mới bẫy được chim lạ

Chim Quê

Thành viên Mới
Tham gia
7 Tháng bảy 2012
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Điểm
1
em mói bẫy dc con chim mà ko biết nó là chim gì mong ae trong 4r chỉ giáo ạ
 
Relate Threads
Nhặt dc chim vào mùa đông
Nhặt dc chim vào mùa đông bởi PVT2,
Chim này tên là gì đây m.n
Chim này tên là gì đây m.n bởi LVD_SL,
chim này là chim gì
chim này là chim gì bởi jintiny,
Latest Threads
Nhặt dc chim vào mùa đông
Nhặt dc chim vào mùa đông bởi PVT2,
Chim này tên là gì đây m.n
Chim này tên là gì đây m.n bởi LVD_SL,
chim này là chim gì
chim này là chim gì bởi jintiny,
Ðề: mới bẫy được chim lạ

không nhầm thỳ là chim tu hú bác ạ bác vành mồm nó ra trong miệng vàng khè
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

em thấy có người bảo và qua tìm hiểu thì no là chim tu hú ko biêtd có đúng ko ạ
<------ Bổ sung bài viết ------->
không nhầm thỳ là chim tu hú bác ạ bác vành mồm nó ra trong miệng vàng khè

đúng rồi bác ạ mồm có màu như cà rốt a
ko biết con này có nuôi dc ko và nó ăn cái gì
<------ Bổ sung bài viết ------->
không nhầm thỳ là chim tu hú bác ạ bác vành mồm nó ra trong miệng vàng khè

đúng rồi bác ạ mồm có màu như cà rốt a
ko biết con này có nuôi dc ko và nó ăn cái gì
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

con này có nhiều ở các làng quê thấy nhiều vào mùa hè chúng sinh sản bằng cách đẻ nhờ vào tổ của chim sâu ,chim non ăn cám sâu châu chấu được nhưng chim già thỳ k biết có bác nào nuôi k mình k chắc chắc lắm bạn cứ cho sâu châu chấu chắc nó ăn ý mà
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

Ở quê em gọi là chim vịt! Đúng là nó thường đẻ vào tổ chim sâu!
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

CHIM TU HÚ – BÀ MẸ BẠC TÌNH VÀ ĐỨA CON TÀN ÁC

“Khi con tu hú gọi bầy. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần”... - câu thơ khiến người đọc liên tưởng tới một loài chim hiền lành và xinh xắn như bất kỳ loài chim ăn trái nào đó. Thật khó tin nổi, tu hú lại là điển hình của một loài chim vô trách nhiệm và lưu manh bậc nhất.
Bất kỳ loài nào trong tự nhiên chào đời cũng đều xuất phát từ cái nôi mang nặng đẻ đau và chăm bẵm của đấng sinh thành. Một mai, khi tiếp nối vòng đời, các loài đếu được thừa hưởng những nguồn gen và tố chất làm bố/mẹ để yêu thương, để chăm chút cho những đứa con yêu dấu của mình. Thiên chức làm mẹ và chính tình cảm với đứa con là sợi dây gắn kết đẹp đẽ nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho muôn loài. Nhưng loài tu hú (Endynamis scolopacea) được coi là vụng về, không biết ấp trứng lại từ chối phần thưởng quý giá đó và chính những đứa con của chúng sau này cũng trở thành ác thủ ngay từ những phút giây đầu tiên được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình một tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng bụi lau, sậy cũng vươn mình trở nên rậm rạp hơn. Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella. Đây cũng là thời điểm thích hợp để chim tu hú thực hiện “thiên chức đẻ nhờ” mà tổ tiên của chúng đã truyền lại cho chúng trong cuộc sinh tồn. Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho mình một quả trứng của loài chim này. Sau khi no nê, bà mẹ gian hùng này đẻ vào đó một quả trứng của mình. Trứng của tu hú nhỏ gần bằng kính thước của trứng chim chích, với hoa văn rất giống khiến vợ chồng nhà chim chích tội nghiệp cứ tưởng đó là trứng của mình


tuhu1.jpg

Cách hành xữ tàn ác của chim tu hú con Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Vì có gen di truyền về “chiến lược” và sự tinh quái nên tu hú mẹ đủ khôn ngoan nhận biết tổ chim chích mà nó đẻ nhờ sau một thời gian ấp trứng con của nó sẽ nở ra trước tiên, hoặc ít nhất thì cũng nở cùng ngày với quả trứng đầu tiên của chim chích. Mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn và mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng nhưng tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy chú chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ

tuhu2.jpg

Cách hành xữ tàn ác của chim tu hú con Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Sau khi hoàn thành “sứ mệnh” vô cùng tàn nhẫn này, nó lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo nguồn thức ăn từ đôi chim chích nhỏ bé tội nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tham ăn của đứa con hoang ác thủ to hơn cha mẹ chúng nhiều lần, cặp vợ chồng nhà chích vô cùng lao tâm khổ lực trong việc tìm kiếm thức ăn.

