Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Nguồn Sưu tầm trên Internet

Có lẽ từ rất bé, không ít người trong chúng ta bị thu hút và quyến rũ bởi hình ảnh của những con chim săn mồi hùng dũng bay lượn trên bầu trời và phong cách đi săn mạnh mẽ và quyết đoán của chúng. Chim săn mồi từ lâu đã là nguồn cảm hứng của rất nhiều người, thậm chí là của cả 1 đế chế hay một quốc giá, không ít đất nước đã lấy hình ảnh những con chim này làm biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực.
This image has been resized.Click to view original image

Nhắc đến Falconry, có lẽ chúng ta còn quá lạ lẫm với định nghĩa này vậy chính xác Falconry là gì? Có phải chỉ đơn giản là nuôi chim rồi gọi chim bay về tay như ta thấy trong những bộ phim hay đưa thư truyền tin?

Falconry là nghệ thuật đi săn với chim săn mồi đã được huấn luyện trong môi trường tự nhiên.

Nghe đến đây thì có lẽ chúng ta có phần nào liên tưởng đến falconry là gì. Hình ảnh chúng ta có thể dễ liên tưởng nhất là các tộc người Mông Cổ đi săn với loài Đại Bàng Vàng huyền thoại (Golden Eagle) hoặc những cuộc đi săn của nhà vua, quí tộc và hiệp sĩ trên lưng ngựa với những con chim săn mồi hoàng gia đang ở trên găng tay.

I/ Lịch Sử:

Nguồn gốc của môn thể thao này bắt đầu từ đâu không ai biết, có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của nó vốn khởi nguyên từ Trung Quốc, Ba Tư, Trung Á.. vv nhưng chưa hề có một bằng chứng thuyết phục nào có thể chứng minh được chính xác điều này. Nhưng theo một tài liệu đáng tin cậy như giáo sư Akizato Rito trong quyển "Topography of the Province Kawatsi" đã khẳng định rằng có những giống chim săn mồi được sử dụng làm tặng cho các Hoàng Tử Trung Quốc vào thời nhà Hán (tức khoảng 2205 trước công nguyên). Hoặc trong quyển Biblotheca Accipitraria của Harting, có những falconer đã được phát hiện tại một phế tích của Khorsabad ở Mesopotamia bởi Sir Henry Layard, sự kiện này xảy ra vào khoảng năm 1700 trước công nguyên. Tuy không hề có bằng chứng nào về các sự kiện trên nhưng nếu là sự thật, falconry là môn thể thao cực kì lâu đời.

Những tài liệu mới nhất về Falconry có lẽ chỉ ra địa điểm xuất xứ của nó tại Nhật Bản, theo ghi chép thì đã có những con Goshawk được huấn luyện mang từ Trung Quốc vào năm 47 của Vương Triều Hoàng Đế Jingu. Nhưng môn thể thao nào bị rơi vào quên lãng suốt vài trăm năm nữa. Đến triều đại của Hoàng Đế Nintoku khoảng năm 355 A.D thì môn thể thao này trở nên thịnh hành. Trong Nhật Bản Thư Kỉ (Ninhonshoki) có ghi chép việc có 1 con chim lạ bị bẫy và dâng lên cho Hoàng Đế và một người Hàn Quốc trong phiên dự đã nhận ra loài chim đó và được giao sứ mệnh huấn luyện nó (Khả năng rất cao đó là một con Goshawk). Anh ta đã biết cách dùng dây cột chân và chuông trên đuôi con chim, đến mùa thù, con chim săn mồi đã bắt được con mồi đầu tiên trên cánh đồng ở Mozu (gần Osaka ngày nay). Sau sự kiện này, Hoàng Đế đã đặt một nền móng cơ bản cho môn thể thao này, 2 năm sau, người ta bắt đầu dùng chó để đi săn cùng với chim. Kể từ đó, Falconry đã rất được thịnh hạnh tại Nhật Bản nhưng việc sở hữu một con chim săn mồi có khá nhiều giới hạn như chỉ có những người có cấp độ samurai trở lên mới được sỡ hữu một con chim săn mồi. Điều này dĩ nhiên nhấn mạnh rằng Falconry đã có nguồn gốc lâu đời ở Hàn Quốc hơn là Ở Nhật, đến ngày nay, Hàn Quốc vẫn xem Falconry là một môn thể thao truyền thống của dân tộc.

