ông bà ta thường có câu
ko có việt gì khó
chỉ sợ lòng ko liều
đạp xe và cuốc bộ
quyết chí ác được yêu
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

Các bạn cho mình hỏi con chào mào của mình bị bệnh gì mà sao nó ăn nhiều và đi ị nhiều quá các cơ, một ngày nó ăn hết gần 2 cóng đầy cám,5 con sâu, gần 1 quả chuối. Phân của nó thì choẹt choẹt lắm. Chim thì vẫn hót và nhảy nhót bình thường, không thấy biểu hiện gì về bệnh tật cả. Mỗi tội là phân choẹt và nhiều kinh.
 
Ðề: Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị

Các bạn cho mình hỏi con chào mào của mình bị bệnh gì mà sao nó ăn nhiều và đi ị nhiều quá các cơ, một ngày nó ăn hết gần 2 cóng đầy cám,5 con sâu, gần 1 quả chuối. Phân của nó thì choẹt choẹt lắm. Chim thì vẫn hót và nhảy nhót bình thường, không thấy biểu hiện gì về bệnh tật cả. Mỗi tội là phân choẹt và nhiều kinh.

Hihi em này chắc đang còn thèm cám á! Làm cám tốt vào nó ăn đủ chất hơn thì sẽ ăn ít lại. Mùa lạnh chim ăn nhiều để tăng độ ấm cho cơ thể. Hihi nó măm nhiều thì đi nhiều thôi cụ à!
Có những em mới bắt về, do chủ cũ cho ăn toàn cám tệ, về nhà cứ chúi đầu vào cóng cám mà ăn, một thời gian sau đủ chất sẽ giảm mà hót :D
Chúc chú chim chóng khỏe mà chơi cho vừa ý chủ!
Thân!
 
Bên trên