tuhu3.jpg

Chim chích mẻ và chim tu hú con Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Vì có kích thước quá khổ so với tổ chim chích nên kẻ ác thủ phải nằm lên trên miệng tổ và miệng không ngớt đòi thức ăn để đáp ứng nhu cầu mau lớn. Khi đã đủ lông, đủ cánh, nó sẽ bay đi không một lời hàm ơn kẻ nuôi dưỡng nó thành thục. Và rồi, một ngày kia, biết đâu nó lại đẻ nhờ chính vào cái tổ “bố mẹ nuôi” của mình.

tuhu4.jpg

Chân dung kẻ ác thủ Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung
Hiện tượng “đẻ nhờ” của chim tu hú là một hiện tượng kỳ quái, tàn ác và vô cùng nham hiểm trong thế giới tự nhiên. Nguyên nhân vì sao mà chim tu hú con ngay khi chào đời đã có cách "hành xử" lưu manh đến như vậy?... Chim tu hú mẹ không tha mồi nuôi con được vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc. Đối với chim tu hú đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc; Còn chim tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc có thể sẽ phải bỏ mạng. Chính vì thế mà tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con mình. Đó cũng là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài trong thiên nhiên hoang dã.
Tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea. Chim trống có bộ lông hoàn toàn đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng, mặt l­ưng nâu đen nhạt, có ánh xanh lục và lốm đốm trắng. Đầu chim mái màu hơi nhạt hơn và hung hơn, các điểm trắng ở đây dài ra thành các vệt dọc, ở lông cánh và lông đuôi các vệt trắng chuyển thành các vằn ngang không đều; mặt bụng trắng có vằn đen nhạt.
Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần nh­ư chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì.
Tu hú phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Đông nam Trung Quốc và Mã Lai. Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du. Vào mùa Đông ở miền Bắc rất ít khi gặp loài này vì phần lớn chúng bay về phương Nam tránh rét

(Phùng Mỹ Trung )admin vncreatures

 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

Chim Tìm vịt (Plaintive Cuckoo) Tên Tiếng anh: Plaintive Cuckoo
Danh Pháp Khoa Học: Cacomantis merulinus)



Chim Tìm vịt Plaintive Cuckoo(Cacomantis merulinus) là một loài chim thuộc chi Cacomantis trong họ cu cu ( Cuculidae.) Nó có nguồn gốc ở châu Á, từ Ấn Độ và Trung Quốc , Indonesia. nó phân bố ở đông Bengan, Axam, vùng núi thấp thuộc dãy Himalai, Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Đông Dương

This image has been resized.Click to view original image
Chim mái

Mô Tả:


Đây là loài chim Mặt lưng từ trán đến trên đuôi, hai bên đầu và cổ xám tro. Vai và cánh nâu thẫm hơi có ánh đồng. Mép cánh trắng, ở phiến lông trong của các lông cánh sơ cấp có một dải nghiêng màu trắng. Đuôi xám đen thẫm có mút trắng, phiến trong của các lông đuôi hai bên có vài vằn trắng. Cằm, họng và ngực xám nhạt. Phần dưới ngực và bụng hung nâu. Dưới đuôi trắng.


Chim non , bộ lông màu hung, nâu có vằn đen ở mặt lưng. Cằm, họng và ngực hung nâu có vạch đen. Phần còn lại ở mặt bụng trắng có vằn nâu thẫm không đều. Bộ lông đầu tiên nâu, mỗi lông đều viền hung rộng.
Mắt nâu đỏ. Mỏ nâu, gốc mỏ vàng nhạt, mép mỏ hơi hồng. Chân vàng.