Trong thời điểm này, Falconry được phổ biến sang các nước Phương Tây như Anh và Châu Âu. Có lẽ một bằng chứng rõ ràng nhất của việc Falconry được phổ biến tại Châu Âu là những ảnh chạm khắc trên sản thể hiện đi săn falconry, "Villa of the Falconer" của Argos tại Hy Lạp. Những bằng chứng này xuất hiện từ năm 500 A.D. Falconry cũng được tập luyện tại Anh vào thời Saxon, giữa những năm A.D 733 và 750.

Trong thời gian này, Falconry trở nên một phần của bối cảnh Trung Cổ. Phần lớn các Hoàng Đế và Quí Tộc đều có hứng thú với môn thể thao nào. Thậm chí một số loài chim nhất định được đánh giá cực cao và chỉ dùng làm quà tặng đối với các Hoàng Tử Và Vua Chúa. Thậm chí còn được xem là một hình thức phạt tiền, tiền chuộc hay trao đổi giữa các nước như vàng ngọc hay gấm vóc.

Có lẽ người đầu tiên bắt được một con chim săn mồi và nảy ra ý tưởng nó sẽ giúp mình kiếm thức ăn không bao giờ nghĩ nó sẽ trở thành một môn thể thao. Mục đích ban đầu của những falconer chỉ là dùng chim săn mồi đi săn tìm thức ăn cho anh ta/cô ta.

Ngày nay, Falconry khá thịnh hành tại Anh, Mĩ và các nước Châu Âu cùng vài quốc gia Châu Á. Tùy vào điều luật của từng nước mà khả năng sở hữu chim của các falconer sẽ khác nhau. Có thể kể ra vài quốc gia tiêu biểu:

- Mĩ: Mất 2 năm đầu tập huấn dưới sự chỉ dẫn của mộ Mentor có kinh nghiệm để lấy bằng Apprentice, trong thời gian này thì người tập chỉ được sử dụng các loài sau: Harris Hawk, Red-Tailed Hawk hay Kestrel tùy luật từng bang. Sau đó thì mất thêm 5-7 năm để có thể lên cấp General Falconer và 2 năm nữa để lên Master Falconer, tức khoảng 10 năm để lên Master. Nếu bạn có ý định muốn huấn luyện một con đại bàng thì nên nhớ, bạn cần sự đồng ý của ít nhất 2 Master falconer trong vùng, họ sẽ viết giấy trình lên hội đồng và xác nhận bạn có đủ tiêu chuẩn để huấn luyện đại bàng, đủ cho thấy việc huấn luyện đài bàng cần công sức và kinh nghiệm ra sao.

- Anh: Hệ thống Apprentice tại Anh không tốt như US, ở Anh người ta có thể tự do sỡ hữu các loài chim thường như Harris Hawk hay Red-Tailed Hawk mà không cần giấy tờ gì cả. Nhưng những loài chim cao hơn như Peregrine hay Gyr thì vẫn cần. Ở Anh không cho falconer bắt chim hoang dã vì Anh vốn đã có thể nhân giống và cung cấp đủ số lượng chim săn mồi cho người chơi. Khác với US, UK không cần đòi hỏi bằng cấp Falconer để chơi chim.

- Nhật Bản: Falconry đã bị cấm tại Nhật Bản, lí do vì có một vài falconer vô trách nhiệm điều khiển cho những con Mountain Hawk Eagle (loài chim rất phổ biến trong falconry ở Nhật Bản) tấn công những con chó và mèo cảnh của người dân. Một vài Falconer được xem là Bảo Vật Sống của Nhật Bản hiện nay cũng đang bị cấm không cho đi săn với con chim của mình. Cho thấy hành động của một vài cá thể có thể gây ảnh hưởng đến bộ mặt falconry của cả 1 quốc gia.

- Hàn Quốc: Falconry vẫn còn đang được luyện tập và được xem như một môn thể thao truyền thống của quốc gia này.

- Việt Nam, Indonedis, Thái Lan, Philippines: Không hề có một bộ luật nào dành riêng cho Falconry, các nước khu vực này đều có chung một đặc điểm là số lượng chim ở tự nhiên bị bắt và bán bởi những người bán cực kì vô trách nhiệm và thiếu biết. Tôi đã có dịp tiếp xúc với một vài falconer tại Indo và Thái Lan, họ thực tập falconry trong môi trường giống như Việt Nam chúng ta: Không sách, không tài liệu, không kiến thức, không phụ kiện, vẫn phải mua chim ko hợp pháp... nhưng đã có không ít thành công. Tuy nhiên ở Indo và Phillipines đã có những djự án bảo tồn các loài chim săn mồi quí tại từng quốc gia như Javan Hawk Eagle tại Indo (số lượng còn lại tại Indo không quá 400 cặp) hay Phillipines Eagle (không còn quá 500 cá thể)

II/ Các loài chim được sử dụng trong Falconry:

Có một điều mà chúng ta nên biết trước khi tìm hiểu các khía cạnh của Falconry là: Không phải loài chim nào cũng có thể trở thành chim đi săn sử dụng trong Falconry. Thiên nhiên đã cho khá nhiều loài chim những đặc điểm về tính cách, phong cách bay, khả năng săn mồi, con mồi tự nhiên... khác nhau. Một số loài chỉ chú trọng việc ăn xác chết và không quan tâm mấy đến tấn công mồi sống, một số loài thì con mồi chủ yếu chỉ là côn trùng, bò sát hay cá hay một số loài có phong cách đi săn quá phiền hà nếu sử dụng trong falconry... Chính vì những đặc điểm này, khá nhiều loài đã tự loại mình ra khỏi việc trở thành một Falconry thực thụ.

Ở đây tôi sử dụng tên phân loại của nước ngoài vì lí do là nó chính xác và rõ ràng hơn, được cả thế giới xác nhận, còn tên Việt Nam thì quả thật chẳng biết họ xếp loài hay bộ ra sao mà gọi tên. Mỗi loài chim có những đặc điểm cơ bản có thể nhận dạng được mà chỉ cần một chút quan sát và tìm hiểu bạn sẽ nhận ra ngay.

Các loài chim được sử dụng trong Falconry hiện đại ngày nay chỉ bao gồm 2 thành phần chính là nuôi chim non (Eyeass) và nuôi chim đã đủ lông cánh biết bay nhưng dưới 1 năm tuổi và chưa thay lông lần nào (Passage). Mỗi loại có những khó khăn và ưu điểm đặc thù, nên đừng nghĩ việc nuôi chim non sẽ dễ dàng hơn thuần một con chim dưới 1 năm tuổi được trap từ thiên nhiên. Những con chim trưởng thành đã từ lâu không còn sử dụng trong Falconry hiện đại nữa, lí do vì nếu bắt giữ chúng thì có khả năng ảnh hưởng đến số lượng chim ngoài tự nhiên rất mạnh vì chúng đã sống sót và có khả năng sinh sản. Dù tin hay không thì bạn nên biết: số chim non ngoài thiên nhiên thì sau 1 năm đầu, có 60% số chim sẽ chết, vì không thể học đi săn đủ nhanh để sống sót, không đủ mồi sống, không thể cạnh tranh hay chết vì tai nạn, bệnh vv.. Những con chim sống sót đến khi trưởng thành sau năm đầu đã được thiên nhiên chọn lọc và tiếp tục duy trì nòi giống. Bắt một con chim trưởng thành đồng nghĩa với việc bạn đập một tổ chim có 4 trứng vì có lẽ trong 4 đứa con được sinh ra thì chỉ có 1 con sẽ sống sót.

Một lí do nữa chim trưởng thành trên 1 năm tuổi (Haggard) không được sử dụng là một khi chúng trưởng thành, một vài loài sẽ không bao giờ chấp nhận sự có mặt của con người không cần biết bạn có giảm cân hay dành thời gian thuần nó bao nhiêu, ví dụ điển hình là Haggard Sparrow-Hawk hoặc Haggard Marsh Harrier.. Chưa kể chim trưởng thành có thói quen đi săn một mình, chúng sẽ rất khó chấp nhận một người đi săn cùng và có thể tự ý bay theo ý mình và không phối hợp cùng người và chó.

Giới thiệu chung như vậy có lẽ cũng cho bạn một cái nhìn chung về những loài chim của Falconry chứ, vậy chúng ta đi vào những mục chi tiết.

A/ Buzzard:


Buzzard là giống chim săn mồi thuộc họ Accipitridae và bộ Buteo, chúng còn được gọi là Broad-wing-hawk. Đặc điểm chung của loài này là có cánh khá dài và rộng, móng chân to và ngắn, đuôi khá ngắn. Buzzard với thân hình to lớn và đôi cánh lớn, phong cách đi săn chủ yếu của chúng là bay cao rồi lượn cùng sức gió rồi chụp con mồi từ trên với bộ móng vuốt khỏe mạnh. Buzzard dùng trong falconry thì điển hình có Harris Hawk, Red-Tailed Hawk và Ferruginous Hawk, chúng đều là chim cỡ trung bình-lớn, không cần phải mất quá nhiều thời gian trong việc thuần và tập luyện thường xuyên để giữ chúng khỏe mạnh như các loài khác. Có lẽ vì lí do đó chúng được xem là chim dành cho người mới chơi. Nhưng chúng cũng sẽ là những thợ săn rất giỏi nếu được vào tay những Falconer chuyên nghiệp.

Một số loài Buzzard khác thì mặc dù với thể hình to lớn nhưng lại hoàn toàn vô dụng trong Falconry như Crested Honey Buzzard, loài này có mặt ở Việt Nam, chim khá to và nặng, có thể to hơn cả những con chim Hawk Eagle tại Việt Nam nhưng con mồi tự nhiên của chúng là những tổ ong, côn trùng, bò sát.. vv cùng phong cách bay chậm chạp và rất khó để chăm sóc đúng cho chúng nếu ở trong sự quản lí của người.

Các loài buzzard ở Việt Nam mà tôi tiếp xúc: Gray-faced Buzzard, Crested Honey Buzzard. Tôi chỉ có dịp tiếp xúc thực sự cùng chim đã trưởng thành và chim 1 năm tuổi trong 1 thời gian rất ngắn nên không thể cho bạn biết khả năng của chúng nhiều nhưng chúng khá thụ động và không dễ hoảng loạn như Accipiter. Có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian để dạy chúng làm bất kì thứ gì theo ý bạn.

B/Hawk:


Hawk là loài chim săn mồi họ Accipitridae, dòng Accipiter. Chúng thường được gọi là True-Hawk, Short-Wing. Đặc điểm chung của loài này là cánh ngắn hơn nhiều so với dòng Buteo, móng chân dài hơn dòng Buteo và đuôi khá dài. Accipiter là những thợ săn hung hãn và mạnh mẽ, phong cách săn mồi của chúng là rời khỏi cành đầu với lực đà cực mạnh cùng gia tốc rất cao, Accipiter bay chủ yếu bằng cách đập cánh liên tục tạo nên gia tốc đó. Đi săn với Accipiter là một trải nghiệm thú vị mà bạn chắc chắn sẽ thích khi chứng kiến sự nhanh nhẹn và quyết đoán của chúng khi bắt mồi. Accipiter thường không giết con mồi ngay khi chúng bắt được mà chỉ khóa cho chúng không cử động được và rỉa lông ăn khi chúng còn sống, Accipiter sẽ giết nếu con mồi kháng cự quá nhiều và có khả năng sát thương chúng.

Mặc dù với khả năng đi săn cao nhưng Accipiter có hệ thần kinh khá nhạy cảm và rất dễ bị sợ hãi. Một falconer huấn luyện Accipiter phải cực kì cẩn thận trong việc thuần cho chim quen người vì loài này cần sự tiếp xúc liên tục để có thể duy trì trạng thái bình tĩnh của chúng, bạn cho chúng vào lồng kín khoảng 10 ngày không tiếp xúc chỉ ném thức ăn vào, chúng sẽ bay tránh xa bạn trong lần kế tiếp gặp bạn. Cách duy nhất để khắc phục chuyện này là Social Imprint nhưng nó cũng sẽ không làm cho việc chăm chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một số loài chim nhỏ như Sparrow-hawk có hệ thống tiêu hóa rất nhanh và cực kì dễ hoảng sợ, cho dù bạn cho nó ăn thật no và ban sáng thì chúng có thể săn vào chiều hôm đó, điều này rất hữu ích cho việc weight control. Nhưng cái hại là vì chúng là chim nhỏ nên chỉ sai lầm vài chục gram trong weight control có thể bạn sẽ tỉnh dậy với một con chim đã chết đói ngày mai, hoặc chỉ trên vài chục gram bạn sẽ làm bay mất con chim của mình trong một buổi tập. Các Falconer nước ngoài luôn khuyên: Đừng nên chọn Sparrow-Hawk trừ phi bạn có ít nhất một mùa đi săn thành công cùng Goshawk, Goshawk cũng không phải là một con chim dễ nuôi.

Ở Việt Nam các loài Accipiter tôi từng tiếp xúc gồm có: Crested Goshawk, Eurasian Sparrow-Hawk, Shikra, Besra. Chúng đều là loài chim khá nhỏ, khoảng 150gram-300gram, rất khó chăm và weight control.

C/ Falcon:


Falcon thuộc họ Falconidae và dòng Falco, Falcon có thể hình đặc biệt khác với các loài khác ta vừa kể trên. Chúng có bộ cánh rất dài và chĩa nhọn, mỏ ngắn, đầu tròn, mắt đen thường có 2 vệt 2 bên mắt, vuốt chân của Falcon rất dài vì trong thiên nhiên con mồi chủ yếu của chúng là chim. Falcon nổi tiếng với phong cách bay đặc thù của chúng, bốc lên rất cao và chụp xuống với vận tộc cực lớn, tuy falcon có những chiến thuật khác cũng hiệu quả không kém nhưng đây là khả năng nổi tiếng nhất.

Vì phong cách bay của chúng là bay lên thật cao, quan sát trải một vùng rộng lớn và chụp xuống, falcon cần một không gian đi săn rộng lớn, điều mà có lẽ không nhiều người ở Việt Nam có thể đáp ứng được.

Các loại Falcon đã thấy ở Việt Nam: Kestrel, Eurasian Hobby, Black-Shaheen, Peregrine. Thật không may là tôi chưa có dịp thực sự tiếp xúc với bất cứ loại chim nào kể trên nhưng có thể sẽ rất thú vị nếu đủ thời gian và điều kiện để dành cho một con. Falcon là loài chim đánh giá cao trong falconry và lại rất phổ biến.

D/ Eagle-Hawk Eagle:

Như tên gọi và tiếng tăm của chúng, là loài chim từ trung bình-lớn đến rất lớn. Ở đây thì Eagle nói chung chia làm 4 nhóm:


-Sea Eagle/Fish Eagle: Đại Bàng Biển, với đôi cánh rất lớn và dài, mỏ to và khỏe, móng vuốt vừa phải và có vảy bám rất chặt để bắt cá. Sea Eagle lại rất khó sử dụng trong Falconry vì phong cách đi săn và con mồi tự nhiên của chúng là cá và xác thối. Điển hình tiêu biểu cho loại này là Đại Bàng Đầu Bạc, chim rất to và nặng nhưng không được sử dụng trong falconry, Đại Bàng Đầu Bạc là loài chim cơ hội, chuyên cướp mồi săn của các loài chim khác, luôn chọn con mồi bé hơn mình mà tấn công, chuyên ăn cá và xác thối và rất hung dữ nếu ở trong tay người huấn luyện nhưng lại rất khó đi săn. Ở Việt Nam thì có loài Sea Eagle khá nổi tiếng là White-Bellied Sea-Ealge ở Phú Quốc
This image has been resized.Click to view original image


-Serpent Eagle: Đúng như tên gọi của chúng, Serpent Eagle là loại chim đại bàng chuyên săn rắn, ngoài cách đặc điểm kể trên thì móng vuốt chúng có một lớp vảy rất dày để tránh bị rắn cắn khi giao chiến với con mồi. Serpent Eagle ở Việt Nam có tiêu biểu và dễ thấy là Crested Serpent Eagle, chim khá to và đẹp nhưng cũng khó hữu ích trong Falconry.


-Forest Eagle: Loài chim từ to đến rất to, forest eagle có đôi sải cánh rất lớn và dài cùng kích cỡ ngoại hạng cùng móng chân to khỏe. Những con Forest Eagle tiêu biểu có thể thấy là Phillipine Eagle và Harpy Eagle, được biết đến vì khả năng có thể đi săn cả khỉ,những con mồi nguy hiểm nhất. Tuy nhiên Forest Eagle khá hiếm sử dụng trong Falconry vì chúng quá to và hiếm, khó có một Falconer nào đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và đi săn cùng một con Forest Eagle thật sự.
This image has been resized.Click to view original image


-True Eagle/Booted Eagle: Đây là loài Eagle phổ biến và được đánh giá cao nhất trong falconry. True Eagle có một lớp lông phủ kín đến tận bàn chân, chân khá dài và móng khỏe và các đặc điểm khác của dòng Eagle. True Eagle cực kì hung hãn và dũng mãnh, một số loài như Golden Eagle hay Crowned Eagle đã trở thành huyền thoại với khả năng của chúng trong falconry. True Eagle sẵn sàng tấn công tất cả mọi thứ nhỏ hay thậm chí lớn hơn chúng nếu được luyện đúng cách.

Tiếc là ở Việt Nam hiện tại không có Eagle, chỉ có các loài Hawk Eagle, cũng được đánh giá rất cao trong Falconry. Hawk Eagle như trong tên gọi của chúng, có cả những đặc điểm của Eagle và Hawk. Thời gian trưởng thành của Hawk Eagle cũng rất cao như Eagle (ít nhất 3 năm) và mỗi tổ chỉ đẻ 1 trứng. Mỏ khá dài và khỏe, móng vuốt sắc và chân phủ đầy lông. Phong cách bay thì khá giống Accipiter Hawk, rời khỏi cành đậu với sức bật kinh người và đập cánh liên tục để gia tốc khác với Eagle đập cánh khá ít và lướt nhiều hơn.

Hawk Eagle/Eagle đều mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể huấn luyện cùng một lượng kinh nghiệm và kiến thức rất lớn cần chuẩn bị và phụ kiện phải đầy đủ. Vì to lớn nên Hawk Eagle/Eagle mất rất lâu để trưởng thành và trở nên khỏe mạnh đủ để đi săn. Với Hawk, có lẽ chỉ cần mất 2-3 tuần bay tự do bạn sẽ có một con chim cực khỏe đủ để săn mồi nhưng với Eagle thì đó có thể từ 2-3 tháng đến 12 tháng. Và thời gian dành cho chúng mỗi ngày thì từ 2-6 tiếng, kể cả thời gian cho ăn, dọn phân, tập bay. Vv.. Hawk Eagle/Eagle cũng học khá chậm so với Hawk hay Falcon, có lẽ vì thế ngoài thiên nhiên chúng phụ thuộc vào bố mẹ nhiều hơn Hawk hay Falcon. Hawk, Falcon chỉ mất 2-3 tháng đầu để bố mẹ chăm sóc và cho ăn, chúng có thể bay và rời tổ đi săn. Còn Hawk Eagle/Eagle mất 1 năm để ở cùng bố mẹ, học cách đi săn và bay lượn. Hơn nữa tuổi thọ của loài chim này rất lớn, có thể đạt 50-60 năm, thì tức là 3 năm đầu cũng giống nhưng là những năm đang trưởng thành của những loài chim này, bạn không thể bắt chúng trưởng thành và học nhanh hơn khả năng mà tạo hóa đã sắp đặt cho chúng.


Tôi đang sở hữu cho mình một Changeable Hawk Eagle tên Morphine, nuôi từ lúc chim còn ra lông. Mất 6 tháng đầu chỉ để cho chim ăn, dọn phân, chăm sóc, tập làm quen với người và môi trường thì chim mới đủ lông đủ cánh. 3 tháng sau thì tôi dùng để từ từ hạ cân nặng của chim xuống để tìm cân nặng lí tưởng để chim bay và đi săn. Lúc đó Morphine chỉ nặng khoảng 1.5kg khi mập nhưng sau 3 tháng thì mới hạ xuống được cân nặng lí tưởng, trong thời gian đó tôi chịu đựng không ít cơn thịnh nộ của chim vì bị cắt giảm thức ăn bất ngờ, trên tay tôi vẫn còn không ít vết sẹo còn để lại của Morphine. Chưa kể trong thời gian chăm sóc chim non, tôi đã gặp sai sót trong việc cho ăn nên giờ Morphine đã trở thành một “screamer”, và điều này cực kì tệ cho bạn và gia đình, có thể cả hàng xóm. Đã hơn 9 tháng, tôi mới có chút kết quả là việc đang cho chim tập bay tự do rất tốt và trong giai đoạn “getting fit” để đi săn mồi. Để có được kết quả này, tôi đã bỏ gần 1 năm của công sức và tiền bạc, và sau mỗi buổi tập (Tôi đi 1 tuần 2-4 lần và mỗi buổi 2 tiếng), cả tôi và bạn đều mệt nhừ người. Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta đủ khả năng để bỏ ra nhiều như vậy?

Có lẽ không nhiều vì đa số những con chim Hawk Eagle thật sự tôi thấy đều bị nhốt trong lồng, cột chân cả ngày và ăn những thứ thức ăn cực kì tệ.

Các loài Hawk Eagle đã tiếp xúc ở Việt Nam: Changeable Hawk Eagle, Mountain Hawk Eagle, Bellied Rufous Hawk Eagle. Qua tiếp xúc tôi thấy chúng đều là thợ săn cự phách nhưng cần rất nhiều đầu tư từ người nuôi, rất bình tĩnh và làm quen nhanh với môi trường ngoài và con mồi mới, Hawk Eagle còn có khả năng đi săn trong môi trường không rộng lớn, cho ta 1 ưu thế khi đang ở Việt Nam.
 
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

- Để mình sưu tầm thêm 1 it tài liệu sau đó mình xẽ tổng hợp viết thêm vài bài nữa vế chim săn mồi cho các bạn tham khảo.
 
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

Vâng, e cũng đang học hỏi kinh nghiệm đây, mới tập tễnh chơi chim nên gà quá!
Ah, bác có tài liệu nuôi dạy chim làm xiếc kg, cho e xin vài trang, định làm huấn luyện viên mà tìm kg ra tài liệu, giúp e với nhé!
 
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

ok nếu như mình tìm thấy mình xẽ gởi cho bạn tại trong ổ cứng của mình rất mình chưa có thời gian soạn lại để đưa lên mạng.:88:
 
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

Nuôi loài này để cho sống thì dễ,nhưng để thành một chiến binh kg đơn giản tí nào.
Lưu ý cho ae nào có nuôi chim hót thì đừng nên đưa mấy em này về nha:74:
Mình bị 1 lần rồi đâm hoảng:42:
 
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

Vâng, e cũng đang học hỏi kinh nghiệm đây, mới tập tễnh chơi chim nên gà quá!
Ah, bác có tài liệu nuôi dạy chim làm xiếc kg, cho e xin vài trang, định làm huấn luyện viên mà tìm kg ra tài liệu, giúp e với nhé!

giờ lại cả chim làm xiếc nữa à anh thick, đa tài quá dồi đấy, bài viết chên chính là của huy viết bên vietpet đấy, có nhớ huy nào ko? chắc là được coppy sang đây
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

hihi, đọc giọng văn là biết ngay rồi Hưng ạh, nhưng ai làm gì thì làm, chủ yếu là để anh e có cái để đọc ấy mà, chém gió là chính thôi, anh cũng họ gà mờ mà
 
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

yui
 
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

oh ỷe
 
Ðề: Một cái nhìn đúng về nghệ thuật nuôi chim săn mồi

nghe thì ai cũng thích,có đủ thời gian,kiên trì,tình cảm,tiền bạc để nuôi em nó không lại là cả vấn đề
em thấy nuôi chim ưng còn khó hơn cưa gái nữa :))
thôi cứ học tập
mai mốt đi làm ổn định thì mua sau :(
có ai nhận em làm đệ tử dạy kinh nghiệm đi
 
Bên trên