This image has been resized.Click to view original image

Phân phối và phân loài

Có bốn phân loài. Các hình thức đề cử loài C. m. merulinus được tìm thấy ở Philippines, nơi nó được phổ biến trên nhiều hòn đảo lớn . loài C. m. querulus là phổ biến nhất, xảy ra ở đông bắc Ấn Độ, Bangladesh, miền nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đó là một loài xuất hiện vào mùa hè tới hầu hết các phạm vi Trung Quốc , nó di cư về phía nam vào mùa đông. loài C. m. threnodes được tìm thấy trong bán đảo Mã Lai, Sumatra và Borneo, trong khi loài C. m. lanceolatus xảy ra tại Java, Bali và Sulawesi.

Loài (C. passerinus) bụng có màu xám trước đây được phân loại như là một phân loài của Chim Tìm vịt nhưng hiện nay thường được coi như một loài riêng biệt.



Sinh thái học

Chim Tìm vịt sinh sống cạnh rừng, rừng thưa, đồng cỏ cây bụi, đất nông nghiệp, công viên và vườn. Nó ăn động vật không xương sống. Nó thường sống đơn độc và thường khó nhìn thấy.

Đó là một ký sinh trùng bố mẹ, đẻ trứng trong tổ của chim chiền chiện (cisticolas), và chim chích (tailorbirds.) Những quả trứng cũng tương tự như của các loài vật chủ nhưng lớn hơn. Con chim nhỏ thường hất đám con chim chủ ra khỏi tổ của chúng.

Quote:
ở Việt Nam có thể gặp loài này ở khắp các vùng, những nơi có vườn làng, rừng thưa và những chỗ có nhiều cây cối và tương đối rậm rạp.


(CLB Chim Cảnh Lan anh dịch từ tài liệu Birds of the World) sưu tầm
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

thank các pác chắc em nhôqr lông rồi làm vài ve:))
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

Chuẩn Là Tu Hú - ko phải bàn - 1 là vặt lông - 2 là phóng sinh cho lành !
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

Đây mới gọi là Chim Tu Hú (Asian Koel) bạn àh Chim Tu Hú
Tên Tiếng Anh : Asian Koel
Danh Pháp Khoa Học : Eudynamys scolopaceus



Chim Tu Hú (Eudynamys scolopaceus) là một loài thuộc Họ Cu Cu (Cuculidae). được tìm thấy ở Nam Á, Trung Quốc và Đông Nam Á. Nó tạo thành một Siêu Phân Loài (superspecies) liên quan chặt chẽ với Black-billed và Pacific Koels mà đôi khi được coi là một phân loài. Đây là loài đẻ nhờ (chúng không làm tổ mà chỉ tìm các tổ chim khác để đẻ), vì thế chim non được các loài chim khác nuôi tạo nên những trường hợp rất buồn cười ( Chim con to gấp vài lần chim cha, mẹ nuôi). Chúng là biểu tượng được sử dụng rộng rãi trong thơ ca Ấn Độ



Đây là một loài Chim Cu lớn, đuôi dài 45 cm. Chim trống có màu xanh đen bóng (glossy bluish-black) với một cái mỏ màu xám xanh nhạt (pale greenish grey), mống mắt màu đỏ thẫm, chân màu xám. Chim mái có đầu màu nâu với những sọc màu hung đỏ. Cuống đuôi và lông cánh có màu nâu đậm với với các vệt điểm màu trắng. Bụng màu trắng, nhưng có nhiều sọc. Các phân loài khác khác nhau ở màu sắc và kích thước. Chim non có bộ lông rất giống chim mái và mỏ màu đen

This image has been resized.Click to view original image

Chúng hay hót trong mùa sinh sản (tháng ba-tháng tám ở Nam Á), với một loạt những giọng khác nhau. Tiếng hót quen thuộc của chim trống là koo-Ooo..., chim mái là kik-kik-kik ... . nhiều giọng hót khác nhau trong quần thể loài chim này

Chim Tu Hú thường sống ở những khu rừng thưa nhiều ánh sáng. là loai chim của vùng nhiệt đới nam châu Á từ Ấn Độ và Sri Lanka tới nam Trung Quốc và Sundas Greater.



Chim Tu Hú là loài đẻ nhờ, và đẻ một trứng duy nhất của nó trong tổ của nhiều loài chim khác như Tại Sri Lanka, chúng thường đẻ vào tổ chim Quạ Rừng (Jungle Crow) vá Quạ Nhà (House Crow).Một nghiên cứu ở Ấn Độ tìm thấy chúng đẻ nhờ vào tổ của Corvus splendens (5%) và của Corvus macrorhynchos (0,5%) .Trong miền Nam Thái Lan và bán đảo Mã Lai, chúng lại đẻ nhờ vào tổ chim mynas (Acridotheres sp). Ở Nam Á chúng lại đẻ vào tổ Chèo Bẻo (Drongo) , European Magpie và cả tổ của Vàng anh đầu đen (Black-headed Oriole). Thường con trống có nhiệm vụ làm sao lãng chủ nhà để con cái có cơ hội đẻ một quả trứng trong tổ. Một nghiên cứu ở Việt Nam thấy rằng Chim Tu Hú bắt đầu đẻ trứng từ sau một ngày rưỡi kể từ khi chủ của tổ chim đẻ trứng đầu tiên. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy loài này đẻ trứng trong những tổ chim rỗng ( không có trứng)và quả trứng của Chim Tu Hú thường nở trước 3 ngày so với trứng của chim chủ nhà nhưng thông thường Chim Tu Hú mái thường ăn trứng hoặc làm hư hại trứng của chim chủ nhà sau đó chúng mới đẻ trứng. Chim Tu Hú non có tiếng kêu giống như chim quạ. Chim Non được nuôi và chăm sóc trong khoảng thời gian từ 20-28 ngày. Không giống như một số chim cu (cuckoos) khác, chim Tu Hú non không làm hại chim non của chủ nhà( có nhiều giả thuyết lý giải cho hành vi này của loài Tu Hú ).....

Chim Tu Hú Châu Á là loài ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại côn trùng, sâu bướm, trứng và các động vật có xương sống nhỏ. Chim trưởng thành thức ăn chủ yếu là trái cây. Chúng đã được ghi nhận là loài đặc biệt quan trọng trong việc phát tán hạt giống của cây gỗ đàn hương (Santalum album) ở Ấn Độ. Chúng có hàm rất khỏe, có khả năng nuốt những trái cây lớn bao gồm cả trái của cây Arenga và Livistona.
Chúng ăn luôn trái của cây Thevetia peruviana mà được biết là độc hại đối với động vật có vú. Loài Tu Hú Châu Á đẻ trứng vào cả tổ của các loài chim nhỏ

Từ "Koel" có nguồn gốc từ Tiếng Hin-ddi. Gốc tiếng Phạn là "Kokila", Văn Học tiếng Phạn trong khoảng năm 2000 TCN gọi nó là Anya-VAPA đó có nghĩa là " đã được lớn lên (nuôi) bởi những người khác" (that was raised by others). Điều này đã được chứng minh là kiến thức đầu tiên của trạng thái đẻ nhờ (brood parasitism). Tiếng hót (kêu) của loài chim này rất gần gũi và quen thuộc trong dân gian, truyền thuyết và thơ ca.

Các loài chim này đã từng rất phổ biến ở Ấn Độ như một loài chim Cảnh. Ăn ngay cả cơm, chim trống có thể sống được 14 năm trong điều kiện nuôi nhốt

Chim Tu Hú có mối liên quan rất lớn đối với truyền thống của Sri Lanka. Trong văn học trong khắp các lễ hội, tiếng hót của chúng báo hiệu của năm mới ( Truyền Thống) . chim này được biết đến như là koha ở Sri Lanka bởi cộng đồng nói tiếng Sinhala ?????

Sưu tầm
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

chim tìm vịt mới chính xác, Admin dẫn bài sai rồi...........
 
Ðề: mới bẫy được chim lạ

Tu hú và chim tìm vịt la một - bạn đã bao giờ thấy em nó kêu tu hu - tu hú ... chưa mà chỉ nghe em nó kêu vít vịt vịt .... thôi mà chúng lai chuyên kêu về đêm nhất là gần tết nguyên đán của VN ( vì chuẩn bị cho mùa sinh sản mà ) còn tên là tu hú chẳng qua là tên dân gian áp đặt cho vì tội ăn đỗ đẻ nhờ trốn nuôi con - còn hình dáng và mầu sắc tì tùy theo từng miền và vùng đất em nó sinh sống cho thích nghi .... mình đã nuôi em này - chân em nó hai ngón trước hai ngón sau giống như chân chim bìm bịp ko giống như chân các loài chim khác bạn xem lại xem có chuẩn vậy ko - nói chung ( chuẩn ) Tội đẻ nhờ ko chịu nuôi con là chim tu hú .
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên